Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Báo cáo thực tập về công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần may Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.99 KB, 62 trang )

- 1 -
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
• Tên Công ty : Công ty Cổ phần May Bình Định
• Tên giao dịch : Bình Định Garment Joint Stocks Company
• Tên viết tắt : BGJ
• Tổng Giám Đốc: ông Lê Dân
• Địa chỉ : 105 Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn
• Điện thoại : 056.893355 – 0.56.893356
• Fax : 056.893333 – 056.893368
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3503000111
• Vốn điều lệ : 5.500.000.000 đồng
 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng:
Đứng trước sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, quá trình công
nghiệp hoá – hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng
ngày càng nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu này lần lượt các công ty may mặc ra
đời, một mặt để đáp ứng nhu cầu cho tất cả mỗi người, mặt khác giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động nhất là lao động nữ.
Xuất phát từ nhu cầu thiết thực Công ty dệt May xuất khẩu Bình Định
được thành lập theo quyết định số 1019/QĐ –UB ngày 18/06/1992 của
UBND Tỉnh Bình Định trên cơ sở xác nhập Xí nghiệp may xuất khẩu Quy
Nhơn và Xí nghiệp gia công dệt nhuộm Bình Định, là sự cần thiết để duy trì
và phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Một số nét về hai xí nghiệp tiền thân của công ty May Bình Định
-Xí nghiệp dệt nhuộm Bình Định:
- 2 -
Được thành lập năm 1985, đặt dưới sự quản lý của ngành chủ quản là cơ
sở công nghiệp tỉnh Nghĩa Bình có nhiệm vụ sản xuất gia công hàng dệt, hoạt
động theo cơ chế bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá, mặt hàng sản xuất, số
lượng sản phẩm sản xuất đều theo chỉ tiêu cấp trên giao và đầu ra là giao hàng


theo địa chỉ công ty thương nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch giao trong năm.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển UBND Tỉnh Bình Định lúc bấy giờ đã
quan tâm, nghiên cứu và xem xét đưa ra quyết định cần phải xác nhập với xí
nghiệp May xuất khẩu Quy Nhơn để tạo thế bảo đảm cho sự tồn tại và phát
triển của xí nghiệp.
-Xí nghiệp may xuất khẩu Quy Nhơn
Ra đời 1988 đứng chân trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đơn vị chủ quản
của Xí nghiệp là UBND thành phố Quy Nhơn có nhiệm vụ sản xuất gia công
hàng may mặc xuất khẩu và may sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong
tỉnh. Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp là may áo Jacket, bộ đồ bảo
hộ lao động, áo sơ mi…
Xí nghiệp may xuất khẩu Quy Nhơn ra đời trong thời kỳ cả nước đang
từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, điều này đã làm cho Xí nghiệp gặp
không ít khó khăn về trình độ cán bộ quản lý, trình độ tay nghề công nhân,
quan hệ giao tiếp với khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh
nghiệp.
Đứng trước những khó khăn đó được sự quan tâm của chính quyền địa
phương và các cơ quan ban ngành chức năng hữu quan cùng với sự nỗ lực của
toàn Xí nghiệp nên xí nghiệp đã từng bước đứng vững và thu được kết quả
đáng khích lệ, đảm bảo cuộc sống cho ngưới dân.
Công ty may Bình Định là một doanh nghiệp nhà nước, là một thành viên
trực thuộc tổng công ty dệt may Việt nam, có con dấu riêng, có tài khoản
- 3 -
riêng mở tại ngân hàng công thương Bình Định. Công ty có đầy đủ tư pháp
nhân để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào quyết định số 4042/QĐ – BCN ngày 09/12/2004 của Bộ
trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty dệt May xuất khẩu Bình Định
thành công ty May Bình Định.
Căn cứ quyết định số 3503000111 ngày 22/12/2006 chuyển công ty May

