MỘT VÀI BIỆN PHÁP TRONG VIỆC CHUẨN BỊ
CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
I Đặt vấn đề:
1. Cơ sở pháp lí
Theo Luật Giáocdục, Giáo dục mầm non có mục tiêu hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ mầm non và được chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Kết quả chăm sóc, giáo dục của trường mẫu giáo, phản ánh khi trẻ vào lớp một tiểu
học và rõ nét nhất là giai đoạn đầu lớp 1.Nghiên cứu phân tích, đánh giá khả năng
đầu lớp 1 qua các lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình
cảm xã hội giúp chúng ta có cơ sở đề xuất những biện pháp tác động đến 3 môi
trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) nhằm nâng cao hơn kết quả chuẩn bị
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào lớp 1; đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục tiểu học mới
theo tinh thần Nghị quyết 40/NQ-QH của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông, đồng thời góp phần làm rõ mối quan hệ liên thông giữa mục tiêu
giáo dục mầm non với mục tiêu giáo dục tiểu học cũng như vai trò của mục tiêu
giáo dục mầm non với mục tiêu giáo dục tiểu học theo tinh thần Luật giáo dục
2005.
Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2010 của Chính
phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là điều kiện thuận lợi cho việc
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Trường mầm non là môi trường quan trọng để giúp trẻ có một tâm thế sẵn
sàng bước vào lớp 1. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn
diện các lĩnh vực: phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ
em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học
suốt đời.
2. Cơ sở thực tiển
Ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi khi lên tiểu học
hoạt động chủ đạo là học, việc này gây nhiều khó khăn đối với trẻ, nhất là tâm lí.
Nếu tâm lí trẻ phát triển đúng hướng thì việc học sẽ dể dàng hơn. Việc phát triền
tâm lí giai đoạn này rất quan trọng, do đó cần có sự hỗ trợ của người lớn.
Cuối độ tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có ý thức thích độc lập, muốn tự minh
hành động, vì thế có những tình cảm như: ấm ức, khó chịu vì người lớn không còn
thương yêu chăm sóc trẻ như trước, trẻ cảm thấy hụt hẵng khi không còn được
người lớn giúp đở. Tâm lí xáo trộn, khiến trẻ có thể vừa khóc vừa cười, thậm chí
đang khóc rất to chuyển sang cười ngay, trẻ lúc này cũng biết thắng thua, được mất.
Các tình huống cụ thể có sức hấp dẫn trẻ, trẻ rất thích được xem phim hoạt hình,
múa rối, truyện tranh…
Trẻ rất nhạy cảm hay tủi thân, cũngng rất hoạt bát và hiếu động không thích
ngồi một chổ, chỉ thích được tự do chạy nhảy. Ở tuổi này tình mẹ con, tình thương
của người thân, cô giáo liên quan đến nhu cầu giao lưu của trẻ. Hiếu kỳ là bản tính
tự nhiên giúp trẻ khám pha những điều mới lạ xung quanh trẻ. Trẻ khám phá là
cách tốt nhất để có kiến thức, biết tư duy và đó là nền tảng của học vấn sau này.
Thông qua các hoạt động thực tế của trẻ ở lức tuổi này như: hỏi han, thăm
dò, tìm hiểu, phát hiện cái mới và nhận thức cái mới. Cho nên các bật cha mẹ,
người lớn nên vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và không nên
chỉ “ừ, hữ” cho qua chuyện. Nếu trẻ không được thỏa mãn, không được nhận lời
giải thích xác đáng thì ttrẻ sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu, khám phá hiện tượng
sự vật xung quanh. Ở giai đoạn này trẻ tưởng tượng phong phú, trẻ có thể dựa vào
một truyện nào đó để kể ra truyện khác thật sáng tạo, hay các sự kiện diễn ra hàng
ngày xung quanh trẻ, trẻ có thể hỏi những câu thật ngây ngô, buồn cười…
Sự thay đổi giữa môi trường gia đình và trường học có tác động không nhỏ
tới quá trình phát triển tâm lí trẻ. Có thể nhận thấy một cách rõ ràng về mặt cảm
xúc, những trẻ ở lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1 còn phụ thuộc nhiều vào người lớn.
Khi đến trường đối diện với khung cảnh xa lạ, nề nấp sinh hoạt mới, cô giáo và bạn
bè mới thường để lại cho trẻ những dấu ấn không dễ chịu chút nào và đó chính là
nguồn nguyên nhân trẻ lo lắng.
Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị thế nào để trẻ đạt hiệu quả cao trong học tập ?
