Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Định giá doanh nghiệp Dược Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.46 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
LỚP CAO HỌC K30-2, MÃ LHP: 21CCOR60500701
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH
BÀI TIỂU LUẬN KHƠNG THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP DƯỢC HẬU
GIANG

HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THỊ OANH
MÃ SỐ HỌC VIÊN: 202111082
NGÀY SINH: 08.06.1995
EMAIL:
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TS. LÊ THỊ PHƯƠNG VY
MÔN HỌC: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP


MỤC LỤC

TĨM TẮT.............................................................................................................................................1
LỜI NĨI ĐẦU......................................................................................................................................2
NGUỒN THƠNG TIN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ...............................................................4
TỔNG QUAN DƯỢC HẬU GIANG..................................................................................................5
1.

2.

Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................................5
1.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm sốt...............................................................................6


1.2.

Vốn điều lệ và q trình tăng vốn....................................................................................7

1.3.

Hoạt động kinh doanh của cơng ty..................................................................................7

1.4.

Tình hình đầu tư của DHG..............................................................................................9

1.5.

Vị thế và triển vọng phát triển.........................................................................................9

1.6.

Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................................10

DHG trong bối cảnh hiện nay................................................................................................11
2.1.

Môi trường vĩ mô hiện nay.............................................................................................11

2.2.

Ngành Dược ở Việt Nam................................................................................................12

2.3.


Phân tích SWOT Dược Hậu Giang...............................................................................15

2.4.

Mục tiêu và định hướng chiến lược của DHG..............................................................17

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DƯỢC HẬU GIANG TỪ 2016 ĐẾN 2020....................17
1.

Tái lập báo cáo tài chính........................................................................................................17

2.

Phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)..............................................................24
2.1.

Biên lợi nhuận ròng........................................................................................................26

2.2.

Vòng quay tài sản............................................................................................................27

2.3.

Đòn bẩy tài chính............................................................................................................30

2.4.

Tỷ lệ tăng trường bền vững............................................................................................32


2.5.

Phân tích dịng tiền DHG...............................................................................................33

ĐỊNH GIÁ CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG...................................................................................34
1.

2.

Cách tiếp cận và phương pháp định giá được xem xét........................................................34
1.1.

Phương pháp định giá dựa trên cơ sở thu nhập...........................................................34

1.2.

Phương pháp định giá dựa trên cơ sở thị trường.........................................................38

1.3.

Định giá dựa trên cơ sở tài sản......................................................................................40

Sử dụng phương pháp định giá dựa theo thu nhập để định giá DHG................................41
2.1.

Dự phóng dịng thu nhập phát sinh trong tương lai của DHG....................................41

2.2.


Ước tính lãi suất chiết khấu...........................................................................................46

2.3.

Sử dụng mơ hình chiết khấu dịng tiền DCF để định giá DHG...................................50

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................54


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Vốn điều lệ (Tỷ đồng)...............................................................................................................7
Bảng 2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty Dược Việt Nam.............................................15
Bảng 3. Bảng cân đối kế toán hợp nhất DHG....................................................................................18
Bảng 4. Bảng báo cáo thu nhập hợp nhất DHG.................................................................................19
Bảng 5. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất DHG.................................................................20
Bảng 6. Bảng cân đối kế toán chuẩn hóa DHG..................................................................................23
Bảng 7. Bảng báo cáo thu nhập chuẩn hóa DHG..............................................................................23
Bảng 8. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ chuẩn hóa DHG...............................................................24
Bảng 9. Lợi nhuận trên vốn cổ phần của DHG dựa theo phương pháp truyền thống...................25
Bảng 10. Báo cáo thu nhập theo tỷ trọng và tỷ số khả năng sinh lời...............................................26
Bảng 11. Bảng cân đối kế toán đầu năm rút gọn...............................................................................28
Bảng 12. Tỷ số quản lý tài sản DHG...................................................................................................29
Bảng 13. Tỷ số thanh khoản của DHG...............................................................................................31
Bảng 14. Tỷ số nợ và tỷ số khả năng thanh toán DHG.....................................................................32
Bảng 15. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững..................................................................................................33
Bảng 16. Các giả định dự phóng DHG...............................................................................................43
Bảng 17. Các giả định dự phóng đối với DHG...................................................................................43
Bảng 18. Lãi suất phi rủi ro.................................................................................................................47
Bảng 19. Kết quả chi phí sử dụng nợ DHG........................................................................................50

Bảng 20. Kết quả chiết khấu dòng tiền FCFE về cuối năm 2021.....................................................51
Bảng 21. Kết quả chiết khấu dòng tiền FCFF về cuối năm 2021.....................................................52


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Cơ cấu cổ đơng DHG................................................................................................................6
Hình 2. Quá trình tăng vốn....................................................................................................................7
Hình 3. Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh DHG................................................................8
Hình 4. Doanh thu xuất khẩn và tăng trưởng......................................................................................9
Hình 5. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các cơng ty dược...........................................11
Hình 6. Cơ cấu dược theo kênh phân phối.........................................................................................13
Hình 7. Sự tăng giá các thành phần hoạt chất của dược phẩm........................................................15
Hình 8. Tỷ số khả năng sinh lợi DHG.................................................................................................27
Hình 9. Xu hướng thanh khoản DHG.................................................................................................31
Hình 10. Kết quả hệ số beta DHG được tính bằng Excel..................................................................48


