CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông
Đơn vị đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH phát triển công nghệ và Tài nguyên
môi trường Hà Thành.
VĨNH PHÚC 03-2009
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Sở Giao thông vận tải
tỉnh Vĩnh Phúc
Công ty TNHH phát triển công nghệ và
Tài nguyên môi trường Hà Thành
VĨNH YÊN 03-2009
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
MỤC LỤC
PHẦN I:
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ KHU VỰC LẬP DỰ ÁN 5
I. Cơ sở pháp lý 5
II. Nội dung chính của dự án 6
1. Tên dự án 6
2. Chủ đầu tư 6
3. Hình thức đầu tư 6
4. Hình thức thực hiện dự án 6
5. Đơn vị tư vấn 6
6. Địa điểm thực hiện dự án 6
7. Mục tiêu đầu tư 6
7.1. Mục tiêu tổng quát 6
7.2. Mục tiêu cụ thể 6
8. Yêu cầu 7
9. Phạm vi nhiệm vụ 7
9.1. Phạm vi lãnh thổ 7
9.2. Nội dung công việc 7
10. Sản phẩm của dự án 8
11. Tổng mức đầu tư 9
12. Thời gian thực hiện 9
13. Nguồn vốn 9
III. Khái quát chung về khu vực được lập báo cáo đầu tư dự án 9
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 9
1.1. Điều kiện tự nhiên 9
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 11
2. Khái quát hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc 15
2.1. Mạng lưới giao thông 15
2.2. Hiện trạng tổ chức khai thác vận tải 18
2.3. Hiện trạng công nghiệp giao thông vận tải đường bộ 20
PHẦN II:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC 21
I. Hiện trạng tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc 21
1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 21
1.1. Máy chủ 21
1.2. Máy trạm 21
1.3. Máy in 23
1.4. Máy Scan 23
1.5. Thiết bị chuyển mạch, Mođem 23
1.6. Mạng LAN 23
2. Hiện trạng dữ liệu 24
3. Hiện trạng các phần mềm nền và GIS đã có bản quyền 24
4. Hiện trạng nguồn nhân lực 25
II. Thiết kế kỹ thuật 26
3
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
1. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật 26
1.1. Thiết bị kỹ thuật 26
1.2. Mô hình mạng và kết nối thông tin 26
2. Thiết kế kiến trúc hệ thống 30
2.1. Đặc tả yêu cầu hệ thống 30
2.2. Kiến trúc tổng thể hệ thống 36
2.3. Phân hệ Quản lý hiện trạng giao thông vận tải 42
2.4. Phân hệ Hỗ trợ dự báo nhu cầu vận tải 47
2.5. Phân hệ Quản lý thông tin quy hoạch giao thông 65
2.6. Phân hệ Công khai hóa thông tin trên Internet (Web Portal) 71
2.7. Giải pháp đồng bộ dữ liệu 81
2.8. Giải pháp bảo mật cho hệ thống 84
2.9. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 87
III. Phân tích và định hướng lựa chọn công nghệ 88
1. Giải pháp về hệ điều hành 88
1.1. Hệ điều hành máy chủ 88
1.2. Hệ điều hành cho máy trạm 89
2. Giải pháp về hệ quản trị CSDL 90
3. Giải pháp về GIS 92
3.1. Xây dựng bản đồ số 92
3.2. Xử lý bản đồ học 93
3.3. Xử lý GIS 93
4. Phần mềm GIS 95
4.1. Giải pháp công nghệ của Intergraph 95
4.2. Giải pháp công nghệ của ESRI 96
4.3. Lựa chọn giải pháp 97
PHẦN III:
KHÁI TOÁN 98
0.1 Tổng dự toán 98
0.2 Dự toán chi tiết các hạng mục 98
0.2.1 Chi phí phát triển phần mềm 98
4
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
PHẦN I:
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ KHU
VỰC LẬP DỰ ÁN
I. Cơ sở pháp lý
• Căn cứ Nghị định số 12/CP của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định
về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đo đạc bản đồ;
• Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng
dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
• Căn cứ Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài
nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;
• Căn cứ Công văn số 962/BBCVT-KHTC ngày 06/06/2003 của Bộ Bưu chính
Viễn thông về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển
CNTT;
• Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
15/09/2008, về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi
trường;
• Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-BTTTT ngày 24/10/2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010;
• Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/05/2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ
Vĩnh Phúc về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010; Quyết định số
33/2006/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến
năm 2020;
• Căn cứ Quyết định số: 609/QĐ-UBND ngày 23/03/2006 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020;
• Căn cứ Quyết định số 2473/UBND-LTTH ngày 19/05/2006 của UBND tỉnh về
việc lập Đề án tổng thể xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc;
• Căn cứ Quyết định số 1916/QĐ-CTUBND ngày 15/08/2006 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương Đề án tổng thể Hệ thống thông tin địa lý
(GIS) tỉnh Vĩnh Phúc;
5
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
• Căn cứ Quyết định số 2021/QĐ-CT ngày 23/06/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao các đơn vị làm chủ đầu tư các dự án công nghệ
thông tin tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008.
