Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.96 KB, 78 trang )

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCCN)
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCN)
1. Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. 1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT)
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là việc tổ chức các hoạt động kinh tế theo lãnh thổ, bao
gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất (sản xuất công nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,…) và hoạt động dịch vụ (các hoạt động thương mại,
tài chính, du lịch,…).
Các hoạt động kinh tế được diễn ra dưới sự chỉ đạo của chủ thể là con người,
các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Đối tượng của các hoạt động kinh tế là
sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm xã hội. Như vậy, tổ chức hoạt động kinh tế
chính là tổ chức của con người, các quá trình sản xuất kinh doanh gắn với tự nhiên
và xã hội. Tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người và
xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế vừa chịu sự tác động của yếu tố chủ quan, vừa chịu sự
tác động của yếu tố khách quan. Nó mang tính khách quan vì chịu sự chi phối bởi
các quy luật vận động của các hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội và các hiện
tượng tự nhiên. Nó mang tính chủ quan vì do con người quyết định. Tính chủ quan
của con người được “khách quan hoá”. Thông qua quy luật vận động và phát triển
của các hoạt động kinh tế theo không gian và thời gian nhất định, con người đưa ra
các phương án tổ chức lãnh thổ kinh tế, sau đó tiến hành cân nhắc và chọn ra
phương án phù hợp nhất.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh
tế, đạt được hiệu quả cao nhất dựa trên các nguyên tắc: kinh tế, xã hội, chính trị,
môi trường,….Tuy nhiên đây là một hoạt động kinh tế nên nguyên tắc kinh tế được
đánh giá rất quan trọng.
Các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) quan niệm: Phân bố lực lượng sản xuất là
sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các
2
hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư. Các đối tượng này ảnh


hưởng lẫn nhau, có liên hệ chặt chẽ) trong một lãnh thổ xác định; nhằm sử dụng
một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó.
1.2. Quan niệm TCLTCN
TCLTCN là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo
lãnh thổ, có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Khi nghiên cứu địa lí kinh tế nước Pháp, F.Perroux đưa ra khái niệm các cực
tăng trưởng: “Trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các
điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Xu hướng chung là có một hoặc một vài
điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó các điểm khác lại chậm phát triển hay bị
trì trệ.”
W.Christaller, nhà khoa học người Đức với lý thuyết điểm trung tâm nhấn
mạnh hoạt động của lực đẩy và lực hút để phân định ranh giới các khu vực ảnh
hưởng.
N.N.Cơlaxopxki đề xuất các vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn về tổ chức
lãnh thổ cho các vùng giàu tài nguyên.
Có nhiều quan niệm về TCLTCN nhưng theo A.T.Khơrutsôp: “TCLTCN được
hiểu là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất
lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật
chất, lao động cũng nhƣ tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất
hiện trong lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nơi
sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao.
TCLTCN thực chất là việc định vị, bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công
nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết
3
cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó.
TCLTCN không phải là hiện tượng bất biến mà có thể thay đổi trong thời gian
tương đối ngắn. Bởi vì trong thời đại ngày nay sự tiến bộ của khoa học, công nghệ

diễn ra rất nhanh, nhu cầu của thị trường và cả bản thân thị trường cũng thường
xuyên thay đổi.
Trong quá trình hình thành và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp đã gắn liền với quá trình đô thị hoá. Phát triển công nghiệp và đô thị hoá có
mối quan hệ hữu cơ, phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất
cho sự ra đời các hoạt động nâng cấp các đô thị cũ. Mặt khác, mạng lưới đô thị ra
đời với trình độ kết cấu hạ tầng tốt sẽ trở lại hấp dẫn, thúc đẩy TCLTCN phát triển.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN
2.1. Nhân tố bên trong
2.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý ảnh hưởng quan trọng đối với TCLTCN, tạo ra thuận lợi hoặc gây
khó khăn cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán giữa các vùng, các khu vực và quốc
gia với nhau. Các địa phương có vị trí địa lý thuận lợi sẽ thu hút được nhiều vốn
đầu tư. Từ đó tạo điều kiện cho sự ra đời các loại hình tổ chức lãnh thổ công
nghiệp mới như: khu chế xuất, khu công nghệ cao…Không chỉ là yếu tố tiên quyết
quyết định khả năng thu hút đầu tư, vị trí địa lý còn ảnh hưởng khá nhiều đến khả
năng phối hợp các nguồn lực trong một lãnh thổ.
2.1.2. Nguồn lực tự nhiên
- Khoáng sản
Là nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu của sản xuất công nghiệp. Số
lượng, trữ lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ chi
phối tới quy mô, cơ cấu và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.Ví dụ:
Vùng Đông Bắc nước ta là nơi tập trung nhiều mỏ khoảng sản như than (Quảng
4
Ninh), sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng)… đã hình thành và phát triển một số
trung tâm công nghiệp dựa trên tài nguyên như: Khai thác và tuyển than Quảng
Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên…
- Nguồn nước
Nước có vai trò quan trọng đối với TCLTCN. Mức độ thuận lợi hay khó khăn
về nguồn nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp, phát

