Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 93 trang )

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc
dân; trình độ và tính chất phát triển ngành công nghiệp là thước đo đánh giá
trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và được coi là nền tảng, là cơ sở
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thực tiễn, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không phải là một quá
trình đơn chiếc. Đi kèm theo nó, thậm chí có khi đi trước, là quá trình đô thị
hóa. Hai quá trình này bổ sung cho nhau, phụ thuộc lẫn nhau góp phần quan
trọng tạo nên bộ mặt của nền kinh tế. Để thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh
thổ công nghiệp nói riêng có ý nghĩa cực kì to lớn.
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung Ương, nằm ở trung tâm
đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên,
bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Cần
Thơ là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hóa,
giáo dục – đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận
quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Câu ca dao: “Cần
Thơ gạo trắng nước trong, ai đi tới đó lòng không muốn về” phần nào nói về một
vùng đất trù phú, sầm uất, được gọi là Tây Đô từ cuối thế kỷ XIX, vấn đề còn lại
là Cần Thơ cần tạo dựng những „trung tâm“ đủ mạnh làm đầu mối cho các tỉnh
trong vùng.
Những năm gần đây, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Thành phố
Cần Thơ phát triển khá nhanh. Đây là tín hiệu cho thấy cơ cấu kinh tế của thành
phố Cần Thơ, đã và đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp. Các khu
– cụm công nghiệp mọc lên nếu được phân bố hợp lí sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và lợi thế của thành phố Cần
Trang 1
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Thơ, điều đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho mỗi địa phương, mà còn góp


phần giải quyết việc làm cho người dân. Thế nhưng, một số điểm công nghiệp và
khu – cụm công nghiệp ở đây hiện nay vẫn trong tình trạng phân bố còn nhiều bất
cập và hình thành một cách tự phát, gây mất cân đối về trình độ phát triển giữa
các địa phương và đặc biệt là vấn đề môi trường bị đe dọa nghiêm trọng. Như vậy,
làm thế nào để tổ chức lãnh thổ công nghiệp hợp lí, tiến tới một nền công nghiệp
thành phố ngày càng bền vững là vấn đề cần đặt lên hàng đầu.
2. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Các quan điểm nghiên cứu
2.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Trong lãnh thổ có sự phân hóa về dân cư, kinh tế, nghiên cứu sự khác biệt
này nhằm phát hiện các mối liên hệ hữu cơ bên trong một tổng thể nhất định.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thành phố Cần Thơ việc sử dụng quan
điểm này là hết sức cần thiết. Bởi vì trong một vùng, một khu vực thì không phải
nơi nào cũng có điều kiện giống nhau để thành lập, bố trí khu công nghiệp. Vì
vậy, dựa vào quan điểm lãnh thổ xác định tìm ra các đặc trưng quan trọng nhất để
tổ chức lãnh thổ công nghiệp phù hợp với cấu trúc lãnh thổ trong một thể tổng
hợp, sao cho mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
2.1.2. Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế xã hội nói riêng, việc
vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các vấn đề của tổ
chức lãnh thổ công nghiệp Thành phố Cần Thơ là vô cùng phong phú và đa dạng,
chúng có quá trình hình thành và phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản
thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Để việc
tổ chức lãnh thổ công nghiệp khách quan và khoa học, nhất thiết phải sử dụng
quan điểm tổng hợp.
2.1.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian nhất
định. Nói cách khác các quá trình này có quá trình phát sinh, phát triển và suy
Trang 2
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ

vong, Khi xem xét đánh giá cần thiết phải đứng trên quan điểm lịch sử. nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thành phố Cần Thơ đòi hỏi phải nhìn nhận từ
quá khứ để lí giải ở một mức độ nhất định ở hiện tại và dự báo tương lai. Nếu tách
rời quá khứ khỏi hiện tại thì khó có thể giải thích thỏa đáng sự phát triển ở thời
điểm hiện tại và nếu không chú ý đến tương lai thì tổ chức lãnh thổ công nghiệp
mất khả năng dự báo.
2.1.4. Quan điểm kinh tế
Trong nghiên cứu Địa lí kinh tế xã hội, việc vận dụng quan điểm kinh tế
thường được coi trọng là lẽ tự nhiên, trong việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải
tính đến lợi ích kinh tế. tuy nhiên phải tránh xa xu hướng có thể gặp là phải đạt
mục tiêu kinh tế bằng mọi giá. Điều đó thật nguy hiểm vì nếu thiếu nhìn xa trông
rộng thì những món lợi trước mắt về kinh tế sẽ không thể bù đắp được những tổn
thất to lớn lâu dài gây ra từ chính những món lợi đó.
2.1.5. Quan điểm về phát triển bền vững
Cả hai thuật ngữ “Bền vững” và “Phát triển bền vững” đã trở thành thuật
ngữ quen thuộc đối với tất cả những ai quan tâm đến môi trường và phát triển.
Hiện nay, hai quan niệm được sử dụng rộng rãi nhất về phát triển bền vững là:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hôm nay
mà không gây hại đến khả năng thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ tương lai
trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ” của Ủy ban thế giới về môi trường và
phát triển (Báo casoBrundtland-1987)
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải bền vững cả về ba
mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thành phố Cần
Thơ phải chú ý đến cả ba mặt trên thì mới bền vững.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống , Việc nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thành phố Cần Thơ không thể mang tính chính
xác nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ.
Trang 3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Các nguồn tài liệu về tình hình phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp, điểm
công nghiệp của thành phố Cần Thơ . Các nguồn tài liệu này dưới nhiều dạng
khác nhau, đã được xuất bản hay chưa xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và
những vấn đề nghiên cứu riêng trên thực địa, tài liệu trên mạng Internet.
Tuy nhiên đối với bản thân khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Thành phố Cần Thơ, đã quan tâm đến các dạng thông tin sau đây.
Trình bày bằng văn bản: sách, báo, tạp chí, địa chí.
Số liệu thống kê.
Các bản đồ, ảnh.
Các dạng khác: thực địa, điều tra, phỏng vấn, Internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi đã thu thập được tài liệu về công nghiệp Cần Thơ, bước tiếp theo là
xử lí theo mục tiêu của việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh
thổ công nghiệp Thành phố Cần Thơ sau khi thu thập tài liệu đã tiến hành phân
tích tổng hợp “ làm sạch” tài liệu, đặc biệt là các số liệu, tiếp theo tài liệu được
phân tích tổng hợp đối chiếu làm cơ sở cho việc đưa ra nhận định hoặc kết luận
của mình.
2.2.3 Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ đây là phương pháp rất đặc trưng của Địa lí kinh tế xã
hội, bởi vì mọi nghiên cứu về Địa lí điều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng
bằng bản đồ.
3. Mục đích - Nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp thành phố Cần Thơ: đánh giá hiện
trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp, nguyên nhân và đề ra giải
pháp để tổ chức lãnh thố công nghiệp thành phố Cần Thơ thật hợp lí, góp phần
thúc đẩy ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững;
nhằm xây dựng thành phố Cần Thơ xứng tầm là trung tâm công nghiệp lớn nhất
đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. Nhiệm vụ
Trang 4
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đi sâu nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp thành phố Cần Thơ bao gồm những hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp nào, hiện trạng phân bố và đề ra giải pháp hợp lí.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu sâu vào tổ chức lãnh thổ công nghiệp thành phố
Cần Thơ trên các mặt:
Lịch sử phát triển đô thị Cần Thơ;
Những nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến tổ chức lãnh thổ công
nghiệp;
Những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn;
Nguyên nhân, hiện trạng và giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở thành
phố Cần Thơ.
Về không gian: nghiên cứu tập trung trên phạm vi toàn bộ thành phố Cần
Thơ.
5. Những đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: đề tài đã làm rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ
chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu và phân tích hiện trạng tổ chức lãnh thổ công
nghiệp ở thành phố Cần Thơ, những giải pháp để hướng tới một tổ chức không
gian lãnh thổ công nghiệp ở thành phố Cần Thơ độc đáo và bền vững.
Trang 5
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm và bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1. Tổ chức lãnh thổ