II. Nội dung chính của dự án
1. Tên dự án
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH GIAO THÔNG”
2. Chủ đầu tư
Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
3. Hình thức đầu tư
Công nghệ thông tin
4. Hình thức thực hiện dự án
Thuê đơn vị tư vấn
5. Đơn vị tư vấn
Công ty TNHH phát triển công nghệ và Tài nguyên môi trường Hà Thành
6. Địa điểm thực hiện dự án
Phòng Kế hoạch – Sở Giao thông vận tải Tỉnh Vĩnh Phúc
7. Mục tiêu đầu tư
7.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc để nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và về quy hoạch
giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
7.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông đáp ứng các mục tiêu cụ thể
như sau:
+ Quản lý hiện trạng hạ tầng giao thông.
+ Quản lý thông tin dự báo nhu cầu vận tải.
+ Quản lý thông tin quy hoạch.
- Đào tạo chuyển giao công nghệ cho cán bộ Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc.
6
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
- Hỗ trợ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh phúc dựa trên cơ
sở dữ liệu địa lý nền và tích hợp với các hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành khác của
tỉnh.
8. Yêu cầu
Các yêu cầu chính đối với Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc:
- Cơ sở dữ liệu thông tin giao thông được xây dựng và quản trị theo mô hình cơ sở
dữ liệu không gian (geodatabase) trong hệ quy chiếu quốc gia VN-2000 bao gồm dữ liệu
khung (data framework) là các lớp thông tin địa lý nền và tích hợp với các lớp thông tin
giao thông. Cơ sở dữ liệu thông tin giao thông sử dụng tối đa thành quả của dự án ”Xây
dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Vĩnh phúc”
- Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông được thiết kế và xây dựng dựa trên công
nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS), cung cấp các chức năng xử lý không gian để giải
các bài toán phục vụ công tác quản lý thông tin quy hoạch giao thông của tỉnh vĩnh phúc.
- Có phương án quản trị, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống sau khi cơ sở dữ
liệu được hoàn thành.
- Phải có tính mở, có thể nâng cấp, tương thích được với các hệ thống GIS khác của
tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai để đám ứng được việc thống nhất dữ liệu, phục vụ mục
đích khai thác dữ liệu liên ngành.
9. Phạm vi nhiệm vụ
9.1. Phạm vi lãnh thổ
Dự án sẽ được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc
9.2. Nội dung công việc
Các nội dung công việc cần phải thực hiện chính :
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin giao thông tích hợp với cơ sở dữ liệu địa lý nền
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng hệ thống thông tin trên nền công nghệ GIS cung cấp các chức năng hỗ
trợ công tác quản lý quy hoạch giao thông và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc.
Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông cung cấp các chức năng quản lý như sau:
a) Quản lý hiện trạng hạ tầng giao thông.
Hạ tầng giao thông được đưa vào quản lý trong hệ thống bao gồm:
- Hệ thống đường bộ:
7
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
+ Quốc lộ: Hệ thống quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm 04 tuyến đi qua là
QL2, QL2B, QL2C và QL23.
+ Hệ thống đường tỉnh: Tỉnh Vĩnh có 10 tuyến đường.
+ Hệ thống đường đô thị.
+ Hệ thống đường huyện.
+ Hệ thống đường xã.
- Đường sắt:
Đường sắt chạy qua địa phần Vĩnh Phúc thuộc tuyến đường sắt liên vận Hà Nội –
Lào Cai có chiều dài 35 Km và 05 nhà ga.
- Đường sông:
Có 04 sông chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và sông Phó Đấy.
- Hệ thống cầu đường bộ.
- Hệ thống bến xe, trạm dừng đỗ.
Các thông tin về các công trình được đưa vào quản lý bao gồm các thông số kỹ
thuật của công trình theo thiết kế, các thông số kỹ thuật theo hiện trạng, thông tin về thời
gian xây dựng, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, kinh phí đầu tư, đơn vị quản lý và khai
thác, thời gian thực hiện các đợt duy tu, nâng cấp, kinh phí đầu tư cho duy tu, nâng cấp.
Những thông tin này được các đơn vị thực hiện dự án điều tra, thu thập và cập nhật vào
hệ thống thông tin trong quá trình thực hiện dự án. Khi hệ thống thông tin được đưa vào
sử dụng, những thông tin được bổ sung để phản ánh sự thay đổi của hệ thống công trình
thuỷ lợi sẽ do các đơn vị sử dụng hệ thống chịu trách nhiệm cập nhật.
b) Quản lý thông tin dự báo nhu cầu vận tải.
- Thông tin dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển đường bộ, đường
sông.
- Dự báo mật độ giao thông đường bộ.
c) Quản lý thông tin quy hoạch.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Quy hoạch phát triển vận tải.
10. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo đầu tư xây dựng hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông.
8
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh
Phúc.
