Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.93 KB, 18 trang )

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi gia đình ngày nay chỉ có từ một đến hai con nên ai cũng muốn con
mình giỏi giang ngay từ ngày con ngồi trên ghế nhà trường. Thầy cô giáo
cũng luôn muốn có những học sinh giỏi của môn mình hay lớp mình phụ
trách. Những mong ước đó thật chính đáng. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo
1
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
có rất nhiều sân chơi cho học sinh THCS: thi chọn học sinh giỏi các môn văn
hóa lớp 9, thi chọn học sinh giỏi Toán qua Internet (Violympic), thi chọn học
sinh giỏi Tiếng Anh qua Internet (IOE), thi giải toán trên máy tính cầm tay,
Qua đó học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Nhưng để có
được kết quả cao trong những kỳ thi đó cũng không phải là dễ. Nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: tố chất của học sinh, sự quan tâm của gia đình, sự đầu tư về
chuyên môn của thầy cô giáo, sự nỗ lực của học sinh,
Trong những năm học gần đây, Trường THCS La Bằng có khá nhiều
học sinh giỏi (HSG) các cấp ở hầu hết các môn học: Toán, Lý, Hóa, Văn,
Giáo dục công dân, Sử, Địa, Tiếng Anh, Thể dục, Văn nghệ. Đó là kết quả
thật đáng tự hào của trường THCS La Bằng và của cả nhân dân xã La Bằng
nhưng đó cũng là kết quả của sự làm việc miệt mài của cả thầy và trò trường
THCS La Bằng cùng với sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tiếng Anh bậc Trung học cơ
sở. Bản thân tôi đã trải qua hơn 10 năm giảng dạy môn học này. Trong quá
trình giảng dạy hàng ngày trên lớp tôi luôn chú ý để phát hiện ra những học
sinh có năng khiếu và yêu thích môn học để có định hướng bồi dưỡng cho các
em phát huy hết khả năng của mình. Do đó tôi đã đạt được một số thành công
nhất định đóng góp vào thành tích chung của nhà trường nên tôi cũng mạnh
dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân đã được đúc rút trong quá trình


công tác về việc “Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Tiếng
Anh” của mình để bạn bè đồng nghiệp tham khảo và chia sẻ thêm cho tôi
thêm những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau đưa phong trào
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiến thêm những bước mới.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hiện nay tiếng Anh đang được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc
giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giữa các quốc gia trên thế giới.
Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm
đến ngành giáo dục và chọn bộ môn tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến, là một
2
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
môn học chính và bắt buộc trong các trường phổ thông cũng như cao đẳng và
đại học. Có một thực tế là rất nhiều học sinh rất sợ môn Tiếng Anh nhưng
cũng có nhiều học sinh đã đạt được những thành công nhất định trong môn
học này.
Một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo
dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự
nỗ lực và sáng tạo không mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói
chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn
nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế
nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các
em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình. Qua
nghiên cứu nhỏ, này tôi đúc kết lại một số kinh nghiệm về phát hiện và bồi
dưỡng HSG với mong muốn chọn được đối tượng phù hợp để ôn luyện và ôn
luyện đạt hiệu quả chất lượng ngày càng cao.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ:
- Tìm ra cách tiếp cận, phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh

THCS.
- Tìm ra một số kỹ năng, kỹ thuật để giải quyết một số loại bài tập
thường gặp trong bồi dưỡng HSG Tiếng Anh THCS.
- Tìm ra một số yếu tố cần thiết khác để bồi dưỡng HSG Tiếng Anh có
hiệu quả.
2. Phạm vi:
- Học sinh có học lực khá - giỏi về bộ môn tiếng Anh khối THCS ở
trường THCS La Bằng - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Quá trình bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh THCS: dự thi IOE và thi
môn Tiếng Anh trong kỳ thi HSG các môn văn hóa lớp 9.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.lớp 6,7,8,9.
3
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Tài liệu ôn thi IOE.
- Các loại sách nâng cao dành cho các khối lớp ở bậc THCS.
- Sách ngữ pháp tiếng Anh, các loại băng đĩa……
- Bộ sách học và thực hành và đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ
năng Tiếng Anh lớp 6,7,8,9.
- Một số website: , www.hellochao.vn,
www.tienganh123.com,
- Thời gian: trong một năm học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra phát hiện, tiếp xúc trực tiếp với học
sinh,
- Tìm hiểu các loại bài tập cơ bản và nâng cao trong SGK và tài liệu
tham khảo, trên một số website (đã kể ở trên).
- Tìm ra một số kỹ năng kỹ xảo để làm các dạng bài tập thường gặp
trong SGK và và tài liệu tham khảo, trên một số website (đã kể ở trên) trong
quá trình bồi dưỡng HSG.

