Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

nghiên cứu bạo lực học đường ở việt nam giai đoạn 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.13 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG
KHOA QUỐC TẾ HỌC

—— 🕮 ——

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài

NGHIÊN CỨU BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020
Tên các thành viên thực hiện:
1. Nguyễn Ngọc Huỳnh Duyên
2. Phan Thị Ngọc Duyên
3. Lê Nguyễn Hoàng Yến
4. Võ Thị Diệu Trinh
5. Võ Thị Ngọc
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Hữu Quý


Lý do chọn đề tài
Trường học là một trong nghững môi trường phát triển quan trọng của cá nhân, là
nơi trang bị kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội, những kiến thức văn
hóa chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, hiện nay môi trường
học đường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tượng bạo lực học đường xuất hiện
ngày một nhiều và phổ biến. Đây là một vấn đề nhức nhối khơng chỉ với nền giáo
dục Việt Nam mà cịn với nhiều nền giáo dục trên thế giới.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động và rất cần
được xã hội nhìn nhận như một tệ nạn cần được giải quyết. Trên tất cả các trường
học hầu như đều xuất hiện bạo lực học đường. Tất cả các vụ bạo lực đều để lại hậu
quả, thậm chí những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng và đáng tiếc.


I. Cơ sở lý luận về tình trạng bạo lực học đường trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2020
1. Một số khái niệm cơ bản (khái niệm có liên quan)
a. Khái niệm về bạo lực
Bạo lực là hành vi sử dụng vũ lực hoặc lời nói với mục đích gây thương vong, tổn
hại, đau đớn về thể chất và tinh thần cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực
cũng như cho những người bị hại. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các
cuộc xung đột.
b. Khái niệm về bạo lực học đường
“Bạo lực học đường” là hình thức khá phổ biến của lứa tuổi vị thành niên
trong môi trường giáo dục. Đó là những hành vi cố ý gây tổn thương cho người khác
cả về vật chất lẫn tinh thần để lại những thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử
vong, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bị hại và cảm giác lo sợ, ám
ảnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách, suy nghĩ, hành động, ứng xử trong
tương lai.
c. Hành vi bạo lực học đường
Hiểu một cách đơn giản hành vi bạo lực học đường là hành động mang tính
sức ép, có biểu hiện dùng sức mạnh để trấn áp, đè ép, tổn thương từ phía người này


đến người khác từ nhóm đến cá nhân, từ nhóm đến nhóm... Nó diễn ra trong mơi
trường học tập là chủ yếu
d. Tuổi vị thành niên
Độ tuổi vị thành niên còn được quy định chưa thống nhất giữa các nước trên
thế giới.Tuy nhiên, trong đề tài này, thuật ngữ “Vị thành niên” được dùng để chỉ
nhóm đối tượng là lớp người từ 15-18 tuổi.
2. Biểu hiện của bạo lực học đường
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường thường xảy ra ở ba hình thức chính:
- Bạo lực thể chất: đánh đập, cào cấu, túm tóc, xé quần áo, dùng hung khí
tấn cơng, trấn lột, …

-

Bạo lực tinh thần: xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm, dọa nạt, mắng
chửi, vu khống, tung tin đồn thất
thiệt, cơ lập, tẩy chay, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thơng qua lờ
i nói trực tiếp hoặc thơng qua mạng xã hội.​

-

Bạo lực tình dục: quấy rối và xâm hại tình dục.​

3. Dấu hiệu của bạo lực học đường
Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành vi bạo
lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ nhận
biết được gồm có:
- Tâm lý bất thường
- Xuất hiện vết thương trên người
- Sợ hãi mạng xã hội
- Bỗng nhiên mất bạn bè và lảng tránh xã hội
- Có hành vi tự hủy hoại bản thân
4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
a. Nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân học sinh
- Trước hết, do các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách,
lới sống và chưa có đủ kỹ năng để ứng phó, giải quyết các tình huống xảy ra.


