Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề tài nghiên cứu vấn đề vụ kiện phá giá hàng việt nam tại mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.65 KB, 17 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hớng dẫn nhiệt tình của thạc sĩ
Mai Thế Cờng để tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản đề án này.
Với lòng biết ơn của mình tôi xi gửi tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi
trong những năm học vừa qua.
Bản đề án của tôi hoàn thành dựa trên sự nỗ lực của bản thân và sự giúp
đỡ của giáo viên hớng dẫn. Trong quá trình thực hiện không có bất kỳ sự sao
chép hay đánh cắp bản thảo nào. Những lời trên đây đều là sự thật, nếu có bất
kỳ hành vi gian lận không trung thực nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Hoàng Minh Toán
Lời mở đầu
Thơng mại quốc tế ngày càng phát triển đặc biệt là trong thập kỷ vừa
qua, nó đóng vai trò lớn đối với các nền kinh tế trên thế giới, mở ra nhiều cơ
hội cho tất cả các doanh nghiệp và ngời tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên bên
cạnh những thuận lợi, thơng mại quốc tế cũng đem lại không ít khó khăn,
thách thức đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trờng quốc tế, mà các
doanh nghiệp Việt Nam không là ngoại lệ.
Thông qua vụ kiện bán phá giá tôm của các doanh nghiệp Việt Nam trên
đất Mỹ giúp chúng ta có cách nhìn nhận xác thực hơn về tình hình thơng mại
quốc tế hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời nhìn nhận
nghiêm túc về chính sách thơng mại của Việt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế. Vì lý do đó mà tôi chọn đề tài: "Vụ kiện phá giá Việt Nam tại Mỹ"
phần I
Khái quát về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ
I. Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nớc nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản
với trị giá nhập khẩu trên 8 tỉ USD/năm. Năm 2000 Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ
sản từ 130 quốc gia trên thế giới với khối lợng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng
10 tỉ USD. Ngời tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng xấp xỉ 8% tổng sản lợng thuỷ sản
của thế giới trong đó hơn một nửa là nhập khẩu. Hoa Kỳ có khoảng 1300 nhà


máy chế biến thuỷ sản với trang thiết bị hiện đại đóng góp khoảng 25 tỉ USD
vào tổng thu nhập quốc dân. Có thể nói Hoa Kỳ là thị trờng tiềm năng đối với
thủy sản Việt Nam.
II. Những mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa dạng bao gồm
những mặt hàng chủ yếu sau:
1) Tôm:
Mặt hàng này đợc tiêu thụ với khối lợng lớn do dân chúng Hoa Kỳ a
thích nhất. Từ năm 1998 đến năm 2000, nớc này nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ
USD mỗi năm, 5% khối lợng đợc nhập từ châu á, lợng tôm nhập qua các năm
là:
Năm 1997 1998 1999
Đơn vị tấn 236.000 288.928 300.000
(Nguồn: uỷ ban thơng mại quốc tế Mỹ)
Nhập khẩu vào thị trờng Hoa Kỳ tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm.
2. Cá nớc ngọt, phi lê tơi và đông lạnh
Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nớc ngọt trắng nh cá Ba sa
(Pangenus hypoththalmus), cá tra (Pargasius bocunti) tơng tự với loài cá nheo
Hoa Kỳ gọi là Catfooh. Cá ba sa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu từ
các quốc gia: Guyana, Braxin, Thái Lan, Canada và Việt Nam. Trong đó nhập
khẩu từ Việt Nam chiếm 80%.
3. Tôm hùm tơi sống và ớp lạnh
Hoa Kỳ là thị trờng tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới. Ngời dân hiện a
chuộng tôm hùm sống hoặc ớp đá, nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao.
4. Cá ngừ nguyên con và ớp lạnh
Từ năm 1990 Hoa Kỳ phải nhập khẩu cá ngừ. Năm 1995 Hoa Kỳ nhập
khẩu 130.000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt
nhà máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản.
5. Cá ngừ đóng hộp
Mặc dù là nớc có công nghệ đóng hộp cá ngừ mạnh nhất thế giới, nhng