Bình Định thành công ty Cổ phần May Bình Định.
- Kết quả kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Ngay từ ngày đầu thành lập công ty cho đến nay, bên cạnh các yếu tố
thuận lợi còn có nhiều yếu tố khó khăn trong thời kỳ xây dựng Công Ty CP
May Bình Định cũng như việc phân công lao động và tìm kiếm khách hàng,
trải qua những khó khăn thử thách từ thực tế cùng với ý chí và lòng quyết tâm
cao của ban lãnh đạo Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt nhiều thành
công trên lĩnh vực kinh doanh của mình, khẳng định vị trí đứng vững trên thị
trường.Điều đó dược thể hiện qua bảng chỉ tiêu của các năm như sau:
BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ
(ĐVT: Đồng)
STT Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh thu 18.733.000.000 20.817.000.000 24.047.000.000
2 Lợi nhuận 490.000.000 548.000.000 646.000.000
3 Nộp ngân sách 77.000.000 83.000.000 91.000.000
(Nguồn: phòng kế toán- tài chính)
Bảng 1.1: Bảng chỉ tiêu kinh tế
Những ngày đầu là doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn, thiếu năng lực, thiếu
đội ngũ nhân công dày dặn kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến đời sống cán bộ công nhân còn cực khổ.
Đến khoảng giữa năm 2006 được sự giúp đỡ của Công ty CP May Nhà
Bè,công ty đã tìm được thị trường tiêu thụ ngoài nước và nhiều khách hàng
- 4 -
lớn.Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân và đem lai lợi
nhuận cho công ty phát triển lâu dài, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc
tế đảm bảo phát triển bền vững góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.2.1 Chức năng:
Công Ty Cổ phần May Bình Định là đơn vị có 04 xí nghiệp trực thuộc, có

chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bao gồm: Xí nhiệp may Quy Nhơn I, Xí nghiệp may Tam Quan, Xí nghiệp
may An Nhơn và xí nghiệp may Quy Nhơn II
Công Ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu như: áo
Jacket, quần tây, áo sơ mi, bộ thể thao…. Sản xuất theo đơn đặt hàng của
khách hàng. Ngoài ra Công Ty còn là đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt
hàng may mặc cho các đơn vị khác.
1.2.2 Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần may Bình Định là quản lý tổ chức sản
xuất, phát huy công suất máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất gia công các
mặt hàng may mặc xuất khẩu. mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nghành
nghề đã đăng ký theo giấy phép kinh doanh đúng pháp luật.
Công Ty có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh theo
đúng pháp luật của Nhà Nước, tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo kế toán,
thống kê theo đúng quy định của Nhà Nước, thực hiện tốt và bảo vệ môi
trường, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện tốt pháp lệnh phòng
chống cháy nổ.
Ký kết và thực hiện đầy đủ, uy tín các họp đồng kinh tế đã ký kết với đối
tác.
Đổi mới và không ngừng hiện đại hoá công nghệ sản xuất và phương pháp
quản lý.
- 5 -
Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, để không
ngừng nâng cao năng suất lao động, và tăng chất lượng sản phẩm.
Thực hiện đúng các chế độ quản lý kinh tế, chế độ phân phối thu nhập,
thực hiện tốt nghĩa vụ các chế độ bảo hiểm nhân mạng, bảo hiểm y tế và
các chế độ khác.
Thường xuyên chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ
công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và đời sống tinh thần, luôn bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCNV. Toàn thể

