Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phát triển nhân lực y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.99 KB, 10 trang )

Chương 3: Phát triển nhân lực y tế
1. Cập nhật các chính sách chủ yếu
Năm 2010, những chính sách mới có ảnh hưởng tới phát triển nhân lực y tế, gồm có:
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt được 9 bác sỹ trên
một vạn dân, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đào tạo và
nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011, quy định những người hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Phát triển đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý được Bộ Y tế xác
định là mục tiêu chính trong Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011–2020 [10].
Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011–2015 đã được
Bộ Y tế phê duyệt, đặt ra chỉ tiêu đến 2015 80% số xã có bác sỹ làm việc; trên 95% số
xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, phấn đấu 90% số thôn bản trong toàn quốc có
nhân viên y tế hoạt động [11]. Quy định mới với các nội dung cụ thể hơn về chức năng,
nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản được ban hành [12], giúp nhân viên y tế thôn bản hiểu rõ
hơn nhiệm vụ, quyền lợi của mình và các cơ quan quản lý có thể tổ chức tốt hơn mạng lưới y tế
thôn bản.
Đầu năm 2011, một số văn bản về hoàn thiện công tác tổ chức và nhân sự của ngành y tế
đã được ban hành, như hướng dẫn biên chế cho Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình [13],
tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ cho một số ngạch viên chức của ngành y tế chưa có mã
ngạch [14; 15].
Một số văn bản liên quan đến chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực y tế tiếp tục
được bổ sung, hoàn thiện, như: Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, ngày
30/7/2009, về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn [16].
Liên quan đến xây dựng các chính sách cải thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế, dự thảo
Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức,
viên chức công tác tại các cơ sở y tế nhà nước thay thế Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày
1/11/2005, được xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và thành viên Chính phủ.
2. Thực trạng nhân lực y tế
2.1. Các kết quả đã đạt được


Số lượng và chất lượng nhân lực y tế được cải thiện
Số lượng nhân lực y tế tiếp tục duy trì xu hướng đi lên của thập kỷ qua. Số y bác sỹ trên
một vạn dân tăng lên (12,52 vào năm 2009 so với 12,23 của năm 2008), số bác sỹ trên vạn dân
tăng thêm 0,07 (từ 6,52 lên 6,59) và số lượng điều dưỡng trên một vạn dân cũng tăng (8,82 của
năm 2009 so với 7,78 của năm 2008). Về nhân lực dược bậc đại học, do số liệu năm 2009 không
bao gồm dược sỹ khu vực sản xuất, kinh doanh dược, nên số dược sỹ trên một vạn dân chỉ còn là
0,38 (năm 2008 số dược sỹ đại học trên một vạn dân là 1,22) [17].
Tỷ lệ nhân lực y tế bậc đại học và sau đại học gần như không thay đổi. Năm 2008 tỷ lệ này
là 27%, đến năm 2009 chỉ còn 26%, nếu không tính dược sỹ ở khu vực kinh doanh sản xuất, và
vào khoảng 28% nếu tính cả nhóm này (như năm 2008).
Tỷ lệ xã có bác sỹ làm việc tăng lên 67,7%, so với 65% của 2008. Số trạm y tế xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế xã là 65,4%. Tỷ lệ trạm y tế xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh làm việc
đạt chỉ tiêu đề ra là trên 95% (95,7%). Tỷ lệ thôn, bản, ấp của xã, thị trấn có nhân viên y
tế hoạt động đạt gần 97% [17].
Số lượng tuyển sinh bậc đại học và sau đại học tăng rõ rệt
Mạng lưới đào tạo nhân lực y tế bao gồm 19 trường/khoa đại học, 34 trường cao đẳng y tế,
42 trường trung cấp y dược. Ngoài ra còn có 6 viện nghiên cứu, 7 bệnh viện tham gia đào tạo mới
ở các bậc sau đại học, trung cấp. Năm 2010, trường Cao đẳng Y tế Nghệ An được chính thức nâng
cấp thành trường Đại học Y khoa Vinh với nhiệm vụ chính là đào tạo nhân lực y tế cho khu vực
miền trung.
Các trường y dược năm qua đã tăng số lượng tuyển sinh chính quy, triển khai các hình thức
đào tạo đặc biệt, tiếp tục triển khai kiểm định đào tạo và đổi mới công tác giáo dục.
Số lượng tuyển sinh bậc đại học và sau đại học tăng rõ rệt. Ở bậc đại học, chỉ tiêu đào tạo
đại học đã tăng từ 6360 (năm 2004) lên tới 16 905 (năm 2010). Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ nội
trú, bác sỹ chuyên khoa I và chuyên khoa II cũng tăng. Chỉ tiêu đào tạo sau đại học năm 2004 là
3098 học viên, đến năm 2010 lên tới 5170 [18].
Hình : Chỉ tiêu đào tạo bậc đại học và sau đại học khối ngành khoa học sức khỏe, 2004–2010
Tổng số sinh viên đại học khối ngành khoa học sức khỏe tốt nghiệp đại học
năm 2010 là 7.897. Với các loại hình nhân lực y tế cơ bản là bác sỹ, dược sỹ đại
học và điều dưỡng, số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm đã tăng khá nhanh.

