Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Kế hoạch marketing 6 tháng năm 2022 (tháng 5 10) sản phẩm rượu soju – doanh nghiệp hitejinro việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.97 KB, 36 trang )

lOMoARcPSD|2935381

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING


BÀI TẬP NHÓM
Học phần: Quản trị Marketing
Đề tài: Kế hoạch Marketing 6 tháng năm 2022 (Tháng 5-10)
Sản phẩm rượu Soju – Doanh nghiệp HiteJinro Việt Nam
Thành viên nhóm: 1. Vũ Tùng Chi – 11200636
2. Hoàng Thị Ly – 11202398
3. Nguyễn Thu Uyên – 11208388
4. Trần Thị Hương Giang – 11205045
5. Nguyễn Thị Trúc – 11208218
6. Dương Công Thành – 11203570
7. Trịnh Ngọc Khôi – 11201962
Lớp học phần: Quản trị Marketing (221)_07

Hà Nội, 04/2022
1

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT BẢN KẾ HOẠCH..................................................................................................................3
I.


Tổng quan hoạt động kinh doanh......................................................................................................................3
1.

Sản phẩm.......................................................................................................................................................3

2.

Các quyết định kinh doanh............................................................................................................................3

II.

Tầm nhìn tương lai............................................................................................................................................4
1.

Tầm nhìn chiến lược – Mục tiêu chung.........................................................................................................4

2.

Hành động.....................................................................................................................................................4

III.

Thị trường......................................................................................................................................................4

1.

Mơ tả thị trường mục tiêu..............................................................................................................................4

2.


Chiến lược Marketing khái quát....................................................................................................................5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG..........................................................6
I.

Phân tích mơi trường.........................................................................................................................................6
1.

Mơi trường vĩ mơ..........................................................................................................................................6

2.

Mơi trường vi mơ..........................................................................................................................................7

3.

Phân tích SWOT..........................................................................................................................................11

II.

Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu....................................................................................15
1.

Các tiêu thức................................................................................................................................................15

2.

Lựa chọn thị trường mục tiêu......................................................................................................................17

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU.............................................................................................................................................18

I.

Mục tiêu định tính............................................................................................................................................18

II.

Mục tiêu định lượng........................................................................................................................................18

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING...............................................................................................................19
I.

Định hướng chiến lược....................................................................................................................................19

II.

Chiến lược theo vị thế của doanh nghiệp........................................................................................................21

III.

Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm................................................................................................21

IV.

Chiến lược định vị.......................................................................................................................................22

CHƯƠNG 5: MARKETING – MIX............................................................................................................................24
I.

Product.............................................................................................................................................................24


II.

Price.................................................................................................................................................................25

III.

Place............................................................................................................................................................26

IV.

Promotion....................................................................................................................................................27

CHƯƠNG 6: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG........................................................................................................29

2

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT BẢN KẾ HOẠCH
I.
Tổng quan hoạt động kinh doanh
1. Sản phẩm
Công ty HiteJinro là công ty sản xuất bia, sản xuất đồ uống và chưng cất đa
quốc gia của Hàn Quốc. HiteJinro Việt Nam là một trong 5 doanh nghiệp của
tập đoàn HiteJinro toàn cầu với vốn đầu tư 100% từ Hàn Quốc.
Sản phẩm: rượu Soju – là thức uống có cồn với thành phần chính là gạo, có vị
ngọt do có bổ sung thêm đường trong q trình sản xuất. Soju có màu trong và

có nồng độ cồn từ 13% - 45%; trong đó loại nồng độ 20% là loại phổ biến nhất.
2. Các quyết định kinh doanh
- Khách hàng:
+ Dù có vị ngọt và những vị hoa quả nhưng Soju vẫn là đồ uống có cồn nên
chỉ được phép bán cho những người đủ tuổi vị thành niên và phù hợp với
mọi giới tính.
+ Soju được coi là loại rượu phổ biến của Hàn Quốc với mức giá khơng q
cao và có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng tiện lợi nào, vì thế nó được sử dụng
bởi mọi ngành nghề.
- Nhu cầu tiềm năng:
Với hương vị độc đáo, phù hợp với mọi giới tính, ngành nghề, rượu Soju có
tiềm năng chinh phục được hầu hết những đối tượng khách hàng, từ người
trẻ đến người trung niên, từ tầng lớp khá giả đến trung lưu.
Những năm gần đây, văn hoá Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông
Nam Á, rượu Soju được coi là biểu tượng của nền văn hoá Hàn Quốc vì thế
Soju có lợi thế khi chinh phục thị trường Đơng Nam Á. Đã có rất nhiều
thương hiệu Soju được đưa vào thị trường Việt Nam và Thái Lan.
Trong đó phải kể đến Công ty sản xuất nước giải khát của Hàn Quốc,
Hitejinro Co. Doanh nghiệp này đang mở rộng hệ thống chi nhánh phân phối
sản phẩm rượu Soju của hãng tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, công ty này

3

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

đã mở chi nhánh thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh sau 2 năm hoạt động tại
Việt Nam và một công ty phân phối mới ở Philippines.

