Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Các phương pháp giúp tăng trí nhớ hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.24 KB, 6 trang )

Các phương pháp giúp tăng trí nhớ hiệu quả
Trí nhớ song hành cùng ta suốt cả cuộc đời, được con người sử dụng thường xuyên
nhưng lại ít được chăm sóc đến. Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng cường
trí nhớ hiệu quả.
Tập thể dục
Các nhà khoa học cho biết tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh
các nơron thần kinh mới tại vùng não trung tâm, là vùng não kiểm soát chức năng
ghi nhớ và chức năng nhận thức của con người; giúp cải thiện quá trình máu lưu
thông lên não, phục hồi đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ.
Tập thể dục giúp cải thiện đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ
Những môn thể dục có thể thực hiện hàng ngày dễ dàng, vừa phải được nhiều
người yêu thích là đi bộ nhanh, bơi lội, tập yoga… Mỗi ngày, mỗi người, đặc biệt
là người cao tuổi nên dành một thời lượng nhất định, khoảng 30-45 phút để thực
hiện các hoạt động thể dục vừa tăng cường sức khỏe vừa khắc phục chứng suy
giảm trí nhớ.
Ngoài ra, mỗi người cũng nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý,
tránh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường xuyên hoặc phiền
muộn sẽ thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh hơn.
Dùng thực phẩm
Não lợn: Theo thuyết “dĩ tạng bổ tạng” (lấy tạng bổ tạng) của Y học cổ truyền, não
lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được dùng để chữa
các chứng tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), kiện vong (hay quên), huyễn
vựng (chóng mặt hoa mắt)… Thường dùng dưới dạng hấp cách thủy ăn đơn thuần
hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn. Não lợn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt
chứa rất nhiều cholesterol cho nên những người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động
mạch khi dùng cần có sự tư vấn của thầy thuốc.
Trứng chim bồ câu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường
được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa,
tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi… do tâm thận hư yếu. Cổ nhân có câu: “Tâm tri
tương lai, thận tàng dĩ vãng”, vậy nên bồi bổ 2 tạng tâm và thận có tác dụng trực
tiếp đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Dân gian thường dùng trứng chim câu 5


quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần
để chữa chứng hay quên.
Trứng chim cút: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ích khí huyết, kiện não ích trí.
Với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc biệt
có chứa nhiều leucithin, trứng chim cút là một trong những loại thực phẩm rất hữu
ích cho não bộ. Thường được dùng dưới dạng luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho thịt,
nấu canh bóng hoặc làm nhân bánh bao.
Mật ong: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ hư, nhuận táo, giải độc, được mệnh
danh là “tinh của trăm hoa”. Mật ong rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là
có chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết
cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ.
Dược thư cổ Thực vật bản thảo đã viết: “Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh
thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên” (Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ
thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên). Có
nhiều cách dùng, nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật
ong trước khi đi ngủ.
Đông trùng hạ thảo : Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh huyết, là
một trong những vị thuốc – thực phẩm nổi tiếng của Y học cổ truyền, sánh ngang
với nhân sâm và nhung hươu, thường được dùng để chữa chứng “kiện vong” do
thận hư.
Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó có tác dụng
trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Có thể dùng dưới
dạng thô hoặc dạng đã bào chế như: viên nang, thuốc nước, thuốc bột… Khi dùng
dưới dạng thô, người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn – bài
thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc…, tính ấm, có công dụng bổ
thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng
thông tiện. Hồ đào nhân có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58-74g
chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều
loại vitamin như: B1, B2, C, E… và các nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Fe, Zn,
Mg… một lượng lớn photpholipid và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của