- Phân tích, phân loại, hệ thống hóa các dạng bài tập và tổng kết kinh
nghiệm trong quá trình bồi dưỡng HSG.
V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh THCS.
- Tăng số lượng và chất lượng HSG môn Tiếng Anh THCS.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tôi đã tiến hành viết đề tài này dựa trên:
- Kinh nghiệm nhận xét, nhận định khả năng của học sinh.
- Kinh nghiệm về bồi dưỡng HSG.
- Kiến thức cơ bản, nâng cao Tiếng Anh THCS.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi:
4
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nhà trường đã có một số tranh thiết bị phục vụ cho giảng dạy và bồi
dưỡng HSG: SGK, tài liệu nâng cao, đài, máy vi tính có nối mạng Internet,…
- Có những học sinh có tố chất, say mê với môn học.
- Một số gia đình quan tâm đến việc học của con em.
- Một số phụ huynh và học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học
nói chung và của môn Tiêng Anh nói riêng.
- Bản thân ham học hỏi, tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học. Quen
thuộc với việc khai thác thông tin và kiến thức trên Internet, …
- Gia đình luôn tạo điều kiện về thời gian cho tôi tự học trau dồi tri
thức.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo, động viên kịp thời từ Ban giám hiệu Nhà
trường.
- Được sự quan tâm , động viên giúp đỡ kịp thời của đồng nghiệp.
2. Khó khăn:

- Học sinh ở vùng miền núi có nhiều khó khăn về nhận thức. Còn thụ
động trong việc tự học, tự nghiên cứu,…
- Kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn, thiếu trang thiết bị, tư liệu
phục vụ cho việc tự học của học sinh: máy vi tính, tài liệu tham khảo (sách
nâng cao, băng đĩa luyện kỹ năng nghe, đọc…) thậm chí từ điển là loại sách
rất cần thiết cho mọi đối tượng học sinh cũng rất ít.
- Kinh tế các gia đình và năng lực của học sinh không đồng đều nên có
lúc chọn được học sinh có tố chất thì gia đình lại quá khó khăn, không thể có
máy vi tính phục vụ luyện thi IOE, thậm chí không thể dành thời gian cho con
em ôn luyện vì còn phải lao động giúp đỡ gia đình (có những gia đình đủ điều
kiện thì con lại không ham học hoặc không có tố chất đủ điều kiện để chọn
vào đội tuyển)
- Số lượng học sinh ít (khoảng 50-60 học sinh/ khối) nên việc tuyển
chọn đội ngũ học sinh giỏi là vô cùng khó khăn.
5
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Phong trào học chưa cao, ít học sinh ham học đặc biệt là môn Tiếng
Anh vì các em ngại khó, phải dành nhiều thời gian để học,…
- Nhiều phụ huynh và học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của môn
Tiếng Anh mà chỉ tập trung vào Văn và Toán.
Tóm lại, thực trạng của việc học Tiếng Anh nói chung và việc phát
hiện, bồi dưỡng HSG nói riêng ở trường THCS La Bằng có nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của bản thân và của
học sinh cùng sự quan tâm kết hợp của phụ huynh học sinh, đồng nghiệp đặc
biệt là của Ban giám hiệu và các đồng chí cùng chuyên môn trong và ngoài
Nhà trường trong việc bồi dưỡng HSG, do vậy trong những năm học gần đây
thành tích bộ môn Tiếng Anh của trường THCS La Bằng mặc dù chưa cao
nhưng cũng đã có những khởi sắc đáng trân trọng.
3. Kết quả đã đạt được:

