Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Viêt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 235 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
====***====










VŨ THỊ HẬU




NGHIÊN CỨU RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ











HÀ NỘI- NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
====***====










VŨ THỊ HẬU


NGHIÊN CỨU RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp

Mã số: 62.31.09.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Văn Luyện
2. TS. Phạm Cảnh Huy




HÀ NỘI- NĂM 2013

i

LỜI CẢM ƠN

Luận án là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời gian dài, bằng nỗ lực
bản thân và không thể thiếu sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.NGUT Lê Văn Luyện và TS.
Phạm Cảnh Huy, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể Thầy(Cô) giáo Viện Kinh tế và Quản lý,
Viện Đào tạo Sau Đại học đã giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tác giả, tạo nền tảng lý luận cần
thiết để nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt là sự góp ý và giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Danh
Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý; PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn, Bộ môn Kinh tế học;
TS. Phạm Thị Thu Hà, Bộ môn Kinh tế công nghiệp; PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương, TS. Đào
Thanh Bình, Bộ môn Quản lý tài chính; PGS.TS Hoàng Thị Thu, Đại học Kinh tế & Quản trị

kinh doanh; PGS.TS Đàm Văn Huệ, PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS.
Trần Thị Thanh Tú, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nguyễn Xuân Quang,
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Học viện Tài chính…
Tác giả rất xúc động khi nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ tận tình trong quá trình thu
thập tài liệu nghiên cứu của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế như: Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE), Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), Thư viện Quốc gia (NLV), Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (SBV), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank), Tổng cục Thống kê (GSO), Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO)…
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Đại học Thái Nguyên (TNU); Ban Giám
hiệu Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA); Ban Chủ nhiệm Khoa
Ngân hàng Tài chính và Bộ môn Nguyên lý Tài chính tiền tệ - TUEBA; Viện Kinh tế và Quản
lý và Bộ môn Kinh tế công nghiệp - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Đào tạo Sau Đại học -
Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tác giả
hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành công trình này.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tác giả


VŨ THỊ HẬU

ii


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả của luận án chưa
từng được được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Nếu có sai sót, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tác giả


VŨ THỊ HẬU



iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………… i
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT… ………………………………………… vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………………………………………………… vii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………… 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án…………………………………………… 4
5. Kết cấu của luận án………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP……………………………………………………… 6
1.1. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp…………… 6
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp………………………………………… 6
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp…………………………………………… 6

1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp………………………………………………… 7
1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế…………………………… 10
1.1.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp…………………………………… 17
1.1.2.1. Quan niệm về rủi ro tài chính…………………….…………… …………… 17
1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính…………………….…………… ……… 20
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính…………… ………… 27
1.2. Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp…………………… 34
1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro tài chính…………… 34
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tài chính…………………… 34
1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tài chính……………………….………… 35

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính……………… ………………… 37
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam……………………… 43

iv

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới……… 43
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam…………… 46
Tóm tắt chương 1…………………………………………………………………………48
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ
RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 49
2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính…………………………………………… 49
2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính…………………………… 49
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính…… …………………………………………… 49

2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng……………………………………… 51
2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng……………………… 51
2.2.2. Nghiên cứu mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới…………………… 51
2.2.3. Thiết kế mô hình rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam……… 58
Tóm tắt chương 2………………………………………………………………………….65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM………………………… …… 66
3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam…………………………………………… 66

3.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam…………………………… 66
3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 69
3.2. Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 81
3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính………………………………………………………… 81
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính……………………… 83
3.2.3. Tình hình nhận thức và sử dụng các công cụ quản trị rủi ro………… ……… 92
3.3. Đánh giá rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 96
3.3.1. Kết quả đạt được……………………………………………………………………… 97
3.3.2. Một số hạn chế………………………………………………………………… 100
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………………………… 104
Tóm tắt chương 3………………………………………………………………… 115
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM…………… ……………… 116

4.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp và quan điểm phòng ngừa, hạn chế
rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ………………… 116
4.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp đến năm 2020………… 116
4.1.2. Quan điểm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính……………………………… 117

v


4.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn
chế rủi ro tài chính……………………………………………………… 120

4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về rủi ro và năng lực quản trị rủi ro………… 121
4.2.2. Giải pháp tác động vào các biến độc lập…………………………… 125
4.2.3. Ứng dụng mô hình Z
cnViệt Nam
dự báo rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên (TISCO) giai đoạn 2013 – 2015 130

4.3. Giải pháp đối với nhà nước nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam…………………………………………………… 140

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với thông lệ quốc tế… 141
4.3.2. Tăng cường kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô………………… 141
4.3.3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán…………………………………………… 142
4.3.4. Phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch………………… 143

4.3.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp………………………………………… 144
4.3.6. Đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh 145
4.3.7. Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh… 145
Tóm tắt chương 4…………………………………………………… 146
KẾT LUẬN………………………………… …………………… 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………… ………………………148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ……………… 153
PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 154

