DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
A. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DI SẢN THẾ GIỚI
1. Định nghĩa
Di sản văn hoá của một dân tộc là tất cả những vốn liếng của chìm của nổi có liên quan đến đời sống tinh thần mà dân
tộc đó đã tích luỹ được trong trường kỳ lịch sử. Một dân tộc, có sự tồn tại qua thời gian, thường đều có làm nên một cái
gì đó, bao gồm từ các công trình kiến trúc, các loại tác phẩm văn chương, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc… cho tới phong
tục tập quán trong ăn ở sinh hoạt và nhiều loại di sản khác. Người ta không chỉ nhìn thấy, sờ mó thấy mà còn cảm thấy di
sản. Nó tạo nên một thứ khí hậu trực tiếp liên quan đến toàn bộ sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng. Như một
thế lực vô hình, nó chi phối mọi suy nghĩ hành động của từng con người khiến người ta nhận ra rằng họ không chỉ thuộc
về mình mà còn thuộc về một cái gì rộng lớn, cao cả hơn nữa: thuộc về một dân tộc.
Nhưng di sản thường khi bề bộn ngổn ngang không dễ gì nắm bắt nổi. Vả chăng, cái cần sớm nắm bắt cho được phải là
cái phần tinh hoa của di sản. Phần tinh hoa ấy gọi là văn hoá. Trong sự đa dạng của những cách hiểu khác nhau về văn
hoá (tính ra đã có tới 170 định nghĩa)
([1])
thì trong trường hợp này, văn hoá nên được hiểu một cách dễ chấp nhận nhất:
Nó là “cái cách sống riêng của từng dân tộc” (T.S. Eliot) yếu tố khiến cho dân tộc này khác hẳn dân tộc khác” (F. Mayor)
Một Di sản thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (viết tắt là UNESCO) công
nhận là di chỉ hoặc là di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay
thành phố do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới,
được công nhận bởi những giá trị văn hóa hay ý nghĩa vật lý đặc biệt và quản lý bởi Ủy ban Di sản thế giới của
UNESCO.
2. Phân loại
a. Di sản văn hóa:
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ
học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo
quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu
vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân
chủng học
b. Di sản thiên nhiên:
- Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có
giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
- Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một
môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc
bảo tồn.
- Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc
thẩm mỹ.
c. Di sản hỗn hợp
- Năm 1992, ủy ban di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối
quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản.
- Một địa danh được công nhận là di sản hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí
về di sản thiên nhiên
3. Lịch sử
. - Năm 1954, chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập Aswan (đập Aswan trên), một sự kiện sẽ khiến một thung lũng
có chứa những kho báu vô giá của Ai Cập cổ đại như các ngôi đền Abu Simbel bị nhấn chìm trong biển nước. UNESCO
sau đó đã phát động một chiến dịch bảo vệ các di tích này trên toàn thế giới.
- Năm 1965, một hội nghị được tổ chức tại Nhà Trắng nhằm bảo tồn các khu vực tự nhiên tuyệt đẹp trên thế giới, danh
lam thắng cảnh. Vào năm 1968 và năm 1972, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tổ chức một hội nghị tương tự tại
Stockholm
- Vào ngày 16 tháng 11 năm 1972; Công ước liên quan đến bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, một văn bản
duy nhất được thống nhất giữa tất cả các quốc gia tham gia, đã được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO
B. CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.Di sản đã được công nhận
Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
* 2 Di sản thiên nhiên thế giới:
- Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003
* 5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993
- Phố Cổ Hội An, năm 1999
- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010
- Thành nhà Hồ, năm 2011
* Các danh hiệu được UNESCO công nhận vào Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại gồm:
- Nhã nhạc cung đình Huế hay Âm nhạc cung đình Việt Nam, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO
công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức
được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
- Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác di sản truyền
khẩu và phi vật thể của nhân loại.
- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
- Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại.
- Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) Đúng 12h10 (giờ Paris, tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ
họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính
thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Ngày 05/12/2013, tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần
thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan, Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
2. Các đề cử bị gác lại
Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 5 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ
đề cử lại, đó là
- Chùa Hương (hỗn hợp) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
- Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - đề cử lần 2 theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29 tháng 6 năm 2011.
