Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 21 trang )

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
I./ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật thuế GTGT
Các kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định định hướng đúng đắn
về sự cần thiết xây dựng chế độ thuế GTGT thay cho chế độ thuế doanh
thu.Như trên đã phân tích,pháp luật hiện hành về thuế GTGT đã từng bước
được sửa đổi,bổ sung phù hợp với yêu cầu đặt ra và đã có những đóng góp
quan trọng trong việc động viên nguồn tài chính vào Ngân sách nhà
nước.Tuy nhiên,pháp luật thuế GTGT hiện hành còn bộc lộ một số điểm bất
cập chưa phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong
giai đoạn tới,vì vậy cần phải được tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi hoàn thiện.
Trước hết,cần nhận thức đầy đủ rằng thuế GTGT là một sắc thuế cơ
bản và quan trọng,đem lại nguồn thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu Ngân
sách nhà nước,do vậy việc đảm bảo và phát triển nguồn thu này là hết sức
quan trọng.Pháp luật về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng vì vậy cần
phải được cải cách hoàn thiện dần để đảm bảo yêu cầu này
1
.
Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách thuế giai
đoạn II của Nhà nước,gắn liền với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 2001 –2010,là phải tập trung vào xây dựng một nền kinh tế độc lập tự
chủ, phát huy cao độ nội lực,nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam
2
.Vì vậy,yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật thuế
1
1
Xem Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng
2
2


Xem báo cáo của Ban chấp h nh Trung à ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu to n quà ốc lần thứ
IX của Đảng
1
1
để phù hợp hơn nữa yêu cầu phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế
trong thời gian tới.
Về mặt chủ quan,luật thuế GTGT là một luật thuế mới mẻ ở Việt
Nam,mặc dù đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước và triển khai thực hiện tích
cực trong gần ba năm vừa qua,nhưng do trong thời kỳ quá độ có những đan
xen cần phải lưu ý về ảnh hưởng do khác biệt với thuế doanh thu trước
đây,nên còn nhiều phức tạp,bề bộn trong công tác xây dựng pháp luật.Ba
năm đầu pháp luật thuế GTGT được sửa đổi ,bổ sung dần cho phù hợp với
diễn biến tình hình thực tế một cách tình thế,thiếu đâu bổ sung đấy.Cho đến
đầu năm nay,mặc dù Bộ tài chính đã nỗ lực tập hợp các quy định dưới luật
trong các văn bản pháp quy về thuế GTGT vào một văn bản quy định chung
hướng dẫn chi tiết cụ thể,nhưng vẫn còn nhiều những vấn đề mang tính
pháp lý cần phải điều chỉnh,hoàn thiện dần.
2.Nội dung cụ thể về hoàn thiện pháp luật thuế GTGT
2.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT :
Về đối tượng nộp thuế,Luật thuế GTGT sửa đổi cần thu hẹp diện đối
tượng nộp thuế GTGT bằng cách quy định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với
các hộ kinh doanh cá thể như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.Những
đối tượng nào không đạt được mức doanh số này sẽ chuyển sang áp dụng
thuế khoán ấn định trên doanh thu,còn những hộ kinh doanh cá thể còn lại
bắt buộc phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán chứng từ hoá đơn để tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Làm được điều này sẽ giúp giảm bớt
chi phí quản lý hành chính thuế và việc quản lý hoá đơn chứng từ sẽ bớt khó
khăn hơn.
Diện các đối tượng chịu thuế cần được mở rộng bao quát hơn theo
hướng : bổ sung cá mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất và