Các bậc cha mẹ nên hiểu rắng, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 là một nhiệm vụ
lâu dài. Vì để bồi dưỡng trẻ có khả năng học tập, có thói quen học tập và niềm
thích thú với việc học cũng như khả năng tham gia vào các hoạt động tập thể là cả
một quá trình. Trẻ phải được thay đổi từ việc lấy các hoạt động vui chơi ở lớp mẫu
giáo là chính chuyển sang việc tập trung vào học tập khi bước vào cuộc sống của
học sinh tiểu học. Thế nên cần phải chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về các mặt như: thể
chất, trí tuệ, tâm lí, ngôn ngữ, các thói quen sinh hoạt sinh hoạt để trẻ có thể dể
dàng đón nhận những thay đổi mới trong cuộc sống.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục
Đào tạo yêu cầu nội dung giáo dục mầm non:
Đảm bảo tính khoa học tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ
đến khó, đảm bảo tính lien thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp
tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc
sống kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Phù hợp với sự pháp triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn;
cung cấp kỹ năng sống phù hợp; giúp trẻ em biết kinh trọng, yêu mến, lễ phép với
ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu
thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
Mục tiêu Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực
hiện chăm sóc giáo dục 2buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể
chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất
lượng cho trẻ em vào lớp 1.
Cùng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non Bộ ban hành chương
trình cho trẻ vùng khó tạo điều kiện cho giáo viên ở các vùng đặc biệt khó khăn
thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và chuẩn bị cho trẻ 5
tuổi vào lớp 1.
Cùng với quá trình phát kinh tế xã hội của đất nước, ý thức của người dân
được nâng lên việc đưa trẻ đến các trường mẫu giáo, mầm non ngày càng nhiều
càng thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 mà còn tổ chức các buổi
tuyên truyền đạt hiêu quả.
2. Khó khăn:
Tâm lí trẻ rất sợ môi trường mới, thầy, cô lạ, trẻ dể nảy sinh cảm giác sợ cái
mới và sợ bị trơ trọi môt mình. Thay đổi môi trường, tâm lí cũng thay đổi khiến trẻ
dể bị sốc hay có phản ứng tự vệ hoặc thu mình lại một gốc ngồi quan sát mọi người
xung quanh.
Do cha mẹ thường yêu cầu trẻ quá cao: con cố gắng đạt điểm cao, làm bài
tập đầy đủ nếu không cô phạt, bạn bè trêu chọc.
Sự thay đổi đột ngột từ chơi sang học, trẻ không còn được tự do vui chơi mà
phải dậy từ sớm chuẩn bị đầy đủ cập sách và dụng cụ học tập trước khi đến lớp.
Đến trường phải tuân thủ theo nội quy của trường không được nói chuyện riêng, ra
chơi đúng giờ, vào học nghiêm túc. Các bậc phụ huynh muốn con mình chăm
ngoan nên gây áp lực với trẻ, bắt trẻ phải tuân thủ hàng loạt nội quy, quy định của
nhà trường của gia đình gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lí trẻ là cho trẻ vừa sợ vừa lo
làm ảnh hưởng xấu với cho việc học sau này.
Một số trẻ được học trước chương trình lớp 1 thì việc đưa trẻ đến trường tiểu
học không gây nhiều trở ngại. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này trẻ thích được khám và tìm
hiểu cái mới lạ, những điều chưa biết. Do đó việc cung cấp khiến thức cho trẻ ở lớp
1 đã làm trẻ nhàm chán, không chú ý, dần dần thói quen không chú ý được hình
thành. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp thu, thói quen học tập của trẻ.
Các bậc phụ huynh có xu hướng bà trông cháu, chị trông em. Vì không cần
học xong chương trình mầm non trẻ vẩn vào được lớp 1, hay gửi trẻ váo điểm giử
trẻ gia đình nào đó để tiện đi làm mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhu
cầu phát triển sức khỏe và trí tuệ cho trẻ. Họ luôn nghĩ rằng trẻ đến trường mầm
non chỉ được múa hát vui chơi… chứ không có các hoạt động giúp trẻ rèn luyện
khả năng học tập ở bậc tiểu học. Đa số trẻ không học ở các trường mẫu giáo, mầm
non nên ngay ngày đầu trẻ đến trường trẻ rất sợi bị bỏ rơi, sợ chổ đông người mà
lại có rất nhiều người lạ, với bao nhiêu quy định, nào là đi học đúng giờ, ngồi ngay
ngắn nghe giảng, làm bài tập ở lớp, bài vế nhà… Trẻ không còn được tự do vui
chơi như trước. Điều này làm trẻ sợ đến trường vào ngày hôm sau và những ngày
tiếp theo.