triển các KCN, KCX,…. Trong nhiều trường hợp, nguồn nước quyết định đến
TCLTCN.
- Khí hậu
Khí hậu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến TCLTCN. Trong một số
trường hợp, chi phối đến việc lựa chọn kỹ thuật và công nghiệp sản xuất: ở vùng
ven biển dễ bị nhiễm mặn do độ ẩm không khí. Mặt khác, khí hậu đa dạng, phức
tạp làm xuất hiện nhiều tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đó là cơ sở để phát
triển, bố trí các cơ sở, cụm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết xấu: Bão, lũ lụt, …có ảnh hưởng đến
TCLTCN.
Bên cạnh các tài nguyên thiên nhiên nói trên, còn một số nguồn lực khác tác
động tới TCLTCN như: đất đai, tài nguyên sinh vật, biển,….
2.1.3. Nhân tố kinh tế xã hội
- Dân cư được xem xét dưới khía cạnh nguồn lao động và thị trường tiêu thụ
với những tập quán sản xuất, tiêu dùng và thị trường, lao động có ảnh hưởng lớn
đến TCLTCN. Dân cư được xem xét dưới hai góc độ
+ Về nguồn lao động: Số lượng và chất lượng của nguồn lao động có ảnh hưởng
đến TCLTCN. Nơi nào có nguồn lao động phong phú thì ở đó thuận lợi để thực
hiện TCLTCN. Những nơi có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ cho phép
hình thành các khu công nghệ cao với các sản phẩm hàm lượng kỹ thuật cao. Các
địa phương mà nguồn lao động có ngành nghề truyền thống thì có thể phát triển
5
các cụm công nghiệp làng nghề để thu hút lao động và tạo ra các sản phẩm độc đáo
mang bản sắc riêng. Chất luợng lao động ảnh hưởng đến công tác ứng dụng, sử
dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ, công tác quản lý và tổ chức
sản xuất trong các hình thức TCLTCN. Do vậy các hình thức TCLTCN không
ngừng phát triển để sản xuất ra các sản phẩm có hình thức đẹp, chất lượng tốt và
giá thành thấp đáp ứng nhu cầu nhân dân.
+ Về tiêu thụ: Dân cư vừa là người sản xuất và cũng vừa là người tiêu thụ các
sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, thị trường tiêu thụ có thể được coi là nguồn lực của

TCLTCN. Tập quán sinh sống, tiêu dùng, sản xuất của dân cư có thể thay đổi quy
mô và hướng chuyên môn hoá của các xí nghiệp công nghiệp để dẫn đến sự mở
rộng hay thu hẹp không gian TCLTCN.
- Các trung tâm kinh tế, mạng lưới đô thị, hệ thống cửa khẩu, cảng biển tạo
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển một số hình thức TCLTCN như
KCN, TTCN. Đây là nơi hội tụ nhiều thuận lợi, thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn
lao động, thị trường tiêu thụ rộng, thị hiếu tiêu dùng đa dạng.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt cho TCLTCN. Cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển
công nghiệp nói chung, TCLTCN nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm giao thông vận
tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước…Sự tập trung cơ sở hạ tầng
trên một lãnh thổ có thể làm TCLTCN thay đổi tích cực.
- Chiến lược và đường lối phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển công nghiệp nói chung, TCLTCN nói riêng. Ở
nước ta, đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo động lực thúc
đẩy sự phát triển công nghiệp trên phạm vi cả nước và thúc đẩy sự ra đời của các
hình thức TCLTCN mới như: KCN, khu chế xuất, địa bàn công nghiệp trọng điểm,
dải công nghiệp,…
6
- Nguồn vốn, ngân sách đầu tư cho công nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến
TCLTCN, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển. Do vậy, những lãnh
thổ, quốc gia huy động được nhiều vốn đầu tư sẽ có điều kiện cho TCLTCN phát
triển theo hướng hiện đại hoá.
Ngoài ra, sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, dịch vụ
cũng tác động đến sự phát triển của TCLTCN.
2.2. Các nhân tố bên ngoài
2.2.1. Vốn đầu tư từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ
Vốn đầu tư từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ phát triển cho các nước, các
vùng chậm phát triển làm xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, các khu vực

công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang các ngành nghề truyền thống khu
vực này. Điều đó dẫn đến TCLTCN thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực.
2.2.2. Thị trường
Ở mức độ cao thị trường tác động mạnh mẽ đến quá trình lựa chọn vị trí xí
nghiệp, hướng chuyên môn hoá sản xuất và chi phối trực tiếp tới TCLTCN. Ở
trong nước, các đô thị lớn ngoài chức năng trung tâm, hạt nhân công nghiệp còn là
thị trường quan trọng khuyến khích phát triển sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở
bất kỳ quốc gia nào đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị
trường thế giới. Vì thế, thị trường này có tác động nhất định đến TCLTCN.
2.2.3. Khoa học và công nghệ
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến nhịp độ
tăng trƣởng kinh tế. Trước hết, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng
sản xuất và sau đó là việc phân bố sản xuất, các hình thức tổ chức lãnh thổ nói
chung, TCLTCN nói riêng.
2.2.4. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý
Kinh nghiệm quản trị giỏi giúp các xí nghiệp làm ăn hiệu quả và đồng thời mở
ra cơ hội hợp tác giữa các xí nghiệp chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững
7
trong hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để
hình thành các không gian công nghiệp cũng như các hình thức TCLTCN (đặc biệt
KCN, khu chế xuất, ).
2.2.5 Quan hệ hợp tác, phân công lao động quốc tế
Các xu thế kinh tế quốc tế, các quan hệ hợp tác liên vùng và quốc tế có tác dụng
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của TCLTCN. Ngày nay trong bối cảnh toàn
cầu hoá, khu vực hoá khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão thì hợp
tác quốc tế là xu thế tất yếu, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Do vậy, các
quốc gia, các vùng lãnh thổ chậm phát triển thì hợp tác quốc tế sẽ giảm khoảng
cách về trình độ phát triển, tránh tụt hậu.
2.2.6. Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngoài
Thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCLTCN. Đối với các vùng thiếu năng lượng,