CBCNV được học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho
bản thân và nâng cao tinh thần bình đẳng nam nữ trong toàn Công Ty ở mọi
góc độ
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
♦ Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ
chủ yếu mà công ty đang kinh doanh:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường và nguồn lực mà công ty đã
lựa chọn sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như: áo Jacket, quần
tây, áo sơ mi, quần áo thể thao
♦ Thị trường đầu vào, thị trường đầu ra của công ty:
-Thị trường đầu vào:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh
thần cũng không ngừng thay đổi.Để khẳng định thương hiệu của mình hàng
loạt công ty đã không ngừng thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm, để đáp
ứng nhu cầu ăn ngon mặt đẹp. Cũng như các công ty khác C.TY CP May
Bình Định rất chú trọng về chất lượng mặt hàng nên C.TY luôn tìm kiếm các
nguyên liệu tốt nhất nhằm đạt chất lượng SP cao tương đương với các mặt
hàng ngoại nhập.Vì thế nguyên liệu không chỉ ở trong nước mà còn nhập
khẩu từ nước ngoài như:Hong Cong, China, Thailand, Korea…
- 6 -
Nguyên liệu vật liệu chủ yếu là vải, kim, Formica, ván 15B-QT, các
nguyên-phụ liệu khác
-Thị trường đầu ra:
Thị trường đầu ra của sản phẩm do công ty sản xuất rất rộng, không chỉ
trong nước mà còn ở nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu thị thường và nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm của mình C.TY đã mở 1 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí
Minh, là đơn vị tiếp nhận và xuất khẩu hàng hóa của C.TY tại thành phố Hồ
Chí Minh và trải rộng khắp các tỉnh trong nước. Xuất khẩu sang các nước
như:America, Hong Kong, New Zealand
♦ Đặc điểm vốn kinh doanh của công ty:

Hiện nay tổng vốn kinh doanh của công ty khoảng 40,896 tỷ, Công ty CP
May Bình Định được xếp vào loại các doanh nghiệp lớn.Trong đó tổng vốn
chủ sở là 5,5 tỷ đồng (chiếm 13,45%) và còn lại là vốn đi vay (chiếm
86,55%). Cho nên nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn đi vay. Đây là một
dấu hiệu không tốt vì nó không đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời
của công ty, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi doanh nghiệp sẽ có điều kiện
phát triển tốt hơn. Trong những năm qua, tình hình vốn của công ty đã thay
đổi đáng kể.
-Tình hình lao động:
Nguồn lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất
nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt may. Đồng thời, nó cũng là một
trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát
triển

Bảng 1.2 tình hình lao động
- 7 -
Tiêu thức phân loại Số người
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
-Phân loại theo trình độ lao động:
+Đại học, Cao đẳng
+Trung học
1085
115
55
1145
-Phân theo giới tính:
+Lao động nam
+Lao động nữ
125

1075
Tổng số lao động 1200
(Nguồn: phòng tổ chức- Hành chính)
Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu lao động của công ty là khá hợp lí,
phù hợp với loại hình kinh doanh và qui mô của công ty.Bên cạnh đó số lao
động nữ ở độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ trọng khá lớn sẽ gây không ít khó khăn
cho công ty trong tương lai.
- Đặc điểm tài sản cố định:
Tình hình tài sản của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3 Tình hình TSCĐ
Loại TSCĐ Giá trị (đồng )
Máy móc thiết bị 8.802.233.900
Nhà cửa,vật kiến trúc 14.960.731.190
Thiết bị,dụng cụ quản lí 104.100.000
Tổng giá trị TSCĐ 23.867.065.090
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Như vậy, trong cơ cấu TSCĐ của công ty thì nhà cửa và vật kiến trúc chiếm
chủ yếu (chiếm 62,68% tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp) máy móc thiết
bị chiếm 36,88%.Cơ cấu này chưa hợp lí đối với một doanh nghiệp sản xuất
cần thiết bị hiện đại như Công ty CP May Bình Định.
- 8 -
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công
ty cp May Bình Định:
1.4.1 Đăc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
1.4.1.1 Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất :
Tương ứng với mã hàng hóa khác nhau thì thành phẩm nguyên vật liệu,
các thông số kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, các sản phẩm đó đã qua các buớc
nguyên công cơ bản sau:
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất


Ghi chú:
Quan hệ dây chuyền
N. liệu Sơ đồ
Trải vải
Cấp phát
KCS cắt
Cắt gọt
Cắt sơ đồ
In số
Phối kiện
Nhập BTP
Phân xưởng cắt
Thùa kim
Phân xưởng may
May bộ phận rời
Ráp hoàn chỉnh
Đính bọ
Đính nút
KCS may
PX hoàn thành
Nhuộm sản

phẩm
Uỉ sản phẩm
Phân loại sản
phẩm
Đóng gói
Nhập thành phẩm
- 9 -
1.4.1.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh :

Sơ đồ 1.2 sơ đồ quy trình sản xuất
Quan hệ dây chuyền
Quan hệ hỗ trợ
P.xưởng cắt
Tổ vận tải
P.xưởng sx hành
chính
P.xưởng may
Tổ cơ điện
P.xưởng sx phụ trợ
Các bộ phận phục vụ
P.xưởng sx phụ
Kho hàng
Tổ kỹ thuật
P.xưởng hoàn
thành
- 10 -
1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty:
Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty:

Quan hệ hỗ trợ
Chỉ đạo trực tiếp
 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHỤ TRÁCH TÀI
CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC
THƯỜNG TRỰC
GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
PHỤ TRÁCH
SX-KD
P.TC - HC P.KẾ TOÁN PHÒNG KỶ
THUẬT
PHÒNG
XUẤT NHẬP
KHẨU +CN
HCM
XNK
PHÒNG CƠ
ĐIỆN
PHÒNG KẾ
HOẠCH
THỊ TRƯỜNG
BAN KIỂM
SOÁT
CỬA HÀNG
GIỚI THIỆU
SẢN PHẨM
XÍ NGHIỆP
MAY
QUI NHƠN I
XÍ NGHIỆP
MAY
QUI NHƠN II
XÍ NGHIỆP

MAY
AN NHƠN
XÍ NGHIỆP
MAY
TAM QUAN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
- 11 -
-Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí có toàn quyền giải quyết mọi
vấn đề liên quan tới việc quản lí và hoạt động của công ty, trừ những vấn đề
do hội đòng cổ đông phụ trách giải quyết.
+Quản trị công ty theo đúng pháp luật của Nhà Nước,điều lệ của công
ty và nghi quyết của hội đồng cổ đông.
+Xác định các mục tiêu chiến lược của công ty và các khiếu nại của cổ
đông về công ty.
+Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc điều hành hoặc bất cứ cán bộ nào
của công ty nhằm phục vụ lợi ích tối cao của công ty theo đúng hợp đồng.
+Xem xét và ủy quyền cho giám đốc công ty khởi kiện các vụ có liên
quan tới quyền lợi và tài sản của công ty, chiệu trách nhiệm về những vi phạm
pháp luật, vi phạm điều lệ, sai phạm trong quản lí, gây thiệt hại cho công ty.
- Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc hoạt động hàng ngày
của công ty và là người đại diện pháp lý của công ty chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Phó tổng giám đốc công ty: Là người tham mưu cho tổng giám đốc
công ty, là người trực tiếp lãnh đạo điều hành theo nội dung nhiệm vụ do tổng
giám đốc công ty giao phó(về tài chính)
- Giám đốc điều hành: Là người tham mưu cho tổng giám đốc công
ty, là người trực tiếp lãnh đạo điều hành theo nội dung nhiệm vụ do tổng giám
đốc công ty giao phó.(về sản xuất)
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Làm tham mưu cho giám đốc công
ty, Phòng đào tạo: có nhiện vụ tham mưu và sắp xếp nhân sự, giúp cho lãnh

