Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy định sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.96 KB, 11 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố
ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2010/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý và sử dụng tạm thời phần lòng
đường, hè phố các tuyến đường đô thị (đô thị từ loại V trở lên) ngoài mục đích
giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (sau đây gọi tắt là sử dụng tạm thời
phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung
là tổ chức, cá nhân) sau đây:
1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý lòng đường và
hè phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời phần lòng đường và hè phố trên
các tuyến đường đô thị thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được giải thích như sau:
1. Sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố trong Quy định này là các
hoạt động liên quan đến sử dụng tạm thời phần bên trên bề mặt lòng đường, hè
phố trong phạm vi cho phép.
2. Cho phép sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích
giao thông là cấp có thẩm quyền cho phép được sử dụng tạm thời phần hè phố
để thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán (trừ kinh doanh buôn bán vật


liệu xây dựng cồng kềnh, phế liệu, xăng, dầu, khí đốt); lắp đặt các công trình
phục vụ công cộng, Trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được cấp có thẩm
quyền duyệt; lắp đặt quảng cáo...và cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm
thời phần lòng đường, hè phố để đỗ xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy, xe
đạp; tập kết vật liệu xây dựng; đào hè phố để xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các
công trình ngầm, công trình bên trên; để tổ chức các hoạt động văn hoá, xã
hội, tuyên truyền...
1
3. Ô tô con là ô tô chở người không quá 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho
người lái xe và ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới
3500 kg.
4. Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình là các hoạt
động rào chắn xung quanh khu vực thi công nhằm đảm bảo an toàn lao động;
các hoạt động tập kết, trung chuyển vật liệu và vật liệu phế thải để phục vụ
công tác xây dựng, sửa chữa công trình.
5. Hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí là các hoạt động liên
quan đến việc tổ chức giữ xe tại các vị trí, địa điểm được cấp có thẩm quyền
quy định và cấp phép.
6. Hoạt động văn hóa - xã hội, tuyên truyền là các hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội ... trên đường bộ nhằm phục vụ cộng đồng, chào mừng
lễ hội, sự kiện lớn.
7. Các công trình ngầm là các công trình ngành điện, viễn thông, chiếu
sáng, cấp nước, thoát nước, cấp ga, hầm kỹ thuật tuynel được đặt dưới hè phố.
8. Công trình bên trên hè phố là các công trình nổi bao gồm: trụ điện, cột
đèn chiếu sáng, tủ cáp điện thoại, trạm biến áp, trụ cứu hỏa, kiot, buồng điện
thoại công cộng, cáp thông tin, biển báo giao thông, nhà chờ xe buýt, biển báo
thông tin, biển quảng cáo, thùng đựng rác ...
9. Thời gian sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao
thông:
a. Thời gian ban ngày: Được tính từ 6 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút;

b.Thời gian ban đêm: Được tính từ 18 giờ 00 phút đến 6 giờ 00 phút ngày
hôm sau;
10. Uỷ ban nhân dân các cấp:
a. Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
thuộc tỉnh.
b. Uỷ ban nhân dân cấp xã: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè
phố ngoài mục đích giao thông
1. Đường đô thị trong các huyện, thành phố là bộ phận của hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản
lý và phân cấp theo quy định của pháp luật để quản lý.
2. Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại
phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ lưu thông.
3. Việc sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao
thông phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
2
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố
ngoài mục đích giao thông phải xin cấp phép sử dụng trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 5 Quy định này và phải thực hiện đúng các quy định trong
giấy phép; Đồng thời phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và
phương tiện giao thông.
Trường hợp các cơ quan quản lý lòng đường, hè phố và cơ quan quản lý
hạ tầng kỹ thuật đô thị khác đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng
cấp công trình thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợp
với nhau. Nhà nước không đền bù khi thu hồi sử dụng lòng đường, vỉa hè.
4. Việc cấp phép sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục
đích giao thông chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian quy định.
5. Hè phố được phép sử dụng ngoài mục đích giao thông phải kẻ vạch
để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ và phần hè phố sử dụng ngoài

mục đích giao thông.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP
VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI PHẦN LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Điều 5. Các trường hợp sử dụng phần lòng đường, hè phố không thu phí
1. Tổ chức tiệc cưới, tang lễ:
a. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời phần hè phố phục vụ
cho việc cưới, việc tang phải xin phép Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (không
phải cấp Giấy phép). Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 tiếng. Những nơi
không có hè phố hoặc hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m, có thể sử dụng lòng
đường nhưng phải đảm bảo bề rộng lòng đường còn lại tối thiểu 3,5 m cho
phương tiện tham gia giao thông.
b. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám
sát các hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè
phố cho việc cưới, việc tang để không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ
sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình:
a. Việc tập kết vật liệu xây dựng phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi
bộ. Thời gian tập kết vật liệu không quá 12 tiếng và phải đảm bảo vệ sinh môi
trường, mỹ quan đô thị đồng thời phải xin Giấy phép Uỷ ban nhân dân cấp xã
sở tại.
b. Trong trường hợp việc tập kết vật liệu xây dựng đòi hỏi mặt bằng lớn,
vượt quá phạm vi cho phép sử dụng tạm thời hè phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã
có thể xem xét việc cấp Giấy phép sử dụng tạm thời toàn bộ hè phố để phục vụ
hoạt động trên. Tuy nhiên, thời gian cho phép chỉ được thực hiện từ 21 giờ
ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, sau đó phải trả lại nguyên trạng
hè phố. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố
3
không được tự ý đào, xây dựng làm biến dạng lòng đường và hè phố.
3. Hoạt động để xe tự quản trước cửa nhà và đỗ xe dưới lòng đường:

Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập danh mục các tuyến đường có điều kiện để
xe tự quản trước cửa nhà và đỗ xe dưới lòng đường không thu phí trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt kèm theo quy định này. Khi cần điều chỉnh bổ
sung Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập danh sách thống nhất với Sở Giao thông vận
tải trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
4. Hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền:
a. Việc cấp Giấy phép sử dụng tạm thời hè phố đối với hoạt động này
được xem xét trên nguyên tắc không gây cản trở giao thông cho người đi bộ,
đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị. Trong trường hợp
hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền được tiến hành trên mặt bằng rộng
(bao gồm cả lòng đường) thì cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động này phải
được chính quyền địa phương cấp huyện (hoặc cấp xã được cấp huyện ủy
quyền) thống nhất bằng văn bản về phương án đảm bảo giao thông trước khi
xin phép cơ quan có thẩm quyền tổ chức các hoạt động trên theo quy định của
pháp luật (thời gian chiếm dụng lòng đường không quá 24 giờ).
b. Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản
lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ
chức có nhu cầu sử dụng đường bộ phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự,
an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ
hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc
phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội.
5. Đối với các hoạt động khác như: lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo, lắp
đặt nhà chờ xe buýt, xây dựng cửa hàng, kiốt, lắp đặt mái che mưa, che nắng,
trồng cây xanh trên đường phố phải bảo đảm mỹ quan đô thị, quy chuẩn xây
dựng, không cản trở và không ảnh hưởng an toàn giao thông đô thị và phải
được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Điều 6. Các trường hợp sử dụng phần lòng đường, hè phố có thu phí

1. Hoạt động trông giữ xe công cộng:
a. Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét việc cấp phép sử dụng tạm thời
một phần hè phố làm bãi trông giữ xe hoặc một phần lòng đường các tuyến
đường đủ điều kiện để đậu xe dưới lòng đường có thu phí tại các vị trí, địa
điểm nằm trong danh mục khu vực, tuyến đường đã được Uỷ ban nhân dân cấp
huyện lập được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc lắp đặt biển báo, sơn kẻ
đường cho phép trông giữ trên vỉa hè và đỗ xe dưới lòng đường có thu phí.
c. Việc sử dụng lòng đường đô thị làm nơi đỗ xe phải bảo đảm các yêu cầu
4
sau:
- Đối với đường hai chiều: lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để
xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
- Đối với đường một chiều: lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để
xe bên phải phần xe chạy.
- Vị trí cho phép đỗ xe dưới lòng đường không chắn ngang lối ra vào ngõ
hẻm, các công trình công cộng...
d. Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố, đỗ xe dưới lòng đường
có thu phí phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, không gây cản trở cho các
phương tiện tham gia giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị;
không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình và cá nhân có
quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó.
2. Hoạt động phục vụ việc kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa:
Việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố vào việc kinh doanh
dịch vụ, buôn bán hàng hóa chỉ áp dụng tại các tuyến đường nằm trong danh
mục công trình và tuyến đường đặc thù do Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập
danh mục được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho phép sử dụng hè phố vào
kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa.
Điều 7. Phạm vi phần hè phố được sử dụng
1. Hè phố có bề rộng nhỏ hơn 3,00 mét: Việc cho phép sử dụng ngoài mục

đích giao thông chỉ được xem xét đối với các trường hợp đã đảm bảo theo quy
định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Quy định này và phải đảm bảo lưu thông
cho người đi bộ.
2. Hè phố có bề rộng từ 3,00 mét đến dưới 4,00 mét: Lối cho người đi bộ
tối thiểu là 1,5 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao
thông;
3. Hè phố có bề rộng từ 4,00 mét đến dưới 6,00 mét: Lối cho người đi bộ tối
thiểu là 2,00 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao
thông;
4. Hè phố có bề rộng từ 6,00 mét trở lên: Lối cho người đi bộ tối thiểu là
3,00 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông;
5. Khu vực hè phố được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo không
chắn ngang lối ra vào ngõ hẻm; không nằm trước mặt tiền của các công trình
văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, cơ quan ngoại giao, công sở…
6. Phân định: Phân định sử dụng tạm thời hè phố như sau:
a. Phần hè phố sử dụng để làm lối đi cho người đi bộ được tính từ mép
trong của hè phố ra phía ngoài bảo đảm tối thiểu 1,5m.
b. Phần hè phố còn lại được sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao
thông.
5

×