Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.34 KB, 16 trang )

1/15
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Tên đề tài: Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8.
2. Lí do chọn đề tài
a. Cơ sở lí luận:
Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong
q trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt đã khó, dạy Tập làm văn lại
cịn khó hơn . Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi
trọng chủ thể, đóng vai trị người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và
kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng, nhằm tiến tới viết (hoặc nói)
được văn bản quy định trong chương trình.
Xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một
công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương
trong việc xây dựng và giữ gìn gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò “Xã hội nhân văn” của nó. Nếu nói người giáo viên là những “kĩ sư tâm hồn” thì điều đó
đúng nhất với các thầy cơ giáo dạy Văn. Vì Văn học chính là bộ môn dễ gây xúc
động vui buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa
việc bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ lại cần thiết trong xu thế hội nhập thế thế
giới hiện nay: Hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong xu thế hội nhập việc dạy văn, học văn có những thay đổi nhất định. Sự
thay đổi nằm ở cấu trúc chương trình. Cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS
khẳng định là sáu kiểu văn bản làm trục đồng quy: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh và điều hành (hành chính cơng vụ). Nói như vậy “có nghĩa là
phải làm thế nào cho học sinh thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; năng
lực tiếp nhận về sáu văn bản nói trên”. Mỗi bài đều được bố trí ba phân mơn
Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn phù hợp với từng kiểu bài, phù hợp với sự
tiếp nhận của học sinh. Sự thay đổi còn thể hiện rõ ở phương pháp tiếp cận
chương trình mới theo hướng tích hợp và tích cực.
b. Cở sở thực tiễn
Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy thời lượng các tiết dành cho việc rèn
kĩ năng tạo lập đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng cịn hạn chế.
Kiến thức về đoạn văn các em được học từ lớp 6, lớp 7 l ớp 8 cịn rất ít. Trong


khi đó để tạo lập được một văn bản thì trước hết học sinh cần nắm được thành
thạo các thao tác, kĩ năng dựng đoạn. Trong quá trình giảng dạy, tuy giáo viên
đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn nhưng kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận của học sinh chưa thật thành thạo dẫn đến chất lượng bài văn chưa cao. Học
sinh thường viết sơ sài, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài
chỉ viết được 6 đến 8 dịng là hết, có nhiều em khơng biết xây dựng luận điểm…
Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, viết đoạn văn không
theo cấu trúc nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Hơn
nữa đây là kĩ năng vô cùng quan trọng đối với HS học văn. Thực trạng ấy làm
cho tôi trăn trở, suy nghĩ mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói


2/15
chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập đoạn văn nói riêng cho các em. Vì vậy, tơi đã
chọn đề tài “Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8”.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện:
- Phạm vi:
Đề tài: “ Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho HS lớp 8” được thực hiện ở
lớp 8A, 8B, 8D tôi đang trực tiếp giảng dạy.
- Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5/2021.

III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Khảo sát thực tế:
Thực tế giảng dạy, Tập làm văn bao giờ cũng được coi là một phân mơn 3k
(có nghĩa là : khơ (khơ khan), khó (khó dạy) và khổ (khổ cơng, khổ cực…). và
trong các kiểu bài Tập làm văn ở THCS thì có một kiểu bài là rất khó đối với
học sinh: đó là nghị luận.Tôi nhận thấy các em học phân môn Tập làm văn còn
rất hạn chế đặc biệt là cách dựng đoạn văn của học sinh cịn rất lúng túng.
Thường thì thời lượng quá ngắn mà kiến thức nhiều, nên học sinh khơng thể tìm
hiểu kĩ các đoạn văn mẫu. Phần lớn học sinh hiểu sơ sài về mặt lí thuyết, vì thế

xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng bối rối: việc rèn kĩ năng viết
được tiến hành trong các tiết phân tích đề, dàn ý và dựng đoạn, liên kết đoạn từ
thấp đến cao, từ một tiêu đề, một ý, một đoạn văn đến nhiều đoạn, cuối cùng là
một văn bản hoàn chỉnh. Khi viết còn chưa đọc kĩ đề bài nên hay bị sai lệch.
Việc phân phối thời gian, số lượng câu cho các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ chưa rõ
ràng, cụ thể. Cho nên, có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ
thể đề tài, chủ đề của đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, lơ
gíc và sinh động. Chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong một
đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Vì thế các đoạn văn thường hay đơn thuần, nhàm
chán.
Trên đây là tình trạng viết văn đoạn văn của học sinh và nó cũng có nhiều
nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động. Cho nên chúng ta càng quan tâm
nhiều hơn nữa trong việc dạy một tiết Tập làm văn, đặc biệt là dạy viét một
đoạn văn trong văn nghị luận đới với HS lớp 8.
Khi được phân công dạy chương trình Ngữ văn lớp 8, tơi đã đưa ra một bài
tập viết đoạn văn để kiểm tra kiến thức về đoạn văn của học sinh.
Kết quả tiến hành khảo sát như sau:
Đề bài: Dựa vào văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, hãy viết một đoạn văn
khoảng 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật “ tôi” trong ngày đầu đến
trường. ( Gacgh chân dưới câu văn mang nội dung chính của đoạn).
Sau khi chấm bài, kết quả tôi tổng hợp được như sau:
Kết quả
Tổng
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Lớp
số HS
Số lượng
%
Số lượng