TÓM TẮT
Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp sản suất dược generic lớn
nhất Việt Nam, được đánh giá là doanh nghiệp phát triển bền vững. Để có một cái nhìn
tổng quát về giá trị của Dược Hậu Giang, thì việc định giá doanh nghiệp này là rất
quan trọng, tạo cơ sở để giúp mọi đối tượng đưa ra quyết định với chủ thể Dược Hậu
Giang một cách hợp lý.
Bài tiểu luận này đưa ra các nhận định đánh giá về giá trị của Dược Hậu Giang
dưới góc độ là cổ đơng thiểu sổ, từ đó giúp các nhà đầu tư (bao gồm các nhà đầu tư cổ
phần, trái chủ, …) đưa ra các quyết định mua bán hay chuyển nhượng các chứng
khoán do Dược Hậu Giang phát hành nhằm thu được lợi nhuận mong muốn.
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp định giá tiếp cận theo thu nhập, cụ thể là mơ
hình chiết khấu dịng tiền DCF. Dịng tiền được sử dụng trong mơ hình là dịng tiền tự
do vốn cổ phần FCFE và dòng tiền tự do cho cơng ty FCFF. Kết quả thu được từ hai

dịng tiền này chênh lệch nhau khoảng 10%, để khách quan, bài viết lấy giá trị cuối
cùng là giá trị trung bình thu được sau khi đã chiết khấu cả hai dòng tiền. Với giả định
người định giá đang ở thời điểm cuối năm 2021, giá trị Dược Hậu Giang được định giá
là 16,067.5 tỷ VNĐ. Giá trị này cao hơn giá trị thị trường của Dược Hậu Giang, vì thế
khuyến nghị các nhà đầu tư nên nắm giữ hoặc mua thêm chứng khốn do cơng ty phát
hành.

1


LỜI NĨI ĐẦU
Định giá doanh nghiệp là việc ước tính lợi ích và giá trị của doanh nghiệp theo
từng mục đích của từng đối tượng bằng các phương pháp định giá phù hợp. Trong nền
kinh tế hội nhập sôi động như hiện nay, định giá doanh nghiệp có một vai trị quan
trọng, nó giúp các chủ doanh nghiệp cùng với nhà đầu tư nắm được hoạt động của
doanh nghiệp và có được bức tranh tổng quát về sự hiệu quả của toàn bộ doanh
nghiệp, tạo nền tảng để đưa ra quyết định về quản lý, tài trợ và đầu tư phù hợp.
Định giá doanh nghiệp cung cấp các dự phóng về doanh thu lợi nhuận trong
tương lai dựa trên các thơng tin sẵn có về tài sản, khoản nợ và các thơng tin định tính
mọi khía cạnh của doanh nghiệp, nhằm đưa ra một mức giá hợp lý, hỗ trợ các chủ
doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục đích về mua bán, sáp nhập, hợp nhất và
chia tách doanh nghiệp. Đối với mục đích quản trị, định giá doanh nghiệp phản ánh
được năng lực tổng thể để phát triển cũng như khả năng cạnh tranh và tồn tại của
doanh nghiệp so với các đối thủ, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định về
tài chính, chiến lược kinh doanh đúng đắn kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất và kiểm soát lợi nhuận. Hơn nữa, định giá còn tạo cơ sở để giải quyết các vụ
tranh chấp giữa các cổ đông khi phân chia cổ tức, góp vốn hoặc vi phạm hợp đồng, …
Định giá doanh nghiệp hỗ trợ các nhà đầu tư và các nhà tài trợ trong việc bảo
toàn vốn và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì nó thể hiện kết quả hoạt
động kinh doanh, sự uy tín cũng như tiềm năng triển vọng phát triển trong tương lai

của doanh nghiệp. Từ đó các nhà đầu tư và tài trợ dễ dàng đưa ra các quyết định về
mua bán, hợp tác hay thu hồi vốn, …
Quan trọng hơn nữa, định giá doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý cả nền
kinh tế vĩ mô của nhà nước. Thể hiện trong việc đưa ra các quyết định về chính sách
(thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế doanh nghiệp, …) cũng như các giải pháp thúc
đầy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và chính sách quản lý phù hợp với từng loại
hình doanh nghiệp.
Những năm trở lại đây, cả thế giới đang phải đối mặt với từng đợt sóng quay trở
lại của dịch Covid, mặc dù đã có nhiều phương pháp và chính sách được đưa ra nhưng
hệ quả của nó đến nền kinh tế là rất lớn. Trong bối cảnh đó, với điều kiện giãn cách xã
hội được nới lỏng thì ngành dược Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi. Khi đó việc
khám chữa bệnh cho mọi người sẽ tăng trở lại, kết hợp với Việt Nam đang già hóa dân
2