3. Các đề cử mới:
Tính đến năm 2013, Việt Nam có các di sản sau đã và đang được đề cử di sản thế giới gồm:
* Các ứng cử di sản văn hóa thế giới:
- Hang Con Moong Và các di chỉ cư trú khác tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
- Quần thể các công trình lịch sử và vẻ đẹp thiên nhiên tại Hương Sơn
- Khu Bãi đá chạm khắc cổ tại Sa Pabao gồm cả Khu vực Ruộng bậc thang và Vườn Quốc Gia Hoàng Liên
- Nhà tù Côn Đảo, Nhà thờ Phát Diệm
- Làng cổ Đường Lâm, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ở Quảng Ninh và Bắc Giang)
- Di chỉ khảo cổ học Óc Eo Ba Thê,Quần thể di tích Huế
* Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới:
- Quần đảo Cát Bà với các tiêu chí IX, X sẽ được xem xét vào năm 2014,
- Vườn quốc gia Cát Tiên
- Hồ Ba Bể
- Những di sản địa chất vùng Cao nguyên đá Đồng Văn(Mở rộng của Các Khối núi đá vôi Nam Trung Quốc, Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng
* Các ứng cử di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới:
Hiện ở Việt Nam mới chỉ có Quần thể danh thắng Tràng An (Bao gồm Khu di tích Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái
Tràng An và Khu thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động) là di sản đầu tiên đề cử UNESCO công nhận là di sản thế giới hỗn
hợp, xem xét vào năm 2014
* Các ứng cử di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại:
- Nghi lễ Chầu Văn của người Việt, Múa rối nước
- Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer, Tri thức và kỹ thuật Thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số vùng cao
nguyên đá Hà Giang
- Nghi lễ Then của người Tày, Nghi lễ Cấp Sắc ( Quá Tang ) của người Dao
- Tục chơi Bài chòi vào mùa xuân của người Việt tại Nam Trung Bộ
- Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ
- Kéo co truyền thống ( hồ sơ đa quốc gia chung với Hàn Quốc và một số nước Châu Á khác )
* Các ứng cử di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp : Sử thi Tây Nguyên, Nghề làm tranh Đông Hồ
C. MỘT SỐ DI SẢN THẾ GIỚI TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
1. Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên
a. Điều kiện thiên nhiên
-Vị trí: Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử
Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo
dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và
phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ
- Diện tích, đặc điểm: Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một
hình tam giácvới ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao
gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa
Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có
sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá,
nước và bầu trời
- Đảo:Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía
Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong
tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng Vùng tập trung các đảo đá có
phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn
vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).Các đảo trên
vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo
nào. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay
lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh
buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con
gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một
vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật(hòn Ông
Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng
khác lại giống như vị quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v.
Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh
Nữ, đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến
Vàng, đảo Khỉ v.v.). Một vài hang động nổi tiếng: Hang Sủng Sốt, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ, …
- Đa dạng sinh học: Hạ Long là một khu vực có sự đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển
đảo nhiệt đới: rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, bãi triều lầy không có rừng ngập mặn, bãi cát triều, rong cỏ biển, rạn
san hô, hang động và tùng áng.
-Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử: Hạ Long chính là nơi cách đây 4 thiên niên kỷ đã có những cộng đồng cư dân sinh
sống tạo nên nền “Văn hóa Hạ Long”. Gần 30 di chỉ đã được khai quật rải rác ven biển, hải đảo suốt từ Quảng Ninh đến
Hải Phòng
b. Lịch sử - Tên gọi
- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các
thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long
(rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia
- Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội
đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và
chuyển đến UNESCO để xem xét.
- Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ
Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ
- Năm 2000, một lần nữa Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất, địa
mạo, theo tiêu chí (i) của Công ước quốc tế.
-7h ngày 11 tháng 11 năm 2011 nhằm 2h ngày 12 tháng 11 năm 2011 (giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức
New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sau cuộc kiểm phiếu sơ bộ