Trước những khó khăn đối với các bậc phụ huynh và nhiều áp lực đối với trẻ
khi trẻ vào học lớp 1. Để khắc phục vấn đề này, Tôi đề ra một số biện pháp cụ thể
yêu cầu giáo viên thực hiện để giúp các cháu tự tin hơn cho những ngày đầu tiên
bước váo lớp 1.
III.Giải pháp và kết quả:
Vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi trẻ. Trẻ đang từ cuộc
sống khá thoải mái về thời gian cũng như tinh thần, bé chuyển qua môi trường mới
đòi hỏi “làm việc”một cách thật sự phải tập trung chú ý trong một tiết học dài. Vào
những tuần lễ đầu thật là khó với bé.
1.Giải pháp:
- Chuẩn bị sức khỏe cho trẻ: Không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng chiều
cao và trong lượng cơ thể mà còn sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ,
dẻo dai, có khả năng chống lại mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn
tay, tính nhanh nhạy của các giác quan. Sự dẻo dai, bền bỉ để không bị mệt mỏi khi
trẻ học liên tục cả buổi, cả ngày. Để có được những tư chất đó cần tạo một chế độ
sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi, luyện tập… cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả
về mặt thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Giáo
dục trẻ biết được các dinh dưỡng sự cần thiết của các chất dinh dưỡng đối với cơ
thể VD: ăn đu đủ có nhiều vitamin A giúp cho mắt sáng và tốt cho hệ tiêu hóa; Rau
xanh không những cung cấp nhiều vitamin mà còn rất hữu ích cho sự phát triển bộ
não cho trẻ. Giáo viên và cha mẹ trẻ có những hiểu biết về những nhu cầu của
trẻtrong chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm an, toàn bổ dưỡng, đáp ứng cùng
với hương vị thơm ngon sẽ khuyến khích trẻ ăn với và tiếp nhận đầy đủ các chất
dinh dưỡng cân đối và hợp lý.
Để có những phẩn chất đó cần tao cho trẻ chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ
ngơi, luyện tập cho trẻ một cách khoa học, hợp lí cả thời gian cũng như phù hợp
đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Hằng năm phòng mầm non có kế hoạch mở các lớp
tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn sự cần thiết rèn luyện tính tự giác,
tích cực, tâm lí sẵn sàng đi học hơn là yêu cầu trẻ phải có điểm 10 mỗi tháng.
Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường mầm non, mẫu giáo tổ chức cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi được tham quan trường tiểu học ít nhất hai lần trong năm, trẻ được tham
quan phòng học, các phòng chức năng, sân chơi đặt biệt là trẻ tham gia vào một giờ
học cùng anh chị lớp 1. Đối với trẻ năm tuổi chưa được đến trường mẫu giáo, nhà
trường có kế hoạch tổ chức tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ dẫn trẻ đến
trường tiểu học, trò chuyện với trẻ về các họat động học tập của anh, chị trong gia
đình và người thân. Giúp trẻ hiểu được nhiệm vụ học tập ở trường tiểu học, cùng
trẻ xây dựng thời gian biểu cho cá nhân và cùng trẻ thực hiện hay động viên trẻ
thực hiện với các trẻ cùng tuổi ở trong xóm – Tạo cho trẻ có mối quan hệ trong
cộng đồng, giúp trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tạo tình huống cho trẻ trao đổi
phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, khuyến khích tất cả trẻ cùng tham gia,
cùng nhận xét sản phẩm làm ra. Tạo cơ hội cho trẻ nhận kết quả của việc đã làm
hướng khắc phục những việc chưa làm được. Bằng những lời động viên của cô,
của mẹ để trẻ có kế hoạch tiếp theo sắp xếp khoa học hơn và sáng tạo hơn. Giáo
viên, cha mẹ trẻ phải là tấm gương trong thực hiện kế hoạch giúp trẻ hiểu được
những khó khăn và thuận lợi khi đến trường tiểu học.
Giáo viên và phụ huynh không gây áp lực cho trẻ mà phải nhẹ nhàng, ân cần,
gần gũi trẻ, tạo cho trẻ tâm lí mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Ngoài ra cũng
cần khen trẻ, một lời khen, khuyến khích đúng lúc có tác dụng tích cực giúp trẻ tự
tin hơn khi đến trường.