- Độ tuổi từ 12 đến 18 là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi
vị thành niên đặc biệt là tâm sinh lý đang phát triển theo chiều hướng: thích thể hiện
cá tính, cái tơi, thích được mọi người quan tâm chú ý, có những hành vi mang tính
khẳng định bản thân như hút thuốc, đánh nhau.

b. Ngun nhân từ phía gia đình
- Nhiều bậc phụ huynh ngày nay không dành thời gian đúng mực để quan tâm đến
con cái của mình. Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời
quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt
nam.Trong khi đó, ở lứa tuổi này, các em rất dễ bị sa ngã và cần một người dìu dắt.
một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm
bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời giải đáp,
tư vấn cho các con và ngăn chặn những hành vi lệch lạc, thiếu suy nghĩ.
c. Nguyên nhân từ phía nhà trường
-Việc để các em học sinh của mình rơi vào tệ nạn bạo lực học đường nguyên do một
phần là do môi trường giáo dục ngày nay quá chú trọng thành tích.
- Bên cạnh đó, nhà trường hiện nay tổ chức các buổi, các hoạt động lành mạnh, trang
bị cho các em kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng kiềm chế xung đột cịn rất ít và
hạn chế.
- Đến khi xảy ra chuyện thì nhà trường lấp liếm, chối bỏ trách nhiệm hoặc là cho
qua trong im lặng.
d. Nguyên nhân từ phía xã hội và cộng đồng
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay
khơng thể khơng kể đến đó là do ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bao lực như
phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).
- Xã hội cũng là phương tiện hoàn hảo để loan truyền những video bạo lực, những
lời lăng mạ, chế giễu từ những anh hùng bàn phím
5. Hậu quả của bạo lực học đường
a. Đối với bản thân người bị hại và người gây nên.
- Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả khơng hay. Gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím
nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn


khi khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự

thiệt thịi, đau đớn khơng chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia
đình.
- Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường
cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp…phải mất một thời gian
dài để điều trị và phục hồi tâm lý trở lại cuộc sơng bình thường.
- Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn
thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Tổn hại từ bạo
lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi cịn nhỏ, các em chưa hình
dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám,
gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.
b. Đối với gia đình
- Đối với gia đình có con em gây ra hành vi bạo lực sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình
trong việc ni dạy và quản lý con cái. Không chỉ vậy, cuộc sống gia đình cũng bị
ảnh hưởng, xáo trộn do phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh
- Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các
bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Khơng chỉ lo lắng cho việc học mà cịn lo
lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
- Họ sẽ mang theo sự hối hận theo suốt cả cuộc đời. Có thể vì sự thiếu quan tâm, sự
tắc trách, lỗi lầm của họ khiến đứa con phải chịu những điều tồi tệ trên.
c. Đối với nhà trường
- Bạo lực học đường gây ra những ảnh hưởng xấu đến mơi trường học tập chung vì
các em học sinh khơng cịn cảm thấy an tồn trong chính ngơi trường của mình.
Nhiều học sinh tỏ ra sợ hãi, ngại đến trường, vắng học thường xuyên.
- Ngoài ra, những hành vi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường và thành
tích thi đua của lớp. Khơng chỉ vậy, bản thân chính các thầy cơ và phụ huynh đều tỏ
ra lo lắng, căng thẳng và không an tâm về sự an tồn của trẻ nhỏ bởi bạo lực học
đường ln rình rập và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
- Sự ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích từ cộng đồng cũng khiến nhà trường bị ảnh
hưởng lâu dài.
d. Đối với xã hội



Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá.
Bạo lực học đường thể hiện sự suy đồi về mặt đạo dức và sự sai lệch về mặt hành vi
đáng báo động của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Những vụ bạo lực học đường
đã góp phần làm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến thế
hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của quốc gia sau này.
II. Thực trạng về bạo lực học đường
1. Phân tích cơ cấu
Trong một năm học, tồn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở 
trong và ngồi trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có
1 vụ đánh nhau. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thơi học vì đánh nhau.
Cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau, …
Theo báo cáo của đồn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Bộ Cơng an, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011 đến hết quý I năm 2018: Cả nước xảy ra 18.571
vụ bạo lực học đường với 32.428 đối tượng và 15.757 người là nạn nhân.
Đáng lưu ý, hơn 53% các vụ bạo lực học đường xảy ra ngay trong trường học.
Đây mới chỉ là những con số ước lượng vì trên thực tế có những cá nhân, gia
đình vẫn che dấu sự việc con em mình bị bạo lực học đường vì ngại chia sẻ hoặc có
những vụ việc đã bị lấp liếm cho qua.
2. Phân tích biến động
Bạo lực học đường gia tăng về số lượng và mở rộng về phạm vi
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy
ra khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, riêng năm 2018
đã xày ra hơn 2000 vụ, tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước.
Hàng loạt vụ bạo lực học đường đến từ mọi vùng miền trên đất nước được
đăng tải trên các trang mạng điện tử bằng những tiêu đề giật gân.
Tính chất bạo lực học đường ngày càng nguy hiểm
Các vụ bạo lực học đường hiện nay ngày càng mang tính chất cơn đồ, nguy
hiểm, thủ đoạn, tàn độc và tinh vi hơn. Nhiều clip bạo lực được đăng tải gần đây cho

thấy, nhiều vụ bạo lực được tổ chức cơng phu, có số lượng người tham gia đơng với
các loại hung khí như dao, côn, ống, kiếm, súng, gậy gộc,…


