Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận vè thực trạng quản lý cán cân thanh toán quốc tế của ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.92 KB, 11 trang )

Bài tập: Luật ngân hàng

Đề: Bình luận vè thực trạng quản lý cán cân thanh toán quốc tế của
NHNNVN
1.KHUNG
1.a Lời nói đầu
1.b Nội dung
-NHNNVN : lịch sử, hoạt động
-Cán cân thanh toán qt? hoạt động ở vn
-Hoạt động quản lý cán cân thanh toán quốc tế của NHNNVN thực chất
là những hoạt động gì?đã và đang diễn ra ntn?
+thành tựu
+hạn chế
+giải pháp
+phân tích đánh giá ảnh hưởng của tình hình tài chính khu vực và quốc
tế, hoạt động cán cân ttqt của một số quốc gia tiêu biểu tới vn(vđ cụ thể-
bạn nào tìm được vđ hay bổ sung tớ mí ^^
+mục tiêu

1.c Kết

2.BÀI LÀM
1.a Quản lý cán cân thanh toán quốc tế là chức năng, nhiệm vụ của
NHNNVN trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.trong nền kinh
tế mở cán cân thanh toán quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của một quốc gia bởi lẽ hội nhập mở ra nhiều triển vọng, mang
đến những thuận lợi về hợp tác quốc tế song cũng đòi hỏi sự chắt lọc tinh tế
cần và đủ.cần để mang lại lợi ích và đủ để không “gậy ông đập lưng
ông”ông bà ta đã dạy^.~Đóng vai trò quản lý, NHNNVN chủ trì lập và theo
dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
1.b


NHNNVN vừa là cơ quan của chính phủ vừa là ngân hàng trung ương, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân
hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dũng và ngân hàng làm
dịch vụ cho chính phủ(điều 1 luật NHNNVN). Mục đích hoạt động của
NHNNVN là ổn định giá trị đồng tiền. góp phần đảm bảo an toàn hoạt động
ngận hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã
hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm cán cân thanh toán: - Cán cân thanh toán ( balance of payment)
của một quốc gia là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi
chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú
trong một kỳ nhất định, thường là một năm.
Do việc xúc tiến những quan hệ với các nước về các lĩnh vực từ thương mại,
dịch vụ, đầu tư, tín dụng cho đến ngoại giao, xã hội, văn hoá, khoa học
công nghệ cho nên nảy sinh ra quan hệ thu chi tiền tệ đối ngoại của mỗi
nước, việc nảy sinh này được phản ánh tập trung trong cán cân thanh toán
quốc tế của nước đó. Vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu
giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước
ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Như thế, thực chất của
cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự
kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ
kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian nhất định.
Nội dung cán cân thanh toán gồm các khoản mục chủ yếu sau:
-khoản mục hàng hóa
-khoản mục dịch vụ
-khoản mục giao dịch đơn phương
-khoản mục về vốn
-khoản mục dự trữ quốc tế
Cán cân thanh toán của một nước có thể roi vào một trong 3 tình trạng: cán
cân thanh toán thăng bằng chi, cán cân thanh toán bội chi. cán cân thanh
toán dư thừa.

Bảng cán cân thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm
Đơn vị: Triệu USD - Nguồn: NHNN










Quý
I/2010
Ước Quý
II/2010
Ước 6
tháng đầu
năm
I. Cán cân vãng lai -1.892 -1.678 -3.570
1. Cán cân thương mại (xuất
khẩu FOB-nhập khẩu FOB) -2.239 -1.963
-4.202

2. Chuyển tiền một chiều
(ròng) 2.051 1.828 3.879
II. Cán cân vốn và tài chính 3.686 3.319 7.005
1. Đầu tư trực tiếp (ròng) 1.670 2.035 3.705
2. Vay nước ngoài (ròng) 898 702 1.600
3. Đầu tư gián tiếp (ròng) 1.290 510 1.800