Chuẩn ngôn ngữ cho trẻ : Đây là tiền đề quan trọng chuẩn bị tốt cho trẻ vào
lớp 1, không gây trở ngại việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Phụ
huynh nên rèn luyện trẻ kỹ năng giao tiếp, ở trường giáo viên mầm non cũng cần
chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong việc giao tiếp là việc nói tốt tiếng mẹ
đẻ có thể nói là quan trọng cho việc trẻ học đọc, học viết khi vào lớp 1. Thực tế cho
thấy, trẻ muốn giỏi các môn khác thì trước tiên phải giỏi môn tiếng Việt. Ở trường
mầm non, giáo viên mở rộng vốn từ những gì gần gũi, thân yêu nhất cho trẻ, phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Ở nhà cha mẹ có thể ôn lại những bài học đó cho
con hoặc bằng những thực tiễn cuộc sống hằng ngày cha mẹ giúp trẻ phát triển kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống. Nói chuyện với con cắt nghĩa của từ cho
con hiểu là sự chuẩn bị tốt cho việc đọc, viết ở lớp 1của trẻ. Vì chúng ta biết “ngôn
ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung
quanh. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, đồng thời
ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập công đồng”. Cha mẹ phải tạo cho con lòng
tự tin, ý thức kỷ luật, hành vi văn minh ,tình thương với mọi người, biết chăm sóc
vật nuôi cây cảnh, thương yêu giúp đỡ mọi người và có ý thức giữ gìn của công…
Đó là những việc đơn giản nhưng thiết thực để hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở
bậc học tiếp theo. Không cho trẻ học trước chương trình lớp 1 mà chỉ cho trẻ phát
âm, tô đúng 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, rèn luyện cơ tay, phối hợp các
trò chơi vận động giúp cho cơ thể dẻo dai và đôi tay kéo léo sau này.
Giáo dục cho trẻ có ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để khích thích trẻ
biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ,
truỵên. Khuyến khích trẻ tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ
đề. Giáo dục trẻ có thói quen tự phục vụ bản thân.
Giúp trẻ tự lựa chọn và tự tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính
tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ.
Giúp trẻ ham học bằng cách thiết kế những hoạt động thú vị vui nhộn, vừa
sức cho trẻ như xếp hình, nấu ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây.
Giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui,qui định ở trường, ở lớp, những nơi
công cộng, chấp hành luật an toàn giao thông.
Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia
đình như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, anh, chị em.
Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những
người lớn khác trong trường mầm non giúp trẻ có những hiểu biết về lớp 1, về các
mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo từ đó kích thích lòng mong mỏi, hào hứng
được đến trường học hỏi của trẻ.
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến
thức học tập ở trường phổ thông. Hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền
đọc, tiền viết cho trẻ là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều
tri thức mới.
Chuẩn bị đức tính, kỹ năng thói quen cần thiết: Các bậc phụ huynh và giáo
viên cần cân nhắc để có sự cân bằng trong cách quản lí trẻ ở lớp, ở gia đình. Bên
cạnh sự quan tâm lo lắng cũng cần cho trẻ quyền tự do để trẻ có thể tự phát triiển
được và cũng giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, lạc quan trong giao tiếp trong xã hội.
Đối với lớp 5 tuổi, giáo viên cần duy trì sổ nhật kí. Muốn trẻ phát triển toàn
diện thì giáo viên cần nắm rõ tính cách, sở thích của từng trẻ để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung cho kế hoạch giáo dục tiếp theo. Ví dụ rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ thì
cần ghi laị thời mà trẻ chờ đợi, ghi lại quá trình hoạt động của trẻ vì trong việc thực
hiện các bài tập rèn tính kiên nhẫn thường thì giáo đưa ra giải thưởng theo ý trẻ
thích, giao cho bài tập khi hòan thành trẻ được nhận phần thưởng đó. Giám sát trẻ
phải hoàn thành bài tập bằng chính năng lực của trẻ. Giáo viên cần khích lệ trẻ
bằng những lời khen đúng lúc và tặng cho trẻ phần thưởng đó. Điều này giúp trẻ
hào hứng hơn, tự tin hơn khi hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Việc dạy trẻ
biết chờ đợi rất có ích vì nó giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của thời gian, rèn tính nhẫn
nại và cần cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà người lớn giao.
Rèn tính tự tin cho trẻ: Giáo viên cần hiểu được mục đích chơi ở trường mẫu
giáo là “học mà chơi, chơi mà học để khi chuyển đến trường tiểu học nhiệm vụ
chính là “học tập”, không đặt nặng vấn đề điểm 10 mà hãy trò chuyện với trẻ như
người bạn giúp trẻ hiểu được trẻ đã lớn “người lớn” điều này giúp trẻ tự tin, tự giải
quyết mọi việc như ngươi lớn và là học sinh tiểu học, tuyệt đối không được dung
việc vào lớp 1 dọa nạt trẻ tạo áp lực cho trẻ.