nguyên liệu thì tất yếu cần có sự trợ giúp từ bên ngoài. Sự hỗ trợ này tác động đến
quá trình phát triển và tiếp theo là việc tổ chức lãnh thổ kinh tế của vùng nói chung
và TCLTCN nói riêng.
TCLTCN chịu tác động tổng hợp và đồng thời của các nhân tố bên trong và bên
ngoài. Các nhân tố bên trong giữ vai trò quyết định, các nhân tố bên ngoài có vai
trò quan trọng, thúc đẩy quá trình TCLTCN. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
các nhân tố bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có ý nghĩa quyết định đến
TCLTCN.
3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
3.1. Điểm công nghiệp
Điểm công nghiệp thường chỉ là một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu
hạ tầng riêng. Nó được phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác
hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong một vùng nguyên liệu
nông, lâm, thủy sản nào đó. Cũng có thể nó ở ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ
cho những nhu cầu nhất định của dân cư.
8
Điểm công nghiệp có một số đặc trưng sau đây
- Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán.
- Hầu như không có mối liên hệ sản xuất với các xí nghiệp khác
- Thường gắn với một điểm dân cư nào đó.
Người ta phân biệt điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Điểm công
nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong khi đó xí
nghiệp công nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất, là đơn vị cơ sở của phân công
lao động về mặt địa lý. Nếu xét về mặt hình thức, chúng có vẻ như nhau, nhưng về
bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, một bên là hình thức tổ chức
công nghiệp theo lãnh thổ, còn bên kia là cách thức tổ chức sản xuất trong công
nghiệp.
Các xí nghiệp công nghiệp có tính chất độc lập về kinh tế, có công nghệ sản
xuất sản phẩm riêng. Do tính chất và đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của các ngành công
nghiệp có sự khác nhau mà quy mô của các xí nghiệp cũng khác nhau. Có xí

nghiệp chỉ có vài chục hoặc vài trăm công nhân (như chế biến nông sản ) và được
bố trí gọn trong một xưởng sản xuất, nhưng cũng có xí nghiệp thu hút hàng nghìn
công nhân, gồm nhiều công trình, nhà xưởng, diện tích tích tương đối lớn (như xí
nghiệp khai thác khoáng sản). Hiện nay, do sự tiến bộ của khoa học- công nghệ, số
lượng các xí nghiệp có quy mô lớn tăng lên nhanh chóng ở tất cả các ngành công
nghiệp.
Điểm công nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng có những mặt tích cực nhất định.
Nó có tính cơ động, dễ đối phó với các sự cố và thay đổi trang thiết bị, không bị
ràng buộc và ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận lợi cho việc thay
đổi mặt hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những mặt hạn chế
lại rất nhiều. Đó là việc đầu tư khá tốn kém cho cơ sở hạ tầng, các chất phế thải bị
lãng phí do không tận dụng được, các mối liên hệ (sản xuất, kinh tế, kĩ thuật) với
các xí nghiệp khác hầu như thiếu vắng và vì vậy, hiệu quả kinh tế thường thấp.
9
PHÂN
KIỂU
CỤM
CÔNG
NGHIỆP
THEO MỨC ĐỘ
PHÁT TRIỂN
THEO KHỐI LƯỢNG
SẢN PHẨM
THEO ĐIỀU KIỆN
HÌNH THÀNH
THEO CHỨC NĂNG
THEO DẤU HIỆU
HÌNH THÁI
Cụm một trung tâm
Cụm nhiều trung tâm

Cụm CN đã hình thành
Cụm CN mới hình thành
Cụm CN đang hình thành
Cụm CN cực lớn
Cụm CN lớn
Cụm CN tương đối lớn
Cụm CN dựa vào nguồn
nguyên nhiên liệu, năng lượng
Cụm dựa vào nguồn LĐ,
VTĐL giao thông
Cụm dựa vào nguồn LĐ, TNTN
Cụm CN khai thác
Cụm CN hỗn hợp
Cụm CN chế biến
3.2. Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp bao gồm một vài xí nghiệp trở lên được bố trí trên một khu
vực nhỏ, không có ranh giới rõ ràng và không có ban quản lý chung.
Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do
nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí
giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ.
(A.T.Khơrutsov - 1979).
10
3.3. Khu công nghiệp tập trung
Khu công nghiệp tập trung (KCNTT) với tư cách là một hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm
cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Nó được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới
nhất định do nhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó là
xây dựng các xí nghiệp để bán.
Việc hình thành các KCNTT mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử ở