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết nguyên văn
01 BCTC Báo cáo tài chính
02 TISCO Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
03 CTCP Công ty cổ phần
04 CK Chứng khoán
05 DAĐT Dự án đầu tư
06 DN Doanh nghiệp
07 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
08 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
09 NHTM Ngân hàng thương mại
10 ADB Ngân hàng Phát triển Việt Nam
11 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
12 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
13 BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
14 BCEC Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
15 TB Trung bình
16 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
17 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
18 Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
19 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội
20 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
21 Sontin – STE Sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín
22 SGD Sở giao dịch
23 Tp Thành phố
24 TTCK Thị trường chứng khoán
25 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
26 QTRR Quản trị rủi ro
27 ROS Tỷ suất sinh lời của doanh thu

28 ROA
E
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
29 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản
30 REA Tỷ suất lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
31 VNX Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1.1 Quy trình quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp 36
1.2 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tài chính – Tập đoàn 38
1.3 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tài chính – Doanh nghiệp vừa và nhỏ 38

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1
Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 từ năm 2007 đến năm
2011 phân theo ngành cấp I
12
1.2
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 từ
năm 2007 đến năm 2011 phân theo ngành cấp I
13
1.3
Nguồn vốn kinh doanh tính đến 31/12 từ năm 2007 đến năm 2011 của các
doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành cấp I
14

1.4
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp công nghiệp tính đến 31/12 từ năm
2007 đến năm 2011 phân theo ngành cấp I
15
1.5
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm giai đoạn 2002
- 2011 (theo giá so sánh 1994) phân theo ngành cấp I
16
2.1
Cơ cấu mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu các doanh nghiệp công nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
50
2.2
Giá trị trung bình các chỉ tiêu tài chính của nhóm doanh nghiệp không phá
sản và nhóm doanh nghiệp phá sản
52
2.3 Thang đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp 61
2.4 Định nghĩa các biến nghiên cứu 62
3.1
Danh mục doanh nghiệp công nghiệp niêm yết theo năm niêm yết tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
70
3.2
Danh mục doanh nghiệp công nghiệp niêm yết theo năm niêm yết tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX)
71
3.3
Cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo địa điểm
niêm yết chứng khoán
72

3.4
Cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo năm
niêm yết
73
3.5
Cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo quy mô
tổng nguồn vốn
74

viii

3.6
Cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo ngành công
nghiệp cấp I
74
3.7
Cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo trạng thái
kiểm soát (bình thường và theo dõi đặc biệt)
75
3.8
Hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn trung bình của doanh nghiệp công nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
77
3.9
Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
78
3.10
Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam

79
3.11
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
80
3.12
Nhận diện mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam thông qua Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Z
1cn
)
81
3.13
Nhận diện mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam thông qua Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Z
2cn
)
82
3.14
Nhận diện mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam thông qua Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Z
3cn
)
83
3.15
Tình hình cung cấp sản phẩm bao thanh toán và các công cụ tài chính phái
sinh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam
94
3.16
Tình hình sử dụng công cụ tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp
niêm yết để QTRR do biến động tỷ giá

96
3.17
Tình hình sử dụng công cụ tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp
niêm yết để QTRR tài chính do biến động giá
96
3.18
Tình hình sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất và bao thanh toán để QTRR
tài chính do biến động lãi suất và chính sách bán hàng
96
3.19
Chỉ số giá (%) nguyên, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất phân theo
nhóm hàng (năm trước = 100)
105
3.20
Nhận diện rủi ro tài chính và các nhân tố ảnh hưởng của Công ty cổ phần
chế biến và xuất nhập khẩu Cadovimex (mã CK CAD)
114
4.1
Dự báo bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên (mã CK TIS), giai đoạn 2013 - 2015
138
4.2
Dự báo một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên (mã CK TIS) giai đoạn 2013 - 2015
138
4.3 Dự báo rủi ro tài chính của CTCP Gang thép Thái Nguyên, giai đoạn 2013 - 2015

138

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT Tên hình vẽ Trang
2.1 Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng Tài sản (Total debt/Total assets) 53
2.2 Tỷ lệ Doanh thu bán hàng/Tổng tài sản (Sales/Total Assets) 53
2.3
Tỷ lệ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản và Lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản (EBIT/Total assets, Net income/Total assets - ROA)
54
2.4
Tỷ lệ Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản và Lợi nhuận giữ lại/Vốn chủ sở hữu
(Retained Earnings/Total Assets, Retained Earnings/Equity)
55
2.5
Đề xuất mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho
các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
64
3.1
Tốc độ phát triển trung bình năm toàn ngành công nghiệp giai đoạn năm
2007-2011
66
3.2
Tăng trưởng bình quân trên một doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn năm
2007-2011
67
3.3
Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam – trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z
1cn


85
3.4
Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam – trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z
2cn

87
3.5
Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam – trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z
3cn

89
3.6
Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước (GDP) và chỉ số giá tiêu
dùng (CPI)
105
3.7 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI), giá vàng và đô la Mỹ (USD) 107
3.8 Diễn biến lãi suất giai đoạn 2008 - 2010 108
3.9 Diễn biến lãi suất giai đoạn 2011 - 2012 108
4.1
Nhận diện rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
(mã CK TIS) giai đoạn 2008 - 2012
131
4.2
Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên (mã CK TIS) giai đoạn 2008 - 2012
134
4.3