năm 1996 Hoa Kỳ phải nhập khẩu 110.000 tấn cá ngừ đóng hộp trị giá hơn
230 triệu USD.
6. Cá hồi nguyên con tơi và ớp lạnh
Hoa Kỳ đứng thứ 2 thế giới về khai thác cá hồi với sản lợng 550 tấn
năm 1995, nhng ngời tiêu dùng trong nớc rất a chuộng cá hồi Đại Tây Dơng
nuôi nhân tạo ở Nauy, Canada và Chi Lê nên mỗi năm họ phải nhập khẩu
60.000 tấn cá hồi trị giá 280 triệu USD.
7. Điệp tơi và ớp lạnh
Hoa Kỳ là nớc tiêu thụ điệp tơi lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và
Nhật Bản. năm 1995 sản lợng nhập khẩu 26.000 tấn trị giá 216 triệu USD.
Nhìn chung, do thói quen nên cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Hoa Kỳ rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại thuỷ sản nớc mặn, nớc
ngọt, nguyên liệu hoặc đã qua chế biến. Do sức mua lớn nên khối lợng nhập
khẩu thuỷ sản vào thị trờng này rất lớn và mức tăng trởng vẫn duy trì ở mức
cao. Các doanh nghiệp đánh bắt sản xuất thuỷ sản Việt Nam có thể tăng cờng
đầu t để nâng cao sản lợng phục vụ cho xuất khẩu.
III. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trờng Hoa Kỳ
Năm 1994, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới đạt 5,8
triệu USD. Sau 5 năm 1999 con số này đã tăng gần 20 lần với doanh số 108
triệu USD chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ và chiếm
10% trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2000 có 120 doanh nghiệp
có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ với doanh số 300 triệu USD. Hoa Kỳ
trở thành thị trờng tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhật Bản.
Mức tăng trởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ rất cao vào
năm 2000, tăng 2,3 lần so với 1999. Năm 2001 mặc dầu nền kinh tế Hoa Kỳ
rất khó khăn, đặc biệt sau sự kiện 11/9, song xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trởng lớn với khối lợng 71 nghìn tấn sản phẩm,
đạt doanh số 489 triệu USD, tăng so với năm 2000 tơng ứng là 86,6% và
62,4% chiếm 27,52% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản và trở thành thị trờng
xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong năm này.

Những mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ gồm:
1. Nhóm hàng tôm
Tôm hiện là nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị
trờng Hoa Kỳ (chiếm 2/3 trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị tr-
ờng này). Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tôm sang thị trờng Hoa Kỳ tăng
hơn hai lần so với năm 1999, đạt giá trị hơn 200 triệu USD. Năm 2001 Việt
Nam đứng thứ 8 trong tổng số 50 nớc cung cấp tôm cho thị trờng này, và th-
ờng xuất khẩu dới dạng tôm vỏ (khoảng 8 triệu pound) và tôm thịt (trên 10
triệu pound), riêng mặt tôm luộc Việt Nam đứng thứ 3 trong các nớc cung cấp
tôm cho Hoa Kỳ, đạt 1.360 tấn năm 2000.
2. Nhóm hàng cá
Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá ba sa đạt trị giá xuất khẩu năm 2000 gần
60 triệu USD, đứng đầu trong tất cả các nớc cung cấp loại cá này cho thị trờng
Hoa Kỳ. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu điệp, sò thịt, mực
Tỷ trọng các thị trờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2002
Thị trờng Khối lợng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỉ trọng (%)
Nhật Bản 96.251 537,968 26,6
Trung Quốc 77.175 302,261 14,9
EU 31.368 84,404 4,2
ESEAN 29.183 79,529 3,9
Mỹ 98.665 656,655 32,4
Các nớc khác 111.400 363,005 17,9
(Nguồn: Bộ Thuỷ sản năm 2002)
Qua bảng trên ta thấy thị trờng Mỹ có rất nhiều triển vọng. Đây là cơ
hội lớn cho các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới.
phần II
Xung quanh vụ kiện chống bán phá giá tôm
trên đất Mỹ
Ngày nay toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong tiến trình đó