Tổ chức lại lãnh thổ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng về mặt xã hội của
khoa học địa lý Việt Nam. Chính nó sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt nhất mục tiêu
chung là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và
văn minh”. Việc đặt kế hoạch cho sự phát triển kinh tế đất nước không thể quên
khía cạnh xã hội đó.
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, sự phát triển kinh tế của đất nước phải
được bền vững và ổn định. Tính công bằng xã hội là một định hướng lớn của các
kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội, đảm bảo những cơ hội ngang bằng nhau cho
từng vùng, từng địa phương và ngay cả cho từng người dân nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định. Nếu tính công bằng xã hội không được đảm bảo thì tính ổn
định sẽ bị ảnh hưởng, nhất là tính ổn định xã hội và ngược lại. Cả hai sẽ ảnh
hưởng đến tính bền vững. Ở nước ta, hệ thống cấu trúc lãnh thổ cần phải giúp đạt
được sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành (xem sơ đồ).
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤU TRÚC LÃNH THỔ
Trang 6
TÍNH ỔN ĐỊNH
- Chính trị
- Luật pháp
-Tiền tệ, giá cả.
TÍNH BỀN VỮNG
-Tăng trưởng kinh tế đều
đặn.
-Môi trường được bảo vệ
TÍNH CÔNG BẰNG
Giảm chênh lệch
giữa các địa phương,
giữa giàu và nghèo
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Trong suốt thời gian dài, hình như chưa có sự thống nhất về khái niệm, nội
dung, phương pháp tổ chức lãnh thổ và cũng từ sự không thống nhất đó dẫn đến

những nhận định đôi khi đồng nhất quy hoạch tổng thể một vùng, một tỉnh là tổ
chức lãnh thổ hoặc cho rằng “chờ đến những năm 90 hướng tổ chức lãnh thổ mới
thực sự hình thành”, hoặc “cho đến 1994 thì phương hướng tổ chức lãnh thổ mới
được thử nghiệm ở Việt Nam”…
Trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu tổ chức lãnh thổ ra đời từ thế kỷ XIX và
đã trở thành một khoa học quản lý lãnh thổ.
Ở Liên Xô (cũ) người ta định nghĩa : Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp, bố trí
( phân bố) và phân phối các đối tượng có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống
sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư, nhằm sử dụng hợp lí các nguồn
lực để đạt hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
Đúng như tác giả Jean Pean Paul De Gaudemar (1920) đã viết: “Tổ chức
lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu
quả”.
1.2 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các
ngành và các kết hợp sản xuất theo lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lí nhất các
nguồn tài nguyên thiên nhiên vật chất lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất về
mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
1.2.2 Đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp, các ngành (phân ngành) và lãnh thổ có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt, nếu thiếu hiểu biết về những đặc trưng
kinh tế- kĩ thuật và đặc điểm phân bố của từng ngành thì không thể xác định đúng
đắn dù chỉ một kết hợp không gian của các xí nghiệp ở bất kì hình thức nào. Mặt
khác, đến lượt mình, mỗi ngành (phân ngành) lại được xem xét dưới hai góc độ:
Trang 7
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
xuyên qua lăng kính của tất cả các ngành công nghiệp (và cả nền kinh tế nói
chung) và sự kết hợp của các ngành khác nhau trên cùng một lãnh thổ.
1.2.3. Nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải thực hiện
được các nhiệm vụ chính sau đây:
- Sử dụng hợp lí, có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ (điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực về kinh tế, xã hội…).
- Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan, đặc biệt là các vấn đề việc làm
cho một bộ phận lao động của lãnh thổ.
- Giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong
vùng và giữa các vùng trong phạm vi cả nước thông qua quá trình lựa chọn và
phân bố công nghiệp.
- Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển
bển vững, kết hợp phát triển công nghiệp với an ninh, quốc phòng.
1.2.4. Các nguồn lực ảnh hưởng tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.2.4.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí
địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như
phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức
lãnh thổ công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí
địa lí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại, những khu vực
có vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công
nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.
1.2.4.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Trang 8
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất
không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt
đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công
nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến
nông- lâm- thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lượng,

chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến
tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.
- Khoáng sản:
Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa
hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng sản được coi là
“bánh mì” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất
lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối qui
mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước:
+ Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ
thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan
trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp thường
được phân bố gần nguồn nước như công nghiệp luyện kim (đen và màu), công
nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hoá chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có
mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên
nhiều tiềm năng cho công nghiệp thuỷ điện
+ Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc
điểm của khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành
công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn
kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho
máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi lại phải nhiệt đới hoá trang thiết bị sản
xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây
Trang 9
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến
lương thực- thực phẩm.
- Các nhân tố tự nhiên khác có tác động tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật biển.
+ Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Suy cho cùng,
đây chỉ là nơi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công

nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít
nhiều có ảnh hưởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.
+ Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất
công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng
(gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các
ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc…), dược liệu cho công
nghiệp dược phẩm. Sự phong phú của nguồn thuỷ, hải sản với nhiều loại động,
thực vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế
biến thuỷ hải sản.
1.4.2.2 Các nhân tố kinh tế- xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển
và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ.
Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát
triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, công
nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công
nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm
lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử- tin
học, cơ khí chính xác
Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ
cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp.
Trang 10
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy mô và hướng
chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở
rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó
Tiến bộ khoa học- công nghệ.
Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản
xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong
tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và

phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những
thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới,
đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển
vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa
nhất định đối với sự phân bố công nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hoặc cản
trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các
mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất,
giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, việc
tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã tạo tiền đề cho sự hình thành
các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
Đường lối phát triển công nghiệp.
Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ lịch sử có
ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định
hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.
Nguồn lực bên ngoài
Trang 11
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Các yếu tố bên ngoài được hiểu là các yếu tố ảnh hưởng với tư cách như
nguồn lực bên ngoài lãnh thổ công nghiệp (các vùng khác trong nước và ngoài
nước). Trong một số trường hợp cụ thể nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ và
thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng
lãnh thổ đó.
Thị trường
Thị trường (bao gồm thị trường trong nước và quốc tế) đóng vai trò như
chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công
nghiệp. Nó có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên

môn hoá sản xuất và chi phối trực tiếp tới tổ chức lãnh thổ công nghịêp.
1.2.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam
1.2.5.1 Điểm công nghiệp
Điểm công nhiệp là một lãnh thổ không lớn, có ranh giới ước lệ và cũng được
xác định bởi một văn bản pháp lí, có qui mô nhỏ hơn cụm công nghiệp được bố trí
tập trung một số ít cơ sở công nghiệp. Điểm công nghiệp thường gắn với địa bàn xã
hoặc liên xã, hạt nhân để phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ở đây cần phân biệt điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Điểm công
nghiệp là một trong những hình thức trung tâm lãnh thổ công nghiệp . Trong khi
đó, xí nghiệp công nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất, là đơn vị cơ sở của sự
phân công lao động về mặt địa
1.2.5.2 Cụm công nghiệp
Một lãnh thổ có ranh giới ước lệ nhưng được xác định bởi văn bản pháp lí
với qui mô nhỏ hơn khu công nghiệp và được bố trí một số cơ sở sản xuất thuần
túy.
Cụm công nghiệp thường gắn với lãnh thổ cấp huyện, hoặc liên huyện, hạt nhân
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở cấp huyện Việt Nam.
Đặc điểm cụm công nghiệp:
Trang 12
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Lãnh thổ nhỏ với một vài xí nghiệp công nghiệp
Có các mối liên hệ giữa các xí nghiệp công nghiệp đơn giãn, thiếu chặt chẽ.
Không có ranh giới rõ ràng và ban quản lí chung.
1.2.5.3 Khu công nghiệp tập trung
Khu công nghiệp tập trung là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ
thành lập (nghị định CP số 34/CP ngày 24/4/99).
Khu công nghệ cao là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật
cao và các đơn vị phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển

khai khoa học - công nghệ đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới xác định
do thủ tướng hoặc chính phủ thành lập
Khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung. Ở
nước ta đang xây dựng 2 khu công nghệ cao là Linh Trung ( Hồ Chí Minh) và Hòa
Lạc ( Hà Tây- Hà Nội).
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên
sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lí xác định không có dân cư sinh sống do
chính phủ hay thủ tướng chính phủ thành lập, trong khu công nghiệp có thể có
doanh nghiệp chế xuất
Khái niệm khu chế xuất
Ở các nước đang phát triển với chiến lược phát triển kinh tế hướng ra xuất
khẩu trên cơ sở thu hút vốn đầu tư công nghệ, trình độ quản lí từ nước ngoài đã
hình thành và phát triển các khu công nghiệp với một số tên gọi khác nhau (khu
công nghiệp tập trung, khu chế xuất).
Thực chất khu chế xuất là sự hợp tác sản xuất công nghiệp tạo ra hàng công
nghiệp xuất khẩu giữa Việt Nam và các nhà đầu tư công nghiệp nước ngoài. Việt
Nam góp vốn dưới dạng cho thuê đất, thuê mặt bằng, cung cấp nước ngọt, điện,
xây dựng đường xá, bến cảng, bãi đỗ, nhà kho, giá cả thỏa thuận giữa hai bên đối
Trang 13
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
tác . Qui mô cho thuê đất có thể là 20 ha đến hàng trăm ha. Địa điểm cho thuê
phải có cảng sông hoặc cảng biển, có sân bay, địa điểm không xa quá khu dân cư
để thuận tiện cho việc thuê mướn lao động.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải bỏ ngoại tệ để xây dựng nhà máy, mua thiết
bị công nghệ, vật tư kĩ thuật, cung cấp nhân viên quản trị kĩ thuật, quản lí xuất
nhập khẩu, quản lí nhân sự, phải có trách nhiệm thanh toán tiền thuê đất, tiền điện
nước, thuế sử dụng giao thông.
Nhà đầu tư được quyền tuyển mộ nhân công theo hợp đồng với mức lương
tối thiểu được thỏa thuận với chính phủ Việt Nam, phải đáp ứng một số quyền lợi
của người lao động, người lao động không được mang hàng hóa vào kể cả đồ ăn

thức uống.
Hàng hóa làm ra không để “ Made in Việt Nam” mà có thể có mác của
Nhật hay nước khác do người đầu tư quy định. Hàng hóa làm ra toàn bộ để xuất
khẩu. Một đôi giày làm ra tại khu chế xuất Việt Nam nhưng đôi khi đóng mác là
Italia rồi xuất sang Nhật. Việt Nam có khi nhập giầy của ý nhưng chính lại được
làm ở khu chế xuất Việt Nam.
Các nhà đầu tư sẽ lợi dụng nguồn nhân công rẻ, điện rẻ của Việt Nam, Việt
Nam lợi dụng những kỹ thuật máy móc và khỏi cần phải lo tới thị trường tiêu thụ,
khỏi lo tới lỗ và lãi. Trong kinh doanh buôn bán ở đây tương đối giống người có
nhà mặt tiền cho thuê sản xuất buôn bán, ngồi hưởng lợi mà không lo nghĩ gì cả.
Tuy nhiên các khu chế xuất phải đóng một khoảng thuế nhất định cho nhà
nước vì phải đóng cho các dịch vụ bảo vệ an ninh cho khu chế xuất và cho người
lao động.
Các loại hình khu công nghiệp, khu chế xuất
Trong quá trình hình thành phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tùy điều
kiện hình thành và các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng mà khu
công nghiệp, khu chế xuất phát triển theo các loại hình sau:
Trang 14
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Loại hình thứ I:
Khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành trên khuôn viên đã có một số doanh
nghiệp công nghiệp đang hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khu công
nghiệp khu chế xuất theo đúng quy định mới, đồng thời tạo ra hạ tầng kỹ thuật
phục vụ tốt việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, có điều kiện xử lí chất
thải với những thiết bị hiện đại.
Loại hình thứ II
Các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu di dời các
nhà máy xí nghiệp trong nội thành các đô thị lớn do nhu cầu chỉnh trang đô thị và
bảo vệ môi trường, mô sinh phải di chuyển vào khu công nghiệp, khu chế xuất.
việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ nhu cầu di dời là yêu