Hiệu suất hoạt động của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (mã
CK TIS) giai đoạn 2008 - 2012
135
4.4
Khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (mã CK
TIS) giai đoạn 2008 - 2012
136

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp công nghiệp đóng một vai trò quan trọng
nhất là với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự ra đời và phát triển
của các doanh nghiệp công nghiệp đã định hướng về tổ chức sản xuất, quản lý đồng thời tạo ra
những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế
quốc dân. Các doanh nghiệp công nghiệp cũng là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những
nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến
31/12/2011, doanh nghiệp công nghiệp chiếm 17,30% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước
và sử dụng 48,34% số lao động của xã hội. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
chung mười năm 2002 – 2011 của toàn ngành công nghiệp là 15,1%, trong đó, giai đoạn 2002 –
2006 tăng 16,4%, giai đoạn 2007 – 2011 là 13,7 %
Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là diễn
biến bất thường của giá dầu và lương thực và cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, lan
rộng ra phạm vi toàn cầu làm kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Trước sự suy thoái của nền kinh
tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không
ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn, lạm phát gia tăng làm ảnh hưởng đến sản
xuất của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng dẫn tới tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm.

Giai đoạn 2011 - 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, lạm phát tăng cao, triển vọng
tăng trưởng kinh tế kém lạc quan khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến phức tạp.
Trong những diễn biến phức tạp của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp công
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa là người gánh chịu hậu
quả. Là nguyên nhân bởi sự yếu kém trong chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính, là người
chịu hậu quả do hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, tài chính suy giảm, kinh doanh thua
lỗ dẫn tới mất khả năng thanh toán, phá sản.
Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và môi trường quốc tế đầy
biến động, các doanh nghiệp công nghiệp gặp không ít rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính. Dù
không được mong đợi, nhưng rủi ro tài chính vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư tài
chính hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể
gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh
kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, trong hoạt động của mình, một điều hết sức quan trọng mà mọi
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng cần phải luôn quan tâm, đó là
quản trị rủi ro tài chính. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp công nghiệp giảm thiểu
những thiệt hại mà rủi ro tài chính có thể gây ra.

2

Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, rủi ro tài chính và
quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các
nhà nghiên cứu (Glaum, 2000). Bởi lẽ, rủi ro tài chính có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của
doanh nghiệp (Triantis, 2000). Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào nhận dạng và quản trị hiệu
quả rủi ro tài chính. Almus (2004), Wildemann (2005) nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn
đến phá sản, trong đó nguyên nhân chính yếu là doanh nghiệp không có khả năng nhận diện
rủi ro. Tương tự, Wesel (2010) cho rằng doanh nghiệp muốn tránh không rơi vào mất khả
năng thanh toán và phá sản phải chủ động nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của rủi
ro thông qua nghiên cứu báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ) và các thông tin khác có liên quan…[60].
Nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính trên thế giới khá nhiều, tiếp cận dưới nhiều

góc độ khác nhau. Các tổ chức tài chính thường sử dụng phương pháp “chuyên gia” để nhận
diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Sommerville & Taffer (1995) cho rằng các
tổ chức tài chính đã không sử dụng phương pháp chuyên gia một cách thường xuyên, mà
hướng tới những phương pháp có cơ sở khách quan hơn. Chẳng hạn, việc ứng dụng các mô
hình định lượng để đo lường và nhận diện rủi ro của doanh nghiệp như mô hình Z, mô hình
Bathory, mô hình Loga… [54], [60], [61], [66], [77]. Mặc dù, các mô hình này đã được sử
dụng rộng rãi trên thế giới nhưng khi áp dụng tại Việt Nam cần có sự nghiên cứu điều chỉnh
phù hợp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống.
Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thay đổi, rủi ro tài chính của doanh nghiệp là một vấn
đề cần được quan tâm. Do đó một trong những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tài
chính là cần được trang bị kỹ năng thực tiễn chuyên sâu về quản trị rủi ro tài chính trong doanh
nghiệp, bao gồm các vấn đề về nhận diện và đánh giá rủi ro, các công cụ quản trị rủi ro, phân
tích và dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để góp phần nhận diện, phân tích và đánh giá,
tạo cơ sở khoa học, khách quan để đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho
các doanh nghiệp công nghiệp, đề tài luận án: “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị
rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.
* Nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới từ đó đề xuất xây dựng
mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam.
* Nhận diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công
nghiệp Việt Nam.

3

* Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam.