các quốc gia khác nhau. Các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các
KCNTT để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của
các nước.
Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa với chiến
lược hướng về xuất khẩu, các KCNTT, khu chế xuất được hình thành nhằm thu hút
vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Ở các nước
châu Á và ASEAN, KCNTT ra đời vào nửa sau của thế kỉ 20. Dù tên gọi ở mỗi
nước có thể khác nhau, nhưng về bản chất đó là các KCNTT.
KCNTT là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lí,
về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các doanh
nghiệp công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm
đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp
nói riêng.
Khu công nghiệp có một số đặc điểm chính sau đây:
- Có ranh giới rõ ràng với quy mô đất đai đủ lớn, với vị trí địa lý thuận lợi (gần sân
bay, bến cảng, đường sắt, đường ô tô )
- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp cùng sử dụng chung cơ sở hạ
tầng sản xuất xã hội, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các xí nghiệp phân
11
bố ngoài KCNTT (như giá thuê đất, thuế quan, chuyển đổi ngoại tệ ), không có
dân cư sinh sống.
- Có ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lý, đồng thời có sự phân cấp
rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất. Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản
xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanh nghiệp. Còn việc quản
lý nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước chỉ quy định những ngành (hay loại xí
nghiệp) được khuyến khích phát triển và những ngành (hoặc loại xí nghiệp) không
được phép đặt trong KCNTT vì các lý do nhất định ( như môi trường sinh thái, hay
an ninh quốc phòng).
- Các KCNTT rất khác nhau về tính chất và loại hình. Vì thế để tiện lợi cho việc

phân loại, có thể căn cứ vào một số tiêu chí cụ thể như vị trí địa lí, tính chất chuyên
môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, quy mô, sự độc lập hay phụ thuộc, trình độ
công nghệ Nói cách khác, dựa vào mỗi chỉ tiêu sẽ có từng cách phân loại KCNTT
Vể vị trí địa lí, các khu công nghiệp được hình thành ở những khu vực khác
nhau. Do vậy, có thể phân ra các khu công nghiệp nằm ở trung du hay vùng núi,
các khu công nghiệp ven biển, các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ, các khu công
nghiệp nằm trong các thành phố lớn.
Về tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm, có thể chia ra: các khu công
nghiệp chuyên môn hóa ( trên cơ sở xí nghiệp chuyên môn hóa sử dụng một loại
nguyên liệu cơ bản), các khu công nghiệp tổng hợp ( cơ cấu đa dạng với nhiều
ngành sản xuất), hoặc các khu công nghiệp sản xuất chủ yếu để xuất khẩu (khu chế
xuất).
Về quy mô, phụ thuộc vào điều kiện đất đai, vị trí địa lí và sự hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư ( trong và ngoài nước), có thể chia thành các khu công nghiệp có
quy mô lớn, các khu công nghiệp có quy mô vừa và các khu công nghiệp có quy
mô nhỏ.
12
3.4. Trung tâm công nghiệp
Trung tâm công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với
các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm có thể bao gồm một số hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn.
Về lí thuyết, mỗi trung tâm có một (hay một số) ngành được gọi là hạt nhân.
Hướng chuyên môn hóa của trung tâm thường do các ngành (xí nghiệp) hạt nhân
đó quyết định. Những ngành (xí nghiệp) này được hình thành dựa trên những lợi
thế so sánh (về vị trí địa lí, về nguồn lực tự nhiên, lao động, thị trường ). Một
trong những điểm khác biệt rõ rệt so với hai hình thức trên là các xí nghiệp phân
bố trong trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về kĩ thuật sản
xuất, quy trình công nghệ hay về mặt kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh
các xí nghiệp chuyên môn hóa còn có hàng loạt các xí nghiệp bổ trợ phục vụ cho
việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo

lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng cho dân cư.
Như vậy, trung tâm công nghiệp được đặc trưng bởi một số đặc điểm chủ yếu
sau đây:
- Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với hoạt động
công nghiệp là chính.
- Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau tạo
nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp có thể đơn giản (ít
ngành) hoặc phức tạp (đa ngành), phụ thuộc chủ yếu vào sự thu hút các ngành của
trung tâm. Các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau có mối liên hệ
mật thiết với nhau về kinh tế, kĩ thuật, sản xuất.
- Nhóm xí nghiệp hạt nhân được coi là bộ khung của trung tâm công nghiệp
thường gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là xí nghiệp liên hợp. Hướng
chuyên môn hóa của trung tâm là do nhóm xí nghiệp này quyết định. Gắn với
13
nhóm xí nghiệp hạt nhân là nhóm xí nghiệp bổ trợ để tạo điều kiện cho trung tâm
công nghiệp có thể hoạt động bình thường.
- Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng. Vì vậy, việc phân loại các trung tâm công
nghiệp cũng phải dựa trên một số tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào mục đích của
người nghiên cứu. Các tiêu chí được lựa chọn có thể là vai trò của trung tâm công
nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, giá trị sản xuất công nghiệp,
tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất.
3.5. Dải công nghiệp
Dải công nghiệp là sự đan xen và kéo dài dọc theo các trục lộ giao thông của
các điểm, cụm và khu CN. Chúng thường xuất phát từ các đô thị lớn và lan tỏa
theo các hướng có sự thuận lợi về giao thông vận tải, nguyên liệu, lao động, thị
trường
3.6. Vùng công nghiệp
Vùng công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao
nhất. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi vùng công nghiệp có thể tồn tại tất cả các
hình thức tổ chức lãnh thổ còn lại. Nó bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có

điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế- xã hội,
có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng
cao, thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển của các vùng khác và cả nước.
Về mặt lí thuyết người ta phân biệt 2 loại vùng công nghiệp là vùng ngành và
vùng tổng hợp.
Vùng (công nghiệp) ngành là tập hợp các xí nghiệp cùng loại trên một lãnh thổ.
Cơ chế hình thành loại vùng này được thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa
chọn cho mình phần lãnh thổ thích hợp nhất về các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã
hội trên cơ sở thỏa mãn được các yêu cầu về kinh tế- kĩ thuật và các yếu tố phân bố
sản xuất. Trên thực tế, các vùng ngành thường gặp là các vùng công nghiệp khai
thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất
14
Vùng (công nghiệp) tổng hợp là một khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn và
gọi chung là vùng công nghiệp. Trên một lãnh thổ nhất định có những điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành và phân bố các xí nghiệp không chỉ của một ngành,
mà là của nhiều ngành. Trong trường hợp này, đó là vùng công nghiệp.
Như vậy, khác với vùng ngành, vùng công nghiệp bao trùm lên tất cả các ngành
công nghiệp. Trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, vùng ngành được thể hiện
dưới dạng “da báo”, nghĩa là có thể không liền vùng, liền khoảnh. Ngược lại, đối
với vùng công nghiệp thì bất kì một điểm (địa phương) nào của quốc gia đều phải
nằm trong một vùng công nghiệp nào đó. Hơn nữa, vùng công nghiệp không phải
là tổng số của các vùng ngành cộng lại, mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì
tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố khác
xa so với từng ngành riêng lẻ.
Vùng công nghiệp có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp,
nhưng ranh giới không mang tính pháp lí.
- Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao
(hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức nào đó) và giữa chúng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (sử dụng chung một vài loại tài nguyên
tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành công nghiệp, cũng có những
thuận lợi về vị trí địa lí và các nguồn lực khác)
- Có một (hay một vài) ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hóa
của vùng, trong đó có hạt nhân tạo vùng và thường là trung tâm công nghiệp lớn.
Để hỗ trợ cho ngành chuyên môn hóa có các ngành bổ trợ và phục vụ.
- Sản xuất mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường ở trong và
ngoài vùng, kể cả thị trường quốc tế.
15
4. TCLT công nghiệp một số nước trên thế giới
4.1. Đài Loan
Đài Loan được coi là đi tiên phong và thành công trong phát triển KCN ở Châu
Á. Thời kỳ đầu thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Đài Loan chủ trương phát triển
các ngành CN nhẹ sản xuất hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động.
Hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng tập trung trong khu vực nhất định.
Các xí nghiệp này được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và đặc biệt là thuận lợi
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hiện nay, ở Đài Loan có 95 KCN (Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật là 58 KCN, còn lại là do tư nhân đầu tư). Nhà nước thống nhất quản lý đối
với KCN dựa trên cơ sở phân cấp, chính quyền trung ương chỉ quản lý các KCN
quan trọng có vai trò định hướng nền kinh tế, còn lại giao cho địa phương và tư
nhân. Đài Loan đã và đang hướng sự phát triển các KCN theo mô hình KCN – dịch
vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế
biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa.
4.2. Trung Quốc
Các đặc khu kinh tế là hạt nhân cho sự phát triển thần kì vùng ven biển miền
Đông TQ xét về tất cả các mặt. Những đặc khu này đều xuất phát từ 4 thí nghiệm
đầu tiên là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu. 4 đặc khu này thành lập
vào năm 1979 và 1980 với sứ mạng là “phòng thí nghiệm” về chính sách đổi mới.
Quyền lợi của các đặc khu kinh tế:

− Quyền chủ động ngoại thương: sản phẩm của đặc khu tiêu thụ trên thị trường thế
giới không cần Côta quy định hạn ngạch, XN có thể kí hợp đồng trực tiếp…
− Chủ động tín dụng: kế hoạch tín dụng của các đặc khu được xét duyệt riêng.
− Quyền tự do kinh doanh tiêu thụ: xí nghiệp nước ngoài đầu tư có toàn quyền tự chủ
kinh doanh, có thể dự trù, hoạch định và sử dụng vốn,…
16
− Về mặt thu thuế tài chính: hầu như tất cả các đặc khu và khu kinh tế mở cửa đều
thi hành chính sách thuế ưu đãi. Mức thuế phải chịu thấp hơn nhiều nước trong khu
vực, có thể kéo dài thời gian nộp thuế. Ví dụ thuế thu nhập của các xí nghiệp
khoảng 15%, trong khi ở Hồng Công 17%, Singapo 33%
− Về sử dụng đất: nhà nước nhượng quyền sử dụng đất với mức thuế thấp, thời gian
chuyển nhượng có thể đến 50 năm.
− Về mặt nhân tài: các đặc khu được phép thuê, mời các chuyên gia, học giả, nhân tài
kĩ thuật và công nhân lành nghề trong và ngoài nước, thực hiện việc cạnh tranh
nhân tài. Có đặc khu còn có chính sách chiếu cố người thân thuộc…
Cho đến nay, cả thế giới đều phải công nhận và khâm phục những thành
công trong công cuộc đổi mới, tái thiết kinh tế của Trung Quốc. Thành công đó là
kết qủa của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Thực tế cho thấy việc hình
thành và phát huy hiệu qủa của hệ thống các khu công nghiệp (KCN) ở Trung
Quốc là một trong những nhân tố quyết định. Chiến lược phát triển KCN ở Trung
Quốc không tách khỏi những lý luận và hướng đi chung, song nó lại mang đậm
"màu sắc Trung Quốc".
Đặc điểm KCN Trung Quốc:
Trung Quốc thời kỳ đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng
loạt các KCN tập trung, đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông
nghiệp thành các trung tâm công nghiệp, đô thị, từ đó mở rộng vào nội địa. Việc bố
trí địa điểm như vậy, có thể tận dụng được những điều kiện thuận lợi, không ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến khu dân cư.
Về công nghệ, Trung Quốc thống nhất lựa chọn loại hình "kỹ thuật tương
đối tiên tiến" là loại có nhiều kỹ thuật và tri thức, vừa thích ứng với cách mạng kỹ