cầu khách quan của quá trình đô thị hóa, kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Loại hình thứ III
Các khu công nghiệp, khu chế xuất có qui mô nhỏ gắn với nguồn nguyên liệu nông
lâm thủy sản được hình thành ở một số địa điểm thích hợp nơi có nguồn nguyên
liệu nông sản hàng hóa nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Loại hình thứ IV
Các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại xây dựng hoàn toàn, Các khu công
nghiệp, khu chế xuất này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất
lượng hạ tầng cao có hệ thống xử lí chất thải tiên tiến, đồng bộ
Trong 4 loại hình này thì loại hình thứ IV cần quan tâm cân nhắc thận trọng
hơn, đây là những khu công nghiệp, khu chế xuất hoàn toàn cả trong phát triển hạ
tầng, việc phát triển hạ tầng lẫn thu hút đầu tư công nghiệp, nếu loại này thất bại sẽ
gây thiệt hại lớn, việc xây dựng hạ tầng phải đồng bộ đạt tiêu chuẩn, việc thu hút
đầu tư nên tập trung vào những khu vực có công nghệ nguồn sản phẩm phải có
tính cạnh tranh cao
1.2.5.4 Trung tâm công nghiệp
Trang 15
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Là khu vực tập trung công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn, mỗi trung
tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp với những
xí nghịệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận, các hạt nhân này thường là
cơ sở cho việc hình thành trung tâm công nghiệp
Vai trò của trung tâm công nghiệp là:
Hạt nhân, vệ tinh
Giá trị sản xuất công nghiệp cao
Tính chất chuyên môn hóa
1.2.5.5 Dãy công nghiệp
Sự phân bố đan xen các điểm công nghiệp và cả các khu công nghiệp dọc theo
trục giao thông.

Là khu vực tương đối rộng lớn, trên phạm vi nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về
mặt vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực kinh tế xã hội có khả năng bố trí
tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và nhịp độ phát triển công nghiệp cao
thúc đẩy và kéo theo sự phát triển kinh tế của cả vùng nói riêng và cả nước nói
chung
1.2.5.6 Địa bàn (vùng) công nghiệp trọng điểm
Là khu vực tương đối rộng lớn trên phạm vi nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về
mặt vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh tế xã hội có khả năng bố trí
tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và nhịp độ phát triển công nghiệp cao
thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của cả vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Đặc điểm của địa bàn công nghiệp trọng điểm:
Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp, nhưng ranh giới chỉ mang tính ước lệ không rõ ràng về mặt pháp lí.
Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến
cao (điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công
Trang 16
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
nghiệp, dải công nghiệp), hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức
tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào đó.
Không có bộ máy quản lí riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp của địa
bàn.
1.2.5.7 Vùng công nghiệp
Là một kết hợp sản xuất lãnh thổ ra đời trên cơ sở kết hợp các vùng ngành
trên một lãnh thổ rộng lớn với chuyên môn hóa và cấu trúc sản xuất rõ rệt
Vùng công nghiệp là một hình thức trung tâm lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
Điều đó có nghĩa là trong phạm vi vùng công nghiệp có thể tồn tại tất cả các hình
thức trung tâm lãnh thổ công nghiệp còn lại. Nó bao gồm một lãnh thổ tương đối
rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về
kinh tế- xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc
độ tăng trưởng cao, thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển của các vùng khác và của cả