*Bảng thống kê kết quả học sinh giỏi các cấp qua từng năm học của
trường THCS La Bằng
III. PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG
1. Phát hiện:
Tiếng Anh là môn học mà học sinh bắt đầu được học từ khi học lớp 3
nhưng chỉ là một môn học tự chọn trong 3 năm tiểu học. Đến khi vào lớp 6
mới được coi là môn học chính thức do đó ngay từ khi các em bắt đầu vào lớp
6, tôi đã giúp các em học sinh ý thức về tầm quan trọng của môn học, về cách
học trong trường THCS, về mục đích của môn học,… phải nhanh chóng quan
sát về ý thức, cách học tập của các em. Phát hiện xem khả năng hoà nhập vào
môn học này của các em ở mức độ nào: nhanh hay chậm cũng như quan sát
6
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Năm học
Số
lượng
HS
đạt
giải
Khối
Kết quả đạt được ( số giải)
Tỉnh Huyện
6 7 8 9 Nhì Ba KK Nhì Ba KK
2008-2009
1 1 1
2010-2011
1 1 1 1
2011-2012
8 4 2 1 1 2 2 1 5
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

xem các em có năng khiếu về môn học này hay không. Trong việc phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi thì năng khiếu là một phẩm chất không thể thiếu
được. Tiếp đến là sự hứng thú, say mê của học sinh đối với môn học. Và một
điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ môn ngoại
ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học ngoại ngữ nói chung đòi hỏi người
học phải thực sự cần cù vì khối lượng kiến thức mà chủ yếu là số lượng từ
vựng và cấu trúc nhiều khiến các em phải thừơng xuyên học và ôn lại các từ
vựng đã được học trước đó. Hơn nữa còn phải thực hành nhiều thì các em mới
khắc sâu được kiến thức.
Môn Tiếng Anh là môn vừa thuộc Tự nhiên lại vừa thuộc Xã hội.
Ngoài sự chăm chỉ khi học các môn Xã hội thì học sinh còn cần có sự sáng
tạo của các môn Tự nhiên. Và CHẤT của môn Văn nữa.
Những em học sinh hợp đủ các phẩm chất trên thì chúng ta có thể tuyển
chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường qua tiếp xúc trực tiếp, đánh giá
nhận định và qua các bài kiểm tra khảo sát.
2. Bồi dưỡng :
Như chúng ta đã biết, chương trình tiếng Anh 6,7,8,9 được thiết kế
theo hình xoắn ốc. Có nghĩa là những ngữ liệu được học ở lớp dưới sẽ được
ôn tập và mở rộng ở chương trình lớp trên do đó việc bồi dưỡng phải được
thực hiện ngay từ những ngày học đầu tiên để học sinh có vốn từ vựng và cấu
trúc cơ bản. Yêu cầu học sinh học đến đâu phải nắm được từ vựng và áp dụng
được cấu trúc đến đấy. Khi các em đã có được vốn kiến thức khá về từ vựng
và cấu trúc thì đưa ra các bài tập nâng cao cho các em thực hành ở mức độ
khó hơn, phức tạp hơn.
Cứ như thế, học đến đâu phải hành đến đó để nắm chắc kiến thức đã
học. Không bao giờ được có khái niệm “giải lao” kể cả sau các kỳ thi vì kỳ thi
IOE diễn ra hàng năm và cuối cùng còn kỳ thi chọn HSG lớp 9.
7
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi như sau:
2.1. Xác định tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều
thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học
khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang
tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm
sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi
chứ không đơn thuần là ôn tập để thi lấy giải trong các kỳ thi. Môn tiếng Anh
sẽ còn theo các em rất lâu trong quả trình học tập cũng như lợi ích của nó
trong tương lai của các em . Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn
học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho
các em tham gia các môn học khác được tốt tôi thừơng bố trí thời gian học
tập, ôn tập phù hợp cho các em trách sự qúa tải về thời gian cũng như việc
nhồi nhét kiến thức. Do vậy việc tiến hành ôn tập, bồi dưỡng được tôi tiến
hành ngay từ những ngày đầu tiên tiếp cận với học sinh sau khi phát hiện
những nhân tố tích cực qua tìm hiểu các em ở Tiểu học và một số bài kiểm tra
khảo sát cùng với sự quan sát có kinh nghiệm của giáo viên .
2.2. Tích cực thực hành:
Nói về việc học ngoại ngữ một nhà ngôn ngữ học đã từng nói: “Practice
makes perfect” tạm dịch là “ thực hành làm nên sự hoàn hảo”. do vậy trong
quá trình ôn tập tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực hành. Có những
bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số lượng kiến thức
khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được thực hành một
lần. Hiện nay ở trường phòng máy đã được trang bị khá đầy đủ tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh thực hành luyện thi IOE. Tôi hướng dẫn học sinh lập
nhiều tài khoản để luyện. Luyện thi IOE có kết quả ngay mà giao diện khá
hấp dẫn nên học sinh khá hứng thú tham gia. Nhưng cũng vì có kết quả ngay
8

GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
nên học sinh làm bốn lần thế nào cũng qua, điều đó chẳng giúp được gì cho
các em cả. Nên tôi yêu cầu học sinh luôn phải ghi lại những câu làm sai hoặc
không hiểu vì sao lại đúng trong khi làm bài. Học sinh có thể trao đổi với
nhau để tìm ra đáp án đúng. Nếu vẫn chưa thỏa mãn thì tôi sẽ tổng hợp những
thắc mắc của các em để giải thích. Nhất định khi làm xong một câu phải hiểu
được vì sao lại đúng. Mặc dù là luyện thi IOE – Tiếng Anh qua mạng Internet
nhưng không có nghĩa là chỉ học trực tiếp qua phần luyện thi IOE mà muốn
có kết quả cao nhất định phải sử dụng thêm các tài liệu tham khảo, các loại
sách nâng cao.
2.3. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:
Mặc dù hình thức bài tập trong IOE chỉ có một số dạng nhất định
nhưng việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải cho học sinh thực hành
làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau nên việc sử dụng sách
tham khảo nâng cao là không thể thiếu đối với công tác ôn thi HSG. Tài liệu
nâng cao bây giờ rất nhiều, vì vậy ngoài việc nhà trường đã có một kho sách
đã chọn lọc thì tôi cũng trực tiếp xem xét tìm hiểu các tài liệu để định hướng
cho học sinh tham khảo đúng hướng. Khi gặp tài liệu hay ở bất cứ đâu, dưới
hình thức nào tôi luôn cố gắng copy hoặc mua về. Hiện nay tôi đang sử dụng
một số loại sách tham khảo: Luyện thi IOE , Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng
Anh, Ngữ phápTiếng Anh, Luyện nghe Tiếng Anh, Thực hành Tiếng Anh,…
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin:
Hai năm gần đây, từ lớp 6 đến lớp 9, các em đều được tham gia thi IOE
- Tiếng Anh trên mạng nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là không thể
thiếu. Tôi hướng dẫn các em lập tài khoản trực tiếp trên website
.Kỹ năng sử dụng máy tính cũng rất quan trọng nên tôi luôn
phải tự tịm hiểu trau dồi kiến thức không chỉ về chuyên môn Tiếng Anh mà
còn cả về tin học để có thể giúp các em có kỹ năng nhất định trong sử dụng
máy tính và có thể sử lý một số sự cố của máy tính hoặc của mạng có thể gặp