não bộ. Bởi vậy, hồ đào nhân là một trong những thực phẩm – vị thuốc rất có lợi
cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hàng ngày
1-2 trái hồ đào nhân hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ.
Long nhãn: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích
trí. Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng long nhãn có khả năng “quy tỳ nhi ích trí”
(bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ).
Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Long nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí”
(long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần). Nghiên cứu hiện đại
cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả
năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng kiện vong, dân gian thường dùng
long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 10-15 ml.
Nấm linh chi: Vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ
huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên).
Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt
đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên (mất
ngủ), kiện vong (hay quên)… do tâm tỳ hư nhược.
Thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần
hoặc các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo
chỉ định của thầy thuốc.
Nhân sâm: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, là vị
thuốc – thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí. Nghiên
cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não,
hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi
nhớ. Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm – thuốc rất hữu ích
cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do
khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như: trà sâm, rượu sâm,
viên nang, cao lỏng, món ăn – bài thuốc…
Liên nhục (hạt sen): Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh,
dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết: “Liên nhục, bổ trung,

dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão” (hạt sen bổ tỳ
vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi
thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn – bài thuốc như:
mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen…
Kỷ tử: Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận
tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng kiện vong và tăng cường
trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc lấy kỷ tử
10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả,
trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút
nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng có
công dụng làm tăng trí nhớ như: ngô, bá tử nhân, đại táo, các loại đậu, tổ yến, ngân
nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, nấm
rơm, nấm kim châm và các loại nấm ăn khác, trứng gà, các loại cá…
Các phương pháp khác
1. Tạo ra những hình ảnh trong trí não
Khi một thông tin được tiếp nhận, bạn có thể tạo ra một bức tranh trí não về nó,
đồng thời ghi âm lại bằng dạng ngôn ngữ nói. Một trong hai dạng phiên bản lưu
giữ thông tin này có thể vượt trội hơn, tùy theo kiến thức của bạn về đối tượng.
Chẳng hạn như khi nghe đến cái tên Tutankhamen, thì hình ảnh thể hiện qua ngôn
ngữ nói mạnh hơn, nếu như bạn có một chút kiến thức về khảo cổ Ai Cập. Mặt
khác, hình ảnh của Tổng thống Mỹ Feorge W.Bush sống động hơn là diễn đạt bằng
lời nói.
Những hình ảnh trí não có thể được dùng theo chiến thuật sắp đặt có lợi cho trí
nhớ, bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa một vật thể và nơi chốn để kích hoạt trí nhớ
của bạn về chính vật thể đó. Nếu như bạn thường xuyên để quên chìa khóa xe ở
nhà, hãy cố liên kết nó với một nơi cố định, để lúc nào bạn cũng có thể thấy nó –
chẳng hạn như chiếc bàn kê trong hành lang nhà, hoặc hộc tủ đựng ti vi trong
phòng khách. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này để nhớ danh sách vật dụng, thức
ăn cần mua sắm.