nước.
Trang 17
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Chương II
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Khái quát về thành phố Cần Thơ
1.1 Cần Thơ qua các thời kì lịch sử
Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000–
2500 năm cùng với sự hình thành
của đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long. Sau giai đoạn phát triển rực
rỡ của vương quốc Phù Nam và văn
hóa Óc-Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu
Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt và những biến động địa lý
khắc nghiệt thời đó, vùng đồng
bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài.
Năm 1698 Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn cử vào Nam
kinh lí đã lập ra phủ Gia Định ở miền Đông Nam Bộ. Lúc nà khu vực miền Tây
Nam Bô vẫn còn là vùng hoang vắng.
Thời gian này, Mạc Cửu (Người Trung Quốc di cư đến) mới mộ dân khai
phá một vùng đất nhỏ từ Hà Tiên đến Cà Mau và thành lập 7 xã thôn. Năm 1708,
Mạc Cửu dâng phần đất khai phá của mình cho Chúa Nguyễn và được Chúa
Nguyễn phong cho chức Tổng binh chấn Hà Tiên để tiếp tục khai phá vùng Hậu
Giang (Tây Nam Bộ).
Năm 1735 Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Thiên Tứ kế nghiệp cha cai
quản đất Hà Tiên. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh công cuộc khai mở về vùng đất
thuộc hữu ngạn sông Hậu và đến 1739 lập ra Trấn Giang (Cần Thơ ngày nay).
Năm 1757, công cuộc khai phá vùng Nam Bộ căn bản hoàn thành, Chúa

Nguyễn cho thành lập 4 dinh và một trấn : trấn Biên Dinh (Biên Hòa), Phiên Trấn
Trang 18
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
dinh ( Sài Gòn), Trấn Định dinh ( Mỹ Tho), Vĩnh Trấn dinh (Vĩnh Long) và Hà
Tiên trấn. Lúc này trấn Hà Tiên vẫn cai quản toàn miền Hậu Giang.
Ngày 23/02/1876, Pháp cho thành lập hạt Cần Thơ, với
tỉnh lị là Cần Thơ, Trà Ổn trở thành quận lị. Lúc này hạt Cần Thơ có 5 quận: Châu
Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Trà Vinh, Cầu Kè.
Năm 1889, các hạt được đổi thành tỉnh. Tỉnh Cần Thơ gồm 9 tổng, 94 xã và
3 trạm hành chính là Cầu Kè, Ô Môn và Rạch Gòi. Các Trung tâm thương mại là
Cái Răng, Bình Thủy, Phụng Hiệp, Trà Ôn…
Từ 1900 đến 1930 Pháp thực
hiện nhiều chương trình khai phá
ở Nam Kì như đào nhiều kênh
rạch, xây dựng nhiều tuyến đường
ô tô trong vùng. Nhờ vậy mà Cần
Thơ mau chóng trở thành trung
tâm sản xuất lúa gạo và lưu thông
hàng hóa của miền Tây Nam Bộ
và được mệnh danh là “Tây Đô”.
Sau cách mạng tháng 8.
Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công. Đến tháng 11 năm 1945, Hồ Chủ
Tịch kí sắc lệnh thành lập các chiến khu toàn quốc. Miền Tây Nam Bộ được gọi là
khu 9, gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xuyên,
Châu Đốc, Bạc Liêu, Rạch Giá và Hà Tiên.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Sau 30/ 04/1975, ta hủy bỏ hệ thống hành chính cũ của chính quyền Sài
Gòn, thành lập tỉnh Cần Thơ, bao gồm tỉnh Phong Dinh và một phần tỉnh Chương
Thiện. Thành phố Cần Thơ vẫn là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh.
Trang 19

