Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.83 KB, 23 trang )

Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn
2010-2020.
* Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam.
Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục phát
triển. Qua những cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy một vấn đề rất quan trọng để giải
quyết khủng hoảng là vấn đề con người quản lý kinh tế, tài chính, những chuyên gia giỏi
có khả năng ngăn ngừa khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định tài chính, cho nên tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai là nhiệm vụ
phải được đặt lên hàng đầu.
Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47
triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức,
doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân
có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là
9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ
đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn
nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung
ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố
mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết khai
thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh
tế, xã hội.
Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực
chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân
lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là
nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào. Nhân lực
chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực
chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông.
Việt Nam hiện có 150 trường đại học và 226 trường cao đẳng, khoảng gần 1 triệu đơn
vị đào tạo nghề, gần 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ với gần 53 nghìn cán bộ khoa
học và công nghệ, là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.


Mấu chốt để phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam trước mắt và lâu dài là
phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến
phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa con còi cọc, ốm yếu. Không thể nói đến
phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến
hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương,
chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một
cách cơ bản. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học
còn thấp. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém.
Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có
từ 30 đến 40%. Không thể nói đến chất lượng nhân lực cao khi có tới 80% công chức, viên
chức không biết sử dụng máy vi tính, hơn 90% không biết sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng
Anh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém.
Nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển
kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, chưa có những đóng góp lớn để nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm. Chất lượng lao động còn rất thấp, yếu kém, bất hợp lý về cơ
cấu ngành, nghề. Tư duy về phát triển nguồn nhân lực của những người lãnh đạo, quản lý
chưa trở thành trí tuệ và thông tuệ. Để giải quyết vấn đề nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam, phải tính đến tố chất lãnh đạo, tố chất quản lý, tố chất chuyên gia, tố chất chuyên
môn. Tố chất người lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng. Cơ quan, đơn vị, tổ chức tốt hay
kém, chủ yếu phụ thuộc vào tố chất của người lãnh đạo, quản lý. Chung quy lại, tất cả đều
bắt nguồn từ chất lượng sống. Muốn nâng cao chất lượng sống, một phần phụ thuộc vào ý
chí phấn đấu và năng lực chuyên môn của mỗi người, nhưng phần quan trọng nhất vẫn phụ
thuộc vào các yếu tố xã hội như cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở giao thông,
nhất là các chính sách xã hội, vấn đề dân chủ hóa xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao một đứa trẻ sinh ra ở nước này với đứa trẻ sinh ra ở nước
khác, cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng giây, nhưng đứa trẻ ở
nước này lại thông minh, béo tốt, hồng hào, trong khi đó, đứa trẻ ở nước khác lại đần độn,
gày còm, xanh xao.
Giải quyết vấn đề nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao chính là giải quyết
mối quan hệ giữa chất và lượng. Chất là tính quy định, đòi hỏi cao của nguồn nhân lực.

Chất của nguồn nhân lực gắn với các yếu tố xã hội, chính sách xã hội, liên quan mật thiết
đến môi trường xã hội. Thí dụ, một công chức có thể làm việc mỗi ngày 8 giờ với chất
lượng công việc cao, nhưng vì giao thông tắc nghẽn, đi lại rất khó khăn, cho nên anh ta chỉ
có thể đến công sở làm việc mỗi ngày khoảng 6 giờ, 2 giờ còn lại là do giao thông tắc
nghẽn. Lượng của nguồn nhân lực chỉ có thể phát triển sau khi nó đã có các yếu tố xã hội
chi phối. Nó chỉ có thể biến đổi thành chất sau khi đã đạt được những yếu tố nhất định như
môi trường sống, điều kiện sống.
Qua nghiên cứu, những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam (trong đó,
có nguồn nhân lực chất lượng cao) trong những năm tới là: Phải xác định rõ nguồn nhân
lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất
nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân
lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực hoặc là tài nguyên con người,
nâng cao chất lượng con người và chất lượng sống của người Việt Nam, xây dựng chiến
lược nguồn nhân lực đến năm 2030 trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề
án khoa học về nguồn nhân lực, có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp
bách vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó, có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn
nhân lực trong nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ, nhân lực trong các
ngành, nghề, có chính sách sử dụng nguồn nhân lực cho đúng. Có chính sách đúng đắn đối
với việc sử dụng nhân lực trí thức và trọng dụng nhân tài. Cải thiện mạnh mẽ chính sách
tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là
những vấn đề quan trọng nhằm tạo ra nhân lực chất lượng cao hiện nay. Không ngừng
nâng cao trình độ học vấn của nhân dân lên. Hiện nay, trình độ học vấn của nhân dân cả
nước, bình quân mới chỉ lớp 6 /đầu người. 8) Cải thiện và tăng cường thông tin về các
nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan
trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới. Cần có sự nghiên
cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam và cần đổi mới tư duy, có cái nhìn
mới về con người, nguồn nhân lực Việt Nam.
Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần phải tập trung phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta đang vươn tới, nếu có thể
hoàn thành tốt những công việc đó trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có nguồn nhân