11. Tổng mức đầu tư
12. Thời gian thực hiện
04 tháng
13. Nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước
III. Khái quát chung về khu vực được lập báo cáo đầu
tư dự án
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng Châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là cầu nối giữa các tỉnh trung du, miền núi phía
Bắc với tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khoảng từ 21
o
06’ đến 21
o
35’ vĩ độ bắc, 105
o
19’ đến
106
o
48’ kinh độ đông có đường địa giới giáp các tỉnh sau:
- Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi
Tam Đảo, Sáng Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là dòng chảy Sông Lô.
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội, ranh giới tự nhiên là dòng chảy sông Hồng và
sông Cà Lồ;
- Phía Đông giáp hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn của Hà Nội.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, chất đất
* Đặc điểm địa hình:
Do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Phúc nên hình thái địa hình nơi đây hình
thành 3 loại rõ rệt: địa hình núi, địa hình đồi trung du và đồng bằng.
+ Địa hình núi:
9
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Đông Bắc của tỉnh là dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
địa hình phân cắt mạnh với nhiều đỉnh có độ cao trên 1000 mét, cao nhất là đỉnh núi Giữa
1542m, tiếp đến là các đỉnh Đạo Trù, Phù Nghĩa, Thạch Bàn có độ cao trên dưới 1400m.
Phía Tây Bắc của tỉnh là địa hình núi thấp có độ cao từ trên 300m đến 600m, điển
hình là núi Sáng (thuộc địa phận huyện Lập Thạch) cao trên 600m. Ngoài ra thuộc địa
phận thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh còn các ngọn núi sót như
núi Đinh, núi Trống, núi Thằn Lằn.
+ Địa hình đồi trung du: Hình thái địa hình này gần như có mặt trên khắp địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình
Xuyên. Các ngọn đồi ở đây có dạng hình bát úp với độ cao dao động từ 50m–200m. Các
đồi sót ở địa bàn huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc có độ cao từ 20m–50m.
+ Địa hình đồng bằng:
Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu trên địa
bàn huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, một phần diện tích các huyện Tam Dương, Bình
Xuyên, Mê Linh. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng được hình thành từ sự bồi tụ của
các dòng sông lớn như sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và hệ thống sông suối ngắn
bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo.
* Đặc điểm về chất đất:
Ngoại trừ vùng núi cao Tam Đảo, phần còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là bán
sơn địa, đồi trung du và đồng bằng.
Vùng gò đồi được tạo thành do phù sa cổ được nâng lên vì vậy chất đất ở đây chủ
yếu là đất sét pha cát có lẫn sỏi và cuội rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp dài ngày, ngoài ra đất ở đây còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây
dựng.
Vùng đồng bằng ven thung lũng các sông lớn sông Hồng, sông Lô do phù sa bồi
đắp, đất đai phì nhiêu mầu mỡ rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nông nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn
* Đặc điểm khí hậu:
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia thành 4 mùa
rõ rệt.
- Mùa xuân: từ tháng 2 đến tháng 4, thường có mùa phùn, độ ẩm cao.
- Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 7, tiết trời nắng nóng và thường có mưa rào.
- Mùa thu: từ tháng 8 đến tháng 10, tiết trời mát mẻ, ít mưa.
- Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc, trời
rét, nhiều lúc có sương mù.
10
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
* Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá dày đặc với các sông lớn
bao quanh 3 mặt và nhiều đầm hồ lớn nhỏ phân bố đều khắp các huyện.
- Hệ thống sông suối: Có 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Lô bao bọc
toàn bộ phía Tây và phía Nam của tỉnh qua địa phận các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường,
Yên Lạc. Chế độ thủy văn phụ thuộc chủ yếu vào 2 hệ thống sông này. Ngoài ra còn có
các sông suối khác là các sông Phó Đáy, sông Cà Lồ, sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá
Hạ, suối Cheo Meo, kênh Liễn Sơn, Kênh Bến Tre…Mức độ tác động đến chế độ thủy
văn của các sông này thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô nhưng lại đóng vai trò
lớn trong việc điều hòa tưới tiêu cho địa bàn toàn tỉnh.
- Hệ thống đầm hồ: Ngoài hệ thống sông ngòi, kênh mương, Vĩnh Phúc còn có
nhiều đầm, hồ lớn tự nhiên và nhân tạo. Các hồ tự nhiên như Đầm Vạc, đầm Dưng, vực
Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên, đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm, hồ Đá Ngang, hồ
Khuôn, hồ Suối Sải, đầm Riệu…Các hồ nhân tạo như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Làng
Hà, hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc…Hệ thống các đầm hồ không những là nguồn dự trữ nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp mà còn làm cho môi trường cảnh quan nơi đây trở thành
các điểm du lịch hấp dẫn như hồ Đại Lải, đầm Vạc.