vn đã chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc ký kết các hoạt
động song phơng, đa phơng về tham gia vào các tổ chức quốc tế nhằm tranh
thủ những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại. Đây là một trong những nguyên
nhân quan trọng giúp cho vn đạt đợc nhiều thành tựu trong hoạt động xuất
khẩu hàng hoá, dịch vụ nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tự do hoá thơng
mại, việc hàng rào thuế quan ngày càng cắt giảm thì các biện pháp phi thuế
quan ngày càng tăng điển hình là thuế chống bán phá giá. Vì vậy, tình trạng
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị các nớc nhập khẩu vận dụng thuế chống
bán phá giá chủ yếu là: mì chính, tỏi, giầy dép, tôm cá. Tính đến năm 2001
Việt Nam đã gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá nh sau:
Năm Đối tác thơng mại Mặt hàng Phán quyết cuối cùng
1994 Columbia Gạo Không đánh thuế mặc dù bán phá giá
mức 9,07% vì không gây tổn hại cho n-
ớc này
1998 Liên minh châu Âu Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá mức
16,8%
Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần nhỏ hơn
so với Trung Quốc, Inđônêxia và Thái
Lan
200 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống phá giá mức 0,09%
EURO/chiếc
2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống phá giá 1,48 CAD/kg
(Nguồn: Bộ Thơng mại)
Tuy nhiên do các mặt hàng trên có kim ngạch xuất khẩu không cao nên
không ảnh hởng lớn đến đời sống lao động và sản xuất trong nớc nên cha gây
đợc sự chú ý của d luận. Mãi đến 2002 khi Hiệp hội nuôi cá da trơn của Mỹ
chính thức kiện chống bán phá giá cá tra và cá ba sa và ngày 31/10/2003 liên
minh tôm miền nam nớc Mỹ (SSA) đệ đơn kiện chống bán phá giá tôm lên uỷ
ban thơng mại quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thơng mại Mỹ (DOC) tình hình đã trở
nên nghiêm trọng.

Năm 2002 xuất khẩu cá tra và ba sa sang thị trờng Mỹđạt mức kỷ lục.
Thời điểm này nghề nuôi cá phát triển thịnh vợng nhất. Cũng trong năm 2002
CFA khởi kiện các doanh nghiệp nuôi cá tra và ba sa Việt Nam có khả năng
gây thiệt hại cho ngành công nghiệp chế biến cá da trơn Hoa kỳ. Mặc dầu
trong thời gian diễn ra vụ kiện các địa phơng vẫn gia tăng sản lợng đánh bắt.
Vấn đề này buộc các doanh nghiệp phải có giải pháp để khắc phục khó khăn
trớc mắt khi mà xuất khẩu sang thị trờng Mỹ có nguy cơ đóng băng, bằng việc
mở rộng thị trờng và khai thác thị trờng nội địa.
Ngày 27/7 ITC xác nhận cá tra và cá ba sa Việt Nam gây thiệt hại cho
ngành chế biến cá nớc này. Sau khi ITC đa ra phán quyết, DOC đã áp dụng
thuế bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam với những mức thuế nh
sau:
- Công ty tham gia vụ kiện là Vĩnh Hoàn, Agifish, Việt Nam Cataco và
7 công ty nhỏ khác với mức thuế từ 36,84% đến 53,68%.
- Các công ty không tham gia vụ kiện bị áp mức thuế là 63,88%.
Ngày 19/5/2003, chính phủ Việt Nam đã cử một phái đoàn gồm các
quan chức của các bộ hữu quan tiến hành đàm phán với bộ thơng mại Hoa kỳ
tại Washington D.C nhằm tìm ra giải pháp có lợi cho hai bên trong vụ tranh
chấp này. Nhng mọi nỗ lực từ phía Việt Nam đều vô vọng do sự thiếu thiện
chí và hợp tác từ phía Hoa kỳ. Điều này có nghĩa bên Việt Nam đã thất bại
trong vụ tranh chấp này. Vụ kiện cá tra và ba sa cha đợc bao lâu thì các doanh
nghiệp Việt Nam lại có nguy cơ đối mặt với vụ kiện tôm.
Ngày 9/9/2004 các nhà sản xuất tôm và quan chức chính quyền 8 bang
của Mỹ (Akbama, Florida, Texas, South, Carolia, Georgia, Mississippi và
Luoisiana) đã có cuộc gặp với các chuyên gia thơng mại quốc tế và nhất trí
xây dựng lên kế hoạch về khả năng đa đơn kiện 16 nớc gồm: Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, và các nớc Trung, Nam Mỹ với cáo buộc bán tôm thấp
hơn giá thị trờng làm tổn hại đến ngành hoạt động của ngành sản xuất tôm n-
ớc Mỹ.
Ban đầu do những khó khăn về tài chính, các hiệp hội đánh bát tôm của