Năm 2008, có 2365 sinh viên y khoa, 817 sinh viên dược đại học và 790 sinh viên
điều dưỡng tốt nghiệp. Năm 2010, đã có 4069 sinh viên y khoa, 1583 sinh viên
dược đại học và 1710 sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp, tức là khoảng gấp đôi năm
2008. Các con số này cho thấy nguồn cung ứng nhân lực y tế đã được cải thiện
đáng kể. Số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng tăng ở các loại hình đào tạo khác như
kỹ thuật viên y học, bác sỹ y học dự phòng,..., nhưng tăng với số lượng không
nhiều.
Các hình thức đào tạo nhân lực y tế cho các vùng khó khăn tiếp tục được triển khai
Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, từ năm 2008, Bộ Y tế đã thành lập Ban
chỉ đạo công tác đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội và triển khai hình thức đào tạo theo địa
chỉ sử dụng. Năm 2008 có 10 trường đại học tuyển được 1775 sinh viên (y khoa, dược đại học, cử
nhân các loại) và đạt 57,8% so với đề nghị của 47 địa phương/đơn vị; năm 2009 có 13 trường đại
học tuyển được 2305 sinh viên, đạt trên 71,1% so với yêu cầu của 38 địa phương, đơn vị; năm
2010 vẫn có 13 trường đại học tuyển 3617 sinh viên, đạt 98,4% so với yêu cầu [19].
Đề án Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc
miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên
theo chế độ cử tuyển triển khai từ 2007 đến 2018. Trong 3 năm từ 2007 đến 2009,
đã tuyển được 1488 sinh viên y khoa và 306 sinh viên dược đại học, đa số trong đó
là người dân tộc ít người [20].
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong các trường
Cho đến hết năm 2010, toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược đã và đang
thực hiện kiểm định theo các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết đều ở giai đoạn kết thúc
tự kiểm định nội bộ và hiện đang chờ kiểm định từ bên ngoài.
Cải cách trong giáo dục y học bước đầu được thực hiện ở các cơ sở đào tạo. Trường Đại
học Y Hà Nội đã đăng ký triển khai chương trình đào tạo tiên tiến với đối tượng cử nhân điều
dưỡng và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Trường Đại học Y tế Công cộng đang cải
tiến chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng, thạc sỹ y tế công cộng, ứng dụng các tiếp cận
mới trong giáo dục y học;
1
tám trường đại học/khoa y đã triển khai đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng;