Doanh thu của HiteJinro bán ra tại thị trường Đông Nam Á trong năm 2017
đạt 8,8 triệu USD, tăng 46,7% so với năm trước đó. Có thể thấy, rượu Soju
có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam nói riêng cũng như khu vực Đơng Nam Á
nói chung.

II.

Tầm nhìn tương lai

1. Tầm nhìn chiến lược – Mục tiêu chung
- Tăng doanh thu bán hàng cho sản phẩm rượu Jinro Soju
- Tăng thị phần trong ngành rượu
Trong đó:
- Tăng 1% thị phần rượu tại Việt Nam
- Bán ra 500.000 chai Jinro Soju trong vòng 6 tháng
- Tăng từ 5.000 lên 5.100 điểm bán lẻ trên toàn quốc
2. Hành động
- Để đạt được mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Triển khai các hoạt
động quảng cáo, quan hệ công chúng rộng rãi không chỉ trên các nền tảng
hiện tại là Facebook, Website… mà sử dụng cả nền tảng mạng xã hội TikTok
- một công cụ đang được sử dụng rất nhiều trong 2 năm trở lại đây - với độ
viral, phủ sóng cao, dễ tạo trend.
- Để đạt được mục tiêu tăng 1% thị phần và bán ra 500.000 chai: tăng cường
phân phối vào các kênh phân phối. Tìm kiếm nguồn khách hàng mới cho

4

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()



lOMoARcPSD|2935381

những sản phẩm hiện có. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới
liên quan trực tiếp đến Soju.
- Để đạt được mục tiêu tăng từ 5.000 đến 5.100 điểm phân phối: Tăng cường
quan hệ ngoại giao, kết nối, giữ vững và phát triển mối quan hệ với các đối
tác bán lẻ như Winmart, Circle K, Kmart… Hiện nay, rượu Soju của
HiteJinro đã được phân phối vào các cửa hàng bán lẻ của hệ thống siêu thị
Winmart; xong, tại một số cửa hàng Winmart+ với diện tích nhỏ thì gần như
Soju chưa được xuất hiện. Đây sẽ là “lỗ hổng” cần được bù lấp nhằm tăng
cường phân phối. Tiếp đó, HiteJinro cần tiếp tục đẩy mạnh kênh On Trade
(khách hàng sử dụng sản phẩm tại điểm bán như cửa hàng, quán bar...). Đẩy
mạnh ngoại giao vào các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đồ Hàn
Quốc; với mục tiêu có những cửa hàng chỉ phục vụ duy nhất rượu Soju từ
HiteJinro
III.

Thị trường

1. Mô tả thị trường mục tiêu
- Người từ 18-35. Họ là những người đã đủ tuổi uống rượu trong quy định của
pháp luật Việt Nam và những người trưởng thành, họ là nhóm người có sức
khỏe ở ngưỡng dồi dào nhất, có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn nhiều
hơn.
- Thu nhập trung bình, các cá nhân có thu nhập mỗi tháng từ 3 đến 15 triệu.
Với giá của rượu Soju từ 70.000VND trở lên đến 1.000.000NVD thì những
người có thu nhập sẽ dễ dàng, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm này hơn là
những người khơng có thu nhập.
- Thị trường mục tiêu của rượu Soju nhắm đến những người có lối sống hiện
đại, những người trẻ ưa thích sự giao lưu văn hóa với các nước khác, đặc

biệt là Hàn Quốc, những người có tính cách năng động, hướng ngoại, thích
trải nghiệm những thứ mới mẻ, thích chạy theo xu hướng. Những người có
thói quen tụ tập với bạn bè, có sự ưa thích đồ uống có cồn.
- Khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến chủ yếu là nữ giới, vì Soju có nồng
độ khá là nhẹ, và cịn có rất nhiều hương vị trái cây nên có thể được phái nữ
u thích.
5