trong khi làm bài. Sử dụng Google để tham khảo thêm thông tin cũng rất hữu
9
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
ích cho việc học Tiếng Anh, đặc biệt là Google dịch để nghe phát âm và dịch
nghĩa. Trên Internet còn có một số website học Tiếng Anh trực tuyến mà tôi
cho là hữu ích và thường hướng dẫn học sinh tham khảo đó là trang
, www.hellochao.vn,
www.tienganh123.com,
2.5. Phân loại bài tập và hướng dẫn học sinh kỹ xảo làm bài:
Phần này là rất quan trọng. Bài tập trong Tiếng Anh có một số dạng cơ
bản nên tôi đã phân thành một số loại bài tập chính:
2.5.1. Complete the sentences( bài tập điền từ khuyết):
Trong IOE, học sinh có thể gặp dạng bài này ở “Find the honey”,
“Defeat the goalkeeper”, “Safe driving”,…và trong các bài thi đặc biệt là
trong các kỳ thi chọn thi HSG. Đối với loại bài này, tôi hướng dẫn các em xét
từ loại cần điền (danh từ, động từ, trạng từ, …), cấu trúc của câu (trả lời cho
câu hỏi nào, theo sau từ nào,…),…trước khi xét nghĩa của chúng
2.5.2. Vocabulary (bài tập về từ vựng):
Tất nhiên để làm được bài tập về từ vựng thì học sinh phải có vốn từ
vựng nhưng từ vựng trong Tiếng Anh là không giới hạn và trí nhớ của con
người cũng không phải như bộ nhớ của máy vi tính nên muốn làm tốt bài tập
dạng này học sinh cũng cần có một số kỹ năng kỹ xảo nhất định. Tôi đã chia
ra làm bốn dạng nhỏ.
2.5.2a. Odd one out ( bài tập loại bỏ một từ):
Trong IOE, học sinh có thể gặp dạng bài này ở “Find the honey”,
“Defeat the goalkeeper”, “Safe driving”,…Khi gặp dạng bài này học sinh phải
xét đến từ loại (VD: big, small, old, well thì từ cần chọn là well vì nó là trạng
từ còn ba từ còn lại cùng là tính từ), trường nghĩa của từ (VD: books,
benches, pens, factaries thì chọn factaries vì mặc dù cùng là danh từ nhưng

ba từ còn lại thuộc về trường học còn factaries thuộc trường nghĩa khác), …
2.5.2b. Thêm hoặc bớt một chữ cái để có từ đúng:
10
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong IOE, học sinh có thể gặp dạng bài này ở “Fill in the blanks”,
“Leave me out”, Với dạng này cơ bản học sinh phải có vốn từ vựng. Nhưng
đôi khi học sinh cũng cần kỹ năng đoán từ, điền từng chữ cái hoặc bỏ từng
chữ cái, có thể sẽ nhìn thấy và nhận ra từ cần tìm…
2.5.2c. Ghép nghĩa (từ Tiếng việt hoặc tranh) cho một từ/ cụm từ Tiếng
Anh:
Trong IOE, học sinh có thể gặp dạng bài này “Smart Monkey”, “Cool
pair matching”. Với loại này học sinh phải tìm nghĩa của những từ đã biết, sau
đó loại trừ dần và đoán ra từ chưa biết…
2.5.2d. Give the correct form of the words given (tìm dạng đúng của từ
đã cho từ gốc):
Loại bài tập này không có trong IOE nhưng trong các tài liệu nâng cao
và trong đề thi HSG Tiếng Anh lớp 9 là rất hay gặp. Loại bài tập này, phải
xác định được từ loại, vị trí của từ, nguyên nghĩa hay trái nghĩa,…
2.5.3. Pronunciation (bài tập ngữ âm):
Tiếng Anh cũng như bất cứ ngôn ngữ nào thì ngữ âm là vô cùng quan
trọng. Bài tập ngữ âm là phần không thể thiếu trong bồi dưỡng HSG Tiếng
Anh. Trong IOE, học sinh có thể gặp dạng bài này ở “Find the honey”,
“Defeat the goalkeeper”, “Safe driving”,… Gần giống như loại bài tập về từ
vựng, loại này cần học sinh phải có vốn từ và phát âm chính xác nhưng đôi
khi cũng cấn kỹ năng suy đoán khi làm bài: nếu biết được 3/4 số từ thì có thể
suy ra từ cần tìm: một trong ba từ đã biết có một từ phát âm khác thì từ còn lại
chắc chắn phát âm giống hai từ kia: ba từ đã biết phát âm giống nhau thì từ
còn lại là từ cần tìm…Nhưng khó hơn là khi cả bốn từ cùng một nguyên âm.
Lúc đó cần phải xét đến phụ âm chắn sau nguyên âm đang xét: nếu trong đó