1.1.4. Đặc điểm thực phủ
Thảm thực vật ở đây tương đối đa dạng. Vùng núi cao có các khu rừng rậm nhiệt
đới. Vùng gò đồi có các khu rừng trồng như bạch đàn, thông, cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả…Vùng đồng bằng có các cánh đồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn
ngày. Đặc biệt rừng Tam Đảo được xem là một trong những vùng đa dạng sinh học lớn
của nước ta với nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, trong số đó phải kể
đến các loại cây lấy gỗ như pơmu, lim, sến, táu, lát hoa, trầm hương; các loài cây thuốc
như sa nhân, ngũ gia bì, hà thủ ô…
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Hành chính
Tỉnh Vĩnh Phúc lần đầu tiên được thành lập vào ngày 12/2/1950 theo nghị định số
03/TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tuy
vậy về địa giới hành chính trong một thời gian dài không thật sự ổn định mà đã qua nhiều
lần tách, nhập.
Tháng 1/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX
kỳ họp thứ 10, hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có 8 đơn vị hành chính gồm thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên và 6 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh
Tường, Yên Lạc. Toàn tỉnh có 136 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Trung tâm
hành chính của tỉnh là Thành phố Vĩnh Yên.
11
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.2. Đặc điểm về dân cư và lao động
Theo số liệu báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2020, dân số của Vĩnh Phúc tính đến năm 2005 là
1.167.726 người. Trong đó, tỷ lệ dân nông thôn chiếm khoảng 80%; thành thị chiếm hơn
10%. Mật độ dân số trung bình khoảng gần 900 người/km
2
.
Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là người Kinh chiếm
97,1%, Sán Dìu chiếm 2,5%, còn lại là các dân tộc khác. Dân tộc thiểu số phân bổ chủ
yếu ở huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo.
Dân cư thành thị sống tập trung thành các khu phố tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã
Phúc Yên và các thị trấn. Dân cư nông thôn sống tập trung thành các làng mạc lớn phân
bố tương đối đều ở khắp các huyện.
Trong những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hướng
công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ tăng kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị và lao động công nghiệp tăng khá nhanh,
mặc dù vậy dân số nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Theo số
liệu báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2001-2020, năm 2005 cơ cấu lao động của ngành nông lâm ngư nghiệp
chiếm 73,7%, công nghiệp-xây dựng chiếm 9,9%, dịch vụ chiếm 16,4%.
1.2.3. Đặc điểm về kinh tế
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997 với điểm xuất phát là một tỉnh thuần nông,
công nghiệp chỉ chiếm 12,2%. Hiện nay Vĩnh Phúc đã thành một trong những tỉnh có
những bước phát triển ngoạn mục. Với tư duy “Lấy công nghiệp làm nền tảng, phát triển
công nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch nhanh theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 52,2%, dịch vụ
khoảng 26,6%, nông nghiệp 21,2%. Song song với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt,
tăng tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản.
Thiên nhiên và lịch sử đã ưu đãi cho Vĩnh Phúc một tiềm năng du lịch lớn với khu
bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên, đầm Vạc, hồ Đại Lải, đền thờ
Hai Bà Trưng, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, di chỉ Đồng Đậu…cùng với nhiều
lễ hội, làng nghề truyền thống và các làn điệu dân ca đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc mở
rộng và phát triển ngành kinh tế du lịch -thương mại.
1.2.4. Đặc điểm về văn hóa - xã hội
Vĩnh Phúc có nhiều dấu tích văn hóa của thời đại các Vua Hùng dựng nước. Các di
tích lịch sử - văn hóa có mặt ở hầu hết các làng xã của tỉnh, trong đó đặc biệt có ý nghĩa
là di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, đền thờ Hai Bà Trưng, chùa Tây Thiên, đình Hương Canh,
đình Thổ Tang…Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có các sản phẩm văn hóa phi vật thể của các
12
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
dân tộc thiểu số như hát soọng cô, đi cà kheo, đánh cầu, múa tết nhảy, múa đèn, múa
chim gâu, múa xúc cá…Tất cả tạo nên nét văn hóa truyền thống phong phú đa dạng. Vĩnh
Phúc xưa kia cũng là một trong những vùng đất khoa bảng nổi tiếng của nước ta thời
phong kiến. Con người nơi đây cần cù chịu khó, luôn biết cách chinh phục, thích nghi với
môi trường và điều kiện sống để tồn tại và phát triển.
Phát huy truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú, từ khi tái lập tỉnh và bước vào
thời kỳ đổi mới Vĩnh Phúc đã chú trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa trong toàn
dân. Về giáo dục và đào tạo, tỉnh thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị trong các
trường ở tất cả các bậc đào tạo…để từng bước nâng cao chất lượng. Hiện nay, không kể
bậc giáo dục phổ thông, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 18 trường đào tạo bậc đại học,
trung học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Đây là nơi cung cấp nguồn lực lao động mới cho
toàn tỉnh. Các kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo đều có đủ kiến thức văn hóa, trình độ kỹ
thuật công nghệ, tinh thần chủ động sáng tạo để sẵn sàng tiếp thu các kiến thức khoa học
kỹ thuật tiên tiến. Song song với công tác giáo dục đào tạo, mạng lưới y tế các cấp từ tỉnh
đến cơ sở luôn được quan tâm cả về số lượng và chất lượng tạo điều kiện tốt cho việc
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng đến việc
soạn thảo và thực hiện các hương ước, xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao, tôn tạo
các di tích lịch sử văn hóa…nhằm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi
tầng lớp nhân dân về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội.