đạo công ty trong toàn công tác đào tạo của công ty.
- Phòng kế toán – tài chính
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin kinh tế về họat động
sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của lãnh
đạo công ty trong quản lý và điều hành họat động.
- 12 -
+ Ghi chép số liệu về sử dụng TSCĐ, nguyên vật liệu, các khoản thu chi,
tình hình sử dụng vốn của công ty một cách đầy đủ, chính xác. Để từ đó tính toán
một cách chính xác các khoản chi phí, doanh thu và các khoản phải nộp ngân sách
cũng như các quỹ để lại công ty.
+ Tổ chức lập, kiểm tra và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán
thống kê. Kiểm tra và tổng hợp các báo cáo kế toán thống kê do các đơn vị
trực thuộc gửi về theo định kỳ báo cáo kế toán.
+ Bảo quản, lưu trữ các tài liệu chứng từ kế toán theo quy định của Nhà
nước. Giữ bí mật các tài liệu, số liệu, hồ sơ kế toán
- Phòng kế hoạch – thị trường: Tham mưu và giúp việc cho giám đốc
công ty về công tác kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng và kế hoạch sản xuất
cụ thể của từng mã hàng.
- Phòng kỹ thuật – công nghệ: Là phòng nghiên cứu thiết kế mẫu rập
chuẩn bị mẫu rập sơ đồ, xây dựng định mức tiêu hao và triển khai công tác kỹ
thuật cho các bộ phân sản xuất.
- Phòng xuất -nhập khẩu: Là phòng thực hiện việc khai hải quan để đảm
bảo cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và thủ tục xuất khẩu hàng
hoá.
- Phòng cơ điện: Là phòng chuyên trách bộ phân máy móc thiết bị, hệ
thống điện cho toàn công ty.
-Ban kiểm soát: Là cơ quan thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm:(Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh)
Là đơn vị tiếp nhân và xuất khẩu hàng hoá của công ty tại thành phố Hồ Chí

Minh.
-Các xí nghiệp trực thuộc:có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất công ty giao phó, quản lý lao động, thực hiện công tác an
ninh, trật tự xã hội, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, thực
- 13 -
hiện hạch toán báo sổ về công ty, thanh quyết toán tiền vốn vật tư mà công ty
cấp phát, phục vụ cho sản xuất.
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty CP May Bình Định
1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý bộ máy kế toán tại công
ty CP May Bình Định được tổ chức theo hình thức tập trung, quan hệ công tác
và chỉ đạo công việc theo phương pháp trực tuyến chức năng. Toàn bộ công tác kế
toán từ việc lập phiếu thu, phiếu chi hàng ngày, sổ ghi chi tiết đến sổ tổng hợp, lập
báo cáo quyết toán, kiểm tra kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán. Ở phân
xưởng và các bộ phận trực thuộc đều có bộ phận kế toán và thống kê phân xưởng
riêng.
1.5.2 tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- Kế toán
thuế, hoàn
thuế
Kế toán
hàng nội địa,
hàng
gửi bán-
-Thủ quỹ.
- kế toán tiền
lương,

BHXH,
KPCĐ
- Kế toán
thu chi tiền
mặt
- Kế toán
ngân hàng
- Kế tóan
thanh toán
tạm ứng &
các khoản
phải thu
phải trả khác
- Kế toán
TSCĐ &
khấu hao
TSCĐ
- Kế toán
phải thu phải
trả về hàng
hoá, NPL,
thiết bị- phụ
tùng thay thế
& vật tư
mua ngoài
- Kế toán
tiêu thụ
-Kế toán
theo dõi
thành

phẩm.
- 14 -
Chức năng,nhiệm vụ của từng kế toán chi tiết.
 Kế toán trưởng.
- Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trực tiếp với lãnh đạo công ty về
công tác hạch toán kế toán. Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý hạch toán
kế toán, hạch toán kinh tế, quản lý tài chính và xử lý các vấn đề thuộc chức
năng của phòng kế toán tài chính công ty.
- Được quyền đại diện cho Tổng Giám đốc giao dịch với các cơ quan
quản lý cấp trên, cơ quan quản lý Nhà nước về công tác kế toán, thống kê, tài
chính, ngân hàng của công ty.
- Kiểm sóat và ký các báo cáo kế toán, thống kê, tài chính, các hợp
đồng kinh tế, chứng từ mua bán, thanh lý chuyển giao tài sản công ty khi xét
thấy đúng sự thật, đúng chế độ chính sách Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty và pháp luật Nhà
nước về nội dung công việc được giao, về tính trung thực, chính xác, kịp thời,
đầy đủ, đúng pháp luật và chính sách Nhà nước.
 Kế toán thuế- hoàn thuế:
- Mở sổ chi tiết, hàng tuần, cuối tháng ghi chép phản ánh các khoản
thuế đầu vào, đầu ra phát sinh từ kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, kế toán
thành phẩm, kế toán công nợ phải thu phải trả, kế toán TSCĐ, kế toán CCDC,
kế toán hàng nội địa- hàng gửi bán, kế toán các XN trực thuộc, kế toán chi
nhánh…Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, năm trình lãnh đạo phòng, lãnh
đạo công ty duyệt. Nộp cơ quan thuế địa phương.
- Hàng tháng, quý, năm đối chiếu số dư với cơ quan thuế để xác nhận
số tiền thuế còn phải nộp, được hoàn. Trường hợp có sai lệch phải tìm hiểu
nguyên nhân, đề xuất với lãnh đạo phòng và lãnh đạo công ty để có hướng xử
lý kịp thời.
- 15 -
- Cuối quý, tháng đối chiếu số dư thuế còn phải nộp, được hoàn trên