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

- Hà Nội, Thành phố HCM, Đà Nẵng là 3 thị trường mà doanh nghiệp cần đầu
tư nhiều nhất, và nên được mở rộng phân phối sản phẩm. Đây là 3 thành phố
sầm uất tại Việt Nam, với những sự giao lưu văn hóa lớn. Những con người
ở 3 thành phố này sẽ có dân trí cao hơn, họ được tiếp cận với nền văn hóa
nước ngồi nhiều hơn, và có xu hướng trải nghiệm nhiều thứ mới hơn.
- Rượu Soju rất phù hợp với các món ăn hải sản, các loại đồ lẩu hoặc nướng.
Vậy nên các nhà hàng, khách sạn có kinh doanh các món nướng, lẩu, bán đồ
hải sản tại Việt Nam là thị trường mục tiêu tiềm năng. Bên cạnh đó Việt
Nam cũng là một nước tiếp giáp biển nên việc bán Soju cho các nhà hàng tại
các điểm du lịch biển, đảo là hoàn toàn hợp lý.
2. Chiến lược Marketing khái quát
- Chiến lược thâm nhập thị trường: tăng sản lượng tiêu thụ Soju Jinro ở tất cả
các kênh phân phối
- Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường: tìm kiếm và phát triển nguồn
khách hàng, thị trường mới cho Jinro Soju
- Chiến lược mở rộng và phát triển sản phẩm: nghiên cứu và phát triển các
dòng sản phẩm mới


6

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
I.
Phân tích mơi trường
1. Mơi trường vĩ mơ
A. Chính trị
- Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơng
ty nước ngồi gia nhập vào thị trường Việt Nam làm gia tăng áp lực cạnh
tranh cho HiteJinro.
- Nghị định về kinh doanh rượu được ban hành rất rõ ràng, tạo điều kiện cho
việc phân phối, bán sản phẩm rượu Soju của công ty.
- Nhà nước ban hành Nghị định 100 về xử phạt giao thông có liên tới việc sử
dụng rượu bia khiến cho lượng tiêu thụ rượu bia bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gây ra một số rào cản cho việc phân
phối, bán sản phẩm rượu Soju (như cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng
rượu, bia; bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;...)
B. Xã hội
 Nhân khẩu học
- Cơ cấu tuổi tác: nhóm tuổi từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% trong cơ cấu dân số
Việt Nam (số liệu ghi nhận theo danso.org – năm 2019). Đây cũng là nhóm
tuổi chính tiêu thụ sản phẩm rượu Soju; cơ cấu nhóm tuổi này lớn đồng
nghĩa với tiềm năng khai thác và tiêu thụ cao
- Cơ cấu giới tính: nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2% (2019)

Tỷ lệ khá đồng đều, không ảnh hưởng nhiều tới việc tiêu thụ sản phẩm rượu
Soju vì hương vị của rượu phù hợp với mọi giới tính, mọi độ tuổi.
 Văn hóa
- Truyền thống văn hóa rượu của người Việt đã có từ lâu đời. Rượu là thứ
khơng thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi của người Việt. Điều này tạo
thuận lợi cho việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm rượu Soju.
- Văn hóa Hàn Quốc ngày càng du nhập sâu rộng vào Việt Nam thông qua
phim ảnh, ca nhạc. Điều này giúp cho hình ảnh, tên tuổi của rượu Soju được
người tiêu dùng Việt Nam biết đến và đón nhận.
C. Cơng nghệ
- Cơng nghệ sản xuất rượu của Hàn Quốc hiện đại, đảm bảo chất lượng
- Công nghệ phát triển giúp cho việc quản lý, phân phối sản phẩm diễn ra dễ
dàng và thuận tiện hơn
D. Kinh tế
7

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

- GDP Việt Nam năm 2020 đạt 271.158.442.059 USD, tăng trưởng GDP năm
2021 ước đạt 2,58%, đây là một con số tương đối thấp so với các năm trước
bởi ảnh hưởng của đại dịch
- Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt
khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73.000 đồng so với năm 2020.
- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2021 là 2,99%, tăng
0,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Nhận xét: Nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhu cầu
tiêu dùng giảm. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới lượng tiêu thụ sản phẩm.

2. Môi trường vi mô
A. Môi trường ngành
Phân tích theo mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter - nhà quản trị
chiến lược nổi tiếng của đại học Harvard

