Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đề thi kiểm tra viết công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.89 KB, 35 trang )

DANH CHỈ MỤC VBQPPL VÀ MẪU ĐỀ THI KIỂM TRA KQTSHNCC NĂM 2016
I.VỀ DANH CHỈ MỤC VBQPPL PHỤC VỤ KIỂM TRA KÉT QUẢ TẬP SỰ HÀNH
NGHỀ CÔNG CHỨNG ĐỢT 2/2017
Ngày 17/04/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 544/QĐ- BTP “ Về việc
thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ hai". Để triển khai
thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghe
công chứng đã ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm tra...( kèm QĐ 566 QĐ-HĐKT ngày
20/04/2017), Nội quy kỳ kiểm tra...( kèm QĐ 568/QĐ-HĐKT ngày 20/04/2017), Công văn số
1330/BTP-HDKT ngày 20/4/2017 "V/v tổ chức kiếm tra kết quả tập sự hành nghề cơng chứng
lần thứ hai"..
Để có thêm cơ sở phụ giúp các Anh/ Chị trong việc ôn luyện phục vụ đợt kiểm tra đạt
hiệu quả, năm 2016 khi tổ chức kiếm tra lần thử nhất, Ban chuyên mòn của Hội CCV TP.Hồ
Chỉ Minh, bên cạnh tổ chức ơn thi trực tiếp thi có giới thiệu kèm tài liệu là danh mục văn bản
pháp luật có liên quan để tham kháo, theo đánh giá chung việc làm này khá bố ích, có ý nghĩa
thiết thực, nên năm nay để góp phần hỗ trợ cho các anh chị TSHNCC có kết quả thi được tốt,
Ban chun mơn tiếp tục xin hệ thống hoả, liệt kẻ danh chỉ mục VBQPPL liên quan đến hoạt
động công chứng để các anh, chị có cơ sở tham khảo thêm. Do đặc thù của hoạt động còng
chứng liên quan đến nhiều VBPL quy định ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nên những VBPL dưới
đày chỉ là các văn bản quan trọng, chủ yêu, thường gặp khi tác nghiệp, chắc chắn chưa phải là
trọn vẹn, đầy đủ.
I. VỀ CƠNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
1. Luật Cơng chứng
2. Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc
đạo đức hành nghề công chứng;
3. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Công chứng;
4. Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 hướng dẫn tập sự hành nghề công
chứng,
5. Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật công chứng;
6. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực


bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
7. Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bàn sao
từ số gốc, chứng thực bán sao từ bàn chính, chứng thựe chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao
dịch; 8. Thông tư số 257/2017/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng, phi chứng thực; Phí thẩm định tiêu


chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; Phi thẩm định điều kiện hoạt động văn phịng cơng
chứng; Lệ phí câp thẻ công chứng;
9. Thông tư số 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chinh về mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
II. VỀ GIÁY TỜ TÙY THÂN
10.Luật Căn cước công dân;
11.Nghị định số 137/201S/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chinh phủ quy định chi tiết một số
Điều và biện pháp thì hành Luật căn cước cơng dân;
12.Nghị định số 05/1999/ND-CP ngày 03-02-1999 của chính phù về Chứng minh nhân dân;
13.Nghị định số 170/2007/ND-CP ngày 19/11/2007 của Chinh phù sửa đổi, bố sung một số
điều của nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của chỉnh phủ về chứng minh nhằn
dân; 14.Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 0/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân
dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính
phù; 15.Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh
sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam;
16.Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ về giấy Chứng minh Cơng an
nhân dân;
17.Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/09/2012 của Chinh phủ về sửa đổi, bổ sung NĐ
136/2007/ND-CP ngày 17/8/2007 về xuất nhập cảnh của công dân VN( phần quy định về Hộ
chiếu);
18.Nghị định 03/VBHN ngày 27/9/2003 của Chính phù về hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của

Nghị định 170,106, 05 về Chứng minh nhân dân.
III.QUY ĐỊNH VẺ ĐÁT ĐAI, NHÀ Ở, KDBDS
19.Luật đất đai 2013
20.Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 cúa Chính phủ quy định chỉ tiết thì hành một
số điều của Luật đất đai;
21.Nghị định số 38/2015/ND-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng
lúa;
22.Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bố sung một
số nghị định quy định chỉ tiết thi hành Luật đất đai.