- Đối với các doanh nghiệp công nghiệp : (i) nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về
rủi ro tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp; (ii) nhóm giải pháp tác động vào các biến
độc lập; và (iii) ứng dụng mô hình dự báo rủi ro tài chính cho một doanh nghiệp công nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên).
- Đối với Nhà nước: (i) hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với
thông lệ quốc tế; (ii) tăng cường kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) tái
cấu trúc thị trường chứng khoán; (iv) phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch;
(v) tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp; (vi) đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp sản phẩm,
đặc biệt là sản phẩm tài chính phái sinh…
Để đạt được mục tiêu trên, cần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
* Doanh nghiệp công nghiệp và rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp công nghiệp nói riêng ?
* Hệ thống chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp công nghiệp nói riêng ?
* Hiện trạng rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh
nghiệp công nghiệp niêm yết nói riêng ?
* Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp công nghiệp là gì ?
* Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng ?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp, áp dụng cho đối
tượng cụ thể là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (105 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Ngoài ra, luận án cũng tập trung nghiên cứu rủi ro tài
chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) giai đoạn 2008 – 2012, đồng thời
dựa trên mô hình đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, tiến hành
dự báo rủi ro tài chính cho TISCO giai đoạn 2013 – 2015.
Phạm vi nghiên cứu
* Nghiên cứu rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết. Tập trung nhận

diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của 105 doanh nghiệp công nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hà Nội - HNX và
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh - HOSE).

4

* Nghiên cứu điển hình: Nhận diện (xác định), phân tích và dự báo rủi ro tài chính cho một
doanh nghiệp công nghiệp niêm yết (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, TISCO – Tổng
công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần, VNS).
* Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến năm 2011.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học của luận án:
(1) Kết quả nghiên cứu của luận án giúp hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp cho khoa học quản trị
rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp nói riêng của Việt Nam
một công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
(2) Thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các mô
hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới;
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
(3) Luận án xây dựng được mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính
của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện Việt Nam (Z
cnViệt Nam
). Mô hình Z
cnViệt nam
được
xây dựng là có căn cứ khoa học, giá trị ứng dụng thực tiễn cao và phù hợp với xu thế trên thế giới;
(4) Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính (kết quả phỏng vấn và nghiên
cứu tại bàn) và nghiên cứu định lượng (thông qua mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến

rủi ro tài chính);
(5) Nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO):
nhận diện, đánh giá rủi ro tài chính giai đoạn 2008 – 2012 và ứng dụng mô hình Z
cnViệt Nam
dự báo
rủi ro tài chính giai đoạn 2013- 2015.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Nội dung luận án được kết cấu bao gồm: mở đầu, bốn chương chính, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó:
Lời mở đầu: Nêu lý do, sự cần thiết của đề tài cũng như đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp. Tập
trung hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh
nghiệp công nghiệp. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế mô hình đánh giá rủi ro tài chính
cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó,

5

tập trung nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới, tạo tiền đề khoa học,
khách quan để thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 1 và 2, trong chương 3 luận án trình bày kết quả nhận
diện rủi ro và kết quả chạy mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính tại các
doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Z
cnViệt Nam
). Trên cơ

sở đó đánh giá về rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu những định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp và
quan điểm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở chương 3, luận án đề xuất một số giải pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam bao gồm các
giải pháp đối với nhà nước và khuyến nghị đối với doanh nghiệp công nghiệp.
Kết luận: Tổng kết các kết quả đã thực hiện được của luận án, các định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.

6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

1.1. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp
Trong hệ thống kinh tế quốc dân, công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản
xuất vật chất. Công nghiệp có phạm vi hoạt động hết sức rộng, bao gồm từ việc khai thác các
loại tài nguyên thiên nhiên (công nghiệp khai khoáng) đến việc chế biến các loại khoáng sản và
nông lâm, thủy sản (công nghiệp chế biến, chế tạo). Công nghiệp sản xuất tất cả các loại tư liệu
lao động (máy móc, thiết bị, dụng cụ), nhiều loại đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu,
năng lượng) và vật phẩm tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Công nghiệp
còn thực hiện việc sửa chữa một số loại tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (dịch vụ mang
tính chất công nghiệp).
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, hoạt động chủ yếu của ngành
công nghiệp bao gồm: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên

thủy, hoạt động chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông, lâm,
ngư thành các loại sản phẩm khác nhau và hoạt động dịch vụ sửa chữa. Để thực hiện các
hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội, trên cơ sở phát triển của
khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành lên hệ thống các ngành công
nghiệp: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa. Doanh nghiệp công nghiệp là những tổ
chức thực hiện các hoạt động chủ yếu đó [39; tr.22-23].
Ở Việt Nam, doanh nghiệp công nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống doanh
nghiệp, theo Luật DN 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó, kinh doanh là việc
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Từ định nghĩa trên, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu:
Doanh nghiệp công nghiệp trước hết là một bộ phận cấu thành của hệ thống doanh
nghiệp, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực khai thác; chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện khí nước.
Xét trong tổng thể của quá trình tái sản xuất xã hội, hoạt động khai thác là hoạt động