thuật mới, vừa phù hợp với ý đồ chiến lược là đưa nền công nghiệp tiến lên theo
chiều hướng "cao cấp hoá", hướng vào các ngành vi điện tử, vật liệu mới, công
nghệ sinh học…Trong đó, ngành công nghiệp điện tử là chủ đạo, nhằm chuyển nền
17
công nghiệp hao tốn nhiều lao động sang các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ
thuật và tri thức, đi vào hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề. Nhà nước Trung Quốc xác
định không để các KCN trở thành nơi tập kết các ngành "công nghiệp cổ điển" mà
một số nước khi thành lập KCN đã gánh chịu. Tuy nhiên, đối với một số doanh
nghiệp công nghiệp sử dụng công nghệ truyền thống vẫn cần được duy trì và đổi
mới dần dần.
Về chiến lược sản xuất trong KCN cũng có nét chung với chiến lược phát
triển nền kinh tế đó là "hướng ngoại": sản xuất hàng xuất khẩu. Chiến lược đó cho
đến nay dường như đã thành công khi hàng hoá Trung Quốc chiếm một tỷ trọng
không nhỏ (trên dưới 10%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn Thế giới.
Song, với thị trường khổng lồ trong nước (gần 1.3 tỷ dân), Trung Quốc cũng không
coi nhẹ chiến lược thay thế hàng nhập khẩu.
Một đặc điểm nổi bật của mô hình KCN ở Trung Quốc là: trong ba giai đoạn vòng
đời của một KCN thì giai đoạn chuẩn bị thành lập và thu hút đầu tư rút lại ngắn
hơn chỉ còn khoảng từ 5 đến 10 năm.
Những bước tiến trong phát triển khu công nghệ cao của Trung Quốc . Hiện
nay, trên thế giới, xu thế hình thành khu công nghệ cao (KCNC) trở nên phổ biến,
có khoảng 800 khu được xếp vào loại KCNC với nhiều loại mô hình khác nhau và
được chia thành 5 loại gồm: Công viên khoa học truyền thống (Traditional Science
Park), Thành phố khoa học (Science City hay Technopolis), Công viên đổi mới
công nghệ (Technology Innovation Park- TIP), Trung tâm công nghệ (Technology
Center), Công viên khoa học chuyên biệt (Special Science Park). Việc thành lập
KCNC ở bất cứ nơi nào cũng nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao, thu hút
chất xám để tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học cao hơn hẳn các khu công
nghiệp hay khu chế xuất, nhằm tạo ra những bước đột phá quan trọng để phát triển
công nghệ và công nghiệp trong nước. KCNC được chính quyền các địa phương

dành nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư, các nhà khoa học vào
18
làm việc và nghiên cứu, ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm mới có hàm lượng
khoa học và công nghệ cao. Ở Trung Quốc, xu thế hình thành KCNC có những
bước phát triển đáng khích lệ.
Phát triển KCN ở Trung Quốc là thành qủa của công cuộc cải cách và mở
cửa ra thế giới bên ngoài đã đạt các kết quả to lớn trong việc kết hợp khoa học và
công nghệ với nền kinh tế bằng việc sử dụng đầy đủ các nghiên cứu và giới thiệu
các ngành công nghiệp công nghệ cao ra thị trường thế giới.
Không chỉ đối với các KCNC, mà phần lớn các KCN, đặc biệt là KCN trong
đặc khu kinh tế đều được đặc biệt khuyến khích sử dụng kỹ thuật CNC bao gồm:
chuyển giao CNC, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm hàng hoá bằng CNC. Việc
nghiên cứu sáng tạo ra CNC được thực hiện ở các viện nghiên cứu, các trường đại
học
Trong đặc khu kinh tế có "Trung tâm hội chợ triển lãm kỹ thuật, công nghệ
cao" mang tính quốc tế. Tại trung tâm này, luôn luôn tổ chức triển lãm, giới thiệu
các loại sản phẩm công nghiệp được sản xuất bằng kỹ thuật CNC của các nước tiên
tiến và cả của Trung Quốc.
Đến nay, Trung Quốc đã có nhiều KCNC, trong đó có nhiều khu đạt cấp Nhà nước
và cho phép hưởng một số chính sách ưu đãi. Phần nhiều các KCNC thuộc các
thành phố lớn ven biển hoặc thủ phủ của các tỉnh trong đất liền có nền kinh tế tưng
đối phát triển hoặc nằm ở các khu kinh tế ven biển, khu phát triển công nghệ hay
khu kinh tế đặc biệt, khu vực phát triển khoa học và công nghệ cao. Các điều kiện
xã hội và môi trường tự nhiên khác nhau là nguyên nhân để các khu vực này được
lựa chọn để phát triển theo các cách khác nhau.
4.3. Hàn Quốc
Phát triển khu “nông công nghiệp” quy mô vừa và nhỏ; Khu chế xuất nhằm
khuyến khích xuất khẩu. Nét tiêu biểu của khu chế xuất ở chỗ nó là chiếc cầu nối
giữa nền kinh tế trong và ngoài nước, thông qua các khâu cung cấp nguyên liệu và
19