số, thu nhập bình qn đầu người có xu hướng tiếp tục tăng mạnh sẽ hỗ trợ cho sự tăng
trưởng dài hạn của thị trường dược phẩm. Dược Hậu Giang (DHG) là một trong những
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn nhất ở nước ta, chính vì vậy, bài viết này sẽ tập
trung vào phân tích và định giá cơng ty DHG, chọn DHG làm đại diện để xem xét tình
hình phát triển của ngành dược trong bối cảnh dịch bệnh và tương lai. Phần đầu chủ
yếu đề cập đến những thông tin cơ bản cùng với các triển vọng và mục tiêu chiến lược
của DHG. Phần tiếp theo sẽ tập trung vào phân tích tài chính của DHG bao gồm tái lập
báo cáo tài chính, phân tích tỷ sổ. Và cuối cùng là dự phóng dịng tiền trong tương lai
của DHG và định giá DHG tại thời điểm cuối năm 2021. Mục tiêu của tiểu luận hướng
tới cung cấp cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quát về giá trị cơng ty DHG, từ đó
đưa ra quyết định có nên đầu tư vào DHG hay khơng.
Bài viết này sử dụng phương pháp định giá dựa theo thu nhập, cụ thể là mơ
hình chiết khấu dịng tiền DCF. Tuy mơ hình định giá này phù hợp với các doanh
nghiệp đang hoạt động tạo ra thu nhập hiệu quả, có tiềm năng phát triển trong tương
lai, mang lại lợi nhuận như DHG, nhưng vẫn còn những hạn chế trong cách tiếp cận

nguồn thơng tin, chọn lọc thơng tin khó khăn, mất nhiều thời gian và độ tin cậy chưa
đảm bảo. Thêm vào đó các giả định và dự phóng đều dựa vào các dữ liệu và xu hướng
trong quá khứ, mà mơ hình định giá này lại dựa vào dịng tiền trong tương lai, chính
điều này đã gây ra những hạn chế khi sử dụng mơ hình DCF, khơng có gì đảm bảo
chắc chắn về các biến động chính sách trong tương lai.
Dưới góc độ là cổ đơng thiểu số, người định giá sẽ bị hạn chế về nguồn thông
tin trong doanh nghiệp, nên bài viết chỉ sử dụng các thơng tin sẵn có trong báo cáo tài
chính và giả định rằng khơng có điều chỉnh gì về thơng tin để làm cơ sở định giá.
Quy trình định giá DHG trong bài viết này đi từ phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp, dựa vào đó để dự phóng ra các dịng thu nhập trong tương lai (bao
gồm dòng tiền tự do vốn cổ phần FCFE và dòng tiền tự do cho cơng ty FCFF). Sau khi
dự phóng thành cơng dịng tiền, quy trình tập trung vào bước ước tính lãi suất chiết
khấu, (bao gồm ước tính chi phí sử dụng vốn cổ phần theo mơ hình CAPM và chi phí
sử dụng vốn bình qn gia quyền WACC). Cuối cùng là bước chiết khấu dòng tiền
FCFE theo chi phí sử dụng vốn cổ phần và chiết khấu dịng tiền FCFF theo WACC về
thời điểm định giá (giả định là tại thời điểm cuối năm 2021).
3


NGUỒN THÔNG TIN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ
 Bài viết sử dụng dữ liệu từ các báo cáo sau:
1. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của công ty Dược Hậu Giang từ năm
2016 đến năm 2020.
2. Báo cáo thường niên Dược Hậu Giang năm 2020.
 Bài viết tham khảo số liệu từ các nguồn:
1. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm được trích xuất từ Bộ Tài Chính
Kho Bạc Nhà Nước tại trang web:
/>dDocName=MOFUCM207004&_afrLoop=8808760544292630#
%40%3F_afrLoop%3D8808760544292630%26dDocName
%3DMOFUCM207004%26_adf.ctrl-state%3Djt60qv8pd_9

2. Dữ liệu biến động giá cổ phiếu DHG theo từng ngày được trích xuất từ nguồn
thống kê biến động thị trường của Stockbiz tại trang web:
/>3. Dữ liệu biến động chỉ số VN-Index theo từng ngày được trích xuất từ nguồn
thống kê biến động thị trường của Stockbiz tại trang web:
/>4. Dữ liệu phần bù rủi ro vốn cố phần ERP và chỉ số Default Spread DS của Việt
Nam được trích xuất từ nghiên cứu của giáo sư Damodaran, trường kinh doanh
Stern, đại học tổng hợp New York tại trang web:
/>5. Các chỉ số trung bình ngành được trích xuất từ Việt Capital Securities tại trang
web:
/>
4


TỔNG QUAN DƯỢC HẬU GIANG
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 2 tháng 9 năm 1975, tiền thân của DHG hiện nay là xí nghiệp Quốc doanh
dược phẩm 2/9, được thành lập tại tỉnh Cà Mau và chịu sự quản lý của Sở Y tế Hậu
Giang. Năm 1982, tiến hành hợp nhất ba đơn vị xí nghiệp Quốc doanh dược phẩm 2/9,
công ty dược phẩm cấp 2 và trạm dược liệu thành xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang.
Tiếp tục hợp nhất công ty cung ứng vật tư, thiết bị y tế và xí nghiệp liên hợp Dược
Hậu Giang thành cổ phần hóa xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang vào năm 1988. Đến
năm 2004, công ty tiền thân của DHG thực hiện q trình cổ phần hóa, đổi tên cổ phần
hóa xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang thành công ty cổ phần Dược Hậu Giang và
giữ tên này cho đến nay. Năm 2006, DHG niêm yết cổ phiếu lần đầu tại Sở Giao Dịch
Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm tiếp theo là sự phát triển không ngừng của DHG. Năm 2010, thực hiện
thành công chiến lược “Kiềng ba chân”: cổ đông, khách hàng và người lao động. Năm
2011, triển khai “dự án nâng cao năng suất nhà máy” và “dự án nâng cao hiệu quả hoạt
động cơng ty con” thành cơng. Năm 2013, hồn tất xây dựng nhà máy NonBetalactam
cùng với nhà máy in bao bì DHG 1 tại khu cơng nghiệp Tân Phú Thạnh. Năm 2018,

điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại DHG từ 49 % lên 100 %
vốn điều lệ. Năm 2019, Taisho chính thức sở hữu 51.01 % cổ phần, điều này biến
DHG trở thành thành viên của công ty dược đa quốc gia. Năm 2020, đạt tiêu chuẩn
Japan - GMP dây chuyền viên nén bao phim và được tái cấp chứng nhận Japan –
GMP dây chuyền viên nén.
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của DHG Pharma là sản xuất thuốc, hóa dược
và dược liệu, in bao bì, kinh doanh dược, xuất khẩu dược liệu, dược phẩm và nhập
khẩu thiết bị sản xuất thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Nhập khẩu trực tiếp trang thiết
bị y tế, thành phẩm dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Hiện nay, mạng lưới phân phối của DHG được xem là mạnh nhất trong ngành dược
Việt Nam với 10 công ty con, 36 chi nhánh, 68 nhà thuốc tại bệnh viện. Ngồi ra,
DHG cịn là cơng ty dược có hệ thống phân phối mạnh trải dài từ Bắc vào Nam. Bên
cạnh đó, sản phẩm của Cơng ty cịn có mặt ở hơn 98% các bệnh viện trong cả nước.
Tính đến đầu năm 2021, DHG đã có trên 300 sản phẩm trong 12 nhóm sản phẩm
được lưu hành trên tồn quốc. Trong đó sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều
5


nhất là Haginat, Klamentin thuộc nhóm kháng sinh và Hapacol thuộc nhóm giảm đauhạ sốt. Cơng ty có nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, được chia làm 06 phân xưởng,
trong đó có 04 phân xưởng sản xuất thuốc, 01 phân xưởng bao bì và 01 phân xưởng
chế biến dược liệu hóa dược, với tổng cơng suất đạt 3 tỷ đơn vị sản phẩm.
1.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát

Đặc thù DHG là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động theo hình
thức cơng ty cổ phần, do vậy tổ chức cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Hằng năm Đại
hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính của cơng ty và quyết định mức ngân
sách tài chính cho năm tiếp theo. Cơ cấu cổ đông của DHG hiện nay như sau:
Cơ cấu cổ đông DHG (Nguồn: Stockbiz)

Sở hữu khác
2.29%

Sở hữu nhà
nước
43.31%

Sở hữu nước ngồi

Sở hữu nước
ngồi
54.4%

Sở hữu nhà nước

Sở hữu khác

Hình 1. Cơ cấu cổ đông DHG
Hai cổ đông lớn nhất trong cơ cấu của DHG là công ty cổ phần chế tạo thuốc
Taisho (51.01%) và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (43.31%).
Tiếp theo là Hội đồng quản trị, được bầu bởi Đại hội đồng cổ đơng, có nhiệm
vụ quản lý cơng ty và hồn tồn được nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Hội đồng quản trị có trách
nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những nhà quản lý khác.
Ban Tổng giám đốc là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tồn bộ hoạt
động kinh doanh của cơng ty. Trong đó Tổng giám đốc phải tổ chức điều hành, quản
lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược,
kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đơng thơng qua. Dưới tổng
giám đốc có các phó Tổng giám đốc phụ trách các bộ phận.
6



Ban kiểm soát là đơn vị độc lập so với Hội đồng cổ đông và ban quản trị, thực
hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính cơng ty.
Nguồn nhân lực của DHG là một lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác
trong cùng ngành. Tổng số cán bộ cơng nhân viên tính đến năm 2020 là 2.944 người.
Trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 24% chủ yếu tập trung ở đội ngũ quản lý
và lãnh đạo. Đội ngũ lao động sản xuất, bán hàng trực tiếp bao gồm nhiều thành phần:
cao đẳng, trung cấp (43%), công nhân kỹ thuật, dược tá và phổ thông trung học.
1.2.

Vốn điều lệ và quá trình tăng vốn

Bảng 1. Vốn điều lệ (Tỷ đồng)

Quá trình tăng vốn (tỷ VNĐ)

T6/2007

100.00

1,400

T11/2007

200.00

T10/2009


266.60

1,200
1,000

T9//2010

269.13

T8/2011

651.76

400
200

T5/2014

653.76

-

T6/2014

871.65

T5/2017

1,307.46


1,307

800
600

872
652

654

269
267
200
100
0
7
7
9
1
4
4
7
00
00
00
01
01
01
01
01

/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2
/
1
0
6
8
5
6
5
T
T
T
T
T
T9
T1
T1

Hình 2. Q trình tăng vốn

Kể từ khi cổ phần hóa đến nay công ty đã thực hiện tổng cộng 9 lần tăng vốn
điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 1.307 tỷ đồng. Lần DHG thực hiện tăng vốn điều lệ gần nhất
là vào tháng 5 năm 2017, bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 2:1. Kể

từ đó đến nay, vốn góp chủ sở hữu tại DHG khơng có sự thay đổi.
1.3.