lực chất lượng cao, dồi dào, lành mạnh.
** Những định hướng cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-
2020
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với mức trung bình 7,5%/năm. Việt Nam đã
thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu, đóng cửa với thế giới, sản
xuất công nghiệp chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã sang một nước
tham gia vào hội nhập toàn cầu và đón nhận những nguồn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân.
Từ thực tế này,chúng ta có thể thấy định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam
không thể giống với bất kỳ nước ASEAN nào, thậm chí ngay cả khi các bài học quốc tế là
hữu ích. Việt Nam cần phải tìm ra một hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
Trước tiên, sự hội nhập của Việt Nam cần được thực hiện nhanh hơn và cần phải tiến hành
ở ngay giai đoạn phát triển đầu tiên. Sự năng động trong lĩnh vực công nghiệp của Việt
Nam hiện nay chủ yếu là do đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân. Các nhà đầu tư nước
ngoài đang bị thu hút bởi các lợi thế mà Việt Nam có được như vị trí tốt, lao động tốt.
Ngoài ra, các chính sách và thể chế của Việt Nam còn yếu kém không chỉ theo tiêu chí của
các nước phát triển Đông Á mà thậm chí cả tiêu chuẩn chung của nước đang phát triển.
Những đặc điểm này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch định chính sách của
Việt Nam nhằm phá vỡ được trần thuỷ tinh, đuổi kịp một cách ổn định các nước có mức
thu nhập cao, đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, và đạt được mục tiêu quốc gia về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước năm 2020.
Trong cơ cấu kinh tế xã hội hiện nay, sự thiếu vắng hay kém phát triển của ngành
công nghiệp hỗ trợ là một đặc điểm nổi bật. Nguyên nhân chính là do từ trước đến nay lực
lượng chủ đạo trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam – các doanh nghiệp nhà nước -
chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc khép kín, ít cần các doanh nghiệp phụ trợ; Khu vực tư
nhân trong nước non yếu và chậm phát triển, không được khuyến khích, không có điều
kiện và thiếu khả năng tự định hướng để phát triển ngành phụ trợ…
Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức
trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN, là Malaysia, Thái Lan,
Philippines và Indonesia (vào khoảng 200 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. Bởi nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng như hiện

nay (10 năm tăng gấp đôi), thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn sẽ thua xa mức thu nhập bình
quân đầu người/năm tại khu vực ASEAN.
Hiện nay, hàng loạt các rào cản đối với chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam như:
hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển, khả
năng tiếp cận các nguồn vốn thấp, tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước
làm méo mó môi trường kinh doanh và làm tổn thất cho nền kinh tế; cải cách hành chính
và năng lực quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, vì vậy việc giải quyểt những bật cập này
trong những năm sắp tới là điều phải được làm đối với Việt Nam để có thể hoàn thành tốt
các mục tiêu quốc gia đã đặt ra.
Đối với Việt Nam hiện nay, khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, khoảng
cách xa giữa năng lực của toàn bộ cơ cấu ngành, đặc biệt là năng lực công nghiệp, với mức
độ sâu rộng và quyết liệt của cạnh tranh toàn cầu bộc lộ ngày càng rõ. Áp lực cạnh tranh
của Việt Nam là rất khốc liệt do phải nhanh chóng tự do hoá thương mại, phải cạnh tranh
sòng phẳng với các nước đi trước phát triển hơn khi chưa được chuẩn bị các điều kiện cần
thiết. Trong bối cảnh ấy, chiến lược phát triển kinh tế của Việt nam phải được xây dựng
nhằm mục tiêu sống còn là tạo lập, củng cố năng lực cạnh tranh quốc tế.
** Các giải pháp tăng cường cho nguồn cung lao động ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2020
1. Nâng cao chất lượng của người lao động trong tương lai cả về tay nghề và sức khỏe.
Trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc xây dựng
và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, song cho đến nay, so với yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và trong so
sánh quốc tế. Vì vậy, việc phải nhanh chóng xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực
chất lượng cao có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước trong bối cảnh
cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế càng trở nên cấp bách.
Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo,
tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Đó là
một quá trình liên tục cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn có những giải pháp
thích hợp. Nếu chỉ chú trọng đến khâu đào tạo, mà không có giải pháp hữu hiệu để sử

dụng, phát huy tài năng thì những kết quả tạo được trong quá trình đào tạo sẽ mai một và
ngược lại, nếu không quan tâm đến đào tạo thì không thể chủ động xây dựng và phát triển
được đội ngũ nguồn lao động trong tương lai.
Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt
Nam là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về
trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự đào tạo, có
bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có
khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng
biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Cùng với phương hướng chung trên đây, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của nước ta trong những năm tới cần tập trung vào những nhóm nguồn nhân lực
chủ yếu và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao,đáp ứng được những
điều kiện cần thiết cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:
Một là ,với vấn đề trình độ chuyên môn đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo
hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và
ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài.
Cải cách căn bản và sâu sắc hệ thống giáo dục quốc gia hiện hành. Xây dựng hệ thống
giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo
viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học) phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực
quốc tế đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ dạy
nghề đến sau đại học, giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo dục
quốc gia của Việt Nam với quốc tế .Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực
tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa
các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế. Nhanh chóng hình thành và phát triển
xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có cơ hội học tập suốt đời. Tập trung xây dựng
và phát triển các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao đạt trình độ (trước hết là các ngành
nghề trọng điểm mũi nhọn đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và
nhu cầu xuất khẩu lao động).