hợp đồng gia công giữa khu chế xuất với các xí nghiệp trong nước, tạo nên cái gọi
là “chế xuất ngoài khu chế xuất”.
4.4. Nhật Bản
Một trong những cách thức mà Nhật Bản tiến hành phát triển công nghiệp, đó là
đầu tư có trọng điểm công nghiệp của từng vùng, NB tập trung phát triển công
nghiệp trên đảo Hôn su, và trên đảo này, lại tập trung mạnh ở phần phía đông của
đảo. Phía đông của đảo là các thành phố thông ra Thái Bình Dương, là cửa ngõ nối
với thế giới, đặc biệt là với Mỹ. Các thành phố ở ven biển Thái Bình Dương có lợi
thế về mặt vị trí, là các hải cảng mà thông qua đó, NB có thể tiến hành thông
thương một cách thuận lợi. Chính sự đầu tư có trọng điểm như vậy mà vùng công
nghiệp ven Thái Bình Dương có sự phát triển vượt bậc. Đến bay giờ, sự chêch lệch
về mặt công nghiệp giữa các đảo đã dần dần được thu hẹp. Tiềm lực kinh tế của
Nhật Bản có đủ khả năng để san lấp sự chênh lệch đó.
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam
Công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam, có vai trò to lớn đối với
mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, quốc phòng và đời sống của toàn xã hội.
Việc hình thành tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố
như: Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ; nhân tố
kinh tế - xã hội.
Trong đó: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật
chất không thể thiếu được; nhưng quan trọng hàng đầu lại là các nhân tố kinh tế -
xã hội.

20
NHÂN
TỐ
ẢNH
HƯỞNG
Vị trí địa lí

Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực KT-XH
Khoáng sản
Nguồn nước
TN khác
DC - LĐ
TTKT & mạng
lưới đô thị
Điều kiện khác
Bên Trong
Bên ngoài
Thị trường
Sự hợp tác quốc tế
Vốn
Công nghệ
Tổ chức quản lí
Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT công nghiệp
1.1. Nguồn lực bên trong
1.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị Vị trí
có tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng và phân bố các ngành công
nghiệp cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
 Vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu công nghiệp và xu
hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối
quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.
 Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ
công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí địa lí càng
thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp và ngược lại.
 Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Trung Quốc, gần các nước công
21
nghiệp mới (NICs) châu Á, Nhật Bản và nói rộng ra, nước ta nằm trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN và Trung Quốc trong những thập kỉ gần đây
có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại đứng đầu thế giới. Hồng Kông, Đài Loan, Hàn
Quốc, Xingapo sau thời gian phát triển nhanh đã trở thành những con rồng của
châu Á. Trong tương lai, nền kinh tế của các nước ASEAN ngày càng chiếm vị trí
cao hơn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với vị trí nằm trong khu vực có
nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản
và những cơ hội lớn để tiếp thu kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế - xã hội
của các nước trong khu vực. Đồng thời nước ta có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn,
kĩ thuật – công nghệ hiện đại từ những nước này và ngược lại, khu vực châu Á –
Thái Bình Dương lại là khu vực xuất khẩu quan trọng của chúng ta. Đây là điều
kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, tạo ra
những cơ hội to lớn để cùng nhau hợp tác phát triển và sớm hội nhập vào thị
trường kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương.
 Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á và còn được xác định ở ranh giới
trung gian, nơi tiếp giáp với các lục địa (châu Á và châu Đại Dương) và giữa các
đại đương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương). Việt Nam nằm án ngữ trên các
tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương, giữa châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực.
Vị trí trên đây đã tạo cho nước ta một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế -
xã hội, nhất là phát triển công nghiệp.
Về mặt giao thông, vị trí trên đây đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để Việt
Nam có thể giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ,
đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong tương lai, khi dự án xây dựng
22
tuyến đường xuyên Á và việc xây dựng các cảng nước sâu ở bờ biển Việt Nam