Mỹ cha chính thức khởi kiện, song quá trình chuẩn bị, họ đã sử dụng các biện
pháp sau:
- Trong nớc, họ phát động chiến dịch tuyên truyền "ngời Mỹ ăn tôm
Mỹ" kêu gọi dân chúng mua hàng nội.
- Vận động các nhà lập pháp Mỹ vào cuộc nhất là những ngời đại diện
cho các tiểu bang có nghề nuôi tôm. Gây áp lực đối với chính quyền hành
pháp để thông qua văn kiện có tính pháp lý chống lại việc nhập khẩu tôm.
Hiệp hội đánh bắt tôm của Mỹ tìm cách vận động hạ nghị sĩ và thợng
nghị sĩ đại diện cho 8 tiểu bang ven biển vùng Đông Nam Hoa Kỳ tìm cách áp
đặt các biện pháp để hạn chế tôm nhập khẩu của một số nớc vào thị trờng Mỹ.
Ngày 9/10/2002 một số hạ nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hoà đại diện cho
ng dân 8 tiểu bang vùng bờ biển Đông Nam nớc Mỹ đã trình trớc Hạ viện Hoa
Kỳ mọt dự thảo luật yêu cầu Mỹ đình chỉ mọi khoản tài trợ của chính phủ cho
7 quốc gia bị họ vu cáo đã bán phá giá. Tuy nhiên dự luật này không đợc
thông qua trong lần đệ đơn đầu tiên. Ngày 7/1/2003 dự luật này lại đợc các
nghị sĩ đảng cộng hoà là Ron Paul, Jack Kingston và một số hạ nghị sĩ khác
trình ra hạ nghị viện Hoa Kỳ, yêu cầu Mỹ đình chỉ hoàn toàn mọi khoản tài
trợ của chính phủ Hoa Kỳ thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, tập
đoàn đầu t t nhân hải ngoại và quỹ tiền tệ quốc tế đối với một số nớc gồm:
Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Braxin, Ecuador và
Mêxicoo cho đến lúc các nớc này bắt buộc phải giảm lợng tôm xuất khẩu vào
Mỹ với mức 3 triệu found mỗi thùng trong vòng 3 tháng.
Tháng 10/2002, hiệp hội đánh bắt tôm ở 8 bang miền Đông Nam Hoa
Kỳ đã nhóm họp và lập ra một tổ chức "Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ"
(SSA). Mục đích của nó là quyên góp tiền bạc, phối hợp các hoạt động chung
giữa các bang nhằm đối phó với sản lợng gia tăng tôm nhập khẩu. Giữa tháng
12/2002 SSA đã thuê công ty luật lớn và có uy tín là Dewey Ballantine tiến
hành phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ. Đồng thời
SSA cũng thuê 2 hãng vận động hành lang để tranh thủ ảnh hởng của các giới
chức chính trị ở cấp liên bang và bang. Tháng 2/2003 hãng luật Bewey

Ballantine đã gửi bản điều tra đến các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh
tôm thuộc vùng bờ vịnh và Đại tây dơng để thu thập các thông tin nhằm chứng
minh ngành tôm của họ đã bị thiệt hại do giá tôm thấp. Nhng SSA không nhận
đợc sự ủng hộ của các nhà chế biến tôm ở Mỹ. Vì nếu mua tôm nội địa chế
biến sẽ bị thua lỗ.
Ngày 8/3/2003 liên minh tôm miền Nam nhóm họp quyết định bỏ ra 4
triệu USD nhằm tiến hành vụ kiện chống bán phá giá tôm từ 12 nớc. Cùng lúc
đó Hiệp hội tôm SSA chi ra 2,5 triệu USD cho vụ kiện nay. Tuy cùng theo đuổi
mục tiêu nhng SSA và LSA lại có nhiều mâu thuẫn. SSA và LSA hoàn toàn độc
lập với nhau nhng cùng cố gắp quyên góp chi phí cho vụ kiện ngang nhau.
Đầu tháng 10/2003, các nhà chế biến và phân phối tôm Mỹ đã cam kết
ủng hộ SSA. LSA đồng ý hợp tác với SSA. SSA cũng bắt tay với uỷ ban quốc
gia về khai thác và nuôi trồng thủy sản của Mêhicô để tăng thêm sức mạnh.
Đến 31/12/2003 SSA chính thức nộp đơn lên uỷ ban thơng mại quốc tế
Mỹ (USITC) và Bộ thơng mại Mỹ (DOC) kiện Việt Nam, Thái Lan, ấn Độ,
Trung Quốc, Braxin, Ecuado.
Trong vụ kiện này SSA đã đa ra yêu cầu áp đặt hạn ngạch và thuế chống
bán phá giá đối với các mặt hàng đông lạnh, đóng hộp nhập khẩu từ các nớc
trên. Đơn kiện yêu cầu đa ra mức thuế áp đặt với từng nớc lần lợt là: Thái Lan:
57%; Trung Quốc: 119-267%; Việt Nam 30-99%; ấn Độ: 102-130%; Braxin:
40-230%; Ecuador: 104-107%.
Theo luật chống bán phá giá của Mỹ, DOC sẽ có quyết định vào ngày
20/1/2004 về việc điều tra và USITC bắt đầu xác định liệu tôm nhập khẩu có
gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôm trong nớc hay không. Nếu kết luận là có,
vụ kiện sẽ đợc tiếp tục bằng các cuộc điều tra, xác minh của DOC đối với từng
nớc bị kiện.
Trong vòng 160 ngày kể từ ngày nộp đơn kiện, USTIC và DOC sẽ đa ra
phán quyết sơ bộ về mức thuế có thể áp đặt với hàng nhập khẩu. Khi đa ra
phán quyết thuế chống bán phá giá có thể đợc hồi tố 90 ngày trớc đó, nếu cơ
quan chức năng của Hoa Kỳ xác định có hiện tợng nhập khẩu ồ ạt trớc hoặc