báo cáo gửi cơ quan thuế với báo cáo tài chính. Nếu có sự sai lệch phải tìm
hiểu nguyên nhân và xử lý dứt điểm, không để tồn tại sang quý, năm sau.
 Kế toán phải thu phải trả hàng gia công, ủy thác. Kế toán hàng nội
địa, hàng gửi bán. Kế toán theo dõi NPL tiết kiệm :
- Căn cứ hợp đồng gia công, tiêu thụ với khách hàng và người mua, căn
cứ đơn đặt hàng hoặc theo lệnh phân phối của cấp trên trong và ngoài nước,
ghi chép phản ánh về số lượng, chủng loại, giá trị sản phẩm đã giao cho khách
hàng và người mua đầy đủ, chính xác và kịp thời. Khi hợp đồng hoàn tất phải
lập thanh lý hợp đồng với khách hàng và người mua để quyết toán, xác định
doanh thu tiêu thụ. Hồ sơ quyết toán :
+ Xuất khẩu : Hợp đồng ngoại, hoá đơn, tờ khai xuất khẩu, invoice…
+ Trong nước : Hợp đồng, hoá đơn, thanh lý NPL, thanh lý hợp đồng
- Kê khai tình hình thuế GTGT đầu ra
- Theo dõi phát hiện kịp thời và đề xuất với lãnh đạo công ty, lãnh đạo
phòng xử lý các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng.
- Hàng tháng, quý, năm xác định doanh thu tiêu thụ các XN trực thuộc
và toàn công ty
 Thủ quỹ:
- Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các loại tiền thu chi tại
quỹ. Hàng ngày chốt số dư tồn quỹ trên sổ quỹ, đối chiếu xác nhận với kế
toán tiền mặt số tồn quỹ thực tế. Trường hợp có sai lệch phải tìm hiểu nguyên
nhân, quy trách nhiệm và báo cáo cho lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty biết
để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Đối với kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ :
- Hướng dẫn và kiểm tra việc lập bảng chấm công và các chứng từ kèm
theo bảng chấm công ở các XN trực thuộc, các phòng ban trong công ty đúng
- 16 -
chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, làm căn cứ trả lương cho
CBCNV được đúng và kịp thời.
 Kế toán tiền mặt, Kế tóan ngân hàng, Kế toán thanh toán tạm ứng