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là
hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành
chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động
khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, sinh học, công nghệ
thông tin, điện tử, quốc phòng.
Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng
điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ
sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường...
Hai là, tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam
Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam, thể hiện
bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên trong thời kỳ trung hạn lên ngang bằng
với thanh niên các nước trong khu vực Đông á (cụ thể là người Trung Quốc) và trong thời
kỳ dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới. Đồng thời, cải thiện
thể trạng người Việt Nam để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao đứng và trọng
lượng cơ thể, tăng cường thể lực, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần
thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo...) đảm bảo thực hiện lao động,
học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người. Những giải pháp cở
bản mang tính chiến lược và có vai tro quyết định là :
Tăng khẩu phần ăn để tăng cường lượng calo tiếp thụ và cải thiện cơ cấu dinh dưỡng một
cách hợp lý và luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
Nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em. Thực hiện Chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ ,
đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động.
Mở rộng các hoạt động tư vấn về sức khoẻ sinh sản, về hạn chế sinh đẻ đối với những
trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của những người làm cha, làm mẹ.
Thực hiện chương trình sàng lọc trẻ trước sinh và sơ sinh để phòng, chống bệnh tật và
nâng cao được thể lực cho trẻ em trong tương lai;
Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh phong
trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội;
Phát triển y tế dự phòng. Xây dựng được hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và hiệu quả.

Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người dân;
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Đảm bảo tất cả mọi
người dân được khám chữa bệnh công bằng và hiệu quả.
Ba là, nâng cao ý thức, kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.
Để có thể thực hiện được mục tiêu này thì việc cần thiết phải làm và đạt được đó là nâng
cao tính hiệu quả của các chính sách dành cho người lao động. Cần phải tạo cho người lao
động một môi trường làm việc thích hợp với đầy đủ trang thiết bị máy móc và bảo đảm an
toàn lao động, tránh tình trạng làm việc quá đông trong một khu vực gây nên hiện tượng ỷ
lại làm giảm năng suất lao động. Cần có những chính sách cả về khen thưởng cũng như kỷ
luật đối với người lao động để có thể kích thích họ làm việc có hiệu quả và tránh được
những hành vi thiếu kỷ luật hay thói quen làm việc thiếu nhiệt tình trách nhiêm.
Các cơ quan, doanh nghiệp quản lý người lao động cần phải tăng cường khâu giám sát
quản lý, tuy nhiên cũng cần có những khoảng thời gian thích hợp để người lao động có thể
nghỉ ngơi, thư giãn sau và trong khi làm việc.
Nhà nước cũng nên có những chính sách phù hợp về tiền lương dành cho người lao động,
lực lượng lao động là lực lượng chính để đưa đất nước tới những mục tiêu đề ra, do đó
phải có những khoản thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra, tăng tiền lương ở mức hợp
lý để tránh tình trạng tiền lương thực tế thì tăng song mọi nhu cầu thì vẫn thiếu, đặc biệt
trong những trường hợp làm pháp xảy ra.
Ngoài ra cũng cần tổ chức những buổi hội thảo dành cho người lao động về vấn đề lao
động và ý thức trách nhiệm, tác phong công nghiệp để họ có thể thấy được vai trò của
mình đối nền công nghiệp và với quốc gia, để họ thấy được những khuyết điểm, thiếu sót
còn tồn tại để họ tự hoàn thiện mình.
2. Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn lao động một cách hợp lý, hiệu quả
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đặt nền tảng trên chủ trương, chính sách phù hợp
với các bước phát triển của nền kinh tế, xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu đúng
với kế hoạch đã được đề ra. Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố quan
trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả năng phù
hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó. Các cơ sở giáo dục, đào

tạo là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hội những con người có đủ phẩm chất, trình
độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, trong đó các trường đại học,
cao đẳng nắm vai trò đào tạo con người ở trình độ cao có thể hoàn thành một công việc
theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả
hơn.
Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo dù ở cấp độ nào cơ sở giáo dục, đào tạo cũng
giữ một vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ cho phát
triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó từ
mức độ thấp đến cao. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian, một
giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là
phù hợp? Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên ngành
hẹp nào để đáp ứng đúng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn sâu nào
để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để xác định nhiệm
vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của vùng và rộng
hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực- vì rằng học sinh, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm

×