sau thời điểm nộp đơn kiện.
Tháng 12/2002 ASDA đợc thành lập nhằm đối phó với SSA và bảo vệ
quyền lợi ngời tiêu dùng, mục tiêu giữ giá tôm ở mức ngời tiêu dùng Hoa Kỳ
có thể mua đợc, và tìm cách tránh sự can thiệp của luật pháp ảnh hởng đến
tôm xuất khẩu.
II. Hậu quả
Vụ kiện cá tra và cá ba sa Việt Nam đã bị xử ép thua. Trong vụ kiện tôm
này chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi vì Mỹ là nớc có tiềm lực kinh
tế, có kinh nghiệm trong thơng mại quốc tế. Không chỉ các nhà sản xuất và
xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn mà các nhà chế biến và ngời tiêu dùng Mỹ
cũng bị thiệt hại trong vụ kiện này.
1. Phía Mỹ
Theo nghiên cứu về phía công ty Trade Partnership có trụ sở tại
Oasinhtơn tiến hành giá tôm Mỹ có thể tăng 44% nếu tôm nhập khẩu từ 6 nớc
nói trên bị áp thuế chống bán phá giá, dẫn đến lợng tiêu thụ tại Mỹ sẽ giảm
30% so với hiện nay. Nghiên cứu này dự báo giá tôm do ng dân Mỹ đánh bắt
sẽ tăng khoảng 28%, giá tôm nhập khẩu từ các nớc bị đơn trong vụ kiện tăng
khoảng 84% và giá tôm nhập khẩu từ các nớc khác tăng khoảng 19%.
Hai nghiên cứu khác nhấn mạnh đến lợi ích mà tôm nhập khẩu mang lại
cho ngời tiêu dùng Mỹ. Công ty Food Beat INC có trụ sở tại bang Minois tiến
hành một cuocọ nghiên cứu tại hơn 200 dây chuyền nhà hàng lớn nhất của Mỹ
cho thấy thực đơn các món chế biến từ tôm tăng gần 50% trong vòng 5 năm
trở lại đây và ngời tiêu dùng ở các mức thu nhập đều tăng lợng tiêu thụ tôm.
Chủ tịch "nhóm đặc cách tôm" của CI TAC/ASDA, đồng thời là chủ tịch
ASDA, ông Wally Stevens nói rằng ba nghiên cứu trên cho thấy vụ kiện chống
bán phá giá mà SSA khởi xớng đã gây tổn hại to lớn cho ngành công nghiệp
chế biến và tiêu dùng Mỹ. Nhờ tôm nhập khẩu dồi dào với giá cả hợp lý, các
ngành công nghiệp chế biến, bán buôn, bán lẻ tại Mỹ tạo đợc 150.000 việc
làm so với 13.000 việc trong ngành đánh bắt nội địa.
Nghiên cứu của công ty Food Beat INC còn cho thấy biến động về giá