có một từ được chắn bởi phụ âm hữu thanh/ vô thanh thì nguyên âm trong từ
ấy sẽ được phát âm khác (đa số là như vậy). Còn với dạng đuôi của danh từ số
nhiều, của động từ sau ngôi thứ ba số ít thì tất cả những ai đã học Tiếng Anh
đều đã nắm được…
11
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
2.5.4. Grammar (bài tập về ngữ pháp):
Tôi đã tạm chia thành ba dạng nhỏ.
2.5.4a. Give the correct form of the verbs (chia động từ):
Loại bài tập này rất phổ biến trong các bài thi, Trong IOE, học sinh có
thể gặp dạng bài này ở “Find the honey”, “Defeat the goalkeeper”, “Safe
driving”,…Học sinh phải xác định được thì của câu, chủ ngữ trong câu, xét
những động từ, cụm từ hay giới từ đứng trước (sau: like, hate, love, prefer,
after, before,…V
+ing

)…
2.5.4b. Chọn một từ đúng:
Với loại bài tập này, học sinh cần xét từ đi cùng và ngữ nghĩa của
câu…Trong IOE, hay gặp dạng bài này ở “Find the honey”, “Defeat the
goalkeeper”, “Safe driving”,…
2.5.4c. Rewrite the sentences (viết lại câu):
Loại bài tập này có 3 dạng chính: sắp xếp lại các từ trong câu (hay gặp
trong IOE: “What’s the order?”), hoàn chỉnh câu với các từ cho sẵn, hoặc viết
lại câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp khác bằng câu cho sẵn (hay gặp trong các
bài thi viết và tài liệu nâng cao).
Với dạng sắp xếp lại từ trong câu, học sinh cần xác định các từ loại,
thành phần câu (chủ ngữ, động từ, trạng từ, ); ghép thành từng cụm từ rồi
ghép các cụm từ thành câu hoàn chỉnh

Với dạng bài hoàn chỉnh câu với các từ cho sẵn học sinh phải nắm chắc
các cấu trúc (từ nào đi cùng giới từ nào, chia động từ ra sao…), cũng có thể
tạo ra từng cụm từ rồi ghép các cụm từ thành câu hoàn chỉnh…
Với dạng bài viết lại câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp khác bằng các từ
hoặc câu cho sẵn, học sinh phải nắm được một số quy luật của đảo ngữ, đổi
thì (quá khứ đơn <=> hiện tại hoàn thành (phủ định)), đổi dạng (“This is the
first time…” = “… never… before”, so sánh hơn nhất + hiện tại hoàn thành =
hiện tại hoàn thành + so sánh hơn,…), sử dụng từ khác cùng nghĩa (there
is/are…. <=> have),…
12
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
2.5.5. Reading (bài tập đọc):
Với bài tập đọc tôi luôn hướng dẫn học sinh phải đọc câu hỏi trước và
tìm ra từ khóa trong câu hỏi. tiếp đến sẽ đọc bài đọc và cũng phải tìm từ khóa
trong đó. Có thể đoán từ theo ngữ cảnh mà không nhất thiết phải tra từ điển.
Bài tập đọc được chia nhỏ thành một số dạng cụ thể:
2.5.5a. Read and answer the questions (Đọc và trả lời câu hỏi) là loại
bài phổ biến nhất trong kỹ năng đọc. Với loại này, học sinh phải phân biệt
được loại câu hỏi: câu hỏi đảo, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi có từ để hỏi,….Câu
hỏi có từ để hỏi thì tìm gì. Khi đã xác định được câu hỏi, học sinh không nhất
thiết phải dịch được chính xác bài đọc mà vẫn có thể trả lời được câu hỏi một
cách chính xác.
2.5.5b. Read and answer T/F (Đọc và xác định thông tin Đúng/ Sai):
Loại này cũng thường gặp trong bài đọc. Sau khi đã tìm được từ khóa trong
thông tin và trong bài đọc, học sinh cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp án đúng
mà không không nhất thiết phải dịch được chính xác bài đọc.
2.5.5c. Read and choose the best answer (Đọc và chọn đáp án đúng
nhất). Loại này thường gặp trong tài liệu nâng cao. Sau khi tìm được từ khóa,
học sinh cũng sẽ có thể làm tốt bài tập này.