Hàng loạt vụ bạo lực học đường đến từ mọi vùng miền trên đất nước được
đăng tải trên các trang mạng điện tử bằng những tiêu đề giật gân.
Ví dụ như vụ ẩu đả giữa hai học sinh xảy ra ngay trước cổng Trường THCS
Đan Phượng (Lâm Đồng), một học sinh bị đâm tử vong ngay tại chỗ. Hay trường
hợp nữ sinh Hải Dương 15 tuổi bị bạn học dùng guốc đánh tới chết chỉ vì mâu thuẫn
nhỏ.
Bạo lực xảy ra nhiều hơn với nữ sinh vào những năm gần đây
Hiện tượng nữ sinh đánh nhau trong trường học diễn ra ngày càng phổ biến và
thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Đặc biệt các vụ nữ sinh đánh hội đồng, lột
quần, xé áo bạn học, hay rủ rê các bạn nam cùng đánh và quay video clip tung lên
mạng đã khơng cịn là chuyện hiếm thấy.

Nếu tìm kiếm từ khóa ‘‘nữ sinh đánh nhau’’ trên Google và giới hạn các trang từ Việt Nam thì chỉ trong thời
gian 0.46s đã xuất hiện hơn 94 triệu kết quả

Thái độ thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh khiến cho tình trạng bạo lực
xã hội ngày càng gia tăng
Có thể thấy, sự thờ ơ, vơ cảm của một bộ phận học sinh hiện nay đã trở thành
trào lưu. Sở dĩ nhận định như vậy là vì trong hầu hết các video clip bạo lực được đưa
lên mạng thời gian gần đây, chúng ta đều thấy hình ảnh những người chứng kiến


trực tiếp hầu như khơng có bất kỳ hành động can thiệp nào giúp nạn nhân, thậm chí
cịn tung hơ, đả kích góp thêm phần gay cấn. Đây có thể được xem là sự “xuống dốc
không phanh” về mặt đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
III. Các biện pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường

1. Giải pháp
- Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường. Khuyến khích các bạn nhỏ làm
cơng việc nhóm nhiều hơn, khuyến khích đóng kịch liên quan đến bạo lực...
- Tích hợp, lồng ghép nội dung phịng, chống bạo lực học đường vào nội dung một
số môn học và hoạt động giáo dục.
- Xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện phịng, chống bạo
lực học đường trong cơ sở giáo dục.
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động
trong cơng tác phịng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
- Hoàn thiện thể chế triển khai cơng tác phịng, chống bạo lực học đường.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cơng tác phịng, chống bạo lực học đường tại các
cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục. Ít nhất cũng phải kiểm tra thường xun,
khơng phải là kiểm tra để đối phó.
2. Kiến nghị
a. Đối với bộ GD và ĐT:
- Thực hện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phịng, chống
bạo lực học.
- Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện song song với xây
dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường
- Phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực
hiện kế hoạch hiệu quả
- Lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm
công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh


- Quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp
đỡ, bảo vệ phù hợp. Chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện để báo cáo và xử lí
nghiêm khắc kịp thời.
b. Đối với nhà trường và chính quyền địa phương:

- Với nhà trường Phải cần chủ động trong việc trao đổi thơng tin với gia đình học
sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu
hiện của học sinh
Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng
sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động
đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học
đường.
- Với Chính quyền địa phương Các tổ chức đồn thể và lực lượng Cơng an địa
phương cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy vai trị của mình trong phịng
ngừa tình hình bạo lực học đường.Các cơ quan tố tụng cần tập trung thực hiện tốt
việc giải quyết các tin báo, vụ án liên quan đến bạo lực học đường, đảm bảo quyền
lợi của người bị hại lẫn người thực hiện hành vi phạm tội (thường là người chưa
thành niên) theo đúng quy định của pháp luật.
c. Đối với bản thân học sinh:
- Học sinh cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng
như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Hạn chế tiếp xúc mạng xã hội vì nơi
đó là con dao hai lưỡi
- Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng
cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.
- Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để
uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.



×