tôm trong 5 năm qua mang lại lợi ích cho ngời tiêu dùng. Phần lớn các món ăn
chế biến từ tôm đều giảm. Nghiên cứu này khẳng định nhờ tôm nhập khẩu mà
rất nhiều món ăn có thêm hơng vị của loại thực phẩm giàu chất đạm này. Điều
này có nghĩa là do giá trị nhập khẩu hợp lý phù hợp với ngời tiêu dùng nên l-
ợng tôm tiêu thụ tăng lên, cũng không phải ngẫu nhiên mà các món ăn chế
biến từ tôm đợc a chuộng số một tại Mỹ hiện nay. Công ty Trade partnership
cho biết số lợng ngời tiêu dùng mua tôm tại các cửa hàng bán lẻ đã tăng gấp
đôi trong giai đoạn 1995-2002. Chủ tịch công ty Trade partnership khẳng định
nguồn cung cấp dồi dào từ tôm nhập khẩu đã giúp các cửa hàng, các nhà chế
biến và phân phối trên khắp nớc Mỹ đáp ứng đợc nhu cầu ngày càng tăng của
ngời tiêu dùng. Giá tôm hợp lý là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu tiêu
thụ của các gia đình Mỹ ở tất cả các mức thu nhập.
Ông Stevens nói rằng: "Nhóm đặc tính tôm" của CITAC/ASDA uỷ
quyền cho các công ty Trade partmeship và Food Beat Inc tiến hành các
nghiên cứu nói trên đều là nhằm chứng minh các tác hại của thuế chống bán
phá giá đối với ngời tiêu dùng, cũng nh đối với các nhà hàng, cửa hàng và các
ngành công nghiệp tiêu dùng khác. Ông Stevens khẳng định nếu SSA thắng
kiện trong vụ này, ngời thua là các ngành công nghiệp tiêu dùng và ngời tiêu
dùng Mỹ chứ không ai khác.
2. Phía Việt Nam
Thị trờng Mỹ là thị trờng lớn và là thị trờng tiềm năng đối với xuất khẩu
tôm của Việt Nam. Hiện nay hàng năm Việt Nam xuất khẩu gần 500 triệu
USD tôm vào thị trờng Mỹ, tỉ trọng thị trờng Mỹ chiếm tới 40% doanh số,
theo các chuyên gia, một khi bị áp thuế phá giá ngành công nghiệp này sẽ
chịu thiệt không nhỏ, khi mà tỉ suất lợi nhuận tôm còn rất thấp. Vụ kiện bớc
đầu đã gây tác động xấu đến ngời nông dân nuôi tôm, năm ngoái (2002) giá
bình quân 100.000đ/kg, tôm loại 1 là 130.000đ/kg đến nay giá tôm cao nhất
chỉ còn 90.000đ/kg, thấp nhất là 60.000đ/kg. Trong khi chi phí để làm ra 1 kg
tôm chất lợng trung bình 70.000đ/kg - 80.000đ/kg. Trong khi chi phí để làm ra
1kg tôm nếu nuôi theo mô hình quảng canh mất khoảng 35.000đ/kg -