23.Nghị định số 53/2017/ND-CP ngày 8/5/2017 cùa Chinh phủ quy định các loại giấy tờ lhợp
pháp về đất đai được cấp phép xây dựng;
24.Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 195/2014 của Bộ TNMT quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liển với đất;
25.Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT quy định về hồ sơ địa
chính.
26.Luật nhà ở 2014
27.Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở;
28.Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở
xå hội;
29.Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 49/2012 cùn Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
30.Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xảy dựng Hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
31.Luật kinh doanh bất động sản 2014 32.Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thì hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản.
IV.QUY ĐỊNH VỀ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH & HỘ TỊCH
33.Luật hơn nhân và gia đình
34.Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số

điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình;
35.Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chinh phù quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
36.Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP 06-01- 2016 của
TANDTC, VKSNDTC và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân
và gia đinh. 37.Luật Hộ tịch
38.Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2015 Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thì hành Luật Hộ tịch;
39. Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật hộ tich và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2015 của chinh phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tich.
V. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TÍN DỤNG
40. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010
41. Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
năm 2013
42. Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Ngân hàng nhà nước quy định về bảo
lãnh ngân hàng;
43. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phù về chinh sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;


44. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 của Chính phủ về hoạt động của cơng ty tài
chính và cơng ty cho thuê tài chinh.
VI.QUY ĐỊNH VẺ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐẢM BẢO
45.Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phù về giao dịch bảo đảm;
46. Nghị định số 112012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 cùa Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 nám 2006 của Chinh phủ về giao
dịch bảo dàm;
47.Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chinh phủ về đăng ký giao dịch bảo đám;
48. Thông tư 08/2014/TT-BTP ngày 26/2/2014 của Bộ Tư pháp....về đăng ký, cung cấp thông

tin giao dịch bảo đảm...
49. Thông tư liên tịch số 09/2016/TT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ TNMT và Bộ Tư
pháp hướng việc dăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
VII.MỘT SÓ QUY ĐỊNH KHÁC
50.Bộ Luật Dân sự 2015.
51.Luật Doanh nghiệp (2014), Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại
doanh nghiệp(2014); Luật Đầu tư (2016); Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành;
52.Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh
sự;
53.Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa khi sử dụng tại Việt Nam;
54.Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp...
55.Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký
và mua, bán, đóng mới tàu biển.
Tháng 5/2017
Nguyễn Trí Hồ, PCT Phụ trách chuyên môn Hội CCV TP.HCM


MỘT ĐỂ THI MẪU VỀ VÁN ĐÁP VÀ ĐỀ THI KIỂM TRA VIẾT
ĐÃ KIÊM TRA NĂM 2016
ĐỀ THI VIẾT VÀ ĐÁP ÁN:
KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG LẦN THỨ NHÁT
1. ĐỀ KIỂM TRA VIẾT VÀ ĐÁP ÁN
Pháp luật về công chứng, chứng thực;
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
Kỹ năng hành nghề công chứng
Thời gian làm bải: 180 phút
Phần 1 (30 điểm):
Câu hỏi 1. Ông Nguyễn Văn Hịa nguyễn là kiếm sát viên, đã cơng tác tại Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh H trong 20 năm. Tháng 02/2015, ơng Hịa đã nhận quyết định nghi hưu và nay ơng có

nguyện vọng được làm cơng chứng viên, Anh Chị hãy xác định các điều kiện để ơng Hịa có
thể được bổ nhiệm cơng chứng viên? (10 điểm)
Câu hỏi 2. AnhChị hãy giải thích tại sao chỉ đến tân đến khi Luật Công ching năm 2006 ra
đời, vấn đế quy tắc đạo đức hành nghề công chứng mới được đặt ra (10 điểm)
Câu hỏi 3. Anh/Chị hãy nêu và phân tích những nội dung cơ bản phần "Quy tắc chung" trong
bản Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng bạn hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP
của Bộ Tư pháp. (10 điểm)
Phần II (70 điểm):
Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 576902 do UBND quận M thành phố H cấp
ngày 10/10/2007 thì nhà, đất tại địa chỉ số 120 đường A, phường B, quận M, thành phổ H
thuộc quyền sở hữu và quyển sử dụng của vợ chồng anh Nguyễn Quang Hưng, chị Ngô Thị
Vi và cháu Nguyễn Quang Thành. Cháu Nguyễn Quang Thành là con đẻ của anh Nguyễn
Quang Hưng và chị Ngô Thị Vi, cháu Thành hiện nay mới tròn 10 tuổi, Được biết anh Hưng
là Giám đốc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hưng Phát do anh và 02 người bạn là Nguyễn
Hải Hà và Nguyễn Kim Chi thành lập. Nay, do nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, công ty
Hưng Phát tiến hành vay Ngân hàng Z số tiền 2,5 tỷ đồng. Vợ chồng anh Hưng, chị Vi đồng ý
sử dụng nhà, đất nêu trên làm tài sản bảo đám cho khoản vay này,
Câu hỏi 1. Xác đinh cơng chứng viên.có thẩm quyền cơng chứng hợp đồng thế chấp trong tinh
huống nêu trên? (05 điểm)
Câu hỏi 2. Xác định những giấy tờ, tài liệu người yêu cầu công chứng cần cung cấp trong tỉnh
huống nêu trên? (05 điểm)


