Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

5 sai lầm khi nhận định khi đi vệ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.59 KB, 6 trang )

"Đi ngoài" hàng ngày tốt cho ruột, đại tiện thì phải nặng mùi là những lầm tưởng mà nhiều
người thường mắc phải.
Mặc dù đại tiện là một nhu cầu rất thường xuyên của con người nhưng nhiều người vẫn còn có những
lầm tưởng "tai hại" về vấn đề này.
Cùng tìm hiểu sự thật khoa học của những quan niệm sai lầm này qua tổng hợp của trang Livescience.
1. “Đi ngoài” hàng ngày chứng tỏ sức khỏe đường ruột tốt
Tại Mỹ, các binh sĩ luôn được khuyến khích thực hiện 3 hoạt động chăm sóc vệ sinh hàng ngày. Đó là:
cạo râu, tắm rửa và đi ngoài. Họ cho rằng, đó là những thói quen chăm sóc sức khỏe hiệu quả và cần
được phát huy.
Theo khảo sát, số lần đi đại tiện ở một người khỏe mạnh thường vào khoảng từ 3 lần/ngày đến 3
lần/tuần và "chất thải tế nhị" không quá lỏng hoặc quá cứng.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn khẳng định, đường ruột khỏe không đồng nghĩa với thói quen đại tiện
phải diễn ra theo “thời gian biểu”. Việc theo dõi tần suất “đi ngoài” chỉ được thực hiện cho việc điều trị
bệnh táo bón và tiêu chảy mà thôi.
Nếu bạn đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày cùng với chất thải quá lỏng, có nước thì hẳn bạn đang gặp vấn đề
về đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn đi ít hơn 3 lần/tuần, mỗi lần đi gặp khó khăn thì bạn cần chú ý đến
chế độ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau cải để cải thiện tình trạng
táo bón này.
2. Đại tiện là phải nặng mùi
Tất nhiên, "chất thải tế nhị" không thể có mùi như hoa hồng nhưng cũng không nặng mùi như xác thối.
Nếu đại tiện có mùi “khủng khiếp” thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng hay những bệnh nghiêm trọng
như viêm ruột, bệnh đường ruột hoặc viêm loét đại tràng.
Nhiễm trùng Giardia do loại trùng roi Giardia lamblia gây nên và là một trong những nguyên nhân khiến
phân có mùi hôi khủng khiếp. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để có biện
pháp chữa trị kịp thời.
Một thông tin đáng ngạc nhiên đó là "xì hơi" chứng tỏ một sức khỏe bình thường và khỏe mạnh. Đây là
sản phẩm tự nhiên được sinh ra khi vi khuẩn đường ruột tiêu hóa thức ăn, thế nhưng, "xì hơi" luôn nặng
mùi cũng là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh đường ruột.
3. Vệ sinh đường ruột thường xuyên là cần thiết
Hiện nay, nhiều người thường áp dụng phương pháp vệ sinh đường ruột bởi họ cho rằng, việc làm này
sẽ loại bỏ chất độc hại tích tụ trong cơ thể do hệ quả của thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành


mạnh. Thế nhưng, một vài nghiên cứu gần đây của Mỹ đã tiết lộ những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe khi vệ sinh đường ruột.
Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta không thể tẩy sạch những chất độc mà không làm mất đi những
thành phần có lợi cho đường ruột, tồi tệ hơn nữa là chẳng có chất độc nào được thải ra.
Nguy cơ độc tố và những chất bẩn sẽ bít chặt ruột kết và hấp thụ ngược lại vào máu được các khoa học
chứng minh là không chính xác. Hơn thế nữa, mỗi lần vệ sinh đường ruột, chúng ta sẽ thải ra ngoài
nhiều vi khuẩn có lợi và chất điện giải cần cho cơ thể. Ước tính, có gần 1.000 loài vi khuẩn trú ngụ trong
đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hấp thụ nước, men, chất xơ và vitamin.
Ngoài ra, tự vệ sinh đường ruột cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm, thường gặp nhất là mất nước,
thủng trực tràng, nhiễm trùng máu và mất khả năng kiểm soát cơ ruột.
4. Đại tiện càng lâu thì càng khỏe mạnh
Nhiều người thường có thói quen kéo dài thời gian “vệ sinh” bằng cách xem sách, báo và tạp chí và cho
đây là cách thư giãn tốt trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có hại cho sức khỏe.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “đi ngoài” kéo dài làm hậu môn chuyển tiếp liên tục giữa giai đoạn thư
giãn sang giai đoạn căng thẳng, kích thích đệm hậu môn hoạt động quá mức dẫn đến bệnh trĩ, viêm tĩnh
mạch.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Neurogastroenterology & Motility năm 2009 cho biết, người
thường xuyên đọc sách khi đại tiện có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người thường. Đồng thời, nghiên
cứu trên tạp chí Colon & Rectum khẳng định, 40% bệnh nhân trĩ có thói quen đọc sách lâu trong nhà vệ
sinh.
Ngoài ra, vô số nghiên cứu cho thấy, sách báo và điện thoại được sử dụng trong nhà vệ sinh có thể bị
nhiễm khuẩn E.coli và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến cáo, việc ăn nhiều chất
xơ và đừng đi vệ sinh quá lâu sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
5. Đi vệ sinh nhiều có thể giảm cân nhanh
Thoạt nghe hẳn nhiều người cho rằng quan niệm này phù hợp với quy luật vật lý - thải ra nhiều thì ít phải
mang theo. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Nhiều người dùng thuốc nhuận tràng hoặc uống trà giảm cân với hy vọng thải được nhiều calo qua
đường tiêu hóa. Nhưng vấn đề ở chỗ sự hấp thụ calo diễn ra chủ yếu ở ruột non. Thuốc nhuận tràng chỉ
có thể tác động đến ruột già hoặc ruột kết.
Nhiều thống kê cho thấy người châu Á đi vệ sinh nhiều hơn người phương Tây và đồng thời, tỉ lệ béo phì

ở các nước châu Á cũng thấp hơn nhiều. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã nảy sinh quan niệm “đi vệ sinh
nhiều, thải được mỡ nhiều”.
Nhưng vấn đề giảm cân và đi vệ sinh lại rất khác nhau. Để giảm cân, cơ thể chúng ta cần nhiều chất xơ
nhằm mang đến cảm giác no và từ đó giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Chất xơ lại chứa trong tất cả loại ngũ cốc, đậu, rau cải - điểm nổi bật ở chế độ ăn châu Á. Trong khi đó,
chế độ ăn ở phương Tây lại ưa chuộng thịt và các sản phẩm từ sữa - nguyên liệu chứa nhiều calo hơn.
Thế nên, chính chất xơ giúp nhuận tràng và thải độc cơ thể rất hiệu quả. Thế nhưng, để giảm cân hiệu
quả, ta còn cần cân chỉnh chế độ và khẩu phần ăn, đồng thời tăng cường tập luyện thể dục để đốt cháy
calo hiệu quả.

×