và các khoản phải thu phải trả khác :
- Ghi chép phản ánh các khỏan thu chi tiền mặt có liên quan đến hàng
hóa, vật tư, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, giá thành sản phẩm và các loại
lao vụ, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người bán, người mua, các
khỏan tạm ứng, các khoản vay, các khoản thanh toán với CBCNV, thanh toán
với các xí nghiệp trực thuộc.
- Lập bảng kê chi tiết theo tuần, tháng, quý, năm về các khoản chi phí của
công ty bằng tiền mặt để báo cho các kế toán liên quan hạch toán đúng nội
dung, đúng phạm vi quản lý theo dõi của bộ phận đó.
- Ghi chép phản ánh tình hình gửi vào, rút ra các khoản tiền bằng VNĐ
và ngoại tệ. Định kỳ kết thúc tháng, quý, năm đối chiếu thống nhất số phát
sinh, số dư của tài khoản tiền gửi, tiền vay với các ngân hàng (dựa vào sổ phụ
của từng ngân hàng). Xác định các khoản lãi tiền gửi, tiền vay, tiền ký quỹ để
phát hiện và điều chỉnh kịp thời các khoản ghi chép chưa đầy đủ hoặc có sai
sót giữa ngân hàng với kế toán công ty.
- Kê khai thuế GTGT đầu vào thuộc lĩnh vực tiền mặt thanh toán trực tiếp
không qua công nợ.
 Kế toán TSCĐ- khấu hao TSCĐ. Kế toán phải thu phải trả về hàng
hoá, thiết bị phụ tùng thay thế, NPL & vật tư mua ngoài :
- Ghi chép theo dõi, hạch toán số hiện có và tình hình biến động tăng
giảm TSCĐ theo tháng, quý, năm.
- Mở thẻ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ với đầy đủ nội dung. Mở sổ tài
sản theo dõi từng XN trực thuộc, chi nhánh, phòng ban…riêng biệt để quản
lý.
- Lập kế hoạch trích khấu hao TSCĐ theo tháng, quý, năm.
- 17 -
-Theo dõi hạch toán giá trị TSCĐ theo nguồn hình thành.
- Hàng tháng lập bảng kê thuế GTGT đầu vào.
- Tham gia kiểm kê định kỳ TSCĐ tại các XN trực thuộc, chi nhánh và
các phòng

 Kế toán thành phẩm :
- Ghi chép phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm về số
lượng, chủng loại, giá trị thực tế của thành phẩm công ty ký hợp đồng trực
tiếp với khách hàng sản xuất tại các XN trực thuộc, thành phẩm thuộc NPL
công ty tự mua để SX, thành phẩm đưa ra ngoài gia công. Thành phẩm mua ở
nơi khác…phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty.
ban trong toàn công ty.
1.5.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty CP May Bình Định:
Hiện nay, công ty CP May Bình Định đang ap dụng hình thức kế toán Nhật
ký chứng từ với sơ đồ trình tự như sau:
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần may Bình Định:



Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ ( thẻ) chi
tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chi tiết
- 18 -
Ghi chú:
: Ghi chép hàng ngày

: Ghi cuối tháng

: Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký- Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên
quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào
các bảng kê và Nhật ký- Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký- Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi
tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng
chuyển số liệu vào Nhật ký- Chứng từ.
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ, kiểm tra đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-
Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Đối vơi các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được
ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng
hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- 19 -
PHẦN II
THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN VỀ PHẦN HÀNH
VỐN BẰNG TIỀN
2.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ.
2.1.1.Nội dung:
Tiền của công ty là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị gồm tiền
mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Kế toán vốn bằng tiền tại

công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc quy định của chế độ hiện hành của nhà
nước.
Đặc trưng của hình thức kế toán “ Nhật ký- Chứng từ”.
- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có
của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
(theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hơp với hạch yoans chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu phản
ánh kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký- Chứng từ
- Bảng kê
-Sổ cái
-Sổ hoặc thẻ chi tiết
 Sơ đồ trình tự ghi sổ
- 20 -
Sơ đồ 2.1: sơ đồ hình thức ghi sổ liên quan đến vốn bằng tiền

Ghi chú:
: Ghi chép hàng ngày

: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
2.1.2 thực hành ghi sổ
2.1.2.1 Hạch toán tiền mặt:
 Các chứng từ sử dụng

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động của tiền mặt
công ty thường có các chứng từ sau: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền,
phiếu đề nghị tạm ứng
o Phiếu thu
Bảng kê
Chứng từ gốc: phiếu
thu , phiếu chi, giấy báo
nợ , giấy báo có,
NHẬT KÝ
CHÚNG TỪ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái TK111,112
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
- 21 -
Ví dụ: Ngày 04 tháng 03 năm 2010 Trần thị Hoàng Luyến CN TPHCM
thanh toán tiền BHXH theo PC 1200/01 ta có phiếu thu sau:
Công ty cp May Bình Định
105 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn Mẫu 01-TT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của bộ trưởng
BTC)
PHIẾU THU Quyển số: 02/2010
Ngày 04 tháng 03 năm 2010 Số: 030
Nợ:TK 111
Có:TK 3383
Họ tên người nộp tiền : Trần Thị Hoàng Luyến