Rèn luyện cho trẻ tính tự lập: Tập cho trẻ thói quen tự phục vụ từ hành động
đế suy nghĩ VD: Chơi xong tự cất đô chơi; Khi trẻ cảm thấy trời nóng trẻ nghĩ đế
việc bỏ nón, cởi bớt áo…Chúng ta luôn luôn chú ý quan sát và tham gia cùng trẻ để
trẻ tự tin hơn thực hiện mọi việc phục vụ cho bản thân, giúp đỡ mọi người xung
quanh và là điều kiện thích ứng với cuộc sống sau này của trẻ. Nhà trường và gia
đình cần phối hợp chặt chẽ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, nên nhẫn nai
trả lời các câu hỏi của trẻ, đừng bao giờ trả lời rằng “ con còn nhỏ, lớn lên tự nhiên
con sẽ biết” trả lời hết các câu trẻ hỏi giúp trẻ bày tỏ suy nghĩ, tính tò mò ham tìm
hiểu của trẻ, trả lời trẻ tạo sự gần gũi với trẻ tạo hứng thú cho trẻ quan sát mọi vật
xung quanh và khả năng sáng tạo của trẻ sau này.
Ngoài những kỹ năng trẻ được rèn luyện trong trường mẫu giáo thì còn một
số kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1: trẻ biết chào hỏi người lớn một
cách lễ phép mà không chờ cha mẹ nhắc, trẻ biết cách tự sắp xếp góc riêng của
mình nếu bày ra thì phải dọn, trẻ biết làm chủ được chính mình khi hòa nhập với
môi trường tập thể …
2. Kết quả:
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 là việc làm cần thiết, đòi hỏi sự
kiên trì của giáo viên, phụ huynh và toàn xã quan tâm thực hiện nghiêm túc. Giúp
trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ. Vì thế việc tuyên tryuền của cô giáo mầm
non vô cùng quan trọng, giúp các bậc cha mẹ có ý thức hơn trong việc chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo còn phối hợp tốt với phụ
huynh và cộng động áp dụng các biện pháp phù hợp giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
Bằng các biên pháp trên tôi thấy rằng 100% trẻ đã có tâm lí sẵn sàng vào lớp 1,
giao tiếp tốt với các bạn học cùng lớp, cùng trường. Lễ phép với người lớn, thương
yêu giúp đỡ các em nhỏ, biết tập trung chú ý trong giờ học, có các kỹ năng cần thiết
giúp trẻ háo hức và tự tin trong những ngày đầu vào lớp 1, thực hiện nhiện vụ học
tập đạt hiệu quả hơn.
III. Bài học kinh nghiệm:
Để giúp trẻ bước vào trường tiểu học một các hiệu quả, cần chuẩn bị toàn
diện về thể lực, trí tuệ, giao tiếp, ứng xử và một số phẩm chất tâm lí, kĩ năng cần
thiết trong hoạt động học tập bằng các phương pháp phù hợp với sự phát triển của
trẻ, cùng với sự thống nhất với gia đình và trường mầm non.
Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một được tiến hành thường xuyên liên tục, từ
thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp thông qua trò chơi hay các thao tác hấp dẫn
mà trẻ yêu thích
Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết, làm toán bằng cách kết hợp với cha mẹ
trẻ. Gơi ý những cách mà họ có thể giúp trẻ ở nhà bằng nhiều hoạt động phù hợp
với điều kiên của họ.
Tuyệt đối không nôn nóng áp đặt trẻ, ép trẻ học trước những gì trẻ sẽ học
một cách bài bản ở trường tiểu học sau này. Điều đó sẽ gây cho trẻ những chán nản,
chủ quan chểnh mảng dẫn đến mất hết hứng thú học tập ngay từ những buổi học
đầu, gây không ít khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc khắc phục, uốn nắn
những sai sầm mà trẻ mắc phải.
Tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền cho giáo viên, mỏi giáo viên là một
tuyên truyền viên giỏi. Thực hiện công tác tuyên truyền trong cộng đồng về việc
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, đặc biệt là chuẩn bị về tâm lí và ngôn ngữ.
Kiên Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Người viết
Trần Ngọc Thạch
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
2. Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục Đào
tạo về thực hiện chương trình GDMN.