7

khởi đầu toàn bộ của quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động khai thác bao gồm rất nhiều
hoạt động như khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và đời sống, bao gồm:
khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than ; khai thác quặng kim loại như sắt,
thiếc, bô xít ; khai thác quặng như uranium, thôri ; khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát,
sỏi Sản phẩm của công nghiệp khai thác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế
biến. Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với nguồn tài nguyên tạo điều kiện để
phát triển vùng, lãnh thổ.
Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu,
chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới. Vật

liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến.
Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá, chẳng hạn dịch vụ sửa chữa thường
được xem xét là hoạt động chế biến. Sửa chữa là một hoạt động dịch vụ quan trọng, dịch vụ
sửa chữa công nghiệp ra đời sau hoạt động khai thác và chế biến, sự ra đời và phát triển dịch
sửa chữa giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. Từ một hoặc nhiều nguyên vật liệu,
hoạt động chế biến có thể tạo ra một hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là hoạt
động sản xuất và phân phối các nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện ; sản xuất gas, phân phối
khí; khai thác, lọc và phân phối nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc sinh hoạt.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp
Có nhiều cách thức phân loại DN công nghiệp, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Mục
tiêu nghiên cứu của luận án là rủi ro tài chính của DN công nghiệp, phạm vi nghiên cứu là rủi
ro tài chính của các DN công nghiệp niêm yết, do vậy, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
trên, tác giả tập trung trình bày phân loại DN công nghiệp căn cứ vào hình thức pháp lý của
DN, quy mô DN và ngành kinh tế kỹ thuật. Cách thức phân loại này sẽ góp phần bổ trợ cho
những nghiên cứu về rủi ro tài chính của DN công nghiệp.
a. Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp
Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, có thể phân chia
doanh nghiệp công nghiệp thành: công ty TNHH (công ty TNHH hai thành viên trở lên và công
ty TNHH một thành viên), CTCP, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Từ những đặc
điểm riêng về hình thức tổ chức DN mà mỗi loại hình DN công nghiệp khác nhau sẽ có những
phương thức hình thành và huy động vốn khác nhau, phân phối lợi nhuận cũng khác nhau.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH nhiều thành viên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá
nhân và số lượng thành viên không quá năm mươi, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh

8


nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. Công ty TNHH có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn điều lệ của DN. Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên là cá nhân chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. Ưu
điểm của Công ty TNHH là các thành viên của Công ty chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trên phần
vốn góp của họ và không phải chia sẻ quyền kiểm soát cũng như lợi nhuận của công ty. Khả
năng huy động vốn của công ty cũng dễ dàng hơn công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
* Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp hình thành tồn tại và phát triển bởi sự
góp vốn của nhiều cổ đông. Trong CTCP, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. CTCP là dạng pháp
nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu
nó. Chỉ có CTCP mới được phát hành cổ phiếu, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận
quyền sở hữu của một cổ đông đối với một CTCP. Cũng giống như công ty trách nhiệm hữu
hạn, các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của họ. Ngoài ra,
lợi thế lớn nhất của CTCP là có thể dễ dàng thâm nhập thị trường vốn để huy động nguồn vốn
phục vụ kinh doanh; CTCP có thể hoạt động mà không bị giới hạn về tuổi thọ của chủ sở hữu.
Nhược điểm lớn nhất của loại hình CTCP là bị đánh thuế hai lần: (i) lần thứ nhất là khi
công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia cho các cổ đông; (ii) lần thứ hai là sau
nhận được lợi tức cổ phần, tùy vào mức thu nhập các cổ đông có thể phải nộp thuế thu nhập cá
nhân. Vốn trong CTCP có một số điểm khác so với các loại hình doanh nghiệp khác ở chỗ, nó
được xây dựng trên sự đóng góp của nhiều thành viên trong công ty. Mỗi một thành viên trong
công ty là một chủ sở hữu của công ty, có quyền hạn và trách nhiệm theo phần vốn góp. Do đó
các kết quả hoạt động của công ty đều có những tác động tới tất cả mọi thành viên. Điều này
làm nâng cao tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty.

Việc tạo lập vốn trong CTCP cũng giống như các công ty khác, nó cũng bao gồm các
hình thức truyền thống như tạo lập vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn tín dụng. Tuy
nhiên trong công ty cổ phần có một số điểm khác biệt là được phép phát hành cổ phiếu một
hình thức tạo lập vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là điểm thuận lợi nhất đối với riêng công
ty cổ phần mà ở các hình thức công ty khác không có. Trong trường hợp có nhu cầu vốn chủ
sở hữu doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức này để tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh

9

doanh. Tuy nhiên việc phát hành cổ phiếu (cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên) phải được sự
thông qua của các cấp có liên quan.
* Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài ra có
thể có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào. So với doanh nghiệp tư nhân, lợi thế của công ty hợp danh là
về khả năng huy động vốn, công ty có thể huy động vốn từ các thành viên, có thể thu hút thêm
các thành viên tham gia. Có quyền lựa chọn hình thức huy động vốn theo quy định của pháp
luật. Điểm bất lợi của loại hình này là khi có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn trong công
ty rời bỏ hay bị chết thì phải giải thể và thành lập lại công ty.
* Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô
hạn đối với tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;
chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Điểm lợi của loại hình DN này là việc thành lập rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều vốn. Chủ DN
nhận được toàn bộ phần lợi nhuận kiếm được. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là quy