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Trong kì họp thứ 10 quốc hội khóa VIII nước ta đã quyết định tách tỉnh Hậu
Giang ra làm 2 tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng.
Năm 2004, thực hiện nghị
quyết 22/2003/QH11 của
quốc hội kì họp thứ 4 khóa
XI về việc chia và điều
chỉnh địa giới hành chính
một số tỉnh. Tỉnh Cần Thơ
chia tách: thành phố Cần
Thơ trực thuộc trung ương
và thành lập tỉnh Hậu
Giang. Vai trò của thành phố Cần Thơ càng được khẳng định “ là vị trí trung tâm
và là đô thị lớn nhất trong hệ thống các đô thị đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày 24/06/ 2009 Thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại I.
Như vậy, trong suốt quá trình tồn tại, tên gọi “Cần Thơ” luôn gắn bó với
vùng đất này, mặc dù có những tên gọi khác nhau như Phong Dinh, Hậu Giang.
Ngày nay trở về với tên gọi “ Cần Thơ” vốn có của nó, chắc chắn Cần Thơ sẽ
ngày càng xứng đáng với tên gọi Cần Thơ- “Tây Đô” một thành phố quan trọng
về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của vùng đồng bằng sông Cưu Long.
1.2 Vị trí địa lí
Cần Thơ là một thành phố thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ, ở vị trí trung
tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên bờ hữu ngạn sông Hậu, cách thủ đô Hà
Nội 1888km đường bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 169km đường bộ.
Tọa độ địa lí:
Từ 9
o
55’08’’ đến 10
o
19’38’’ vĩ Bắc

Từ 105
0
13’ 38’’ đến 105
o
50’ 35’’kinh Đông.
Trang 20
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Với vị trí trên, thành phố Cần Thơ nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí
tuyến Bắc bán Cầu, có kiểu khí hậu cận xích đạo.
Ranh giới, diện tích:
Về ranh giới hành chính, thành phố Cần Thơ giáp 5 tỉnh: Bắc giáp tỉnh An
Giang, nam giáp tỉnh Hậu Giang, tây giáp tỉnh Kiên Giang, đông giáp tỉnh Vĩnh
Long và tỉnh Đồng Tháp.
Diện tích 1389,6km
2
(theo số liệu của bộ Tài nguyên và Môi trường và
Tổng cục thống kê, 2004). Thành phố Cần Thơ chiếm 0,42% diện tích cả nước,
tương ứng 3,5% diện tích đồng bằng.
Trang 21
Bản đồ vị trí Thành phố Cần Thơ trong vùng Tam giác tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Trang 22
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
Trang 23
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
1.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.1 Địa mạo, địa hình, địa chất
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng lũ nửa mở, bao gồm 3 dạng địa mạo:
Đê tự nhiên ven sông Hậu hình thành dải đất cao và các cù lao ven sông Hậu.
Đồng bằng lũ nửa mở thuộc vùng tứ giác Long Xuyên, chịu ảnh hưởng lũ trực

tiếp hàng năm.
Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều là chính, cùng với một số tác động
tương tác của lũ cuối vụ.
Độ cao trung bình từ +0,8m - 1,0m, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc sang Tây
Nam.
Về địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển
và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích:
Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông,
ngư nghiệp và việc tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp thuận lợi.
1.3.2 Thuỷ văn
Sông Hậu là con sông lớn
nhất với tổng chiều dài chảy qua
thành phố là 65 km. Tổng lượng
nước sông Hậu đổ ra biển khoảng
200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng
lượng nước của sông Mê Kông),
Trang 24
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ
lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của
sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông).
Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần
Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có
tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, cho nước ngọt
suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất.
Chế độ thủy văn tại Cần Thơ cũng như một số tỉnh khác của Nam Bộ là
chịu ảnh hưởng lũ của hệ thống sông Cửu Long. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng
8 kéo dài tới tháng 11 hàng năm, gây ngập úng và khó khăn cho việc thoát nước
của đô thị vào mùa mưa .

1.3.3 Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa với các đặc trưng sau
đây: Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,8
o
C, lượng mưa
trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm)
1.3.4 Tài nguyên đất và khoáng sản
Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt
được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương
thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiện thuận
lợi để Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện.
Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ không nhiều,
chủ yếu là sét (gạch, ngói), sét dẻo, than bùn và cát sông. Sét (gạch, ngói) có màu
xám, tuy không có mỏ lớn nhưng phổ biến ở tầng gần mặt đất, dày 1 - 2 m, phân
bố rộng khắp. Bên cạnh đó, sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày từ 5m đến
Trang 25

×