được thực hiện thì giá trị của vị trí địa lí giao thông chắc chắn sẽ được nâng cao.
Chính vị trí địa lí thuận lợi của nước ta đã góp phần vào việc phát triển nền kinh tế
xã hội nói chung và các ngành địa lí công nghiệp nói riêng.
Liên hệ:
Ngành khai thác than: Do sự phân bố tài nguyên than, than chủ yếu được khai
thác ở Quảng Ninh, sau đó là Nà Dương (Lạng Sơn), Đại Từ (Thái Nguyên) Vì
thế, việc hình thành các trung tâm khai thác lớn thường phụ thuộc vào vị trí và tài
nguyên. Quy mô khai thác than lớn nhất ở Quảng Ninh. Tại đây hình thành ba
trung tâm khai thác lớn và được xem như ba thể tổng hợp sản xuất hoàn chỉnh là
Cẩm Phả, Hồng Gai và Uông Bí. Gắn với mỗi trung tâm là hàng loạt các công ti và
xí nghiệp.
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Đây là ngành dựa vào
nguồn nguyên liệu chủ yếu từ các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Vì vậy, vị trí
các nhà máy, xí nghiệp thường được lựa chọn và xây dựng nơi có nguồn nguyên
liệu dồi dào và phong phú. Ngành chè,, vị trí thường được lựa chọn chủ yếu ở
trung du và miền núi Bắc Bộ. Ở miền Nam chỉ tập trung trên địa bàn hai tỉnh Tây
Nguyên là Gia Lai (với các xí nghiệp Bàu Cạn, Đắc Đoa, Biển Hồ ) và Lâm Đồng (
Cầu Đất, Bảo Lộc). Công nghiệp chế biến thủy hải sản cũng dựa vào điều kiện
thuận lợi để phát triển. Nghề làm nước mắm, ra đời rất sớm và có mặt ở nhiều nơi,
ba địa điểm chế biến nước mắm nổi tiếng trên thị trường nội địa và quốc tế là Cát
Hải ( Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Như vậy, vị trí có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc hình thành và xây
dựng các địa điểm công nghiệp, cùng với sự phân bố của nguồn tài nguyên thiên
nhiên làm nguyên liệu để phát triển công nghiệp nước ta.
23
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất
không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nhìn chung, tài nguyên
thiên nhiên là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp. Một số ngành
công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp

sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy hải sản phụ
thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết
hợp của chúng trên lãnh thổ, trong chừng mực nhất định, ảnh hưởng rõ rệt đến cơ
cấu và tình hình phát triển của nhiều ngành công nghiệp.
a. Khoáng sản
Một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với
việc phát triển và phân bố công nghiệp là khoáng sản. Các loại khoáng sản với
những đặc điểm về số lượng, trữ lượng, hàm lượng và sự kết hợp các loại khoáng
sản theo lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp
trên lãnh thổ đó.
Sự phân bố khoáng sản trên thế giới là không đều, có những nước giàu tại
nguyên khoáng sản như Hoa Kì, Canada, Australia, LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil, Nam Phi, Indonexia… Có những nước chỉ nổi tiếng với một vài loại
khoáng sản như Chi Lê (đồng), Cô oét, Arap Xeut, Irac (Khu vực Trung cận Đông
là nơi tập trung 64,9% trữ lượng dầu mỏ của thế giới) ở đây phát triển ngành công
nghiệp khai thác dầu quy mô lớn… Nhiều nước Tây Âu, Nhật Bản nghèo khoáng
sản.
Việt Nam, nhìn chung khoáng sản nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng
về loại hình, nhưng không đều về trữ lượng, khó khăn khi chế biến và sử dụng. Số
lượng các mỏ nhiều, hầu như đủ loại, song lại manh mún, phân bố rải rác, khó khai
thác và mỏ lớn không nhiều. Tuy vậy, tài nguyên khoáng sản có giá trị đối với
24
công nghiệp (trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao) gồm có than, dầu khí, một số loại
khoáng sản kim loại và phi kim loại.
Về khoáng sản nhiên liệu – năng lượng, trước hết phải kể tới than, dầu mỏ
và khí đốt.
Than có nhiều loại, phân bố ở nhiều nơi. Song có giá trị kinh tế nhất là than
tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn, phần lớn là than antraxit
được khai thác từ thời Pháp thuộc. Các loại than nâu ( Đồng bằng sông Hồng), than
bùn (Đồng bằng sông Cửu Long) trữ lượng tuy lớn, nhưng ít có giá trị và chưa

được thăm dò kĩ.
Dầu mỏ và khí đốt được khai thác mạnh từ nửa sau thập kỉ 80 cho đến nay
và tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Trữ lượng khai thác khoảng 5
– 6 tỉ tấn dầu quy đổi. Việc thăm dò và phát hiện các mỏ có trữ lượng lớn ở thềm
lục địa phía Nam đã ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu và phân bố của toàn ngành công
nghiệp nước ta.
Khoáng sản kim loại có giá trị công nghiệp gồm mỏ sắt Thạch Khê (Thạch
Khê, Hà Tĩnh) trữ lượng hơn 550 triệu tấn (đến độ sâu 750m), hàm lượng sắt trung
bình 60% mỏ thiếc ở Quỳ Hợp (Nghệ An), bôxit ở Tây Nguyên. Các mỏ khác,
nhìn chung quy mô nhỏ, khó khai thác.
Khoáng sản phi kim loại với ý nghĩa công nghiệp bao gồm Apatit ở Cam
Đường (Lào Cai), trữ lượng lớn, chất lượng cao và dễ khai thác; đá vôi chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc; đất hiếm ở Bắc Bộ; cát thủy tinh và đá xây dựng có mặt ở hầu
hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Tập trung hơn cả là các mỏ cát Vân Hải (Vân Đồn,
Quảng Ninh), Thủy Triều (Cam Ranh, Khánh Hòa) Xen lẫn cát là các sa khoáng
titan, zircon phân bố ở Bình Định, Hà Tĩnh,
Đây là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp tuy nhiên khoáng sản là
tài nguyên không thể tái tạo được. Vì vậy cần phải có chiến lược đúng đắn cho việc
25

×