nhập khẩu, bổ sung một số lượng hạn chế các dịch vụ xuất khẩu,đảm bảo
2
2
thực hiện khấu trừ và hoàn thuế đầu vào để khuyến khích xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ.Đi đôi với việc mở rộng đối tượng chịu thuế là việc giảm và
hạn chế đối tượng không chịu-- thuế GTGT.
Trước hết cần thiết phải chuyển dần các đối tượng chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt sang diện được áp dụng thuế GTGT để đảm bảo bình đẳng trong
khâu khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt.Điều này đảm bảo được tính trung lập của thuế GTGT,để thuế
GTGT không còn là yếu tố trong chi phí giá thành của hàng hoá dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay.Mặt khác,việc sửa đổi như vậy là hợp lý
vì hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu phải nộp thuế GTGT như
các hàng hoá nhập khẩu khác(hiện nay,hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới
chỉ được áp dụng thuế GTGT khi xuất khẩu với thuế suất 0%).
Trong quá trình thúc đẩy hội nhập quốc tế hiện nay,các dịch vụ xuất
khẩu cũng cần được xem xét đưa vào diện dược áp dụng thuế GTGT(thuế
suất 0% như hàng hoá xuất khẩu).Ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng phát
triển và tạo ra giá trị gia tăng đáng kể đối với nền kinh tế thế giới.Hiện
nay,việc quy định dịch vụ xuất khẩu không thuộc diện chịu thuế GTGT làm
cho thuế đầu vào không được khấu trừ trở thành chi phí của doanh nghiệp
và không tạo điều kiện khuyến khích ngành hoạt động kinh doanh này.Trong
giai đoạn hiện nay, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng loại dịch vụ nào được
áp dụng thuế GTGT,vì như đã nêu,dịch vụ là một loại hàng hoá vô hình rất
khó xác định liệu có thực tế xuất khẩu hay không,do đó rất có thể bị lợi dụng
để được hoàn thuế đầu vào khống,làm thất thoát tiền của Ngân sách nhà
nước.
Đối với hoạt động xây dựng,lắp đặt công trình ở nước ngoài và cho
các doanh nghiệp chế xuất nên đưa vào đối tượng chịu thuế (với thuế suất
3

3
0%) để tiến hành khấu trừ thuế đầu vào cho các hoạt động này nhằm
khuyến khích chúng phát triển.
2.2.Thuế suất
Cơ cấu bốn mức thuế suất là phù hợp với giai đoạn mới chuyển từ cơ
chế thuế doanh thu sang áp dụng cơ chế thuế GTGT,nhưng hiện nay để nâng
cao hiệu quả áp dụng thì cơ cấu thuế suất phải được xem xét và sửa đổi theo
hướng tăng tính đơn giản của biểu thuế áp dụng đối với các loại hàng
hoá,dịch vụ.
Thực tế cho thấy nên bỏ mức thuế suất 20%,vì đây là mức thu quá cao
và hiện nay cũng chỉ áp dụng rất hạn chế đối với một số đối tượng như : “
kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý,xổ số,đại lý tàu biển và dịch vụ môi giới

1
.Các đối tượng trên nếu chúng ta chuyển xuống áp dụng mức thuế suất
10% thì cũng không ảnh hưởng lớn đến số thu Ngân sách nhà nước.Bởi số
lượng các đối tượng trên không nhiều,hơn nữa tránh được tình trạng thất
thu thuế do các doanh nghiệp kinh doanh các đối tượng trên băn khoăn vì
mức thuế suất mình quá cao do đó tìm cách biến tấu để nộp thuế ít hơn.
Như vậy,để phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay,trước mắt
cần quy định giảm xuống chỉ áp dụng hai mức thuế suất là 5% và 10%
(không kể thuế suất 0% đối với xuất khẩu).Mức thuế suất 5% chỉ áp dụng
đối với một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu,còn đại bộ phận các loại hàng
hoá,dịch vụ đều áp dụng thuế suất 10%.Trong tương lai cần chuyển sang chỉ
áp dụng một mức thuế suất thống nhất là 10%. Qua quá trình tổng kết kinh
nghiệm áp dụng thuế GTGT cho thấy cơ chế một thuế suất là cơ chế lý t-
ởng,nhiều u điểm,do đó có những nớc nh nớc Anh ban đầu áp dụng cơ chế
1
1
Theo khoản 4 điều 8 Luật thuế GTGT