II. Tổng cán cân vãng lai và
cán cân vốn và tài chính 1.794 1.641
3.435

Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt
gần 3,9 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2009. Chuyển tiền kiều hối 6
tháng đầu năm 2010 đạt khá (ước khoảng 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so
cùng kỳ năm 2009). Ngay cả quý II, dù không phải là "mùa kiều hối", lượng
kiều hối vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500-600 triệu
USD/tháng).
Bên cạnh đó, luồng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam cho thấy các nhà đầu
tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế tốt đẹp và môi trường
kinh doanh thuận lợi của Việt Nam, trong đó có sự ổn định tỷ giá
USD/VND.
Bảng trên cho thấy, chỉ riêng thặng dư của chuyền tiền một chiều và thặng
dư vốn FDI đã đủ bù đắp cho nhập siêu.
Ngoài ra, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục duy trì xu
hướng thặng dư, với mức thặng dư 1,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.
Như vậy, với cán cân vãng lai thâm hụt gần 3,6 tỷ USD và cán cân vốn
thặng dư khoảng 7 tỷ USD, hiện vẫn dư hơn 3,43 tỷ USD trong nửa đầu năm
2010.
Vì vậy, tỷ giá USD/VND tăng trong mấy ngày qua không phải xuất phát từ
các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và biến động bất lợi tổng cung, tổng cầu
ngoại tệ của nền kinh tế.
NHNN khẳng định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn bảo
đảm an toàn với sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, cán cân thương mại năm
2010 có thể thâm hụt 10,1 tỷ USD; cán cân dịch vụ thâm hụt 1,9 tỷ USD và
thu nhập đầu tư (bao gồm trả nợ lãi các khoản vay nước ngoài, lãi từ hoạt
động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài…) thâm hụt 5,4 tỷ USD. Chỉ duy

nhất mục chuyển tiền trong cán cân vãng lai có thặng dư khoảng 6,9 tỷ USD.
Như vậy, nếu so với năm 2009, các chỉ tiêu này đều ở tình trạng kém hơn.
Đáng lưu ý là mục thu nhập đầu tư đang có xu hướng tăng lên mà nguyên
nhân có thể do trách nhiệm trả nợ tăng.
Đối với cán cân vốn, mặc dù vẫn thặng dư đến 9,2 tỷ USD nhưng so với các
năm trước đã thấp hơn rất nhiều. Bộ Kế hoạch Đầu tư không nêu chi tiết cán
cân này nhưng có thể cho rằng, thu hút vốn của nền kinh tế (gồm giải ngân
FDI ròng, đầu tư gián tiếp, vay trung và dài hạn…) đã kém hiệu quả hơn.
Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế của
Việt Nam trong năm 2010 có thể thâm hụt 4 tỷ USD. “Đây là nguyên nhân
chủ yếu tác động đến cung cầu và tỷ giá VND/USD tăng lên”, báo cáo nhận
định.
Như vậy, rất có thể đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có thâm hụt cán cân
thanh toán tổng thể. Trong năm 2009, cán cân thanh toán của Việt Nam
thâm hụt 8,8 tỷ USD.
qua các bảng số liệu trên có thể thấy thực trạng quản lý cán cân thương mại
của NHNNVN có chiều hướng đi xuống, mặc dù ảnh hưởng của các điều
kiện khách quan như giá vàng, ngoại tệ, lạm phát không nhỏ và được dự
báo là cán cân thương mại sẽ có triển vọng vào năm 2011 song khách quan
mà nói quản lý của NHNNVN đối với cán cân thanh toán quốc tế còn những
tồn tại.

Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ trọng của NHNN trong việc hoạch định
và thực hiện chính sách tiền tệ. chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả sẽ góp
phần đáng kể trong cân bắng cán cân thanh toán, kiểm soát sức mua của
đồng tien,kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế
Cùng với sự biến động của nền kinh tế , chính sách quản lý ngoại hối đã
được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành. Chính sách nới lỏng quản lý
ngoại hối đã dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh

ngoại hối nhà nước. Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ
chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. các công cụ
quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả. Bên cạnh những
thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, chính sách quản lý ngoại hối
vẫn còn những tồn tại nhất định. Đó là, tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng
cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại
hối với các chính sách quản lý vĩ mô đã có nhưng chưa hài hoà.
chính sách tỉ giá đã có sự điều chỉnh linh hoạt song do định giá VNĐ cao so
với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh
của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu, giảm dự trũ ngoại
hối, bên cạnh đó việc điều hành lãi xuất cũng chưa thực sự hợp lý
Có thể lí giải cho những hạn chế trên là do chưa xây dựng được mục tiêu
điều hành tỷ giá trong dài hạn, các quy định điều hành tỷ giá mang tính chất
ddooid phó tạm thời với hoạt động thị trường.Hệ thống quản lý ngoại hối
của ngân hàng phát triển không kịp với nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.quy
định quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập, chế tài xử phạt không nghiêm
Giải quyết những hạn chế trên nhiều nước trên thế giới đã chọn cách:
-vay nợ nước ngoài, đây là biện pháp truyền thống và phổ biến, ngày nay
việc vay nợ không còn giói hạn trên cơ sở các hiệp định đã kí giữa các
qquoocs gia tuy nhiên đối với Việt nam việc vay nợ ồ ạt liệu có phải là một
giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài? có vay ắt có trả “đời cha ăn mặn đời
con khát nước” đó là lẽ đương nhiên.bởi vậy không chỉ trong hoạt động
ngân hàng mà nhà nước ta càn có những hoạch định cụ thể đối với việc vay
nợ này.
-thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài, NHTW của các nước thường áp
dũng các chính sách tiền tệ, tín dũng cần thiết thích hợp thu hút nhiều tư bản
ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài đến nước mình làm tăng phân thu
ngoại tệ của cán cân thanh toán. trong giải pháp này chính sách chiết khấu
được sử dũng phổ biến nhất. song chính sách này chỉ góp phân tạo sự cân
bằng trong trường hợp bội chi không lớn lắm và chỉ tam thời. đặc biệt biện

pháp này chỉ có hiệu quả khi có tình hình kinh tế chính trị xã hội quốc gia
tương đối ổn định ít rủi ro trong tín dụng
-phá giá tiền tệ, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu từ đó
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. tuy nhiên đây ccuxnxg chỉ là một trong
những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, còn kết quả
hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất,
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
những chính sách này đã được nhiều nước áp dụng và có những biến chuyển
tích cực. ở nước ta để đạt được kết quả cần có sự lựa chọn và điều chỉnh phù
hợp với tình hình đất nước. trong hoạt động của NHNNVN cần có sự tách
bạch chức năng quyền hạn của NH với Chính phủ hay nới cách khác tăng vị
thế của NH, tạo độc lập trong hoạt động ngân hàng với các bộ cơ quan ban
nghành khác, kể cả chính phủ.
NHNNVN góp phần không nhỏ trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế
.để đạt được mục tiêu cân bằng xuất nhập khẩu từ đó tiến tới đẩy mạnh xuất
khaaur^^ trước hết trong hoạt động ngân hàng cũng cần có những biện pháp
tích cực:
-nâng cao đội ngũ cán bộ ngân hàng.hjxxx cả về chuyên môn nghiệp vụ
-quản lý chạt chẽ minh bạch
-xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong hoạt động quản lý cán cân
thanh toán quốc tế
-đề ra những chính sách mang tính chiến lược lâu dài
-điều chỉnh hợp lý các chính sách tỷ giá, hối đoái, tiên tệ
-chủ động trước những biến động của thị trường, có sợ điều chỉnh kịp thời
-sử dụng hợp lý các nguồn vốn hỗ trợ, cho vay, vốn ODA

-cuối cùng chính sách phải đi cùng hành động ^^
hjx k nghĩ đc thêm gì nữa

TLTK: -giáo trình Luật ngân hàng việt nam(ts Lê Thị Thu Thủy chủ biên-

13/3)
-tailieu.vn(6h 13/3/2011)
-www/vinacorp.vn
-tạp chí ngân hàng

×