mô của DN bị hạn chế do phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của chủ DN. Chủ DN tư
nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DN sẽ là điều bất lợi của loại hình
DN này. Mặt khác, DN không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh khi chủ DN qua đời.
b. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp
Căn cứ vào quy mô, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa
hoặc nhỏ. Tiêu thức để phân loại doanh nghiệp theo quy mô chủ yếu dựa vào vốn, lao động
và doanh thu của doanh nghiệp và tùy từng nền kinh tế khác nhau và việc phân loại khác
nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, phân loại doanh nghiệp công nghiệp theo quy mô dựa vào tiêu
chí nguồn vốn và lao động như sau [7]:
* Doanh nghiệp có quy mô lớn: Doanh nghiệp có quy mô lớn (DN lớn) là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm trên 300 người.
* Doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ: Doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ
(DNNVV) là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia
thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn/tài sản được xác

10

định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ưu tiên). Theo quy định của Việt Nam các tiêu chí xác định là DNNVV như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật, có số lao động từ 10 người trở xuống.
- Doanh nghiệp nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật, có vốn đăng ký từ 20 tỷ VND trở xuống hoặc số lao động trung bình từ trên 10 người đến
200 người.
- Doanh nghiệp vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật, có vốn đăng ký từ trên 20 tỷ VND đến 100 tỷ VND hoặc số lao động trung bình từ trên
200 người đến 300 người.
c. Căn cứ vào ngành kinh tế - kỹ thuật
Căn cứ vào ngành kinh tế - kỹ thuật, có thể phân loại doanh nghiệp theo ngành sản xuất

chính của doanh nghiệp. Tùy theo cấp độ phân ngành công nghiệp mà việc phân loại doanh
nghiệp cũng được tiến hành khác nhau [40; tr.25]. Ở Việt Nam, phân ngành cấp I bao gồm:
- Doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng bao gồm các doanh nghiệp mà đối tượng lao
động là tài nguyên thiên nhiên đó là của cải của tự nhiên như doanh nghiệp khai thác than, dầu,
sắt, cát, đá, sỏi, sản phẩm của ngành khai thác là nguyên liệu…
- Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm các doanh nghiệp mà đối tượng
lao động là sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác, ngành nông lâm, ngư nghiệp hay của các
doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp luyện kim có đối tượng lao động là quặng sắt, quặng
đồng… (sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác) hoặc doanh nghiệp dệt có đối tượng lao
động là bông nguyên sinh (sản phẩm nông nghiệp)…
- Doanh nghiệp công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt bao gồm các
doanh nghiệp thủy điện, nhiệt điện ; sản xuất gas, phân phối khí; khai thác, lọc và phân phối
nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc sinh hoạt.
Ngoài ra, doanh nghiệp công nghiệp có thể được phân loại căn cứ vào tính chất quy
trình công nghệ (giản đơn và phức tạp), theo phương pháp sản xuất sản phẩm (chế biến kiểu
liên tục và chế biến kiểu song song)…
1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế
Nói đến kinh tế quốc dân chúng ta phải nói đến ba lĩnh vực chính: công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp là thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế.
Trong thời kỳ quá độ xây dựng nền kinh tế hàng hóa thành phần, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, thì con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa là bước đi đúng đắn nhất mà Đảng và
Nhà nước đã lựa chọn. Công nghiệp hóa là nấc thang tất yếu lịch sử mà bất kỳ một quốc gia nào
muốn đạt tới trình độ một quốc gia phát triển đều phải trải qua. Trong điều kiện của tiến bộ
khoa học – công nghệ hiện nay, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa [39; tr.25-27].

11

Đối với nước ta, chỉ có thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thoát khỏi
tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu, khắc phục được nguy cơ tụt hậu. Phát triển công
nghiệp là nội dung cơ bản, điều kiện quyết định để thực hiện thắng lợi để thực hiện công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy bởi vì công nghiệp sản xuất ra tư
liệu sản xuất để trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, mà không ngành nào có thể thay thế
được. Tốc độ thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ phụ thuộc trực tiếp vào trình độ phát triển
công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp. Hơn nữa công nghiệp chế biến nông, lâm hải sản
làm tăng giá trị của nông sản, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Công nghiệp còn sản xuất ra
phần lớn hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống và xuất khẩu. Đóng góp quan trọng vào sự phát
triển của ngành công nghiệp là các doanh nghiệp công nghiệp.
Từ những phân tích ở trên, theo quan điểm của tác giả, vai trò của doanh nghiệp công
nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện như sau:
Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp sẽ định hướng
về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân. Đặc trưng của các
doanh nghiệp công nghiệp là sử dụng hàm lượng công nghệ cao, luôn luôn phải đổi mới, nâng
cao trình độ trang bị kỹ thuật và trình độ tay nghề của người lao động. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp công nghiệp luôn đi đầu về tổ chức sản xuất xã hội, về phân công lao động xã hội, về
trình độ kỹ thuật và về quan hệ sản xuất. Sự đi đầu này của các doanh nghiệp công nghiệp định
hướng và chi phối sự phát triển trình độ tổ chức sản xuất của các ngành khác bởi lẽ:
Các doanh nghiệp công nghiệp tạo ra các kiểu mẫu về tổ chức sản xuất và phân công
lao động xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất vừa thích ứng với trình độ kỹ thuật được
nâng cao, vừa thúc đẩy trình độ kỹ thuật của sản xuất. Thông qua quá trình chuyên môn hóa
và đa dạng hóa, các doanh nghiệp công nghiệp vừa tạo ra nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển
của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác cũng như thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo
hướng tập trung chuyên ngành, tạo nông sản hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao và
chi phí thấp. Thông qua quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới kỹ thuật, thúc đẩy sự
phân công lao động, các doanh nghiệp công nghiệp đã tạo ra những điều kiện để ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, mặt khác cũng tạo ra những tác nhân
thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cho các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ
bản như quy mô doanh nghiệp, lao động, quy mô nguồn vốn và doanh thu [42; tr 81-85].
* Về số lượng doanh nghiệp: Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tăng nhanh từ 31.308
DN năm 2007 lên 56.177 DN năm 2011 với tốc độ tăng bình quân chung cả thời kỳ là 15,95%.