Hoạt động kinh doanh của cơng ty

Doanh thu DHG đến từ 3 lĩnh vực chính: dược phẩm chiếm 82 %, thực phẩm
chức năng chiếm 13 %, còn 5 % thuộc các lĩnh vực doanh thu khác.

7


Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh DHG năm
2020
Khác
5%

Thực phẩm chức
năng
13%

Dược phẩm
82%

Hình 3. Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh DHG
Doanh thu của công ty phần lớn đến từ sản phẩm do công ty tự sản xuất (chiếm 93
%), còn lại là từ các hoạt động kinh doanh khác.
Trong các lĩnh vực kể trên bao gồm 10 nhóm ngành chính: kháng sinh, giảm đau hạ
sốt, hơ hấp, dinh dưỡng, cơ – xương – khớp, tiêu hóa gan mật, thần kinh nhãn khoa,
tim mạch đái tháo đường, chăm sóc sức đẹp, hàng ngoại nhập, … Trong đó, doanh thu
của hai ngành hàng kháng sinh, giảm đau hạ sốt đạt trên 50% trong tổng doanh thu của

công ty với các sản phẩm tiêu biểu sau:
 Dòng sản phẩm kháng sinh gồm các sản phẩm tiên phong như Haginat và
Klamentin sử dụng nguồn nguyên liệu từ Châu Âu, bên cạnh đó cịn có Apitim,
Trimetazidin, Atorlip, Glumeform. Tất cả đều có sức cạnh tranh so với hàng
ngoại nhập cùng loại.
 Dòng sản phẩm mang thương hiệu Hapacol nổi tiếng với hoạt chất Paracetamol
có khả năng giảm đau hạ sốt, hoạt chất này chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ,
Châu Âu. Thành phẩm đa dạng dạng bào chế, hàm lượng phong phú và phù hợp
cho mọi đối tượng.
Doanh thu xuất khẩu và tăng trưởng qua các năm được thể hiện trong biểu đồ dưới
đây:

8


2017
120
108

70
62.6%
60

100
79
80
62
6050
42
40


50

20

10

0

40
[Y VALUE]%
30
[Y VALUE]%
VALUE]%
[Y
20
[Y VALUE]%

0

2
0
1
7
Doanh thu xuất khẩu (Tỷ đồng)

Tăng trưởng (%)

Năm 2020, DHG Pharma có những thành cơng đáng kể trong lĩnh vực xuất
khẩu. Khoảng 117 sản phẩm của DHG đã bao phủ tại 15 quốc gia với các thị

trường tiêu biểu như: Singapore, Campuchia, Lào, Myanmar, Moldova, Mông Cổ,
Nigeria, Yemen, Indonesia, Malaysia, Nga. Xuất khẩu của DHG năm 2020 đã tăng
trưởng đáng kể so với cùng kỳ 2019 với doanh thu đạt 108 tỷ đồng, tăng 36.2% so
với cùng kỳ.
1.4.

Tình hình đầu tư của DHG

DHG tập trung vào triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư bao gồm nâng cấp
máy móc thiết bị, cung cấp vật dụng phục vụ sản xuất, cải tiến hệ thống văn phòng và
quản lý. Đẩy mạnh đầu tư vào phương tiện vận tải và thực hiện bảo trì, sửa chữa, xây
dựng mới nhà máy, cơ sở kiến trúc, … với tổng mức giải ngân chiếm 1.4% doanh thu.
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên quá trình nghiệm thu và đưa vào sử dụng các hạng
mục đầu tư này bị chậm trễ hơn so với kế hoạch. Các máy móc thiết bị này được đầu
tư với công nghệ hiện đại, công suất cao từ những nhà cung cấp có uy tín cao trên thị
trường quốc tế. Tiến độ thực hiện, giải ngân, khấu hao và phân bổ các hạng mục bị
chậm tiến độ sẽ được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới khi tình hình dịch bệnh được
kiểm sốt
1.5.

Vị thế và triển vọng phát triển

DHG được biết đến như là một doanh nghiệp dược Generic có hệ thống phân
phối phủ rộng và được cho là lớn nhất Việt Nam, giữ vị trí dẫn đầu ngành cơng nghiệp
Dược về doanh thu và lợi nhuận. Tính đến đầu năm 2021, mạng lưới phân phối của
DHG có mặt rộng khắp tại mọi nơi trên cả nước, gồm 34 chi nhánh phân phối hàng
9


hóa từ Lạng Sơn tới Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn. Sản phẩm được phân phối tới