Những áp lực mà Hitejinro cần phải đối mặt đó là:
8

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Soju thành phần chính là gạo và hầu như ln ln kết hợp với những thành
phần khác, như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột, những
nguyên liệu rất dễ tìm kiếm ở Châu Á và đặc biệt là Đơng Nam Á hơn thế
nữa HiteJinro cịn là thương hiệu rượu Soju lâu đời (từ 1924) và chiếm tới ¼
thị phần rượu Soju tại Hàn Quốc, mối quan hệ giao thương giữa Hàn và Việt
cũng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Vì vậy khi có mặt tại Việt Nam, tất
cả sản phẩm đều được phân phối độc quyền từ Hàn Quốc, nguồn cung ứng
được ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung
cấp đối với HiteJinro là không đáng kể tại thị trường Việt Nam.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty HiteJinro.
Khách hàng gồm 2 nhóm là: khách bán hàng và đại lý, nhà phân phối, điểm
bán lẻ
Cả 2 nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành

thơng qua quyết định mua hàng. Với xu thế khách hàng hướng tới đồ uống
chất lượng cao, mới lạ, dễ uống, dễ mua, HiteJinro phải hướng tới việc đầu
tư mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Sản xuất đồ uống có cồn là một ngành hàng hết sức hấp dẫn đối với nhiều
doanh nghiệp vì kinh tế ngày càng phát triển, đời sống và thu nhập của
người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng đồ uống tinh chế ngày càng
lớn, trong khi đó rào cản để gia nhập ngành lại ít vì vốn đầu tư ban đầu
không lớn, việc xây dựng mạng lưới bán hàng không mấy khó khăn,... nên
HiteJinro ln ln tiềm ẩn những đối thủ cạnh tranh, nguy cơ từ những
công ty lớn đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đầu tư vào ngành đồ
uống bất cứ lúc nào, vì thế Hitejinro cần phải có chiến lược mở rộng kênh
phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng
thương hiệu.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Phần lớn khách hàng của Hitejinro là giới trẻ, họ có sở thích sử dụng rượu
để thỏa mãn những nhu cầu chính đó là:
 Tụ họp bạn bè
9

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

 Bàn bạc, trao đổi cơng việc
 Giải trí
Vậy các sản phẩm thay thế của rượu soju là một hàng hóa hoặc dịch vụ có
thể thỏa mãn các nhu cầu kể trên. Một số hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
được rượu đó là: uống cafe, uống trà… Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay

thế đối với rượu Jinro Soju khá lớn. Để giữ vững ổn định và phát triển,
Hitejinro cần có chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm rượu soju của mình
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Với đặc thù cấu trúc ngành là ngành phân tán, có rất nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau nhưng khơng có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi
phối các doanh nghiệp cịn lại vì vậy có những thuận lợi khó và khó khăn đó
là:
 Thuận lợi: Mơi trường kinh doanh bình đẳng, khơng có sự độc quyền
hoặc bảo hộ của nhà nước đối với bất kỳ đối thủ nào
 Khó khăn: Tuy HiteJinro là hãng rượu lớn, lâu đời từ Hàn Quốc
nhưng chỉ mới xuất hiện và được ưa chuộng ở Việt Nam chưa tới 10
năm (từ 2015), vẫn cịn là tên tuổi mới, bên cạnh đó Soju là dịng rượu
ngoại nhập nên càng gặp nhiều khó khăn từ các thương hiệu rượu, bia
truyền thống, nổi tiếng tại Việt Nam. Tất cả các thương hiệu đều cạnh
tranh bình đẳng, khơng được nhà nước bảo hộ cũng là một phần áp
lực đối với doanh nghiệp.
B. Đối thủ cạnh tranh
Rượu Yipsejoo Soju, Rượu Chum Churum Soju, Rượu Good Day Soju,
Rượu C1 Blue, Rượu Core Soju
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Chum Churum và Good Day và Yipsejoo
Soju

Điểm
mạnh

Chum Churum

Good Day

Yipsejoo Soju


Thuộc về tập đoàn Lotte
=> Điểm mạnh về vốn
=> Thị phần lớn (do Lotte
đã có mặt tại VIỆT NAM từ
1998, sở hữu hơn chuỗi hơn
210 nhà hàng, có mặt trên

Rượu
Soju
Good Day, nhà
sản xuất Muhak,
Hàn Quốc.
=> giá rẻ (55k)

Bohae Brewery Co.
Lt - Korea một trong
những nhà sản xuất
rượu soju hàng đầu
Hàn Quốc

10

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

30 tỉnh/thành trên cả nước
và đứng đầu ngành công

nghiệp ăn uống quốc nội)
=> Đa dạng sản phẩm:
thanh yên, nho, dâu, sữa
chua, việt quất, đào, táo…
Điểm
yếu

C.
-

-

-

-

 giá giao động từ 7280k
=> Giá thành cao,
dòng soju cao cấp

-Chưa đa dạng
dòng sản phẩm,
nguồn lực chưa
lớn, chưa có
website
chính
thức, kênh phân
phối độc quyền