%
8A,B,D

131

62

47,3

69

52,7


3/15
Từ kết quả trên đã phản ánh: Khả năng hiểu biết về đoạn văn của HS cịn rất
hạn chế.
Tơi thấy các em nắm được kiến thức cơ bản nhất về đoạn văn đã học ở lớp 6,7
là những học sinh đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Những học sinh có lực học
trung bình, yếu thì hầu như khơng đáp ứng được yêu cầu về một đoạn văn: Chưa
biết trình bày một đoạn văn, diễn đạt chưa thoát ý, đoạn văn nghị luận nhưng
chưa có câu chủ đề.
Với những số liệu cụ thể trên, tơi nhận thấy cần phải tìm ra những biện pháp
phù hợp để học sinh thành thạo kĩ năng này. Bởi chỉ khi có kĩ năng xây dựng
đoạn văn tốt các em mới có thể chủ động xây dựng được một văn bản hoàn
chỉnh, hay, hấp dẫn người đọc người nghe. Điều đó làm tơi rất trăn trở, suy nghĩ.
Chính vì thế, tơi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong năm học
2020-2021.
2. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI)
2.1.YÊU CẦU HỌC SINH NẮM CHẮC LÝ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN:

a. Khái niệm:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ
được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các
từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái
quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề
của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
Để viết được đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp, Tổng- phân- hợp thì
việc viết được câu chủ đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng (đây cũng là các kiểu
đoạn văn thường gặp khi các em thi vào lớp 10). Do đó, tơi sơ đồ hóa các yêu
cầu cần đảm bảo của câu chủ đề để học sinh dễ hình dung hơn.


4/15
Câu chủ đề
của đoạn
văn
Về nội dung:
Thể hiện được nội
dung chính của cả
đoạn.

Về hình thức:

Về vị trí:

Thường ngắn, gọn và có

đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Thường đứng ở
vị trí đầu đoạn
hoặc cuối đoạn.

Tác dụng của câu chủ đề
-Giúp người viết tập trung ý, tránh lan man.
Bên cạnh câu chủ đề đoạn văn cịn có từ ngữ chủ đề tơi hướng dẫn học sinh nắm
được đặc điểm của từ ngữ chủ đề.
Từ ngữ chủ đề : Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc những từ ngữ được
lặp đi lặp lại nhiều lần (thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm
duy trì đối tượng được biểu đạt trong đoạn văn.
*Ví dụ: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bị “mồ
hơi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về làng và mời bác về nhà mình.
Em thương thầy giáo một hơm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng
bèn đắp lại đường.
Hướng dẫn: từ ngữ chủ đề: Trần Đăng Khoa - em - em...-> duy trì đối tượng
nói đến là Trần Đăng Khoa.
b. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
b.1.Đoạn văn diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ
đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Sơ đồ:
Câu 1- câu chủ đề
(Câu 2)

(Câu 3)


(Câu 4)



Ví dụ: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày
trước (1). Từ các cụ già già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những


5/15
kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân
miền ngược đến miền xi, ai cũng một lịng nồng nàn u nước, ghét giặc (2).
Từ những chiến sĩ ngồi mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng
tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội,
những phụ nữ khuyên chồng con đi tịng qn mà mình thì xung phong giúp
việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ
của mình (3).Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất,
khơng quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng
bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ,..(4). Những cử chỉ cao q đó,tuy
khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (5).
(Hố Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Trong bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết.
+ Câu mang tính luận điểm : Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với
tổ tiên ta ngày trước (câu 1)
+Cách trình bày: Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch. Câu chủ đề
đứng ở đầu đoạn, đầu mang ý nghĩa khái quát, các câu sau triển khai làm làm rõ
ý cho câu mở đầu.
b.2. Đoạn văn qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý
chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được
trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá

chung. Sơ đồ:
(1)
(2)
(3) …

Câu cuối đoạn- câu
chủ đề
Ví du: Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm
trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi (1). Đă đúng ngôi nam bắc đông tây; lại
tiện hướng nh́ n sông dựa núi (2). Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng
(3). Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong
phú tốt tươi (4). Xem khắp đất Việt ta chỉ có nơi này là thắng địa (5). Thật là
chốn tụ hội của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế
vương mn đời (6). ( Lí Cơng Uẩn- Chiếu dời đơ)
+ Câu mang tính luận điểm: Thật là chốn tụ hội của bốn phương đất nước;
cũng là kinh đơ bậc nhất của đế vương mn đời.
+Cách trình bày: Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp ( Câu chốt đứng ở cuối
đoạn).
b.3. Đoạn văn Tổng- phân- hợp: là sự kết hợp cách diễn dịch với quy nạp. Câu
mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu
kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu
khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình


6/15
luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề,
tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Sơ đồ:
Câu 1- câu chủ đề


Câu 2

Câu 3

Câu 4



Câu chủ đề- câu chốt.

Ví dụ: Trong hoàn cảnh "trăm dâu đổ đầu tằm, ta càng thấy chị Dậu là
một người phụ nữ đảm đang tháo vát (1). Một mình chị phải giải quyết mọi
khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo :
quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng (2). Chị có khóc lóc, có kêu
trời nhưng chị khơng nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được
chồng ra khỏi cơn hoạn nạn (3). Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chắc như
một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình (4). ( Nguyễn Đăng Mạnh)
Đoạn văn trên có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn đó là đoạn văn TổngPhân- hợp (dạng một bài văn thu nhỏ).
Trên đây là ba cách trình bày đoạn văn quan trọng nhất khi tạo lập văn bản.
Bên cạnh đó tơi cũng giới thiệu cho học sinh 2 cách trình bày đoạn văn khác.
( Song hành, móc xích: ít dùng)
b.4 Đoạn văn móc xích : Trình bày theo kiểu sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý
sau móc vào ý trước để bổ sung giải thích cho ý trước.
b.5.Đoạn văn song hành: Trình bày theo kiểu sắp xếp các ý ngang nhau, khơng
có hiện tượng ý này bao qt ý kia hoặc ý này móc vào ý kia.
Đó là những kiến thức cơ bản đối với học sinh đã học lớp 8. Tôi đã củng cố
ngay cho học sinh sau khi các em học qua các buổi dạy thêm.
2.2 HƯỚNG DẪN HS CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN
Để viết đoạn văn thành công, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ theo
từng bước, kiên trì rèn luyện trong từng bài thì mới đem lại kết quả tốt. Học sinh

khi làm bài thường có tâm lí đọc đề là làm ln mà bỏ qua các bước quan trọng
dẫn đến đoạn văn viết khi thì thiếu ý, khi thì khơng đảm bảo cấu trúc. Chính vì
vậy, chúng ta cần hướng dẫn học sinh tn thủ các bước xây dựng một đoạn văn
hoàn chỉnh:


7/15
Bước 1: Đọc kĩ đề xác định yêu cầu của đề:
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn
là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để
viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có u cầu nào
khác về hình thức, yếu tố tiếng Việt.
Ví dụ 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12-13 câu đoạn văn được trình bày
theo cách tổng- phân- hợp để nêu lên suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. Trong đoạn văn có sử dụng câu
ghép- gạch chân dưới câu ghép đó.
* Yêu cầu của đề:
- Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài
thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
- Hình thức: đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu, trình bày theo cấu trúc tổngphân- hợp
- Yêu cầu tiếng việt: Câu ghép.
Ví dụ2 : Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ câu chủ đề sau:
“Đoạn trích Trong lịng mẹ của Ngun Hồng là bài ca về tình mẫu tử thiêng
liêng bất diệt”. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định- gạch chân dưới câu
phủ định đó.
- Nội dung: Cảm nhận được “Đoạn trích Trong lịng mẹ- Ngun Hồng là bài ca
về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt”.
- Hình thức: đoạn văn ngắn khoảng 12 câu, trình bày theo cấu trúc diễn dịch
- Yêu cầu tiếng Việt: Câu phủ định.
Bước 2: Xác định câu chủ đề, từ ngữ chủ đề cho đoạn văn

Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng.
Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu
chủ đề.
Có những đề khơng cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề
yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề
lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề. Với những bài
yêu cầu viết đoạn văn chưa có câu chủ đề cần viết câu chủ đề đảm bảo các yêu
cầu đã trình bày ở trên.
Đối với các đoạn văn khơng có câu chủ đề cần có từ ngữ chủ đề.
Đề ở ví dụ 1 trên là đề không cho câu chủ đề. Để viết được câu chủ đề, ta phải
nắm vững nội dung của yêu cầu, từ đó xác định câu chủ đề.
Dựa vào lời dẫn ta có thể viết câu chủ đề: “Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do mãnh liệt ” .
Đề ở ví dụ 2 trên là đề cho sẵn câu chủ đề: “Đoạn trích Trong lịng mẹNgun Hồng là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt”.
Ví dụ 3: Viết đoạn văn phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ham mê điện
tử trong học sinh hiện nay.
Với đề bài này đoạn văn sẽ khơng có câu chủ đề do đó cần phải xác định từ
ngữ nhằm duy trì đối tượng đó là từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề ở đây chính là từ
“nguyên nhân”.