2.5.5d. Read and find the main information (Đọc và tìm thông tin
chính): Đó là loại bài tập cũng khá phổ biến trong các tài liệu tham khảo. Có
thể cho sẵn một số đoạn văn và một (một vài) thông tin mong muốn và yêu
cầu chọn đoạn văn cho phù hợp. Hay cũng có thể là tìm ra tiêu đề cho một
đoạn văn cho sẵn….
2.5.6. Writing (bài tập viết)
Là loại bài không thể thiếu trong bồi dưỡng HSG và các bài thi HSG.
Đây cũng là loại bài tương đối khó đối với học sinh vì nó yêu cầu kiến thức
tổng hợp về ngữ pháp và từ vựng. Dưới dạng dễ là loại viết lại câu (đã đề cập
đến ở phần trên), viết theo từ gợi ý… Sau đó là dạng viết một đoạn, một bài
luận về gia đình, bạn bè, một bức thư (thăm hỏi, xin việc, cảm ơn,…), quan
13
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
điểm,… Để làm tốt phần này học sinh cần thường xuyên trau dồi kiến thức về
từ vựng và ngữ pháp cùng với nắm chắc các dạng bài viết và cấu trúc của mỗi
dạng. Luyện viết từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bài tập viết có rất
nhiều trong các sách và người học có thể tự viết về những chủ đề mà mình
yêu thích hoặc tự chọn.
2.5.7. Listening (bài luyện nghe)
Cho đến nay thì trong các kỳ thi HSG Tiếng Anh các khối lớp chưa đưa
phần nghe vào nhưng trong khi bồi dưỡng HSG vẫn cần rèn luyện cho học
sinh vì mục đích của việc học một ngôn ngữ nào đó là để giao tiếp mà muốn
giao tiếp được có nghĩa là phải nghe được xem người ta nói gì. Hiện nay có
rất nhiều băng đĩa để luyện nghe ở nhiều mức độ khó dễ khác nhau phù hợp
với khả năng của mỗi người. Phần này góp phần quyết định trong loại bài tập
ngữ âm (Pronunciation)
2.5.8. Speaking (bài tập nói)
Cũng giống như kỹ năng nghe, kỹ năng nói là vô cùng quan trọng đối
với người học ngôn ngữ và đặc biệt là Tiếng Anh, thứ ngôn ngữ có nhiều âm