2

11 trường cao đẳng, trung cấp y tế được hỗ trợ để nâng cao năng lực giảng dạy, trong đó có giảng
dạy thực hành lâm sàng, tiền lâm sàng, cho đội ngũ giáo viên.
3
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhân lực y tế được thực hiện thường xuyên
Chương trình đào tạo lại bằng nguồn ngân sách nhà nước cho công chức, viên chức của các
cơ sở trực thuộc Bộ Y tế được duy trì thường xuyên. Cũng như các năm trước, nội dung đào tạo
tập trung vào các lĩnh vực: lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ. Kế hoạch
đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa trên đề nghị của các đơn vị. Hình thức đào tạo chủ yếu là các
lớp đào tạo ngắn hạn tập trung.
Một số đề án, dự án đầu tư cho hệ thống y tế các khu vực có bao gồm một cấu phần về đào
tạo lại, đào tạo liên tục cán bộ y tế, như:
 Đề án nâng cấp bệnh viện huyện từ 2006–2009 [21] đã tổ chức đào tạo được 3378 nhân
viên y tế tuyến huyện về 11 chuyên ngành (Hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, chẩn đoán
hình ảnh, nội soi - điện tim, điều dưỡng, sản khoa, ngoại khoa, nhi khoa, xét nghiệm sinh
hoá, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm vi sinh).
 Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung
bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử
dụng trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013 (Quyết
định 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Cấu phần đào tạo của Đề án
đang được triển khai tại một số bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
1 Dự án Tăng cường năng lực đào tạo y tế công cộng cho trường Đại học Y tế Công cộng, thuộc Chương
trình Nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2006–2010 do Chính phủ Hà Lan tài trợ.
2 Dự án Đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng do Tổ chức NUFFIC Hà Lan tài trợ (2007–2009).
3 Dự án Nâng cao năng lực giảng dạy trong các trường cao đẳng, trung cấp y tế, thuộc Chương trình
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2006-2010 do Chính phủ Hà Lan tài trợ.
Một hình thức bồi dưỡng chuyên môn của ngành được thể hiện trong Đề án 1816 [22]. Sau
hơn hai năm thực hiện đã có 2504 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành được chuyển giao cho tuyến
tỉnh; 702 kỹ thuật khám, chữa bệnh được chuyển giao cho tuyến huyện, 12 066 cán bộ y tế tuyến

huyện được tham gia các lớp tập huấn; 1815 trạm y tế xã được bệnh viện huyện hỗ trợ kỹ thuật
[22].
Các trường đại học y, các bệnh viện lớn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo định
hướng chuyên khoa, đào tạo các kỹ thuật tiên tiến theo nhu cầu của người học và các cơ sở y tế.
Các khóa tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài theo nguồn tiền trong nước và hỗ trợ quốc tế
được thực hiện nhưng với số lượng hạn chế.
Một số chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ, vốn vay nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân
lực y tế được thực hiện
 Chương trình Phát triển nguồn nhân lực y tế sử dụng vốn vay ADB và viện trợ không hoàn
lại của Australia. Thời gian thực hiện từ 2010–2015 với tổng kinh phí là 76 323 000 đô-la
Mỹ. Mục tiêu chính của chương trình là nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ
công tác lập kế hoạch và quản lý trong đào tạo, tăng cường công tác quản lý nhân lực và
cải tiến cơ chế tài chính, thanh toán các chi phí dịch vụ y tế.
 Chương trình Nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2006–2010 (dự kiến sẽ kết
thúc vào năm 2012) do Chính phủ Hà Lan tài trợ với tổng số vốn gần 14 triệu Euro với
mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy cho các cơ sở đào tạo, cải tiến chương trình đào tạo,
xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng dạy, hỗ trợ cải thiện công tác quản lý đào tạo.
 Một số dự án nhỏ hỗ trợ cho các trường của Pathfinder International, Sida Thụy Điển, AP,
UNFPA, WHO trong một số hoạt động cụ thể như cải tiến chương trình đào tạo chi tiết cho
một số môn học, xây dựng tài liệu giảng dạy, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học,
phương pháp dạy học tích cực,...
2.2. Các khó khăn, bất cập
Một số chỉ số về nhân lực y tế còn thấp so với chỉ tiêu đề ra
Đối chiếu với Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011–2015, một số chỉ số về nhân lực y tế vẫn còn thấp hơn nhiều so với
số ước tính năm 2010 và khó có thể đạt được nếu không có các thay đổi đáng kể
trong chính sách nhân lực y tế. Số liệu năm 2009 cho thấy, số bác sỹ trên một vạn
dân mới đạt 6,59 (chỉ tiêu là 7), thấp hơn nhiều so với một số nước lân cận như
Trung Quốc, Phi-líp-pin [24]. Số dược sĩ đại học trên một vạn dân rất thấp (0,38)
so với chỉ tiêu là 1,2, tuy nhiên như đã đề cập ở trên, con số này thấp là do không