13
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
14
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
2. Khái quát hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Mạng lưới giao thông
2.1.1. Mạng lưới giao thông đối ngoại
a) Đường bộ:
15
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
- Quốc lộ:
Hệ thống quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồn 04 tuyến đi qua là QL2, QL2B,
QL2C và QL23.
- Hệ thống đường Tỉnh:
Tỉnh Vĩnh Phúc có 10 tuyến đường. Hệ thống đường Tỉnh được nối thông với nhau
hoặc với các QL thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách với các tỉnh lân cận.
b) Đường sắt:
Đường sắt chạy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thuộc tuyến đường sắt liên vận Hà Nội
– Lào Cai có chiều dài 35 Km và 05 nhà ga.
c) Đường sông:
Có 4 sống chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy. Sông
Hồng và sông Lô là 2 con sông lớn, rất thuận tiện cho việc khai thác vận tải. Sông Cà Lồ
và sông Phó Đáy là những con sông nhỏ, chỉ khai thác giao thông vận tải vào mùa mưa.
2.1.2. Mạng lưới giao thông nội tỉnh
a) Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Hệ thống quốc lộ:
Tổng chiều dài các quốc lộ là 111,75 Km, chiếm 2,9% hệ thống đường bộ của Tỉnh,
đạt từ cấp đường phố chính, I đồng bằng đến cấp V miền núi, trong đó có 49,75 Km
đường cấp IV miền núi chiến tỷ lệ 44,52%, 12 Km đường cấp V miền múi chiếm tỷ lệ
10,74% tổng số đường quốc lộ, 100% được rải nhựa. Chất lượng đường tốt chiếm
85,68%, đường trung bình chiếm 14,32%.
- Hệ thống đường tỉnh:
Hệ thống đường tỉnh gồm 10 tuyến đường, với tổng chiều dài 281,4 Km, chiếm
7,2% tổng chiều dài hệ thống đường bộ của Tỉnh, đạt cấp IV miền núi.
Mặt đường rải nhựa hoặc BTXM là 175,0 Km đạt 62,2%, đường cấp phối và đường
đất là 106,4 Km chiếm 37,8%.
Về chất lượng đường: đường tốt là 4,5 Km chiếm 1,6%, đường trung bình là 163,3
Km chiếm 58,03%, đường xấu là 113,6 Km chiếm 40,37%.
- Hệ thống đường đô thị:
Hệ thống đường đô thị có 103,5 Km, chiếm 2,6% tổng chiều dài hệ thống đường bộ
của Tỉnh, bề rộng nền đường từ 7,5 m đến 40,5 m, bề rộng mặt đwongf từ 3,5 m đến 22,0
m, có 90,7 Km được rải nhựa hoặc BTXM chiếm 87,6%; vẫn còn 12,8 Km là đường cấp
phối thuộc thị xã Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên chiếm 12,4%.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn:
16
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
+ Đường huyện:
Hệ thống đường huyện của tỉnh Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 387,6 Km, chiếm 9,9%
tổng chiều dài hệ thống đường bộ của Tỉnh.
Tỷ lệ rải nhựa mặt đường huyện đạt 36,7% (142,7 Km), chủ yếu tập trung cao ở các
huyện Yên Lạc, Bình Xuyên. Các tuyến đường huyện tuy được rải nhựa nhưng là đường
cấp V.
Các tuyến là đường cấp phối chiếm 63,2% (244,8 Km), việc đi lại từ huyện đến các
xã nhìn chung chưa được thuận tiện nhất là các xã trung du, miền núi của huyện Lập
Thạch, Tam Đảo.
+ Đường xã:
Hệ thống đường xã của tỉnh Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 3.018,0 Km, chiếm 77%
tổng chiều dài hệ thống đường bộ của Tỉnh.
Bề rộng nền 2,0 m đến 6,5 m, bề rộng mặt 2,0 m đến 5,0 m, đã được cứng hóa
1.126,6 Km đạt 37,3%. Đường đất hoặc cấp phối là 1.891,4 Km chiếm 62,7%.
Tỷ lệ kiên cố hóa mặt đường lại tập trung cao ở huyện Yên Lạc đạt 71,4%, huyện
Vĩnh Tường đạt 69,8% còn các huyện trung du, miền núi, tỷ lệ kiên cố hóa mặt đường
còn thấp như: Tam Đảo đạt 5,6%, Lập Thạch đạt 11,2%.
- Hệ thống cầu đường bộ:
+ Cầu trên quốc lộ:
Trên các quốc lộ tỉnh Vĩnh Phúc có 30 cầu gồm cầu BTCT, cầu dàn thép, cầu liên
hợp, cầu vòm có tải trọng H8-H30, với tổng chiều dài 764 m. Cầu có tải trọng H10 trở
xuống có 6 chiếc (195 m), cầu có tải trọng H10 – H13 có 21 chiếc (455 m), cầu có tải
trọng H30 có 3 chiếc (114 m).