khách hàng thông qua các kênh: kênh quầy thuốc (đại lý, quầy thuốc, nhà thuốc tư
nhân, nhà thuốc bệnh viện, công ty phân phối, cửa hàng bán lẻ, …), kênh bệnh viện
(bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, …) và kênh hiện đại (siêu thị, chuỗi nhà thuốc
lớn, …). Từ đó DHG có thể tối đa hóa lợi nhuận, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp
cùng với lợi ích cho các bên liên quan.
DHG đang dẫn đầu về ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động R&D,
sản xuất, thông tin, quản trị. Dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt
tiêu chuẩn Japan – GMP, tích cực tăng cường và mở rộng các dự án liên quan tới
chuyển giao công nghệ với Taisho cùng các đối tác. Với ứng dụng công nghệ hiện đại,
DHG cho ra mắt App Cùng Thịnh Vượng được thiết kế liên thông dữ liệu, đã hỗ trợ
giúp nhân viên bán hàng chủ động theo dõi doanh số, cơng nợ, hóa đơn; giúp khách
hàng tra cứu thông tin sản phẩm, khuyến mãi qua thiết bị điện thoại một cách đơn
giản.
Với nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt được tuyển chọn kĩ lưỡng cho bộ
phận R&D, DHG luôn luôn đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Bên
cạnh đó, DHG cịn tích cực hợp tác khoa học với các viện, trường và các trung tâm
nghiên cứu lớn về chuyển giao công nghệ, điều này giúp sản phẩm DHG có phần đặc
sắc và khác biệt so với các đối thủ, tăng năng lực cạnh tranh để công ty tiếp tục dẫn
đầu thị trường dược phẩm.
Đội ngũ nhân viên của DHG nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, ln hồn thiện các
kỹ năng trong cơng việc chính vì thế họ ln nắm vững và làm chủ công nghệ.
1.6.

Đối thủ cạnh tranh

DHG liên tục giữ vị trí dẫn đầu về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong
ngành cơng nghiệp dược Việt Nam.
Ngồi việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa, DHG còn
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam và các
doanh nghiệp thương mại thơng qua văn phịng đại diện với những tên tuổi hàng đầu

thế giới trong ngành dược như Pfrizer (Mỹ), GlaxoSmithKline (Anh), liên doanh
Sanofi – Vietnam, Stada Vietnam … đều hoạt động dưới hình thức nhập khẩu, làm đe
dọa đến thị trường tiêu thụ dược phẩm trong nước.
10


Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các công ty
dược Việt Nam năm 2020
DHG
PME
TRA
IMP
DBD
OPC
DHT
PMC
DCL
VDP
DP1
MKP
DBT
0

1000

2000

Doanh thu thuần (Tỷ đồng)

3000


4000

5000

6000

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng)

Hình 5. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các công ty dược
2. DHG trong bối cảnh hiện nay
2.1.

Môi trường vĩ mô hiện nay

Đại dịch Covid-19 đã làm hơn 214 triệu trường hợp nhiễm và hơn 4.55 triệu ca
tử vong tại hơn 222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình trạng lây lan biến chủng Delta
hiện tại đang lan rộng ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong khi Liên minh châu Âu
và Hoa Kỳ đang trên đà hồi phục kinh tế khá rõ rệt. Các biện pháp tăng cường phòng
chống dịch bệnh tiếp tục tác động tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như
tình hình lao động. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong dài hạn
và giải thể giảm, cho thấy khả năng thích nghi dần với dịch bệnh kéo dài. Theo đó là
việc triển khai tiêm vaccine sẽ mang theo kỳ vọng hồi phục, tốc độ lây nhiễm giảm
dần, là cơ sở để kỳ vọng sự hồi phục trong những tháng còn lại của 2021. Với việc
dịch bệnh phần nào được kiểm soát, việc bỏ dần các biện pháp giãn cách mang tới
triển vọng phục hồi trong giai đoạn tới.
Triển vọng FDI tích cực hơn. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm. Tình
trạng nhập siêu do nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục đà tăng, tình trạng
giãn cách khiến quá trình xuất khẩu các mặt hàng hóa tăng trưởng chậm lại. Lạm phát
duy trì đà tăng do giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn

cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Lãi suất liên ngân hàng điều chỉnh trong tháng,
xuống trung bình 0.78%. Đẩy mạnh dịng tiền tới khu vực khó khan. Lạm phát vừa
phải, tiếp tục tạo điều kiện cho việc giữ vững lãi suất tại mức hiện hành. Việc chưa vội
11


giảm lãi suất tại bối cảnh dịch bệnh kéo dài là hợp lý khi nhiều ngân hàng trung ương
trên thế giới cũng bắt đầu thắt chặt định hướng chính sách. Giá trị VND gần đây tăng
mạnh do nhu cầu nhập khẩu qua tỷ giá USD suy giảm. Kết quả kinh doanh q II năm
2021 duy trì tích cực. Nhà đầu tư nước ngồi bán rịng 7,027 tỷ trong khi nhà đầu tư
nội duy trì giao dịch tích cực gần đây. Những nhịp rung lắc do thơng tin kiểm sốt dịch
bệnh đã thu hút dòng tiền tham gia thị trường. Giá trị phát hành và tỷ lệ phát hành
thành công trái phiếu doanh nghiệp giảm. Diễn biến thị trường trái phiếu doanh nghiệp
hiện nay cho thấy nhu cầu của thị trường đối với chứng khốn nợ vẫn đang có biến
động mạnh.
Tóm lại, với tình hình hiện nay, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư cơng và thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng kết hợp với các biện pháp quyết liệt phòng chống Covid,
giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp được các bộ ban ngành đang
nghiên cứu và triển khai đã giúp hạn chế một phần ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch
Covid-19 và hỗ trợ tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Dịch bệnh Covid-19 tiếp
tục diễn biến khó lường trên thế giới, và Việt Nam chưa kết thúc đợt bùng phát thứ tư.
Giãn cách kéo dài ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp thể hiện qua sự tăng rủi ro về dòng tiền tương lai và định giá cổ phiếu.
Giá cả hàng hóa và giá dầu biến động mạnh gây khó khăn trong dự báo để ổn định lạm
phát. Trong tình cảnh như hiện nay, vaccine là liều thuốc cho nền kinh tế và thị trường
chứng khoán.
2.2.