+ Số doanh nghiệp khai khoáng tăng từ 1.396 doanh nghiệp năm 2007 lên 2.545 doanh
nghiệp năm 2011 với tốc độ tăng bình quân 16,87%/năm và chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn
ngành (4,46% năm 2007; 4,53% năm 2011).

12

+ Số doanh nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 29.182 doanh nghiệp năm 2007 lên 52.587
doanh nghiệp năm 2011 với tốc độ tăng bình quân 16,06%/năm và chiếm tỷ trọng rất lớn trong
toàn ngành (93,21% năm 2007; 93,61% năm 2011).
+ Số doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện khí nước tăng từ 730 doanh nghiệp năm
2007 lên 1.045 doanh nghiệp năm 2011 với tốc độ tăng bình quân 9,49%/năm và chiếm tỷ trọng
nhỏ so với toàn ngành (2,33% năm 2007; 1,86% năm 2011).
Bảng 1.1. Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo ngành cấp I
Năm
Ngành cấp 1
2007 2008 2009 2010 2011
Bình quân

chung
Số lượng (Doanh nghiệp)
Tổng số
31.308 39.200 45.960 48.606 56.177 44.250
Công nghiệp khai khoáng 1.396 1.912 2.191 2.224 2.545
2.054
Công nghiệp chế biến, chế tạo 29.182 36.459

42.894

45.472


52.587

41.319
SX & PP điện, khí và nước 730 829 875 910 1.045
878
Tỷ trọng (%)
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
100,0
Công nghiệp khai khoáng
4,46 4,88 4,77 4,58 4,53
4,64
Công nghiệp chế biến, chế tạo
93,21 93,01 93,33 93,55 93,61
93,38
SX & PP điện, khí và nước
2,33 2,11 1,90 1,87 1,86
1,98
Tốc độ tăng (%)
Tổng số - 25,21 17,24 5,76 15,58
15,95
Công nghiệp khai khoáng
- 36,96 14,59 1,51 14,43
16,87
Công nghiệp chế biến, chế tạo
- 24,94 17,65 6,01 15,65
16,06
SX & PP điện, khí và nước
- 13,56 5,55 4,00 14,84
9,49
Nguồn: [48], [49] và tính toán của tác giả

* Về lao động: Cùng với số doanh nghiệp tăng lên, tổng số lao động cũng tăng từ
3.989.725 người năm 2007 lên 5.276.367 người năm 2011 với tốc độ tăng bình quân 7,21%/năm,
song số lao động bình quân của một DN giảm từ 127 người năm 2007 xuống 94 người năm 2011.
+ Công nghiệp khai khoáng: tổng số lao động năm 2011 là 196.570 người tăng với tốc độ
bình quân 3,14%/năm so với năm 2007 và lao động bình quân một doanh nghiệp công nghiệp
giảm từ 124 người năm 2007 xuống 77 người năm 2011.
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: tổng số lao động năm 2011 là 4.871.576 người, tăng với
tốc độ bình quân 6,97%/năm so với năm 2007 và lao động bình quân một doanh nghiệp công
nghiệp giảm từ 128 người năm 2007 xuống 93 người năm 2011.