Câu hỏi 3. Trong tinh huống kế trên. công chứng viên có cần tham khảo ý kiến của cháu
Nguyễn Quang Thanh hay không? Tai sao? (10 diểm)
Câu hội 4. Giá sứ các bén xác định giá trị tài sản bảo đảm là 3,7 tỷ đồng. Anh/Chị hãy soạn
thảo văn bàn công chứng trong trường hợp này? (20 điểm)
Câu hỏi 5. Trong q trình soạn tháo văn bản cơng chứng, với lý do anh Hưng vừa đại diện
cho bên thế chấp vừa đại diện cho bên công ty Hưng Phát, công chững viên từ chối yêu cầu
công chứng. AnhChị hãy nhận xét về quyết định của công chứng viên trong tỉnh huống nêu

trên? (10 điểm)
Câu hỏi 6, Căn cử vào nhu cầu sử dung vốn của công ty TNHH Hưng Phát, đại diện ngân hàng
Z để nghị công chứng viên bộ phần ghi về giá trị khoản vay ra khỏi nội dung của vẫn bản cơng
chứng. Anh Chị có đồng ý với nội dung đề nghị nêu trên không? Tại sao? (10 điểm)
Câu hải 7. Nếu là công chứng viên soạn tháo bản hợp đồng thế chấp kể trên, anh chi sẽ diễn
dạt thời hạn thể chấp như thế nào? Giải thích? (10 điểm)
(Thi sinh được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, trừ Thông tư số 1/2012/TT-BTP ngày
30/10/2012 ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng)
ĐỀ CƯƠNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT
KỲ KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
Phần I
Câu 1: ( 10 điểm nêu được mỗi tình huống thì được 5 điểm)
Căn cứ quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 của Luật Công chứng năm 2014, trường hợp của ông
Nguyễn Văn Hịa sẽ có hai tình huống sau:
a) Nếu ơng Hỏa là kiểm sát viên từ 5 năm trở lên thì kiện cần có:
- Phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tác đạo dức hành nghề
công chứng trong thời gian 03 tháng tại cơ sở đào tạo nghề cơng chững và có giấy chứng nhận
hồn thành khóa bồi dưỡng nghề được điểm) cơng chứng.
-Tập sự hành nghề công chứng trong thời gian 06 tháng tại tổ chức hành nghề cơng chứng và
có giấy chủng nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự nghề cơng chứng.
- Ngồi các điều kiện trên, ơng Hòa còn phải bảo đám sức khỏe để hành nghề công chứng
theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng.
b) Nếu ơng Nguyễn Văn Hịa khơng là kiếm sát viên từ đủ 5 năm trở lên thi điều kiện cần có
là:
- Phải học chương trinh đào tạo nghể cơng chứng trong thời gian 12 tháng và có giấy chứng
nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
- Trải qua thời gian tập sự hành nghề còng chứng trong thời gian 12 tháng và có giấy chứng
nhận dat yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.



- Ngồi các điều kiện trên, ơng Hịa cịn phải bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng.
Câu 2( 10 điểm)
Chi sau khi Luật Công chứng năm 2006, công chứng mới được chinh thức coi là một nghề.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng đã cho phép thành lập văn phịng cơng chứng. Chính vi
vậy vấn đề đạo đức hành nghề công chứng mới được đặt ra.
Đạo đức hành nghề công chứng cũng là một trong những điều kiện để cơng chứng Việt Nam
có thể hoi nhập với cơng chứng quốc tế
Câu 3( 10 điểm – 2,5 điểm cho mỗi quy tắc)
Nêu được 04 quy tắc và phân tích đầy đủ những nội dung cơ bản thi mới được điểm tối đa:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt
đong nghề nghiệp của minh góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp cùn cá nhân, tổ chức trong xã hội.
b) Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, khơng vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh
hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng nhr phân biệt đối xử với người yêu cầu công
chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của
minh trong trưởng hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
- Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hảnh nghề công chứng này và các quy định của
tổ chức xã hội nghề nghiệp cơng chứng.
(Thí sinh nào nêu thêm nguyên tắc chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng theo
Luật công chứng năm 2014 thi cũng chấp nhận)
c) Tôn trọng, bảo vệ uy tin, thanh danh nghề nghiệp
- Cơng chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gin uy tín nghề nghiệp, khơng dược có hành
vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cả nhân, thanh danh nghề nghiệp.
- Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối
sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh cùa đồng nghiệp, người u

cầu cơng chứng và tồn thể xã hội.


d) Rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
Công chứng viên phải khơng ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chun mơn, tích cực
tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tim tôi để nâng cao chất lượng công
việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.
Phần II
Câu hỏi 1( 5 điểm)
Căn cứ Điều 42, Luật Công chứng năm 2014, chỉ công chứng viên hành nghề tại tổ chức hành
nghề cơng chứng có trụ sở tại thành phố H mới có thẩm quyền cơng chứng hợp đồng thế chấp
kể trên
Câu 2:( 5 điểm)
Liệt kê được các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 40, 41 của Luật công chứng năm 2014
bao gồm:
1. Phiếu yêu cầu công chứng
2. Giấy tờ tùy thân của các bên, hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Hưng và
bà Vi: Nếu liệt kê chỉ tiết thì được tối đa điểm, nếu liệt kê các giấy tờ mà không phủ hợp quy
định thi trừ điểm. Các giấy tờ tùy thân có thể bao gồm: Hộ chiếu/CMND/CMSQ quân đội/Căn
cước. 3. Giấy chứng quyền sử dụng đất nhận số AM 576902.
4. Chi cần nêu có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty Hưng Phát.
5. Văn bản họp Hội đồng thành viên của công ty Hưng Phát
6. Hồ sơ của Ngân hàng Z: chia 2 trường hợp:
Khơng có đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng thì cần:
+ Đăng ký hoạt động của Ngân hàng Z;
+ Giấy tờ tùy thân của người đại diện Ngân hàng Z;
+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện
+ Văn bản xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng.
* Nếu có đăng kỷ mẫu dấu và chữ ký mẫu cùa người đại diện thì cần các giấy tờ về việc đăng
ký mẫu dấu và chữ ký của người đại diện.

Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu được đăng ký mẫu dấu của tổ chức tín dụng và chữ ký mẫu
của ngưười đại diện thì cũng chấp nhận.
Câu 3( 10 điểm)
Trong tình huống kể trên, cơng chứng viên có trách nhiệm phải hởi ý kiến của châu Nguyễn
Quang Thành, nếu ông Hưng bà Vi khẳng định việc giao kết hợp đồng thể chấp kể trên vi lợi
ích của cháu Thành (xem Điều 237, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 77, Luật Hón nhân và
gia đình năm 2014)
Câu 4


Soạn thảo yêu cầu phải thể hiện đầy đủ 03 phần:
1. Chủ thể, có hai trường hợp có thể xảy ra( 5 điểm)
- Có 3 bên:
+ Bên thế chấp (2 vợ chồng ông Hung bà Vi);
+ Bên nhận thế chấp (ngân hàng Z);
+ Bên có nghĩa vụ được bảo đảm (Cơng ty Hưng Phát).
- Có 2 bên:
+ Bên thể chấp (2 vợ chồng ông Hưng bà Vi);
+ Bên nhận thế chấp (ngăn hàng Z).
2. Nội dung hợp đồng( 10 điểm)
Thể hiện được các điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng thế chấp:
- Tài sản thế chấp;
- Nghĩa vụ được báo đảm;
- Giá trị tài sản thế chấp 3,7 tỷ đồng;
- Thời hạn thế chấp;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
-Phương thức xứ lý tài sản thế chấp:
- Phương thức giài quyết tranh chấp;
- Điều khoản khác.
3. Lời chứng của công chứng viên: thể hiện đầy đù nội dung lời chứng theo mẫu ban hành kèm

Thông tu 06/2015/TT-BTP( 5 điểm)
Câu 5.
- Việc từ chối của công chứng viên là sai. ( 5 điểm)
- Nếu lập luận được: Căn cứ theo quy định tại Điều 116 hoặc Điều 317 của Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng thế chấp chi xác lập quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp (ông Hưng bà Vi
cháu Thành) và Ngân hàng Z; giữa Bên thế chấp và công ty Hưng Phát không phát sinh, thay
đổi, xác lập, chấm dứt bất kỳ quyền nghĩa vụ nào liên quan đến tài sản thế chấp. Do đó, có thể
cho cơng ty Hưng Phát tham gia giao kết hợp đồng hoặc không đều phù hợp với quy định của
pháp luật, miễn là thỏa mân quy định tại Điều 67, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Do không
xác lập quyền và nghĩa vụ nào với Bên thế chấp nên nếu cho công ty Hưng Phát tham gia giao
kết cũng không vi phạm khoản 3 Điều 141 của Bộ luật dân sự năm 2015.( 5 điểm)


* Lưu ý: Bài luận không nhất thiết phải lập luận tất cả các quy định có liên quan
Câu 6:
- Chấp nhận.( 5 điểm)
- Căn cử Điều 293 của Bộ luật dân sự năm 2015, điểm a 5 khoản 2 Điều 2 Thơng tư liên tịch
số 08/2012/TTLT- BTC-BTP về phí cơng chứng thì khơng cần xác định giá trị nghĩa vụ cụ
thể. ( 5 điểm)
• Lưu ý: Có một số địa phương yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp phải ghi giá trị khoản
vay trong hợp đồng .
Câu 7( 10 điểm)
Căn cứ vào nội dung Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 10 năm 2014, Điều 10, Nghị định số
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và các Điều 3, 6 và 7 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP
về đăng ký giao dịch bào đảm, thời hạn thế chấp trong tình huống kể trên phải được ghi là kể
từ khi các bên hồn tất thủ tục cơng chứng và đăng ký kéo dài cho đến thời điểm xóa đăng kỷ
theo theo đơn của người u cầu xóa đăng ký.
* Lưu ý: Thí sinh chỉ cần đưa ra lập luận chứ không nhất thiết phải ghi chính xác như đáp án