Địa chỉ : CN TPHCM
Lý do nộp : Thu hồi lại tiền BHXH theo PC 1200/01
Số tiền : 5.200.000(Viết bằng chữ): Năm triệu hai trăm nghìn đồng
chẵn.
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu
(ký, họ tên, đóng đấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ): Năm triệu hai trăm nghìn đồng chẵn
Ngày 03 tháng 02 năm 2010
Người nộp tiền Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
- 22 -
o Phiếu chi
o
Công ty cp May Bình Định
105 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn Mẫu 01-TT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của bộ trưởng
BTC)
PHIẾU CHI Quyển số: 02/2010
Ngày 07 tháng 03 năm 2010 Số: 032
Nợ:TK 627
Có:TK 111
Họ tên người nộp tiền : Lê thị Vân
Địa chỉ : Y tế XN1
Lý do nộp : Mua phụ tùng máy may phục vụ SX
Số tiền : 1.338.250(Viết bằng chữ): Một triệu ba trăm ba tám
nghìn hai trăm năm chục đồng.
Kèm theo 01 chứng từ gốc

Ngày 12 tháng 02 năm 2010
Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền
(ký, họ tên, đóng đấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Người lập phiếu Thủ quỹ
(ký, họ tên) (Ký, họ tên)

- 23 -
- 24 -
o Phiếu đề nghị tạm ứng
Ghi sổ
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt:
Để theo dõi sự biến động về tiền mặt tại đơn vị, kế toán mở sổ kế toán chi
tiết quỹ tiền mặt làm cơ sở quy trách nhiệm và tính số dư tồn quỹ vào cuối
tháng.
Đơn vị: Công ty CP May Bình Định Mẫu số: 03-TT
Bộ phận: PKH-XNK (Ban hành theo QĐ số 15/2006/
QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng BTC)
PHIẾU ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Tôi tên là : Đinh Bá Niên
Bộ phận công tác : PKH- XNK
Đề nghị tạm ứng :3.000.000 đ(Bằng chữ) : Ba triệu đồng chẵn.
Lý do tạm ứng : Đi công tác TP MCM
Thời hạn thanh toán : Ngày 12/03/2010
Ngày 4 tháng 03 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị Kế toán phụ trách Người xin tạm ứng
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) bộ phận ( Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
- 25 -
Công ty cp May Bình Định

105 Trần Hưng Đạo, Quy nhơn
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT
Tháng 03 năm 2010
TK111- Tiền mặt VNĐ
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số Ngày
Tồn quỹ TM đầu tháng 247.538.200
PC01 01/03 Trung cơ điện cty ứng tiền mua vật tư sơn tường rào 141 1.500.000
PT01 01/03 Thu loan PHCTC tiền ứng mua vật tư sửa chữa QN2 141 2.700.000
PT02 01/03 Anh Tuấn PKH-XNK tiền mượn mua cp cty May 1388cp 1.000.000
PC02 02/03 XN May QN2 ứng tiền về chi phí sản xuất 136 QN2 50.000.000
PT03 04/03 Thủ quỹ rút TGNH ACB về nhập quỹ 1121 1.300.000.000
PC03 04/03 Trả tiền mua vật tư theo PNK 04+05/01 331 5.406.000
PC04 05/03 Chi tiền cước điện thoại T2/ 2009 và truy cập 6422
133
11.035.083
1.119.107
PT04 06/03 Tiền đặt cọc bán đấu giá phế liệu 2 kho XN QN1,
XN QN2
511
3331
9.090.909
909.091

Cộng phát sinh 4.420.587.885 4.364.859.763 303.266.322

×