tính số dược sỹ trong khu vực sản xuất, kinh doanh dược. Tỷ số điều dưỡng trên bác sỹ
tăng rất ít (1,2 năm 2008 và 1,27 năm 2009) [10] cho thấy chưa có sự thay đổi đáng kể về
số lượng điều dưỡng đang làm việc ở khu vực y tế công.
Hình : Số bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng trên 10000 dân, 2005-2009
Tiếp tục tồn tại vấn đề phân bố nhân lực y tế bất hợp lý theo vùng miền, lĩnh vực
Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vẫn là hai khu vực có số bác sỹ trên một vạn
dân thấp nhất (4,5 và 4,8), tỷ lệ phân bố nhân lực y tế ở tuyến trung ương, địa phương không thay
đổi [17]. So sánh giữa hai năm 2004 và 2009, tổng số nhân lực y tế trên toàn quốc tăng lên ở cả ba
tuyến tỉnh, huyện và xã, nhưng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố. Trong khi ở khu vực
đồng bằng, thành thị (Hải Phòng) nhân lực y tế tăng lên ở cả ba tuyến, thì ở các tỉnh miền núi như
Cao Bằng, Yên Bái, số tăng nằm ở tuyến tỉnh và huyện, còn số nhân lực y tế tuyến xã không tăng,
thậm chí ở Hà Giang còn giảm 11% (Bảng 6).
Bảng : Biến động nhân lực y tế theo tuyến toàn quốc và một số tỉnh, thành phố, 2004~2009
2004 2009
Tỷ lệ
tăng 2004 2009
Tỷ lệ
tăng
Hà Giang Yên Bái
Tỉnh 542 849 57% Tỉnh 629 979 56%
Huyện 702 1485 112% Huyện 944 1054 12%
Xã 995 886 -11% Xã 956 957 0%
Cao Bằng Hải Phòng
Tỉnh 557 692 24% Tỉnh 2645 3071 16%
Huyện 803 1146 43% Huyện 1742 2180 25%
Xã 806 834 3% Xã 1028 1249 21%
Toàn quốc
Tỉnh 76 777 105 168 37%
Huyện 62 183 81 233 31%
Xã 49 358 61 149 24%

Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2004, 2009. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế [17]
Thu nhập thấp là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực y tế, phân bố bất
hợp lý, dịch chuyển nhân lực ở một số vùng địa lý và lĩnh vực công tác. Đối với vùng nông thôn,
miền núi và các lĩnh vực đặc biệt như dự phòng, lao, phong, tâm thần,… mặc dù đã có các phụ cấp
đặc thù, nhưng so với những nhân viên y tế ở các bệnh viện thì vẫn thấp hơn rất nhiều (do các
nhân viên bệnh viện có nguồn thu nhập thêm đáng kể từ nguồn thu do thực hiện tự chủ của bệnh
viện và từ làm thêm). Một số đơn vị y tế cơ sở, y tế dự phòng được đánh giá là hoạt động tốt
thường là những nơi tự tổ chức thành công các dịch vụ làm thêm để tăng thu nhập cho nhân viên
[25; 26; 27]. Điều đáng quan tâm là phát triển một số dịch vụ có thu phí này ảnh hưởng đến các
nhiệm vụ khác của đơn vị, đến hiệu quả chung của hệ thống y tế và lợi ích của người dân như thế
nào.

×