BỘ TƯ PHÁP
HỘI ĐỒNG KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ
HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG LẦN THỨ HAI

BÀI KIỂM TRA VIẾT
Pháp luật về công chứng, chứng thực: Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng: Kỹ
năng hành nghề công chứng
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I (30 điểm):
Câu hỏi 1: Anh/Chị hiểu thế nào về “cạnh tranh tranh không lành mạnh” trong hoạt
động cơng chứng? Anh/Chị hãy dẫn chứng một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh đã
và đang diễn ra trong thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để hạn chế những hành vi sai trái
đó?
TRẢ LỜI
- Hiện nay, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt độnh công chứng diễn ra khá
phổ biến. Tại luật công chứng 2014 không quy định cụ thể khái niệm cạnh tranh khơng lành
mạnh là gì? Khi xem xét các quy định tại Luật canh tranh 2018 thì tại khoản 6 Điều 3 quy định
như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên
tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”.
Theo đó, có thể hiểu việc canh tranh không lành mạnh trong hoạt động công chứng là việc tổ
chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi trái với quy định, các nguyên tắc đạo đức
hành nghề công chứng nhằm làm ảnh hưởng, lôi kéo khách hàng dẫn đến việc gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại cho tổ chức hành nghề công chứng khác.
- Các hình thức cạnh tranh khơng lạnh mạnh đã và đang diễn ra trên thực tiễn, có thể kể đến
như sau:
+ Thực hiện cung cấp dịch vụ công chứng ngồi giờ, ngồi trụ sở khơng phù hợp với quy định
của pháp luật. Có một số tổ chức hành nghề công chứng bất chấp thời gian, địa điểm để cung
cấp dịch vụ công chứng cho khác hàng với các lý do ký ngoài khác nhau;



+ Trích phần trăm cho người giới thiệu hồ sơ cơng chứng, trích phần trăm cho ngân hàng để
lơi kéo khách hàng;
+ Thực hiện thủ tục công chứng không phù hợp với quy định của pháp luật, kiểm tra hồ sơ
giấy tờ lỏng lẻo;
+ Thực hiện việc mở các chi nhánh, văn phòng đại diện chui để thuận tiện cho việc lôi khéo
khách hàng;
+ Quảng cáo dịch vụ công chứng trên các trang thông tin điện tử....
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế các hành vi sai trái:
+ Cần có các chế tài xử phạt cụ thể và nặng hơn nhằm mang tính chất răn đe;
+ Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra hồ sơ công chứng để phát hiện và xử phạt đối
với các trường hợp có sai sót;
+ Thường xuyên thực hiện bồi dưỡng công chứng viên để hiểu và nâng cao hơn trách nhiệm
của mình;
+ Thực hiện việc kiểm tra, ra sốt các địa điểm đặt trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, phát
hiện và xử lý đối với các trường hợp mở chi nhánh, văn phòng đại diện...
Câu hỏi 2: Trong q trình làm việc, một nhân viên Văn phịng cơng chứng A đã tiết
lộ bí mật thơng tin về việc công chứng mà anh ta biết cho người nhà của mình. Khi bị phản
ánh, cơng chứng viên Lê Mạnh Đạt – Trưởng Văn phịng cơng chứng A cho rằng thơng tin do
nhân viên của Văn phịng cơng chứng tiết lộ nên ông Đạt không phải chịu trách nhiệm người
tiết lộ thông tin cần gặp nhân viên kia để giải quyết.
Theo Anh/Chị, giải thích của ơng Đạt như vậy là đúng hay sai? Giải thích tại sao? (15
điểm)
TRẢ LỜI
Việc giải thích của ông Đạt như vậy là sai.
- Thứ nhất, tại khoản 4 Điều 4 Luật công chứng quy định: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật
và người yêu cầu công chứng về văn bản cơng chứng”. Theo đó, cơng chứng viên phải chịu
trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
- Thứ hai, tại điểm d khoản 2 Điều 17 Luật công chứng quy định công chứng viên có nghĩa vụ

Giữ bí mật về nội dung cơng chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý
bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, việc giữ bí mật là trách nhiệm và
nghĩa vụ của công chứng viên.
- Thứ ba, tại Điều 6 của Thông tư số 11/2012/TT-BTP Thông tư ban hành quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng quy định như sau:


“Điều 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ cơng chứng
1. Cơng chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng,
hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung cơng chứng trong q trình hành
nghề cũng như khi khơng cịn là cơng chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn
bản của người u cầu cơng chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Cơng chứng viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ cơng chứng trong q trình giải quyết u
cầu cơng chứng và bàn giao đầy đủ hồ sơ công chứng để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề cơng chứng,
của mình khơng được tiết lộ bí mật thơng tin về việc cơng chứng mà họ biết theo nội quy, quy
chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách
nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thơng tin đó.”
Từ những căn cứ nêu trên, có thể khẳng định, việc giải thích thơng tin do nhân viên của
Văn phịng cơng chứng tiết lộ nên ông Đạt không phải chịu trách nhiệm người tiết lộ thông tin
cần gặp nhân viên kia để giải quyết là sai theo quy định của pháp luật.
Phần II (70 điểm):
Ông Trần Văn A và vợ là bà Phùng Thị Bích là chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất tại
địa chỉ: số X, phố Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở số 1234 do Ủy ban nhân dân quận
Ba Đình cấp ngày 12/12/2010.
- Ơng An chết năm 2012, trước khi ông An chết không để lại di chúc; bố mẹ đẻ của ông
An đều chết trước ơng An.
- Ơng An và bà Bích có 3 người con đẻ là Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan và Trần Văn
Cao. Ơng Cao chết năm 2009, có vợ là bà Nguyễn Thị Liên và 2 người con chung là Trần Thị

Hòa 18 tuổi và Trần Văn Tuấn 10 tuổi.
- Bà Lan bị tâm thần bẩm sinh.
Nay những người thừa kế của ông An muốn làm thủ tục khai nhận di sản là nhà đất nêu
trên và cùng nhất trí để lại cho bà Bích được hưởng tồn bộ di sản do ông An để lại.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy xác định những người được hưởng thừa kế trong tình huống
nêu trên? Giải thích rõ cơ sở pháp lý? (10 điểm)
TRẢ LỜI
Theo dữ liệu tình huống cho, trước khi chết, ông An không để lại di chúc. Do đó, di sản mà
ông An để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật


1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế
trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.”
Do đó, khi tiến hành xác định người thừa kế theo quy định của pháp luật thì cần phải căn cứ
vào quy định trên để xác định người thừa kế theo hàng.
Mặt khác, để xác định được người thừa kế trong tình huống nêu trên thì chúng ra cần xác định
được người thừa kế là gì? Tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và
còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế nếu
là cá nhân, trường hợp là pháp nhân thì phải cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm
mà người để lại di sản chết).
Ngoài ra, tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Căn cứ vào những quy định nêu trên, có thể xác định được:
- Bố mẹ đẻ của ơng An đều chết trước ơng An, do đó, bố mẹ đẻ của ông An không được xác
định là người thừa kế do khơng cịn sống vào thời điểm mở thừa kế.


- Ơng Cao là con đẻ của ơng An, chết năm 2009, chết trước ông An. Tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật thừa kế về thừa kế thế vị nêu trên thì cháu Trần Thị Hịa và Trần Văn Tuấn sẽ
được thế vị phần mà ông Cao được hưởng. Do đó, cháu Hịa và cháu An sẽ được xác định là
người thừa kế.
- Còn đối với những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại: Bà Phùng Thị Bích –
vợ ơng An, ơng Trần Văn Sơn và bà Trần Thị Lan – con đẻ của ông An đều còn sống vào thời
điểm mở thừa kế nên đều được xác định là người thừa kế.
=> Theo đó, những người được hưởng thừa kế bao gồm các ông/bà sau: Phùng Thị Bích,
Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan, Trần Thị Hòa và Trần Văn Tuấn.
Câu hỏi 2: Xác định chủ thể, những giấy tờ tài liệu người yêu cầu cần cung cấp trong
tình huống nêu trên? (15 điểm)

TRẢ LỜI
1. Xác định chủ thể:
Những người thừa kế của ông An muốn thực hiện thủ tục khi nhận di sản do ông An để lại.
Theo phân tích ở trên, những người được hưởng di sản do ông An để lại bao gồm các ơng/bà
sau: Phùng Thị Bích, Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan, Trần Thị Hòa và Trần Văn Tuấn.
Đây cũng được xác định là chủ thể của giao dịch khai nhận di sản.
2. Những giấy tờ tài liệu cần cung cấp:
Theo quy định tại Điều 40, 41 Luật công chứng 2014 cũng như các quy định của pháp luật liên
quan như: Luật hộ tịch, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật căn cước công dân, Luật quản lý
xuất nhập cảnh... để xác định cần phải cung cấp được các giấy tờ để chứng minh, làm rõ liên
quan đến Hợp đồng, giao dịch. Theo đó, cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử của ông An;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở
số 1234 do Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cấp ngày 12/12/2010.
- Giấy khai sinh của ông An để xác định được cha, mẹ đẻ của ông An;
- Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của ông An (theo dữ liệu tình huống cung cấp thì bố mẹ ông
An đã chết trước ông An);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn với bà Phùng Thị Bích, giấy tờ tùy thân (như chứng minh
nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú) của bà Bích;


- Giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước cơng dân/Hộ chiếu) cịn
hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của ông Trần Văn Sơn và bà Trần
Thị Lan;
- Giấy khai sinh, giấy chứng tử của ông Trần Văn Cao;
- Giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước cơng dân/Hộ chiếu) cịn
hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của bà Trần Thị Hòa;
- Giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của cháu Trần Văn

Tuấn.
Do cháu Tuấn hiện mới 10 tuổi, chưa đủ tuổi thành niên do đó cháu Tuấn chưa thể tự mình
thực hiện được các giao dịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, khoản 3 Điều 21 Bộ
luật dân sự, khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu Tuấn khi tham gia giao dịch này
sẽ thông qua người đại diện. Mà người đại diện theo pháp luật của cháu Tuấn sẽ là mẹ cháu –
bà Nguyễn Thị Liên sẽ đại diện cháu Tuấn tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.
Do đó, cần cung cấp giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước cơng dân/Hộ chiếu)
cịn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của bà Nguyễn Thị Liên.
- Do bà Trần Thị Lan bị tâm thần bẩm sinh nên theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015
thì bà Lan thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự do đó, việc lập và giao kết văn bản
sẽ phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
Căn cứ quy định tại Điều 46, khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện theo
pháp luật của người bị mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người đó. Mà tại
Điều 53 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên như sau:
“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp khơng có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì
người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng
là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành
vi dân sự, cịn người kia khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người
giám hộ; nếu người con cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo
có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có
mà vợ, chồng, con đều khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám
hộ.”


Do bà Lan bị tâm thần bẩm sinh nên việc chọn người giám hộ cho mình là việc khơng thể thực

hiện được, do đó, việc xác định người giám hộ đương nhiên sẽ được xác định theo quy định
nêu trên. Và việc thực hiện việc giám hộ sẽ chịu sự giám sát của người giám sát giám hộ theo
quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự 2015. Sau khi xác định được thì sẽ cung cấp các giấy tờ
sau:
+ Quyết định của Tịa án có thẩm quyền tun bà Lan bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký giám hộ;
+ Giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước cơng dân/Hộ chiếu) cịn hạn, giấy tờ
xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của người giám hộ đương nhiên;
+ Giấy đăng ký giám sát việc giám hộ, Giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước
công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của người
giám sát việc giám hộ.
Câu hỏi 3: Đề nghị của các đồng thừa kế để bà Bích được hưởng tồn bộ di sản nêu
trên có được chấp nhận khơng? Tại sao? (10 điểm)
Đề nghị của các đồng thừa kế là để bà Bích được hưởng tồn bộ di sản thừa kế khơng được
chấp nhận vì những lý do nêu sau:
- Thứ nhất, do cháu Tuấn mới 10 tuổi nên việc tham gia giao dịch liên quan đến việc phân chia
di sản thừa kế do ông An để lại sẽ do người đại diện theo quy định của pháp luật là bà Liên
thực hiện.
Tại khoản 1 Điều 77 Luật hơn nhân và gia đình quy định như sau:
“Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có
quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con.”
Do đó, việc thỏa thuận phân chia phần di sản mà cháu Tuấn được hưởng cho bà Bích thì sẽ
khơng thể hiện được vì lợi ích của con. Do đó, việc nhượng phần di sản mà cháu Tuấn được
hưởng cho bà Bích là không phù hợp.
- Thứ hai, đối với phần di sản mà bà Lan được hưởng:
Do bà Lan bị mất năng lực hành vi dân sự nên việc thực hiện giao dịch dân sự sẽ được thông
qua người đại diện là người giám hộ.
Tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“....Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các

giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của
người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người
được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”


Theo đó, người giám hộ sẽ khơng được tặng cho tài sản của người được giám hộ cho người
khác. Do đó, thỏa thuận trên khơng phù hợp.
Câu hỏi 4: Khơng nhất trí với đề nghị của các đồng thừa kế, bà Bích muốn tặng cho
phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An và
phần di sản mà bà được hưởng do ơng An để lại cho anh Sơn.
Anh/Chị có ý kiến gì về u cầu của bà Bích? Giải thích rõ cơ sở pháp lý? Hãy nêu
hướng giải quyết của Anh/Chị trong trường hợp này? (15 điểm)
TRẢ LỜI
Đối với u cầu của bà Bích, có thể thấy:
- Việc bà Bích muốn tặng cho phần di sản mà mình được hưởng cho anh Sơn là phù hợp theo
quy định tại Điều 57 Luật Cơng chứng 2014.
- Việc bà Bích muốn tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối
tài sản chung với ơng An cho anh Lợi cùng phù hợp theo quy định tại Điều 168, Điều 188 Luật
đất đai.
Tuy nhiên, nếu bà Bích muốn thực hiện việc tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử
dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An và phần di sản mà bà được hưởng do ông
An để lại cho anh Sơn trong cùng một văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Khi đó, ý kiến của
bà Bích là khơng phù Hợp với quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ
phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho tồn bộ
hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, thì trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì người được
hưởng di sản có thể tặng cho tồn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người
thừa kế khác. Như vậy, trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì bà Bích chỉ có thể tặng
cho phần di sản của mình cho anh Sơn. Cịn đối với phàn tài sản thuộc quyền sở hữu của bà
trong khối tài sản chung với ông An muốn thực hiện việc tặng cho thì phải lập thành một văn
bản riêng biệt.
Đối với trường hợp này, có thể hướng dẫn bà Bích thực hiện việc thỏa thuận phân chia
di sản phần mình được hưởng cho anh Sơn. Sau đó, khi đủ điều kiện thì sẽ thực hiện việc tặng
cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ơng An
cho anh Sơn sau.