4
4
một thuế suất sau đó chuyển sang áp dụng cơ chế nhiều thuế suất,cuối cùng
vẫn phải quay trở lại áp dụng cơ chế một thuế suất.
Riêng đối với mức thuế suất 0%,cần có quy định chặt chẽ về đối tượng
được hưởng thuế suất này vì áp dụng thuế suất 0% gắn liền với việc phải
hoàn thuế thuế từ Ngân sách nhà nước.Tuy nhiên,phù hợp với chính sách
khuyến khích xuất khẩu nói chung và đối với một số hoạt động nói riêng(ví
dụ như sản phẩm dịch vụ phần mềm),cần xem xét và quy định cho áp dụng
thuế suất 0% đối với các dịch vụ xuất khẩu mang tính chất hàng hoá.Nhưng
cũng cần có các quy định chặt chẽ để xác minh rõ ràng dịch vụ thực tế xuất
khẩu để hạn chế và ngăn ngừa gian lận thuế có thể xảy ra.
2.3.Phương pháp tính thuế
Trong thời gian tới cần tiến hành nghiên cứu,xem xét khống chế mức
doanh thu hợp lý đối với đối tượng nộp thuế để tiến hành áp dụng duy nhất
phương pháp khấu trừ thuế mà không áp dụng phương pháp trực tiếp.
Thực tế,đối với chủ thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp như hiện
nay thì thuế GTGT vẫn là một yếu tố cấu thành trong giá thành hàng
hoá,dịch vụ,tạo nên sự khác biệt với các đơn vị nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ.Cách tính trực tiếp trên giá trị tăng thêm dựa trên phân định giữa
“giá đầu vào” và “giá đầu ra” xét trên góc độ tính thuế,thu thuế và hạch toán
mang ý nghĩa thực tế rất thấp.
Việc loại trừ này là dựa trên nguyên tắc hiệu quả của chính sách
thuế,bởi số chi phí để quản lý việc nộp thuế của các đối tượng này rất tốn
kém và phức tạp,trong khi số thuế GTGT thu từ các đối tượng này là không
đáng kể.Do vậy,nên áp dụng tính thuế khoán trên doanh thu với các đối
tượng này cho đơn giản và hiệu quả.
Do vậy để đảm bảo hiệu quả thực tế nên bỏ phương pháp trực
tiếp,chuyển các đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới một mức quy định
5

5
sang áp dụng phương pháp khoán thuế,và khuyến khích các doanh nghiệp có
điều kiện đáp ứng được các quy định về sổ sách,kế toán và hoá đơn chứng từ
sang áp dụng thống nhất theo phương pháp khấu trừ.
2.4.Các quy định về miễn giảm thuế
Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu do người tiêu dùng chịu,do đó
cần phải xoá bỏ quy định về miễn,giảm thuế GTGT bởi vì có miễn,giảm thì
người tiêu dùng cũng không được hưởng,mà nhà nước lại mất đi một khoản
thuế.
Tuy nhiên,trong thời gian đầu,để hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó
khăn có thể xem xét cho giảm thuế tạm thời trong phạm vi ngành nghề cụ
thể và phải xác định rõ thời hạn áp dụng chỉ trong vòng một đến hai năm.Hết
thời hạn trên phải áp dụng đúng mức thuế quy định và không được gia hạn
thêm.
Việc quy định miễn thuế (không được khấu trừ đầu vào) khi cung cấp
hàng hoá dịch vụ cho một số đối tượng đặc biệt cũng làm ảnh hưởng đến chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ như trường hợp doanh nghiệp Việt
Nam là nhà thầu phụ cung cấp hàng hoá dịch vụ cho dự án ODA thuộc diện
miễn thuế GTGT).Trong trường hợp này,để đảm bảo công bằng và bình
đẳng,cần phải cho doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào,vì thuế GTGT là
thuế đánh vào hàng hoá,dịch vụ chứ không phải là đánh vào đối tượng,nếu
Nhà nước quy định riêng một số loại dự án ODA không thuộc diện chịu thuế
GTGT,thì phải có biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp cung cấp
hàng hoá ,dịch vụ cho dự án trên nguyên tắc đối xử bình đẳng.
Các quy định xét giảm thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế gặp khó
khăn cũng cần phải được xem xét lại kỹ lưỡng.Nếu thực hiện nguyên tắc
thuế GTGT không phải là chi phí của doanh nghiệp thì quy định này không có
ý nghĩa khuyến khích hỗ trợ thực sự đối với doanh nghiệp,mà lại làm giảm
6
6