+ Cầu trên đường Tỉnh:
Trên hệ thống đường Tỉnh có 55 cầu gồm cầu BTCT, cầu dàn thép, cầu liên hợp có
tải trọng H8 - H30, với tổng chiều dài 1.338,2 m, cầu có tải trọng H10 trở xuống 36
chiếc (665,5 m), cầu có tải trọng H10 – H13 có 19 chiếc (611,7 m), cầu có tải trọng H30
có 3 chiếc (61 m).
- Hệ thống bến xe, trạm dừng đỗ:
Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có 7 bến ôtô khách, trong đó bên xe Vĩnh Yên đạt tiêu
chuẩn bến xe loại II, các bến còn lại chưa đạt tiểu chuẩn loại III, IV, V (về diện tích).
b) Đường sông.
Đường thủy có 4 tuyến sông với tổng chiều dài 134 Km:
17
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
- Hai tuyến sông cấp II do Cục Đường sông Việt Nam quản lý là sông Hồng (41
Km) và sông Lô (34 Km).
- Hai tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy (32 Km) và sông Cà Lồ (27 Km) chỉ
thông thuyền vào mùa mưa.
Hiện tại Vĩnh Phúc có 2 cảng sông đang được khai thác đó là cảng Vĩnh Thịnh trên
sông Hồng, cảng Như Thụy trên sông Lô. Toàn bộ các cảng sông hiện nay đều là cảng
tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suất bốc xếp dưới 5000 tấn/năm.
c) Đường sắt.
Đường sắt chạy qua địa phận Vĩnh Phúc thuộc tuyến Hà Nội – Lào Cai do Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý.
2.2. Hiện trạng tổ chức khai thác vận tải
2.2.1. Sản lượng vận tải
a) Vận tải hàng hóa.
Trong giai đoạn 2002 – 2007, khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân
29,8%/năm.
Thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ rất nhỏ; Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể
chiếm tỷ lệ 99,88% năm 2002 và 99,57% năm 2006.
Vận tải hàng hóa của Tỉnh do đường bộ đảm nhận là chủ yếu. Tỷ trọng khối lượng
vận tải đường bộ có xu hướng tăng từ 71,85% năm 2002 lên 83,13% năm 2006; đường
sông giảm từ 28,15% năm 2002 xuống 16,87% năm 2006.
b) Vận tải hành khách.
Khối lượng vận tải hành khách trong giai đoạn 2002 – 2007 tăng bình quân trên
42,1%/năm.
Thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ nhỏ; Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể
chiếm tỷ lệ 54,66% năm 2002 và 72,96% năm 2006.
Vận tải đường bộ chiếm 100% (không tính đường sắt).
c) Luồng tuyến vận tải.
- Vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông:
Đường bộ: luồng tuyến vận tải hàng có cả nội tỉnh và liên tỉnh.
Đường sông: luồng tuyến vận tải chủ yếu từ ngoại tỉnh như Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang
- Vận tải hành khách đường bộ:
18
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào
Cai, Hà Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Vinh
Tuyến vận tải hành khách nội tỉnh: các tuyến xe buýt từ thành phố Vĩnh
Yên đi trung tâm các huyện, Sân bay Nội Bài, Hà Nội, thành phố Việt Trì,
khu công nghiệp và khu chung cư, khu du lịch Tam Đảo
- Vận tải hàng hóa, hành khách đường sắt: chỉ một tuyến duy nhất là Hà Nội – Lào
Cai và ngược lại.
d) Mặt hàng.
- Vận chuyển nội tỉnh: chủ yếu là gạch, ngói, cát, sỏi, đất đá, sắt thép, xi măng,
phân bón, than, nông thổ sản, hàng tiêu dùng
- Vận chuyển liên tỉnh:
Hàng về: vận chuyển chủ yếu máy móc thiết bị, xi măng, phân bón, hàng
tiêu dùng
Hàng đi: các sản phẩm của các khu công nghiệp; các mặt hàng nông sản
như lạc, đậu đỗ, chuối, hoa tươi, rau quả
2.2.2. Hiện trạng phương tiện vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
a) Phương tiện vận tải đường bộ.
Tính đến 31/12/2006 toàn Tỉnh có 2624 phương tiện vận tải chuyên nghiệp, trong
đó ô tô tải chiểm tỷ lệ 37,39%, ô tô khách chiếm tỷ lệ 13,91%, xe công nông chiếm tỷ lệ
cao nhất 48,70%.
b) Phương tiện vận tải đường sông.
Phương tiện vận chuyển sông của Tỉnh chủ yếu là xà lan và thuyền máy. Đến ngày
31/12/2006 toàn Tỉnh có 636 chiếc. Trong đó xà lan máy (có trọng tải bình quân 130
tấn/chiếc) chiếm tỷ lệ 32,31% về số lượng và 43,08% về trọng tải; thuyền máy (có trọng
tải bình quân 82 tấn/chiếc) chiếm tỷ lệ 67,69% về số lượng và 56,92% về trọng tải.