Ngành Dược ở Việt Nam


Tiềm năng tăng trưởng ngành Dược Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ, và được tổ chức IQVIA xếp vào nhóm những nước có ngành Dược
mới nổi. Giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2020 được báo cáo đạt 103,912
tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 6% trong giai đoan 2018-2020. Tốc độ
tăng trưởng của ngành dược trong giai đoạn này bị chậm lại so với các giai đoạn trước
vì siết chặt các chính sách giãn cách xã hội nhằm kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh, hạn
chế nhu cầu tới bệnh viện của người dân. Trong khi đó, thu nhập của người lao động
giảm do tình hình kinh tế bị trì hỗn nói chung cũng tác động tới tốc độ tăng trưởng
của ngành. Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm đượcxây dựng và mở rộng với
250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4300 đại lý bán buôn, và hơn 62000
đại lý bán lẻ.
12


Kênh ETC (các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ, kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện)
là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2020 với mức tăng 5% trong
năm 2020 lên khoảng 76 nghìn tỷ đồng. Dù kênh OTC (các loại thuốc bán không cần
kê đơn thông qua chỉ dẫn của bác sĩ tại điểm bán, kênh bán lẻ của các nhà thuốc) có sự
tăng trưởng bất thường trong thời điểm trước cách ly xã hội, tập trung vào các sản
phẩm giảm đau, hạ sốt, thuốc sát trùng, nước rửa tay, thuốc tăng sức đề kháng. Nhưng
sự sụt giảm của tổng cầu sau đó làm giá trị kênh OTC trong năm 2020 sụt giảm 9%
còn 28 nghìn tỷ đồng.
Cơ cấu ngành dược theo kênh phân phối
(Nguồn: IQVIA)
120
100
80
60

69%


70%

73%

31%

30%

27%

2018

2019

2020

40
20
0

OTC

ETC

Hình 6. Cơ cấu dược theo kênh phân phối
Thuốc ngoại chiếm ưu thế ở những phân khúc thuốc có giá trị cao. Hiện nay, thuốc
nhóm 1 (thuốc đạt chuẩn EU-GMP, được cấp phép và lưu hành tại các nước thuộc
ICH (International Conference on Harmonization), SRA (Stringent Regulatory
Authorities) hoặc Úc) chiếm 39 % trong tổng thuốc kênh ETC đem đấu thầu, tỷ trọng

này là rất lớn, tương đương 12.5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, thuốc ngoại chiếm 98 % tỷ
trọng, chi phối tồn bộ thuốc nhóm 1. Hơn nữa, thuốc ngoại cũng thống trị thuốc biệt
dược gốc (99%) và chiếm tỷ trọng cao (60%) thuốc nhóm 2 (thuốc đạt chuẩn EUGMP chưa được lưu hành tại các nước thuộc ICH và Úc, hoặc PIC/s được cấp bởi
các nước ICH và Úc). Doanh nghiệp Việt Nam tập trung đấu thầu vào thuốc nhóm 3
(thuốc tương đương sinh học được bộ Y Tế chứng nhận theo chuẩn GMP) và thuốc
nhóm 4 (thuốc sản xuất trên dây chuyền WHO-GMP được bộ Y Tế chứng nhận).
Chiếm tỷ trọng lần lượt là 18% và 21% trong tổng giá trị trúng thầu kênh ETC trong 4
tháng đầu năm 2021.
13


Thuốc ngoại nhập đáp ứng được khoảng 53% nhu cầu sử dụng trong nước. Theo
Tổng Cục Hải Quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3.3 tỷ USD dược phẩm trong năm
2020. Trong đó, kháng sinh chiếm khoảng 48.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
dược phẩm và là nhóm dẫn đầu về kim ngạch. Theo sau là nhóm thuốc chuyển hóa
dinh dưỡng, nhóm vitamin và thuốc bổ, nhóm tim mạch được nhập khẩu từ các nước
chủ yếu như Pháp, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ý, Hàn Quốc, Bỉ, … Còn đối với nguồn
nguyên liệu nhập khẩu thì Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc
gia này chiếm tỷ trọng 85% trong tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu. Nguồn
nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ bị thiếu hụt trong ngắn
hạn do dịch bệnh diễn ra mạnh ở một số tỉnh tại hai quốc gia này.
Chính tình trạng thiếu hụt ngun liệu này đã làm giá nguyên liệu tăng cao. Trung
Quốc là phân xưởng sản xuất API (thành phần hoạt chất của dược phẩm) lớn nhất trên
thế giới, chiếm 40-60% sản lượng API được sản xuất và cung ứng trên toàn cầu với
thế mạnh nằm ở chi phí sản xuất thấp. Theo sau là Ấn Độ. Giãn cách xã hội vì đại dịch
Covid gây ra đứt gãy nguồn cung ứng, quốc gia cách ly với quốc gia, việc sản xuất
API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị trì hỗn trong thời gian này dẫn đến tình trạng
thiếu hụt nguồn API nghiêm trọng. Tình trạng khan hiếm nguồn cung khiến giá trung
bình của hầu hết các loại nguyên liệu đều tăng. Hơn nữa, sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối tác nước ngoài bị gián đoạn bởi các chính sách