Hãy thực hiện một cuộc khảo sát bằng trí não khắp nhà, và tại từng nơi khác nhau,
hãy cụ thể hóa bằng hình tượng cái mà bạn cần mua. Mối liên hệ càng giàu tính
tưởng tượng, thì trí nhớ càng mạnh mẽ. Ví dụ: Để nhớ mua chai nước rửa chén,
bạn hãy nghĩ đến chiếc bồn rửa trong nhà bếp.
2. “Chia để trị”
Một cách để áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng
nhóm. Ví dụ: Một số điện thoại di động bao gồm 10 con số: 0919507626 rất khó
nhớ. Nhóm các con số thành từng cặp giúp bạn chỉ cần nhớ 5 yếu tố, đó là (0919) –
50 – 76 – 26.
Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần nhớ nhiều chuỗi sự kiện, hãy bắt đầu bằng
cách thành lập nhóm. Chẳng hạn như khi bạn phải liệt kê tên của các loại xương
trong cơ thể, hãy nên bắt đầu từ xương sọ, rồi xương cổ, xương lưng, xương cánh
tay v.v… còn hơn là nhớ chúng một cách lộn xộn. Cần phải chọn những tiêu chuẩn
logic khi phân loại các thông tin bạn cần nhớ. Để tránh việc quên các món đồ trong
danh sách đi mua hàng, bạn hãy chia chúng ra dựa theo vị trí xếp trên kệ ở cửa
hàng. Và nhớ đừng để bị quá tải bởi quá nhiều tiêu chí phân loại. Các nghiên cứu
về trí nhớ cho thấy: bạn sẽ nhớ nhiều hơn, nếu như bạn xếp các sự vật vào không
quá 7 nhóm.
Nếu chỉ đơn giản là chia nhóm các thông tin, thì vẫn chưa hiệu quả, khi mà mỗi
nhóm chứa quá nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần một phân lớp tổ chức, sắp xếp
thông tin lần hai, chẳng hạn như theo thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí phụ nhỏ hơn.
Ví dụ: nhóm thực phẩm cần mua gồm có: Bí, Cà chua, Đậ đỏ…; nhóm vật dụng
cần mua gồm có: Áo ấm, Bút chì, Com-pa v.v… (chia theo bảng chữ cái).
3. Liên kết các ký ức
Các thông tin mới nhận, muốn được lưu giữ, phải được chuyển hóa thành “ngôn
ngữ nãobộ”, so sánh vớinhững thông tin khác trong ký ức, với phương thức vận
hành giống như máy vi tính cập nhật các dữ liệu. Tiến trình này cho phép bạn
thành lập mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có những điểm
giống nhau, hoặc có cùng tính chất, qua đó mà tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả.
Ví dụ: để ghi nhớ ngày tháng của các sự kiện lịch sử, bạn có thể liên kết chúng với

những ngày tháng có liên hệ với đời sống cá nhân, hoặc so sánh tương ứng với
những con số thân thuộc về sức nặng và chiều cao của bạn.
4. Chiến thuật “bò gặm cỏ nhai lại”
Thông thường, chúng ta học thuộc một số thông tin nào đó để phục vụ cho nhu cầu
gần trước mắt. Ví dụ: trước khi đi thi, thí sinh nào cũng cố nhồi nhét trong đầu một
núi kiến thức. Tuy nhiên, kiểu học như vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ
kiến thức về lâu về dài. Một khi “thời hạn nguy cấp” đã qua, ta cũng chẳng thèm
bận tâm ôn lại những gì mình đã học. Quả vậy, nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt
đầu “quên ngay sau khi học”! Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại
70-80% dung lượng thông tin một cách thông suốt dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc
chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệup hức tạp,
thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã
được nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu
hơn.
Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ liệu
đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức vào
sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.
5. Hãy nói về nó
Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta: chúng ta đã xem một bộ phim,
nhưng chỉ vài ngày sau là quên béng mất tên của bộ phim. Nhiều người đâm ra
hoảng vì lo sợ mình đã bị “vấn đề” gì đó về trí nhớ rồi. Nhưng thật ra, chúng ta hãy
khoan vội phóng đại nỗi lo lắng, mà hãy tự hỏi: liệu chúng ta có thật sự thích bộ
phim ấy và thấy nó rất thú vị? Mong muốn luôn nhớ một điều gì là một thành tố co
bản của việc lưu trữ thành công các dữ liệu. Nếu bạn xem phim chỉ để thư giãn,
“giết” thời gian, thì quên nó là chuyện bình thường.
Kể cho ai đó nghe về một cuốn sách hay, câu chuyện hay là một cách thông minh
để nhớ về nó. Việc nói ra miệng sẽ giúp cho các thông tin được “mã hóa” dễ dàng
hơn, hoặc liên kết dễ dàng hơn với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ. Sử
dụng khả năng này, trí nhớ của bạn không những truyền đạt đi những thông tin, mà
còn chuyển tải những cảm xúc đa dạng, phong phú – thật khác xa với kiểu trí nhớ

của máy tính: chất chứa vô số những thông tin, nhưng lại thiếu những cảm xúc
mang tính nhân bản.

×