8/15
Viết được câu chủ đề, xác định được từ ngữ chủ đề có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng mang tính định hướng về nội dung trong toàn đoạn văn. Nếu viết câu chủ
đề, từ ngữ chủ đề khơng chính xác cả đoạn văn coi như mất phương hướng dẫn
tới tình trạng lạc để. Điều này, chúng ta thường thấy khi học sinh viết văn.
Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để học sinh viết được câu
chủ đề (đối với những đoạn văn chưa có câu chủ đề), xác định được từ ngữ chủ
đề.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn:

Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã
học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua
thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
Ví dụ : Để tìm ý cho đoạn văn cảm nhận “Đoạn trích Trong lịng mẹ- Ngun
Hồng là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt” người giáo viên cần hướng
dẫn cho học sinh đặt các câu hỏi xoay quanh câu chủ đề. Tình mẫu tử thể hiện
giữa các nhân vật nào trong tác phẩm? Biểu hiện ở những khía cạnh nào? Vì sao
có thể nói đó là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt?
Khi trả lời được các câu hỏi đó học sinh đã có đầy đủ ý để viết thành đoạn văn:
-Đó là tình cảm sâu sắc giữa chú bé Hồng và người mẹ của mình.
-Phải sống xa mẹ trong sự ghẻ lạnh của người cơ- người ln tìm cách gièm pha,
nói xấu mẹ chú để chú khinh miệt và ruồng rẫy mẹ nhưng Hồng vẫn dành tình
yêu thương thiết tha mãnh liệt cho mẹ.
-Vì thương mẹ, bé Hồng đã căm tức đến tột cùng những hủ tục đã đày đọa mẹ.
- Khi gặp lại mẹ và được ở trong lòng mẹ, chú bé Hồng sung sướng đến cực
điểm. Chú không mảy may nghĩ ngợi gì, khơng nhớ mẹ chú đã hỏi gì, cả những
lời cay độc của bà cơ cũng bị chìm đi trong dịng cảm xúc mơn man ấy.
Ví dụ 2: Tìm ý cho đoạn văn phân tích ngun nhân dẫn đến hiện tượng ham
mê điện tử trong học sinh hiện nay.
Học sinh phải huy động kiến thức thực tế để chỉ ra những nguyên nhân. Điều
này có vẻ dễ dàng hơn với các học sinh từng chơi điện tử và khó khăn đối với
các bạn chưa chơi bao giờ. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ ra
những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp của vấn đề này. Định
hướng như vậy học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu nguyên nhân. Và
các em khi phân tích nguyên nhân của các hiện tượng khác cũng sẽ đặt ra những
yêu cầu tương tự.
-Nguyên nhân khách quan:
+Trị chơi điện tử rất đa dạng, ln được cập nhật mới mẻ, thu hút người chơi
bởi hình ảnh âm thanh, sự cuốn hút bởi cách lập trình trị chơi từ dễ đến khó phù
hợp với đối tượng ở nhiều thời điểm tiếp xúc với trò chơi

+Các cửa hàng điện tử mọc lên như nấm, thường ở các trường học, khu dân cư.
+Không gian chơi của các thanh thiếu niên ngày càng bị thu hẹp.
+Phương pháp dạy của giáo viên không thu hút học sinh, các sân chơi lơi cuốn
hấp dẫn học sinh cịn hạn chế.
+Một số gia đình con thiếu quan tâm đến con cái hoặc phương pháp giáo dục
chưa phù hợp.


9/15
+Chế tài pháp lí chưa đủ sức răn đe.
-Nguyên nhân chủ quan:
+Trò chơi điện tử phù hợp với tâm lý lứa tuổi: tị mị, thích khám phá, thích
khẳng định, ưa mạo hiểm.
+Không làm chủ được bản thân
+Chán học....
Đối với hiện tượng đề bài nêu trên, đó là hiện tượng khá phổ biến. Bản thân
trị chơi điện tử khơng xấu bởi nó là sản phẩm của trí tuệ, của khoa học cơng
nghệ. Nhưng đi kèm với nó là những tác hại vơ cùng to lớn nếu chúng ta khơng
kiểm sốt được thời gian chơi của mình.
Sau khi tìm được ý cần sắp xếp các ý đó theo trình tự nhất định đảm bảo làm
rõ vấn đề nghị luận.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngồi ra
cịn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có). Khi viết đánh số thứ tự cho mỗi
câu văn để định hướng được số câu đề giới hạn (Cho phép xê dịch trong khoảng
± 2 câu). Vận dụng đa dạng các kiểu câu khi viết đoạn văn để đoạn văn sinh
động, hấp dẫn. Trong khi viết cần đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm là
những kiến thức mới học vận dụng vào đoạn văn nhất là phương thức biểu cảm.
Bởi văn nghị luận thuyết phục người đọc không chỉ ở lý trí, mà cịn phải tác