40.000đ/kg, nếu nuôi theo mô hình công nghiệp mất khoảng 45.000đ -
50.000đ/kg, tính ra ngời nông dân chẳng lãi bao nhiêu. Tôm Việt Nam ngày
càng phát triển và thị trờng Mỹ là một thị trờng rộng lớn. Tuy nhiên khi diễn
ra vụ kiện này các địa phơng sẽ có kế hoạch tăng sản lợng nuôi tôm điều này
làm cho khó khăn càng trở nên khó khăn thêm.
Phần III
Một số gợi ý đối với Việt Nam
Năm 2002 cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá. Trong vụ
kiện đó các doanh nghiệp Việt Nam bị xử ép thua. Năm 2003 đến lợt tôm Việt
Nam cũng bị kiện bán phá giá. Từ đó cho thấy thực trạng xác thực về thơng
mại quốc tế hiện nay. Đây có thể đợc coi là biện pháp bảo hộ mới của Mỹ.
Đến nay Hoa Kỳ đã áp đặt luật chống bán phágiá với trên 60 nớc xấp xỉ 600
vụ kiện. Dựa vào tiềm lực kinh tế của mình chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của
Mỹ đã phát triển đến một mức tinh vi, đôi khi lại trắng trợn theo đuổi đơn ph-
ơng áp đặt. Vì vậy đối sách của chúng ta là: tốt nhất không để xảy ra kiện cáo
bán phá giá bằng cách tìm hiểu xem đối tác của ta ở nớc sở tại chi phí sản xuất
thế nào? giá bán bao nhiêu? Nếu ta nghiên cứu kỹ sẽ đa ra đợc một mức giá
phù hợp, không gây mâu thuẫn lợi ích với doanh nghiệp Hoa Kỳ chắc chắn sẽ
không gây ra vụ kiện.
Nếu xảy ra kiện cáo cần phải đối mặt, cần đấu tranh mạnh mẽ trên
chính trờng để bảo vệ lẽ phải. Đồng thời phải sử dụng các biện pháp mềm dẻo
hơn nh vận động hành lang (Lopby). ở Mỹ Lopby đợc coi là hoạt động hợp
pháp. Chúng ta có thể vận động các cá nhân, tổ chức có chung quyền lợi góp
tiền để thuê các tổ chức Lopby chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp tại Hoa
Kỳ. Trong vụ kiện tôm này không chỉ có Việt Nam mà còn có 5 nớc liên quan
khác do đó chúng ta không đơn độc, chúng ta phải nghĩ ngay đến việc liên
minh với các nớc này để bảo vệ quyền lợi của chúng ta. Các doanh nghiệp nên
có văn phòng đại diện tại nớc Mỹ để tìm hiểu thị trờng cũng nh luật pháp Mỹ,
có cơ hội giao thơng với các nhà phân phối Mỹ nhiều hơn. Về lâu dài, các
doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong

thu mua nguyên liệu chế biến cũng nh xuất khẩu. Tích cực nghiên cứu mở
rộng thị trờng, không nên quá lệ thuộc vào các thị trờng truyền thống. Hoa Kỳ
đã đánh giá kinh tế Việt Nam không còn là nền kinh tế phi thị trờng trong khi
EU đánh giá doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trờng.
Nh vậy đây chỉ là căn cứ còn nguyên nhân nằm sâu xa bên trong. Để khắc
phục nhợc điểm này chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình cải cách toàn diện kinh
tế, xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
Cần sớm ban hành pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, đẩy mạnh
tuyên truyền về hiệp định chống bán phágiá của WTO và các luật chống bán
phá giá của các đối tác thơng mại khác.
Trên đây là một số gợi ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi phải
đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nói riêng và
thuỷ sản nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó, các doanh nghiệp cần phải cân
nhắc đến các biện pháp cụ thể để đa ra các quyết định hợp lý bảo vệ quyền lợi
cho doanh nghiệp của mình khi hớng xuất khẩu ra thị trờng nớc ngoài.
Kết luận
Thơng mại quốc tế là hoạt động chủ yếu, lâu đời nhất của hoạt động
kinh doanh quốc tế. Sự hiện diện của nó đóng vai trò ngày càng quan trọng
đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá
diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay cạnh tranh quốc gia diễn ra khốc liệt,
nhiều nớc sử dụng chính sách thơng mại nh một công cụ bảo hộ, có khi còn
trắng trợn đơn phơng áp đặt.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế thế giới, thơng mại quốc tế phát
triển với mức độ tinh vi hơn. Nếu quốc gia không chịu đổi mới chính sách th-
ơng mại sẽ bị lạc hậu và chịu nhiều thiệt thòi.
Qua hai vụ kiện bán phá giá cá và tôm của các doanh nghiệp Việt Nam
là bằng chứng cho sự yếu kém của chính sách thơng mại Việt Nam và thiếu
hiểu biết của các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trờng nớc ngoài.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Châu Mỹ ngày nay:

- Số 1/2004 viện nghiên cứu của Châu Mỹ tổng hợp.
- Số 2/2004 nguồn HTT: //www- hoover. Stanfosrd.edu/.
2. Những vấn đề kinh tế thế giới:
- Số 8/2004 tác giả Ngô Văn Giang.
- Số 3/2004 tác giả Ths Mai Thế Cờng.
- Số 2/2004 tác giả TS Hoàng Thị Bích Loan.
3. Tạp chí thuỷ sản:
- Số 5/2001 tác giả Lâm Minh Châu.
- Số 5/2002
4. Báo cáo phát triển kinh tế thuỷ sản và các giải pháp thực hiện thời kỳ
1998 - 2010.
5. Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh (sách tham khảo) Nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002.
Môc lôc

×