nguồn thu của ngân sách và tạo ra thêm nhiều phức tạp cho cơ quan thuế
trong việc xác định các điều kiện được hưởng giảm thuế.Do vậy,không nên
áp dụng giảm thuế cho các đối tượng trên.
2.5.Các quy định về hoá đơn chứng từ
Các quy định về hoá đơn chứng từ cần được tập hợp thống nhất trong
một văn bản,để thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng.Hiện nay,phổ biến các
quy định về quản lý hoá đơn chứng từ và xử lý vi phạm được ban hành dưới
hình thức các văn bản có hiệu lực thấp như công văn của Tổng cục thuế.Cần
phải sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý hoá đơn chứng từ và ban hành
dưới hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn nhằm tăng hiệu quả
pháp luật và áp dụng phổ biến đối với mọi đối tượng một cách thống nhất.
Cần tiến tới thực hiện thống nhất quy định doanh nghiệp tự phát hành
hoá đơn,với các nội dung nhất quán theo quy định của Bộ tài chính.Hoá đơn
tự in của doanh nghiệp phải mang tính đặc thù riêng của doanh nghiệp,khó
bị lợi dụng và dễ dàng trong việc kiểm tra đối chiếu.
3.6.Các quy định về khấu trừ và hoàn thuế
Luật thuế GTGT quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho các trường
hợp mua hàng hoá không có hoá đơn GTGT như : hàng hoá là nông,lâm,thuỷ
sản
chưa qua chế biến mua của người sản xuất không có hoá đơn là biện pháp
xử lý tình thế trong những năm đầu thực hiện Luật thuế GTGT,phù hợp với
tình hình thực tế của Việt Nam do các loại hàng hoá trên chủ yếu do nông
dân sản xuất bán ra không có hoá đơn,giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc hỗ
trợ thông qua việc hoàn thuế cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này,đặc
biệt là các cơ sở kinh doanh xuất khẩu,đảm bảo không làm biến động giá đối
với các mặt hàng lương thực,thực phẩm thiết yếu,thực hiện khấu trừ một
phần thuế GTGT của hàng hoá vật tư sử dụng cho hoạt động sản xuất
7
7
nông,lâm,thuỷ sản chưa được khấu trừ,tránh thu thuế trùng.Quy định trên

đã bị một số cơ sở kinh doanh lợi dụng để kê khai,khấu trừ,hoàn thuế
khống.Do đó,chúng ta nên bỏ quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ
% áp dụng đối với hàng hoá là nông sản,lâm sản,thuỷ sản,chưa qua chế biến
mua của người sản xuất không có hoá đơn bán ra theo quy định tại điểm
1d,Điều 10 Luật thuế GTGT.Trường hợp cần duy trì quy định này thì hạn chế
đối tượng áp dụng,chuyển sang áp dụng khấu trừ theo tỷ lệ % tính trên thuế
GTGT đầu ra để tránh khấu trừ khống về số lượng và doanh số mua.Đây là
biện pháp khắc phục triệt để nhất nhưng sẽ gặp khó khăn do hiện nay đang
áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ %,nếu bỏ quy định này các cơ
sở kinh doanh hàng hoá nông sản,lâm sản,thuỷ sản sẽ có phản ứng thắc mắc.
Cơ chế hoàn thuế đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ thuế GTGT.
Việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thuế GTGT chính là dựa vào hoạt động
của hoàn thuế được thực hiện như thế nào ,có kịp thời và không gây phiền
hà cho doanh nghiệp hay không.Do vậy,các quy định về hoàn thuế phải được
sửa đổi,bổ sung cho phù hợp.
Để quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế,cần thu hẹp lại đối tượng được
hoàn thuế,chỉ nên hoàn thuế cho trường hợp xuất khẩu mậu dịch có đủ thủ
tục hồ sơ quy định như hợp đồng xuất khẩu theo quy định tại điều 81 của
Luật thương mại,có thủ tục xác nhận của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất
khẩu,thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng có gốc ngoại
tệ và các trường hợp thanh toán khác theo quy định của Chính phủ.
Đối với hàng hoá xuất khẩu dưới hình thức mậu dịch thì chỉ cho xuất
khẩu qua một số cửa khẩu để tạo điều kiện cho cơ quan hải quan quản lý
chặt chẽ hàng hoá xuất khẩu,khắc phục hiện tượng lợi dụng làm thủ tục xác
nhận khống hàng hoá xuất khẩu để lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.
8
8

×