Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.61 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC..........................................................4
1.1.Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ...................................4
1.1.1.Chính sách tiền tệ...............................................................................4
1.1.2. Đặc trưng của chính sách tiền tệ:......................................................5
1.1.2.1. Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính
sách tài chính quốc gia........................................................................5
1.1.2.2. Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô của ngân hàng nhà nước.6
1.1.2.3 Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị
đồng tiền và góp phấn thực hiện một số mục tiêu vĩ mô khác..............6
1.1.3. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ.........................................6
1.1.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ. ...................6
1.1.3.2.Tạo việc làm và giảm thất nghiệp............................................7
1.1.3.3.Tăng trưởng kinh tế..................................................................8
1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ......................................................9
1.2.1.Công cụ tái cấp vốn............................................................................9
1.2.2.Công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc..........................................................11
1.2.3.Công cụ nghiệp vụ thị trường mở....................................................13
1.2.4.Công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng..............................................14
1.2.5.Quản lý lãi suất tín dụng..................................................................16
1.2.5.1.Cơ chế điều hành gián tiếp:...................................................17
1.2.5.2.Cơ chế điều hành trực tiếp.....................................................17
1.2.6.Tỷ giá hối đoái..................................................................................18
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA...19


2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.................19
2.1.1.Chính sách tiền tệ năm 2007:...........................................................19
2.1.2. Chính sách tiền tệ năm 2008:..........................................................21
2.1.3 Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay...............................................23
2.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ trong thời gian qua.......24
KẾT LUẬN...........................................................................................28
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................29
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế ngày càng một phát triển như ngày nay thì đồng tiền
và sự ổn định của đồng tiền là điều vô cùng quan trọng với mọi quốc gia trên
thế giới. Tất cả các nền kinh tế luôn mong muốn ổn định giá trị đồng tiền. Sự
ổn định này chịu sự tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của hệ thống các ngân
hàng. Thông qua việc quản lý và điều hành của mình, NHTW có thể làm thay
đổi tiền tệ trên tất cả các mặt lưu lượng, chi phí hay giá trị… Tất cả những tác
động từ phía NHTW đều mang tính chiến lược mà chúng ta vẫn gọi là chính
sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ tập trung vào giải quyết vấn đề thanh toán cho
toàn bộ nền kinh tế bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền tệ cung ứng cho lưu
thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát
triển theo những hướng đã định, kiểm soát giá trị đồng tiền trong nước cũng
như xác định tỷ giá với ngoại tệ… hướng tới mục tiêu cuối cùng là là ổn định
tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa.
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc
gia, nền kinh tế tăng trưởng hay khủng hoảng đều có tác động của chính sách
tiền tệ. Ví dụ tiêu biểu mà chúng ta có thể thấy là cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu mà nguồn gốc là cuộc khủng hoảng về cho vay bất động sản ở Mỹ.
Trong cơn bão khủng hoảng ấy, nền kinh tế mới phát triển của Việt Nam cũng
bị ảnh hưởng nặng nề. Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là cần thiết để nền kinh tế Việt Nam