2.2.3. Tổ chức khai thác phương tiện vận tải
Các thành phần kinh tế tham gia vận tải hàng hóa là tập thể, tư nhân và cá thể. Hàng
hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy. Khai thác phương tiện vận tải để vận
chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn Tỉnh chủ yếu do tư nhân, cá thể đảm nhận.
Vận tải bằng đường bộ chiếm tỷ lệ lớn.
2.2.4. Mât độ giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
Lưu lượng xe trung bình ngày đên/năm trên các tuyến đường bộ chính của tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến 2008 được thể hiện trên bảng sau:
19
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị: PCU/năm
Tên
đường
Tên trạm
Lý trình
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
QL 2
Km 19 + 500
Đạo Đức
22365
QL 2
Km 51 + 500
Bạch Hạc
14461
QL 2B
Km 6 + 2000
Kim Long
1213 1356 1643 1612 2249 3774 378 4637 3857
QL 2C
Km 15 + 000
Đồng Tĩnh
1486 1526 1069 1233 2121 3198 550 4499 4503
QL 23
Km 9 + 000
Đại Thịnh
1526 1509 1289 1715 2245 2256 246 3032 3567
TL 303
Km 10 + 000
Minh Tân
1293 1284 1236 869 1585 3564 286 6472 6398
TL 304
Km 16 + 800
Tân Tiến
1222 1829 1491 777 1511 3713 441 7861 7984
TL 306
Km 10 + 000
Đức Bác
195 208 187 179 205 223 16 189 167
TL
307B
Km 4 + 500
Bến Then
54 54 40 27 48 61 6 43 55
(Nguồn: Phòng Giao thông, Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc; Riêng QL 2 là số liệu khảo sát
của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT phối hợp với VITRANSS2).
2.3. Hiện trạng công nghiệp giao thông vận tải đường bộ
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một nhà máy lắp ráp xe ô tô con do hãng Toyota
đầu tư; một nhà máy lắp ráp xe buýt Daewoo; một nhà máy lắp ráp xe gắn máy do hãng
Honda đầu tư. Có một công ty cổ phần vận tải ô tô và dịch vụ cơ khí, chỉ có một xưởng
cơ khí nhỏ với trang thiết bị đơn giản phục vụ cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa các
phương tiện của công ty.
20
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
PHẦN II:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH GIAO
THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
I. Hiện trạng tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Hiện tại, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đã trang bị các phương tiện kỹ thuật
như sau:
- 02 máy chủ;
- 46 máy trạm;
- 31 máy in;
- 02 máy quét ảnh;
- Switch, moderm.
Cấu hình cụ thể như sau:
1.1. Máy chủ
1 IBM
IBM Xseries
346
Intel Xeon 3.0GHz/800MHz upto 3.8GHz/800MHz.
Memorry 1GB/16GB DDRII. HDD:3*73.4GB Hot
Swap. CDROM 48x, 625W Power/ Monitor 15”/
Keyboard/Mouse
2 IBM
IBM Server
Xseries 3650
Intel® Quad Core Xeon E5310 1.6GHz/01GB RAM
PC2-5300 ECC/2 x 73GB Hot Swap/DVDRom
Combo/835W Power/15” E54
Monitor/Keyboard/Mouse
1.2. Máy trạm
1 COMPAQ P4 2.4GHz, 1Gb Ram
2 ĐNA P4 2.8GHz, 256MB Ram
3 ĐNA P4 2.8GHz, 256MB Ram
4 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
21
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
5 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
6 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
7 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
8
FPT Eead
P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb và P4
3.06GHz,Ram 256
9 COMPAQ P4 2.4GHz, 128MB Ram
10 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
11 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
12 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
13 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
14 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
15 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
16 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
17 COMPAQ P2, 32MB Ram
18 BENQ Celeron 2.13GHz, 256MB Ram
19 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
20 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
21 FPT Eead Celeron 2.8GHz, 256MB Ram
22 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
23 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
24 ĐNA P3, 128MB Ram
25 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
26 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
27 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
28 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
29 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
30 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
31 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
32 ORIENT P4 2.8GHz, 512MB Ram
33 DELL P4 2.2GHz, 512MB Ram
34 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
35 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
36 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
37 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
38 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
39 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
40 ASUS P4 3.0GHz, Ram 1016MB
41 DELL P4 2.2GHz, 128MB Ram
42 ORIENT P4 2.8GHz, 512MB Ram
22
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
43 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 256
44 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
45 FPT Eead P4,E2160-1.8GHz,Ram 512, HDD 160Gb
46 FPT Eead P4 3.06GHz,Ram 257
1.3. Máy in
1 HP HP LaserJet P2015 16
2 HP HP LaserJet 1160 3
3 HP HP LaserJet 1320 8
4 HP HP LaserJet 1200 2
5 HP HP LaserJet 1300 2
1.4. Máy Scan
1 HP HP Laserjet 5590 1
2 HP HP Laserjet 5590 1
1.5. Thiết bị chuyển mạch, Mođem
1 Tenda Switch 8 port 5
2 SMC Modem không dây 2
3 Tenda Switch 24 port 5
1.6. Mạng LAN
Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng mạng nội bộ kết nối với tất cả
phòng ban thuộc Sở; có phòng máy chủ riêng. Hiện trạng mạng LAN tại Sở Giao thông
vận tải tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
- Tổng số nút mạng: 64
- Số máy tính kết nối mạng LAN: 43
- Số máy tính kết nối Internet: 43
23
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
2. Hiện trạng dữ liệu
Hiện nay, Vĩnh Phúc đã thực hiện kết thúc giai đoạn 1 của dự án Xây dựng cơ sở dữ
liệu nền địa lý. Sản phẩm ở giai đoạn này là cơ sở dữ liệu địa lý nền được thiết kế bao
gồm các tập dữ liệu: khống chế trắc địa; địa giới hành chính; địa hình; thuỷ hệ; giao
thông; lớp phủ bề mặt; ranh giới; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng dân cư; địa danh.