Câu hỏi 5: Sau khi bàn bạc các bên thống nhất: Tất cả những người được hưởng thừa
kế sẽ cùng đi nhận di sản do ông An để lại.
Anh/Chị hãy soạn thảo văn bản cơng chứng cho tình huống này? (20 điểm)
(Thí sinh được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, trừ Thông tư số 11/2012/TT-BTP
ngày 30/10/2012 ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và các Mẫu hợp đồng,
giao dịch).
TRẢ LỜI
Sau khi bàn bạc thì các bên đã đưa ra được thống nhất là: Tất cả những người được hưởng
thừa kế sẽ cùng đi nhận di sản do ông An để lại.
Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di
sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền u cầu cơng
chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận

phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp này, sẽ tiến hành soạn thảo Văn bản khai nhận di
sản gồm những nội dung chính sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên văn bản: “Văn bản khai nhận di sản”;
- Chủ thể tham gia;
- Quan hệ thừa kế;
- Di sản để lại;
- Cam đoan về việc khơng bỏ sót người thừa kế;
- Khai nhận thừa kế;
- Lời chứng của công chứng viên.


ĐỀ THI LẦN 3
KIỂM TRA VIẾT
Pháp luật về công chứng, chứng thực;
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
Kỹ năng hành nghề hành nghể công chứng
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Phần I Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng (10 điểm)
Anh A là công ty chứng nhận làm việc theo chế độ lao động tại Văn phịng cơng chứng B .
Trong thời gian hành nghề tại Văn phịng cơng ty B, công ty chứng chỉ A đã giới thiệu khá
nhiều khách hàng sang Văn phịng cơng chứng C để công chứng hoặc để thực hiện dịch vụ sau
công chứng và được nhận tiền giới thiệu từ Văn phịng cơng chứng C. Tuy nhiên, thời gian
gân đây mặc dù vẫn giới thiệu nhưng khơng thấy Văn phịng cơng chứng C trả tiền giống như
những lần trước, công chứng viên A đã gặp Trưởng văn phịng cơng chứng B để u cầu như
sau: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Văn phịng cơng chứng B nên nhận bảo cả
dịch vụ sau cơng chứng như đóng thuế, làm thủ tục đăng ký (đăng bộ) có thu tiền để giúp
khách hàng: đồng thời cơng Chứng viên của văn phịng cơng chứng B nếu có mơi giới thu hút
khách hàng đến làm dịch vụ này tại Văn phịng cơng chứng B thi sẽ được chia thủ lao theo tỷ

lệ tương xứng.
Anh / Chị hãy bình luận về việc đã làm và đề nghị mơi giới của cơng chứng viên A. Giải thích
rõ cơ sở pháp lý của bình luận của mình?
Phần II. Kỹ năng điều hành công việc, chuyên môn nghiệp vụ công chứng (60 điểm)
Vợ chống ông X và bà Y lúc cịn sống có sở hữu 01 chiếc oto và 02 căn nhà: Một căn ở phường
1 quận A, thành phố H ( ơng X có đăng ký hơ khẩu tại căn nhà này) và một căn khác ở xã T
huyện M tỉnh K ( bà Y đăng ký hộ khẩu tại đây nhưng bà khơng ở đó mà từ trước cho tới khi
xuất cảnh bà đăng ký tạm trú ở địa chỉ của chồng tại phường 1, quận A, thành phố H).
Năm 1975, bà Y xuất cảnh sang Hoa Kỳ vào năm 1978 .Ông X mất 1987 tại Việt Nam ( cha
mẹ bà Y đều mất trước bà Y; cha mẹ ông X đều mất trước ông X; ông X và bà Y khơng có cha
mẹ ni, con ni hay con riêng). Nay những người thừa kế của Ông X và Y muốn làm thủ
tục hưởng thừa kế.
Câu hỏi 1: Anh/chị hãy xác định cơng chứng viên có thẩm quyền cơng chứng trong tình huống
neu trên? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Câu hỏi 2: Xác định địa điểm niêm yết thụ lý công chứng và các nội dung cơ bản của văn bản
niêm yết trong tình huống nêu trên?
Tình huống bổ sung



×