13

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện khí nước: tổng số lao động năm 2011 là
199.221 người, tăng với tốc độ bình quân 23,14%/năm so với năm 2007 và lao động bình quân
tăng từ 126 người năm 2007 lên 191 người năm 2011.
Bảng 1.2. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp
tại thời điểm 31/12 phân theo ngành cấp I
Năm
Ngành cấp 1
2007 2008 2009 2010 2011
BQ
chung
Số lượng (Người)
Tổng số
3.989.725

4.240.705

4.462.404


4.802.159

5.276.367

4.552.472
Công nghiệp khai khoáng
173.746 182.407 187.587 192.040 196.570 186.470
Công nghiệp chế biến, chế tạo
3.724.024 3.926.638 4.091.677

4.441.800 4.871.576 4.211.143
SX & PP điện, khí và nước
91.955 131.660 183.140 168.319 199.221 154.859
Lao động bình quân 1 doanh nghiệp (Người)
Tổng số 127 108 97 99 94 103
Công nghiệp khai khoáng 124 95 86 86 77 91
Công nghiệp chế biến, chế tạo 128 108 95 98 93 102
SX & PP điện, khí và nước 126 159 209 185 191 176
Tốc độ tăng (%)
Tổng số - 6,29
5,23 7,61 9,69
7,21
Công nghiệp khai khoáng - 4,98
2,84 2,37 2,36
3,14
Công nghiệp chế biến, chế tạo - 5,44
4,20 8,56 9,68
6,97
SX & PP điện, khí và nước - 43,18
39,10 (8,09) 18,36

23,14
Nguồn: [48], [49] và tính toán của tác giả
* Về nguồn vốn kinh doanh: Đi kèm với số lao động và doanh nghiệp tăng lên, nguồn
vốn được bổ sung lớn đã tạo ra năng lực sản xuất của nhiều sản phẩm. Đến 31/12/2011 tổng số
vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu và sử dụng của các doanh nghiệp là 3.787.144 tỷ VND, gấp
2,86 lần năm 2007, tăng bình quân 30,23%/năm.
+ Ngành công nghiệp khai khoáng: tổng nguồn vốn năm 2011 là 413.082 tỷ VND, gấp
3,23 lần năm 2007, tăng bình quân 34,78%/năm, nhưng vốn bình quân của một doanh nghiệp
công nghiệp khai khoáng tăng từ 91 tỷ VND năm 2007 lên 162 tỷ VND năm 2011.
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: năm 2007 tổng nguồn vốn là 2.660.238 tỷ VND
gấp 2,64 lần năm 2007, tăng bình quân 27,54%/năm, song vốn bình quân của một doanh nghiệp
công nghiệp chế biến thấp chỉ là 35 tỷ VND tăng lên 51 tỷ VND năm 2011.

14

+ Ngành sản xuất và phân phối điện khí nước: tổng nguồn vốn năm 2011 là 713.824 tỷ
VND, gấp 3,83 lần năm 2007, tăng bình quân 42,32%/năm và vốn bình quân của một doanh
nghiệp điện, khí và nước tăng từ 255 tỷ VND năm 2007 lên 683 tỷ VND năm 2011.
Bảng 1.3. Nguồn vốn kinh doanh tính đến 31/12 của doanh nghiệp công nghiệp
phân theo ngành công nghiệp cấp I
Năm
Ngành cấp 1
2007 2008 2009 2010 2011
BQ
chung
Số lượng (Tỷ VND)
Tổng số
1.323.125 1.809.680 2.469.928 3.102.197 3.787.144 2.498.415
Công nghiệp khai khoáng 127.716 155.725 246.429 319.380 413.082
252.466

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.008.908 1.302.049 1.743.213 2.224.802 2.660.238
1.787.842
SX & PP điện, khí, nước 186.501 351.906 480.286 558.015 713.824
458.106
Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (Tỷ VND)
Tổng số
42 46 54 64 67 55
Công nghiệp khai khoáng
91 81 112 144 162 118
Công nghiệp chế biến, chế tạo
35 36 41 49 51 42
SX & PP điện, khí và nước
255 424 549 613 683 505
Tốc độ tăng (%)
Tổng số - 36,77 36,48 25,60 22,08 30,23
Công nghiệp khai khoáng - 21,93 58,25 29,60 29,34 34,78
Công nghiệp chế biến, chế tạo - 29,06 33,88 27,63 19,57 27,54
SX & PP điện, khí và nước - 88,69 36,48 16,18 27,92 42,32
Nguồn: [48], [49] và tính toán của tác giả
* Về doanh thu: Cùng với gia tăng nguồn vốn kinh doanh, tính đến 31/12/2011 tổng
doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là 4.028.545 tỷ VND, tăng gấp
2,86 lần năm 2007 với tốc độ tăng bình quân là 30,10%/năm.
+ Công nghiệp khai khoáng: Doanh thu thuần năm 2011 là 296.282 tỷ VND, tăng với tốc
độ bình quân 23,58%/năm so với năm 2007 và doanh thu thuần bình quân một doanh nghiệp tăng
từ 104 tỷ VND năm 2005 lên 116 tỷ VND năm 2011.
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: Doanh thu thuần năm 2011 là 3.335.874 tỷ VND, tăng
với tốc độ bình quân 29,76%/năm so với năm 2007 và doanh thu thuần bình quân một doanh
nghiệp tăng từ 40 tỷ VND năm 2007 lên 63 tỷ VND năm 2011.
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện khí nước: Doanh thu thuần năm 2011 là
396.389 tỷ VND, tăng với tốc độ bình quân 51,66%/năm so với năm 2007 và doanh thu thuần

bình quân tăng từ 115 tỷ VND năm 2007 lên 379 tỷ VND năm 2011.

×