Dữ liệu nền địa lý bao gồm:
- Bộ dữ liệu nền địa lý phần nội dung địa hình cho toàn tỉnh ở tỷ lệ 1:50.000 khuôn
dạng SHP của ArcGIS kèm theo metadata.
- 09 bộ dữ liệu nền địa lý phần nội dung địa hình cho 9 huyện/thị, trong đó có 1 bộ
của huyện Lập Thạch ở tỷ lệ 1:25.000 và 8 bộ của các huyện/thị còn lại ở tỷ lệ 1:10.000
khuôn dạng SHP của ArcGIS kèm theo metadata.
- 152 bộ dữ liệu nền địa lý phần nội dung địa hình cho 152 xã/phường, trong đó có
104 bộ ở tỷ lệ 1:5.000 và 48 bộ ở tỷ lệ 1:2.000 khuôn dạng SHP của ArcGIS kèm theo
metadata.
3. Hiện trạng các phần mềm nền và GIS đã có bản quyền
Các phần mềm nền và GIS có bản quyền hiện nay là thuộc dự án đầu tư hạ tầng kỹ
thuật Trung tâm Thông tin địa lý tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Thông tin và Truyền thông đầu
tư.
Các phần mềm nền và GIS được đầu tư trong dự án này bao gồm:
PHẦN MỀM HỆ THỐNG: 1
Phần mềm hệ điều hành Microsoft Windows Advance Server 2003
OPL:
Bộ 3
P72-01972 Windows Svr Ent 2003 R2 Sngl OLP NL 1
R18-00133 Windows Server CAL 2003 Sngl OLP NL User CAL
P72-01780
Windows Svr Ent 2003 R2 32-bit/x64 English Disk Kit
MVL CD
1
Phần mềm Oracle Server 11g Standard Edition - Licence cho 25 Users: Bộ 1
Oracle Database Standard Edition - Name User Plus 25
First year software update and support
Oracle DB Std Edt - Name User Plus
25
Oracle CD Pack 1
Phần mềm Visual Studio 2005 cho hệ thống: Bộ 1
C5E-00114 Visual Studio Pro 2005 Sngl OLP NL 1
24
Xây dựng Hệ thống quản lý quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
C5E-00076
Visual Studio Pro 2005 Win32 English Disk Kit MVL
CD
1
Phần mềm ArcGIS Server Enterprise 9.2 cho Server: Bộ 1
ArcGIS Server Enterprise 9.2
Advanced Up to 2 Sockets - max 2 cores per socket
1
Phần mềm ArcGIS Desktop (ArcEditor 9.x Concurrent Use) cho người
dùng:
Bộ 1
ArcGIS Desktop (ArcEditor 9.x Concurrent Use) 1
Phần mềm ArcGIS Extensions: Bộ 3
ArcGIS 3D Analyst 1
ArcGIS Spatial Analyst 1
ArcGIS Data Interoperability 1
4. Hiện trạng nguồn nhân lực
Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh đề biết
sử dụng máy vi tính và có thể thao tác với các phần mềm thông dụng cơ bản. Số lượng
cán bộ, công chức, viên chức có văn bằng về công nghệ thông tin lớn, cụ thể:
- Đại học: 04 người
- Cao đẳng: 03 người
- Chứng chỉ A: 08 người
- Chứng chỉ B: 07 người
Trong đó tình trạng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin như sau:
- Quản trị mạng: 01 người
- Quản trị ứng dụng: 01 người
Ngoài ra có 05 cán bộ không chuyên trách có văn bằng, chứng chỉ công nghệ thông
tin được huy động khi cần thiết.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức Sở Giao
thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng mạnh mẽ. Các cán bộ, công chức, viên chức đã
thấy được vai trò, lợi ích to lớn của việc ứng dụng tin học, Internet vào đời sống của con
người. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành triển khai các hệ thống thông tin phục vụ
công việc cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc.
25