đảm bảo an tồn vì dịch Covid. Điều này gây ảnh hưởng và cản trở tới việc đánh giá
chất lượng nhà máy có đạt các tiêu chuẩn cao hay khơng cùng với q trình xét duyệt
chuyển giao cơng nghệ.
M&A ngành dược diễn ra sôi động. Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017 khơng
cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia phân
phối thuốc ở Việt Nam, mà chỉ có quyền nhập khẩu hoặc phân phối mặt hàng thuốc
mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại Việt Nam. Quy định này là một trong
những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy hoạt động M&A trong
ngành dược. Năm 2020, nổi bật với thương vụ Stada Service Holding B.V lần lượt
nhận chuyển nhượng hơn 4.5 triệu cổ phiếu và gần 9.2 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở
hữu tại PME từ gần 70% lên 88.23%; tính cả tổ chức có liên quan là cơng ty cổ phần
Đầu tư Well Light thì tỷ lệ sở hữu đạt trên 98% vào ngày 11/12 và ngày 25/12/2020.
14


Gần đây là ASKA Pharmaceutical Co., Ltd (Nhật Bản) giao dịch hơn 1.29 triệu cổ
phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) qua thỏa thuận, đưa tỷ lệ nắm giữ
lên 24.9%.
Sự tăng giá một số API trong tháng 4/2021
Azithromycin

30%

Paracetamol

46%

Enoxaparin


47%

Pipratazo

42%

Doxycyline

60%

Meropenem

85%

Methylprednisolone

124%

Ivermectin

200%
0

50

100

150

200


250

Hình 7. Sự tăng giá các thành phần hoạt chất của dược phẩm
Bảng 2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty Dược Việt Nam

DHG

Tỷ lệ sở hữu
nước ngoài tại
ngày 18.05.2021
55 %

Giới hạn sở hữu
nước ngoài tối
đa
100%

DMC

58%

100%

42%

TRA

43%


49%

6%

DBD

0%

100%

100%

IMP

49%

49%

0%

PME

90%

100%

10%

OPC


5%

49%

44%

Mã chứng
khốn

2.3.

Tỷ lệ được mua
cịn lại
45%

Phân tích SWOT Dược Hậu Giang

Điểm mạnh của DHG: Là doanh nghiệp sẩn xuất Dược Generic lớn nhất Việt
Nam, kinh doanh hiệu quả kết hợp với nguồn lực tài chính chính đủ mạnh đã tạo
điều kiện cho DHG thực hiện các chiến lược phát triển mà doanh nghiệp theo đuổi.
Đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, giàu kinh
nghiệm, giỏi chuyên môn, thỏa mãn xu hướng hội nhập quốc tế ngày nay. Sản
phẩm với chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với hệ thống quản trị hiện đại
chuyên nghiệp đã đưa DHG có những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế
15


giới. Hệ thống phân phối sản phẩm trải dài rộng khắp Việt Nam kết hợp với quản
lý và phương pháp marketing bán hàng ngày càng chuyên nghiệp làm cho DHG có
sức cạnh tranh với cả đối thủ trong và ngồi nước.

Điểm yếu của DHG: Nghiên cứu phát triển sản phẩm của DHG chỉ tập trung
vào các sản phẩm generic - sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền. DHG chưa đầu tư
thật sự vào các sản phẩm có cơng thức mới, do ngành cơng nghiệp phụ trợ tại Việt
Nam cịn bị hạn chế. Có nhiều vấn đề cần khắc phục và nhiều điểm cần hồn thiện
trong q trình xây dựng các chính sách của DHG theo các quy định hiện hành về
quản trị cơng ty nhằm đáp ứng hồn tồn các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế và
đạt hiệu quả cao, thích hợp với chiến lược phát triển của công ty.
Cơ hội của DHG: Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kích thích thu nhập và
trình độ văn hóa tăng lên, làm cho mọi người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và
sắc đẹp, đây cũng là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp dược nói chung và
DHG nói riêng. Sự quản lý chặt chẽ, khoa học và ngày càng tiến bộ của nhà nước
đã tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thương hiệu uy tín của
mình cho ra các sản phẩm chất lượng cao, nhờ đó phát huy được lợi thế. Chính
sách và luật dược mới của nhà nước mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội có
thể chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Các hoạt động nghiên cứu phát triển
sản phẩm từ các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết, nhận chuyển giao công
nghệ, mua các đề tài khoa học, thuê nghiên cứu cũng mang đến nhiều cơ hội cho
DHG. Nền kinh tế hội nhập, nhiều tập đoàn dược phẩm gia nhập vào thị trường
Việt Nam mang đến cho DHG nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật ứng dụng trong
nghiên cứu và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới hiện đại hơn. Dân số đơng và
già hóa nhanh, môi trường ô nhiễm làm cho tỷ lệ bệnh tật tăng. Do đó nhu cầu chi
tiêu thuốc và thực phẩm chức năng tăng mạnh mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho
các doanh nghiệp dược phẩm.
Thách thức của DHG: Nguồn nguyên liệu sản xuất chính của DHG cũng như
các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu từ nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng các
yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, tỷ giá
ngoại tệ. Chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước ưu tiên xuất khẩu khiến các
doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu lớn như DHG gặp bất lợi về nguyên liệu, thiết
bị, công nghệ. Việc hoạt động trở lại, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất
16




×