động vào tình cảm, cảm xúc.
Ví dụ : Đoạn trích Trong lịng mẹ của Nguyên Hồng là bài ca về tình mẫu
tử thiêng liêng bất diệt(1). Chú bé Hồng- nhân vật chính trong tác phẩm- phải
chịu nỗi đau mất cha, mẹ chú bất đắc dĩ phải đi tha hương cầu thực(2). Tưởng
rằng sống cùng người cơ chú sẽ nhận được sự chăm sóc chu đáo(3). Thế nhưng
chú phải sống trong sự ghẻ lạnh của người cơ- người ln tìm cách gièm pha,
nói xấu mẹ chú để chú khinh miệt và ruồng rẫy mẹ nhưng Hồng vẫn dành tình
yêu thương thiết tha mãnh liệt cho mẹ(4). Tình cảm ấy tự nhiên, chân thành
khơng cần sự nuôi dưỡng về vật chất(5). Trong cuộc đối thoại với người cơ mỗi
lời nói, điệu cười “rất kịch” của cơ xốy vào tâm can của Hồng(6). Chú đã khóc
thương mẹ, đau đớn khi biết mẹ phải chịu quá nhiều bất hạnh(7). Vì thương mẹ,
bé Hồng đã căm tức đến tột cùng những hủ tục đã đày đọa mẹ “ Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi
quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thơi”(8). Khi gặp
lại mẹ và được ở trong lịng mẹ, trong tình u thương tha thiết ngọt ngào, chú
thấy mẹ vẫn đẹp như thủa còn sung túc(9). Mọi giác quan như căng mở để tận
hưởng niềm hạnh phúc, cảm nhận thấm thía tình mẹ vừa gần gũi, vừa lạ lùng,
vừa giản dị thiêng liêng(10). Chú bé Hồng sung sướng đến cực điểm(11). Chú
không mảy may nghĩ ngợi gì, khơng nhớ mẹ chú đã hỏi gì, cả những lời cay độc
của bà cơ cũng bị chìm đi trong dòng cảm xúc mơn man ấy(12). (Bài viết của
học sinh).


10/15
Với đề trên cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các ý viết thành đoạn
văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành đoạn văn đảm
bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.
Trong đoạn trên câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Các câu
còn lại( từ câu 2 đến câu 10), nêu các ý cụ thể cảm nhận về tình mẫu tử. Câu 4
sử dụng câu ghép,trong đoạn văn có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Ví dụ 2: Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ham mê trị chơi điện
tử(1). Một trong những nguyên nhân hàng đầu do trị chơi điện tử rất đa dạng,
ln được cập nhật mới mẻ, thu hút người chơi bởi hình ảnh được đồ họa rất
sinh động bắt mắt, âm thanh sôi động, sự cuốn hút bởi cách lập trình trị chơi từ
dễ đến khó phù hợp với đối tượng ở nhiều thời điểm tiếp xúc với trị chơi(2).
Giá thành để có thể thỏa sức khám phá trong vòng một tiếng đồng hồ chỉ có
3000đ, những khách hàng quen thuộc cịn được chủ quán giảm giá(3). Nắm bắt
được thị hiếu của các “thượng đế trẻ tuổi” do đó các quán hàng điện tử mọc lên
như nấm sau mưa bủa vây trường học(4). Bên cạnh những nguyên nhân đó ta
cũng phải kể đến những nguyên nhân khác nữa như: do bạn bẻ rủ rê lôi kéo; do
không gian chơi của các thanh thiếu niên ngày càng bị thu hẹp; phương pháp
dạy của giáo viên không thu hút học sinh, các sân chơi lôi cuốn hấp dẫn học sinh
cịn hạn chế; một số gia đình con thiếu quan tâm đến con cái hoặc phương pháp
giáo dục chưa phù hợp; chế tài pháp lí chưa đủ sức dăn đe(5). Tất cả các nguyên
nhân trên đều quan trọng nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất đó là do bản
thân người chơi khơng làm chủ được mình bị trị chơi lơi cuốn, do nó phù hợp
với tâm lý lứa tuổi: tị mị, thích khám phá, thích khẳng định, ưa mạo hiểm(6).
Nếu chúng ta có bản lĩnh dù do ngun nhân gì đi nữa cũng khơng thể biến ta
thành “nơ lệ” của nó(7). Ban đầu là chơi thử nhưng rồi ham và thành nghiện lúc
nào không hay dẫn đến việc chốn học để chơi cho thỏa thích xảy ra trong nhiều
trường học trên cả nước (8). (Bài viết của học sinh)
Bước 5: Đọc lại và sửa chữa.:
- Viết xong, người viết cần đọc kiểm tra lại xem đoạn văn đã đáp ứng được
những yêu cầu của bài tập về nội dung và hình thức, yếu tố tiếng việt đã gạch
chân theo yêu cầu chưa nếu thấy chỗ nào chưa ổn cần chỉnh sửa lại.
Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hồn chỉnh
cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng u cầu của đề. Bên cạnh kết hợp nhiều thao
tác lập luận, đoạn văn nghị luận cần kết hợp các phương thức biểu đạt như biểu
cảmtự sự, miêu tả...mà các em đã được học. Tuy nhiên không phải học sinh nào
cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường

xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành kĩ
năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực
hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
2.3.LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VÀ CÁCH CHUYỂN
ĐỔI ĐOẠN VĂN.
Bài tập ( Đề thi giữa kì II ( Đề số 2)- Ngữ văn 8- Năm học: 2020-2021).


11/15
Cho đoạn thơ sau:
“ Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu!”
........................................
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch trình
bày cảm nhận của em về tâm trạng người tù- chiến sĩ qua khổ thơ trên , trong
đó có sử dụng một câu phủ định. ( gạch dưới câu phủ định).
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO:
*Đoạn diễn dịch:
Khổ thơ cuối của bài thơ “ Khi cn tu hú”, Tố Hữu đã khắc họa
tâm trạng uất ức, bực bội, đau khổ và niềm khao khát tự do của người tùngười chiến sĩ cách mạng (1). Kết thúc bài thơ, tác giả viết: “ Ta nghe hè dậy
bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!/Ngột làm sao, chết uất thơi/ Con
chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” (2). Khổ thơ đã được tác giả ngắt nhịp bất
thường (3). Đó là nhịp: 6/2;3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử
dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ “ôi, thôi, làm sao”
(4). Đoạn thơ đã trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do (5). Đó là
tâm trạng ngột ngạt, uất ức nhưng không hề bi quan, chán chường, tuyệt
vọng trước hồn cảnh (6). Khổ thơ đầu, Tơ Hữu cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng

chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do
đến cháy bỏng (7). Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên
mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột.(8). Tất cả để diễn tả tâm trạng u
uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do (9). Cùng với tiếng
kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người
tù cách mạng (10). Niềm khát khao tự do cháy bỏng cử người tù muốn thoát
khỏi từ ngục tù trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài (11). Bài thơ mở
đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú, phải chăng
tiếng kêu của con chim tu hú cuối bài là tiếng kêu thiết tha của tự do của sự
sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi (12).
Nhận xét: Đoạn văn trên có 12 câu, được trình bày the o cách diễn dịch.
Câu 1 là câu chủ đề. Mang nội dung chính của cả đoạn. Các câu sau đều làm rõ
ý của câu chủ đề. Câu 6 là câu phủ định.
*Đoạn quy nạp:Từ đoạn văn diễn dịch chúng ta sẽ chuyển đổi thành câu quy
nạp. Câu chủ đề ở đầu đoạn ta sẽ chuyển xuống cuối đoạn và có thay đổi một số
từ ngữ cho phù hợp.
Kết thúc bài thơ “ Khi con tu hú”, Tố Hữu viết: “ Ta nghe hè dậy bên
lòng/ Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!/Ngột làm sao, chết uất thơi/ Con
chim tu hú ngồi trời cứ kêu!” (1). Khổ thơ được tác giả ngắt nhịp bất thường
(2). Đó là nhịp: 6/2;3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng
các động từ mạnh: đạp tan phịng, chết uất, các thán từ “ơi, thơi, làm sao” (3).
Đoạn thơ đã trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do (4). Đó là tâm
trạng ngột ngạt, uất ức nhưng không hề bi quan, chán chường, tuyệt vọng


12/15
trước hồn cảnh (5). Khổ thơ đầu, Tơ Hữu cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính
sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến
cháy bỏng (7). Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh
mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột.(7). Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất,

ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do (8). Cùng với tiếng kêu ấy
chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách
mạng (9). Niềm khát khao tự do cháy bỏng cử người tù muốn thoát khỏi từ ngục
tù trở về với cuộc sống tươi đẹp tự bên ngoài (10). Bài thơ mở đầu bằng tiếng
chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú, phải chăng tiếng kêu của
con chim tu hú cuối bài là tiếng kêu thiết tha của tự do của sự sống đầy quyến
rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi (11).Như vậy, khổ thơ cuối của bài thơ “
Khi cn tu hú”, Tố Hữu đã khắc họa tâm trạng uất ức, bực bội, đau khổ và
niềm khao khát tự do của người tù- người chiến sĩ cách mạng (12).
Nhận xét: Đoạn văn trên có 12 câu, được trình bày theo cách quy nạp. Câu
12 là câu chốt. Mang nội dung khái quát của cả đoạn. Trước câu chốt có từ ngữ
chuyển tiếp ( tác dụng nối): từ như vậy. Các câu trước đó đều hướng đến nội
dung của câu chốt. Câu 5 là câu phủ định. Các câu giữ nguyên ( từ câu 2-11).
Câu 1 chuyển xuống cuối đoạn (câu 12).
*Đoạn tổng- phân- hợp ( dạng một bài văn thu nhỏ).
Khổ thơ cuối trong bài thơ “ Khi cn tu hú”, Tố Hữu đã khắc họa tâm
trạng uất ức, bực bội, đau khổ và niềm khao khát tự do của người tù- người
chiến sĩ cách mạng (1). Kết thúc bài thơ “ Khi con tu hú”, tác giả viết: “ Ta
nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!/Ngột làm sao, chết
uất thơi/ Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” (2). Khổ thơ đã được tác giả ngắt
nhịp bất thường (3). Đó là nhịp: 6/2;3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng
với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phịng, chết uất, các thán từ “ơi,
thơi, làm sao” (4). Đoạn thơ đã trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do
(5). Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức nhưng không hề bi quan, chán
chường, tuyệt vọng trước hồn cảnh (6). Khổ thơ đầu, Tơ Hữu cảm nhận vẻ
đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết,
yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng (7). Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến
đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột.(8). Tất cả để
diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do
(9). Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan

xiềng xích của người tù cách mạng (10). Niềm khát khao tự do cháy bỏng cử
người tù muốn thoát khỏi từ ngục tù trở về với cuộc sống tươi đẹp tự bên ngoài
(11). Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu
hú, phải chăng tiếng kêu của con chim tu hú cuối bài là tiếng kêu thiết tha của
tự do của sự sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi (12). Bằng việc
sử dụng thể thơ lục bát, động từ mạnh, câu cảm thán, khổ thơ cuối của bài
thơ, Tố Hữu đã khắc họa tâm trạng uất ức, bực bội, đau khổ và niềm
khao khát tự do của mình và đó cũng là tâm trạng chung của người chiến
sĩ yêu nước trước cách mạng tháng tâm (13).
Nhận xét: Chuyển thành đoạn Tổng-phân-hợp


13/15
Đoạn văn trên có 13 câu, được trình bày theo cách Tổng- phân- hợp. Câu 1
là câu chủ đề và câu 13 là câu chốt. Toàn bộ đoạn văn giữ nguyên, viết thêm
câu kết đoạn ( Câu 13). Câu 13 lấy ý từ câu chủ đề của đoạn diễn dịch và thêm ý
về nghệ thuât của đoạn thơ, cuối cùng là ý bàn luận, mở rộng .
Như vậy, từ một câu chủ đề, giáo viên hướng dẫn HS viết được 3 đoạn văn,
nhờ biến đổi linh hoạt trong cách viết đoạn.
Tóm lại, qua hệ thống các bài tập và qua việc phát hiện và sửa những lỗi các
em hay mắc phải trong khi viết đoạn văn . GV cần hướng dẫn viết đoạn văn.
Từ đó các em sẽ có ý thức rèn luyện để viết những đoạn văn nghị luận đúng, hay
và tiét kiệm được thời gian. Các em vận dụng tốt cách viết đoạn văn vào quá
trình học tập và vào đời sống của mình.
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU.
Khi áp dụng các giải pháp, biện pháp trên để hướng dẫn học sinh lớp 8 viết
đoạn văn nghị luận, năm học 2020 – 2021 tôi thấy học sinh tiến bộ rõ rệt, bài
kiểm tra sau điểm cao hơn bài kiểm tra trước, kết quả được nâng cao.
Như vậy, để HS biết viết đúng, viết hay đoạn văn nghị luận là rất quan trọng.
Việc viết tốt đoạn văn theo cấu trúc được rèn luyện tốt ở lớp 8 là tiền đề để học

sinh đạt kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 năm tới.
Sau một thời gian kiên trì rèn luyện, tơi u cầu học sinh viết đoạn văn cho đề
bài sau:
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch trình
bày cảm nhận của em về cảnh đồn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình
minh tuyệt đẹp trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, trong đó có sử
dụng câu cảm thán ( gạch chân dưới câu cảm thán). (Thời gian 15 phút).
Sau khi chấm bài, tơi có kết quả như sau:
Kết quả
Tổng
Đạt u cầu
Khơng đạt yêu cầu
Lớp
số HS
Số lượng
%
Số lượng
%
8A,B,D
131
96
73
35
27
So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ
HS viét đoạn văn đạt yêu cầu tăng lên, tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu giảm dáng kể.
Ngay từ dầu năm học tôi đã áp dụng đề tài : “ Hướng dẫn viết đoạn văn
nghị luận cho HS lớp 8”.
Kết quả so sánh đối chứng:
TSHS Trước khi thực hiện đề tài