ổn định và phát triển vững chắc hơn. Chính vì thế mà em chọn đề tài “ Thực
trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
để có cơ hội tìm hiểu hơn về chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1.Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ
1.1.1.Chính sách tiền tệ
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền
tệ về lưu lượng, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hóa về
giá trị tài sản, thu nhập của dân cư, làm chuyển biến mức sống của họ theo hai
hướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi, tiện nghi. Vì vậy, để đạt được sự biến
động về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng, người ta có thể bắt
đầu tác động vào tiền tệ. Mối quan hệ đó đã tạo ra những biến động về tiền tệ
được gọi là chính sách tiền tệ.
Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, thể chế chính trị và giác độ
nghiên cứu, người ta phân biệt chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng và nghĩa
thông thường; chính sách tiền tệ của NHTW và chính sách tiền tệ quốc gia.
Chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khối
lượng tiền trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn
tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ
sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối
lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng
kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chính sách tiền tệ quốc gia là tổng thể các biện pháp của Nhà nước
pháp quyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh
tế phát triển trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước là tổng thể tất cả các biện
pháp, công cụ mà ngân hàng nhà nước sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền
tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách
kinh tế.
Ở những nước mà NHTW trực thuốc Chính phủ thì không có sự tách
biệt giữa chính sách tiền tệ của NHTW và quốc gia. Trong trường hợp này
chính sách tiền tệ của NHTW thực hiện là chính sách tiền tệ quốc gia.
1.1.2. Đặc trưng của chính sách tiền tệ:
1.1.2.1. Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài
chính quốc gia.
Trong tổng thể các chính sách kinh tế của một quốc gia, mỗi chính sách
đều có vai trò riêng trong đó chính sách tiền tệ được coi là có vị trí trung tâm,
quan trọng, gắn kết các chính sách lại với nhau.
Mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độ
phát triển kinh tế của nước ấy. Do đó, tiền tệ đã thâm nhập và trở thành một
yếu tố hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế. Luật NHNN Việt Nam khẳng
định chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách tiền tệ - tài chính của
Nhà nước. Cùng với chính sách tài khóa thì chính sách tiền tệ có thể được coi
là công cụ để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.2.2. Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô của ngân hàng nhà nước.
Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được hoạch định, chính phủ cần
phải sử dụng hệ thống các công cụ. Nếu xét riêng về chính sách kinh tế thì có
4 chính sách chủ yêu là: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đối
ngoại và chính sách thu nhập.
Chính sách tiền tệ được sử dụng để làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho

nền kinh tế từ đó tác động đến lãi suất, tác động đến đầu tư và ảnh hưởng đến
sản xuất, lưu thông hàng hóa, và do vậy chính sách tiền tệ là một chính sách
thuộc tầm vĩ mô.
1.1.2.3 Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền
và góp phấn thực hiện một số mục tiêu vĩ mô khác.
Với bất kì một nền kinh tế nào, vai trò của ổn định kinh tế và nâng cao
sức mua đồng tiền trong nước cũng luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài
hạn. Trên cơ sở thực thi chính sách tiền tệ, nhằm tác động đến lượng tiền cung
ứng để từ đó tác động đến các yếu tố khác trong nền kinh tế như lãi suất, lạm
phát, đầu tư, việc làm, ổn định được tiền tệ thì mới khuyến khích tiết kiệm, có
tiết kiệm mới có đầu tư, từ đó sẽ có tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp.
1.1.3. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.1.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ.
Có thể nói lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường sản
xuất hàng hóa, đặc biệt là khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao.
Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theo
thời gian.
Lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu
cực. Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, làm sai
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập, kích thích tâm lý đầu cơ
tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc… gây tình trạng khan hiếm hàng
hóa giả tạo, giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hóa tiêu dùng. Do
đó, đời sống của người dân sẽ khó khăn hơn, gây khó khăn cho hoạt động của
hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn
rỗi cho hoạt động của mình. Bên cạnh những tác động tiêu cực mà lạm phát
gây ra cho nền kinh tế thì một tỷ lệ lạm phát nhất định lại là yếu tố kích thích
tăng trưởng kinh tế. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết. Các nhà kinh
tế học còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó cần chấp

nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm
chế chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được
lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời
sống cho người lao động.
1.1.3.2.Tạo việc làm và giảm thất nghiệp
Việc làm cho biết người lao động cũng là một trong các mục tiêu của
chính sách tiền tệ. Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào
việc khuyến khích đầu tư, gia tăng sản xuất, từ đó việc làm gia tăng; mặt khác,
khi các hoạt động kinh tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất
là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định.
Nhìn tổng quát, giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế
và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau. Khi kiềm chế lạm phát thì có nguy
cơ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp: ngược lại
khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế, tạo việc làm và khuyến khích
tăng trưởng kinh tế thì sẽ khó thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.3.3.Tăng trưởng kinh tế
Về đại thể, khi tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội lớn hơn nhịp độ tăng
dân số thì sẽ có sự tăng trưởng kinh tế. Việc thay đổi khối lượng tiền tệ cung
ứng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế. Tăng trướng kinh tế là mục tiêu vĩ mô
của bất kì quốc gia nào. Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa là
chỉ khuyến khích tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện việc kìm hãm tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng. Điều này có
nghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù
hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó. Trên cơ sở đó, căn cứ vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay là thấp hay cao để sự điều tiết của chính
sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh
tế.
Nếu cần khuyến khích tăng trưởng, NHTW sẽ thực hiện chính sách tiền

tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ, làm giảm lãi suất, do đó sẽ kích
thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, tăng
khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hóa trên thị trường tăng
lên, hàng hóa tồn đọng được tiêu thụ hết là tiền đề cho các doanh nghiệp gia
tăng sản xuất dẫn đến GDP tăng.
Trong trường hợp kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực
hiện chính sách thặt chặt tiền tệ. Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông
giảm xuống, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên, đầu tư
giảm, dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Mặt khác khi giảm khối
lượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mua giảm, làm tăng hàng hóa tồn
đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở
rộng, vì vậy tốc độ tăng GDP giảm.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Việc kiểm soát khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kì đầu
thường được các quốc gia sử dụng thông qua công cụ hạn mức tín dụng. Khi
nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền
chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái chiết
khấu, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng…
1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ
1.2.1.Công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM.
Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng
và tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực
thanh toán của họ.
Tùy từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức
khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốn
được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu. Vì vậy đối với các quốc gia
này, công cụ này được gọi là công cụ tái chiết khấu. Ngoài ra hoạt động tái
cấp vốn của NHTW với NHTM được thực hiện thông qua các hình thức khác:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác.
- Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn.
- Cho vay thanh toán bù trừ.
- Cho vay theo hình thức chỉ định.
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Cơ chế tác động:
+ Với công cụ này NHTM sẽ điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt
chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền cung ứng trong
lưu thông.
+ Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm lượng tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ
thấp lãi suất tái cấp vốn xuống. Điều này sẽ khuyến khích các NHTM đến
NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được
cấp tăng lên. Ngược lại, khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu
thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Do đó chi phí tín dụng tăng lên sẽ
hạn chế các NHTM đi vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấp
nếu NHTM vẫn quyết định vay.
+ Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụng
hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ
thống NHTM. Điều này có nghĩa là nếu NHTW tăng hạn mức tái cấp vốn thì
NHTM sẽ được vay NHTW nhiều hơn, làm tăng vốn khả dụng của NHTM,từ
đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền
của hệ thống ngân hàng. Nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn thì các tác
động sẽ diễn ra ngược lại.
• Ưu điểm của công cụ tái cấp vốn:
+ Ưu điểm: qua công tác tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng,
kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức

độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh
tế. Đối với các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay khi vốn khả
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa của họ. Bởi vì, với số tiền NHTW cung
ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng
thanh toán.
+ Nhược điểm: NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều
tiết. Trong trường hợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như là
ngang nhau. NHTW có quyền cho vay và để khuyến khích để khuyến khích
cho vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống. Nhưng NHTM lại có quyền quyết
định vay hoặc không cho vay, nếu NHTM không vay thì mục đích điều tiết
của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được.
1.2.2.Công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần
vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh
toán của NHTM. Nếu khả năng thanh toán quá lớn thì việc tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược
lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả
năng cho vay của các NHTM
•Cơ chế tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Thông qua công cụ dữ trữ bắt buộc, NHTW tác động đến cả khối lượng
và giá trị tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín
dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM:
- Về chi phí: giảm hay tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng chi
phí tín dụng của các NHTM.
- Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: việc tăng hay giảm chi phí, tăng
giảm lãi suất cho vay dẫn đến giảm hoặc tăng lượng tín dụng.
11

×