phức tạp. Cần phải rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từng từ ngay từ khi
học sinh bắt đầu học. Trong quá trình bồi dưỡng HSG, rất cần rèn luyện cho
các em kỹ năng nói để giúp các em làm tốt bài tập ngữ âm. Để nói tốt, học
sinh cần có vốn từ vựng và ngữ pháp đa dạng đặc biệt là từ vựng. Ngoài ra
cần kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống linh hoạt. Bài nói có thể là những câu
giao tiếp hàng ngày, kể chuyện, hùng biện theo chủ đề…Cần cho học sinh
luyện bằng giao tiếp hàng ngày, kể lại những chuyện đã xảy của chính bản
thân các em hoặc những thứ xung quanh, kể lại những câu chuyện các em đã
được nghe, nói về những chủ đề mà các em quan tâm,…Hiện nay trong các
trường THCS nói chung và trong trường THCS La Bằng nói riêng, kỹ năng
nói là phần có thể nói là khó khăn nhất đối với học sinh và cả một số giáo
viên.
14
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
Bài tập Tiếng Anh rất đa dang mà trên đây mới chỉ là những dạng cơ
bản mà tôi hay gặp trong thực tế bồi dưỡng HSG Tiếng Anh THCS của mình.
Trong những trang web , www.hellochao.vn,
www.tienganh123.com (tôi đã nhắc đến ở trên) có rất nhiều bài tập về từ
vựng, ngữ pháp, luyện các kỹ năng rất thú vị, người học có thể giao lưu trực
tuyến với những người học khác và đặc biệt là có hệ thống tự động cũng như
giáo viên chấm bài và phản hồi rất cụ thể cho người học online.
2.6. Thái độ trong công tác và học tập:
Nó vô cùng quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc thành
công hay không của mỗi người. Mặc dù công tác ôn thi học sinh giỏi là một
việc rất vất vả. Nó chiếm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa
kinh phí cho công tác này còn nhiều hạn hẹp, hầu như không có. Nhưng tôi
luôn cố gắng hết mình. Tôi thường quan niệm rằng: Sự thành công của học
sinh qua các kì thi cũng chính là sự thành công của bản thân tôi trong sự
nghiệp trồng người. Tôi luôn không ngừng tự trau dồi kiến thức, kỹ năng và

nghiệp vụ sư phạm để có thể tự tin giải quyết những vướng mắc cho học sinh
trong quá trình ôn luyện cũng như để xứng đáng với sự tin tưởng của học sinh
cũng như phụ huynh. Luôn tự cho mình là tấm gương sáng cho sự nỗ lực để
dành thành công trước học sinh. Ngoài sự nỗ lực của bản thân giáo viên,
người giáo viên còn phải biết cách khơi gợi niềm say mê môn học ở học sinh,
làm cho các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và khi đó thì việc học trở
nên dễ dàng hơn.
2.7. Sự kết hợp của gia đình học sinh:
Sự kết hợp của gia đình học sinh là rất quan trọng. Việc ôn thi của học
sinh cần rất nhiều thời gian và sức lực, vì vậy rất cần sự động viên, chăm sóc,
nhắc nhở kịp thời, tạo điều kiện về thời gian của gia đình dành cho học sinh.
Ngoài ra còn cần tiền bạc để mua sách vở tài liệu, bồi dưỡng sức khỏe…Gia
đình còn có kế hoạch định hướng cho học sinh để tiếp thêm động lực học tập
cho học sinh.
15
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Thực tế cho thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công
việc đầy khó khăn đối với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn Tiếng
Anh mà tôi đang đảm nhận nói riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt
qua khó khăn, gian khổ để công việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất
nước ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Trên đây là một số kinh nghiệm
nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi ở bộ môn Tiếng Anh trong những năm qua. Tôi rất mong nhận
được sự giúp đỡ chân thành của các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta
đi đến mục đích chung cuối cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những
con người vừa hồng vừa chuyên để “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

2. Kiến nghị:
- Tôi tha thiết mong Phòng Giáo dục Đại Từ có kế hoạch cụ thể tổ
chức thành công câu lạc bộ Tiếng Anh để tạo môi trường cho cả học sinh và
giáo viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt là kỹ năng nghe - nói.
- Đề nghị Phòng Giáo dục Đại Từ xây dựng ngân hàng đề thi HSG là
đề thi HSG các cấp từ cấp trường đến cấp quốc gia qua nhiều năm để phong
phú thêm nguồn tài kiệu tham khảo và giáo viên cùng học sinh có định hướng
đúng đắn trong luyện thi HSG.
PHẦN BỐN: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.lớp 6,7,8,9.
- Tài liệu ôn thi IOE.
- Các loại sách nâng cao dành cho các khối lớp ở bậc THCS.
- Sách ngữ pháp tiếng Anh, các loại băng đĩa……
- Bộ sách học và thực hành và đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ
năng Tiếng Anh lớp 6,7,8,9.
16
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Một số website: , www.hellochao.vn,
www.tienganh123.com,
La Bằng, ngày 15 tháng 4 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thanh Bình
17
GV: Nguyễn Thanh Bình – Trường THCS La Bằng

×