Sau khi thực hiện đề tài
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
131
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
62
47,3
69
52,7
96
73 35
27
Nhìn vào kết quả trên, ta nhận thấy: so với khảo sát chất lượng ở đầu năm về
số học HS đạt yêu cầu viết đoạn văn là: 62/131 em (chiếm 47,3 %), số HS chưa
đạt yêu cầu là 69/131 em ( 52,7%). Sau một năm thực hiện đề tài thì số HS viết
đạn văn đạt yêu cầu đã tăng lên đáng mừng từ 47,3 % tăng lên 73%. Số Hs chưa


14/15
đạt yêu cầu giảm rõ rệt: từ 52,7 xuống còn 27%. Kết quả kì thi Olympíc mơn
Ngữ văn 8 do huyện tổ chức, tơi đã có hai em HS được giải khuyến khích mơn
Ngữ văn 8. Đó là em: Chu Thị Phương Ly và em Phùng Thị Mai Trang.
4. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận, khơng phải là một nội dung hồn
tồn mới trong chương trình Ngữ Văn THCS. Tuy nhiên để học sinh có được kĩ
năng viết đoạn văn đúng, hay thì người thầy, người cơ phải trang bị cho học sinh
kiến thức cơ bản, có kế hoạch xây dựng chương trình, cụ thể từ dễ đến khó. Bên
cạnh đó giáo viên khai thác tối đa việc tự học của học sinh, tìm tịi thêm các đề ở
sách nâng cao, tập trung vào thực hành, vận dụng hiệu quả kiến thức cơ bản
nhằm phát triển trí tuệ của người học và nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng
các kĩ năng dựng đoạn đã thực hiện trong đề tài cũng đã góp phần nâng cao kĩ
năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học giúp các em có khả năng lập
luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày một vấn đề, một ý tưởng.
5. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Là một giáo viên dạy Ngữ văn, tơi nhận thấy vai trị của đoạn văn trong
dạy- học văn là rất quan trọng. Đặc biệt đối với HS lớp 8. Các em học tốt ở lớp 8
sẽ là tiền đề để các em học lớp 9 và thi vào lớp 10. Vậy, tôi rất mong Phòng giáo
dục sẽ mở nhiều chuyên đề về Ngữ văn, đặc biệt là những kĩ năng, những công
thức, những mẹo khi viết đoạn văn, đặc biệt là đoạn văn nghị luận để đồng
nghiệp chúng tơi có cơ hội được học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chât lượng giờ
dạy Văn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài mà tôi áp
đã áp dụng tại lớp 8A,B,D Trường THCS Đồng Thái mà tôi rất muốn được chia
sẻ cùng đồng nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của
bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao
đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến hồn thiện hơn góp phần
nâng cao kĩ năng viết văn, ham muốn học văn cho các em.
Tơi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học cấp trên và bạn bè đồng
nghiệp.
Đề tài này là do tôi nghiên cứu và tự viết. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Đồng Thái, ngày 15 tháng 5 năm2021
Tác giả

Nguyễn Thị Chín


15/15

Mục Lục
II.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 1
1.Tên đề tài: Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8. ............. 1
2. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
a. Cơ sở lí luận: ............................................................................................. 1
b. Cở sở thực tiễn .......................................................................................... 1
3. Phạm vi và thời gian thực hiện: .................................................................... 2
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................................ 2
1.

Khảo sát thực tế: ....................................................................................... 2

2. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI) 3
2.1.YÊU CẦU HỌC SINH NẮM CHẮC LÝ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN: 3
2.2 HƯỚNG DẪN HS CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN ..................................... 6
2.3.LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VÀ CÁCH CHUYỂN
ĐỔI ĐOẠN VĂN........................................................................................ 10
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU............................... 13
4. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM: ................................................. 14
5. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI . 14



16/15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn8 tập 1,2 - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1,2 - NXB Giáo dục.
3.Thiết kế bài giảng Ngữ văn8 tập - NXB Hà Nội.
4. Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn 8- NXB Giáo dục.
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS quyển 4- NXB Giáo dục
7. Ngữ văn 8 nâng cao- NXB Giáo dục.



×