 Chưa


website chính
thức,
khách
hàng khó tiếp
cận thơng tin


 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh là lớn: kể cả giá và chất lượng sản phẩm
cùng độ đa dạng. Jinro cần có chiến lược marketing, chiến lược xây
dựng và định vị phù hợp.
Nội bộ doanh nghiệp
Cơng ty Hitejinro Việt Nam có nguồn lực về tài chính lớn bởi đây là cơng ty
có vốn đầu tư 100% từ Hàn Quốc. Điều này tạo ra lợi thế về mặt chi phí cho
doanh nghiệp trong việc thực hiện các kế hoạch marketing của mình.
Doanh nghiệp có nguồn cung ứng sản phẩm ổn định, đảm bảo chất lượng
bởi tất cả các sản phẩm rượu soju đều được phân phối độc quyền từ Hàn
Quốc.
Doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối đa dạng, rộng khắp. Hiện nay,
Hitejinro đang sử dụng tốt các kênh phân phối của mình, từ các siêu thị lớn,
các cửa hàng tiện lợi, các sàn thương mại điện tử cho đến các nhà hàng,
quán ăn…
Sản phẩm rượu soju của doanh nghiệp rất đa dạng về hương vị, nồng độ cồn,
dung tích và bao gói. Sự đa dạng này giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa
chọn hơn, dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng khác nhau.

11

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()



lOMoARcPSD|2935381

- Cơng ty Hitejinro Việt Nam có đội ngũ nhân sự trẻ tuổi, nhạy bén với thị
trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu là giới trẻ. Nhờ vào đội ngũ nhân sự
này mà cơng ty có được những kế hoạch marketing phù hợp.
3. Phân tích SWOT
S: STRENGTH
- S1: HiteJinro Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% Hàn Quốc bởi
vậy sẽ được thừa hưởng tồn bộ cơng nghệ, kỹ thuật từ chính quê hương của
rượu Soju.
- S2: Về cơ bản, doanh nghiệp sẽ có được một nguồn lực mạnh và bền vững
do HiteJinro đã có mặt khơng chỉ ở Hàn Quốc mà còn là 5 quốc gia khác
trên thế giới.
- S3: Có hệ thống phân phối và nguồn đầu vào sản phẩm chất lượng, đảm bảo
hơn đối thủ cạnh tranh do có sự hậu thuẫn từ Hàn Quốc.
- S4: Sản phẩm đa dạng với nhiều hương vị (Đào, Mận, Nho, Bưởi, Gạo, vị
thuần khiết, vị nguyên bản), nhiều cách thức bao gói đa dạng (dạng chai
nhựa, chai thủy tinh, dung tích từ 200ml, 360ml đến 1L và 1.8L), nồng độ
cồn cũng trải dài từ 13 đến 25%; thậm chí có cả sản phẩm nước khống.
- S5: Đội ngũ nhân viên trẻ tuổi (có xu hướng tích cực bắt trend, nhạy bén với
thị trường và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ)
W: WEAKNESS
- W1: Lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp là người Hàn Quốc nên dễ gây ra
một số bất đồng từ phong cách làm việc đến văn hóa nội bộ của cơng ty.
- W2: Kênh phân phối chưa đủ vững mạnh, khiến cho nhân viên cơng ty vẫn
phải đi tìm kênh phân phối trên 1 số trang web online

12


Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

- W3: HiteJinro Việt Nam đối mặt với một lùm xùm “trốn thuế” vào năm
2019. Bài đăng được viết bởi báo: Chất lượng và cuộc sống. (Dù câu chuyện
đã diễn ra từ 2019 nhưng đối thủ cạnh tranh vẫn có thể tận dụng lỗ hổng này
để đánh vào hình ảnh thương hiệu của HiteJinro)

- W4: Chưa có tịa nhà làm việc riêng (trụ sở trước đặt tại tòa nhà Keangnam
Landmark 72 và giờ là tại tịa nhà đối diện đó - Handico, Mễ Trì, Nam Từ

13

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Liêm, Hà Nội). Đây là một trong số các yếu tố khiến cho HiteJinro Việt Nam
chưa có được độ nhận diện thương hiệu cao
- W5: Jinro Soju vẫn chưa được xuất hiện nhiều tại các cửa hàng, nhà hàng
Việt Nam.
O: OPPORTUNITY
- O1: Văn hóa Hàn Quốc đã và đang trở nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là
với giới trẻ Việt Nam. Năm 2022 sẽ là dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Hàn Quốc, với nền móng vững chắc này, chắc chắn trong
tương lai con người và văn hóa VIỆT NAM - HÀN QUỐC sẽ có thêm nhiều
sự gắn kết giao lưu. Đây sẽ là cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa văn hóa HÀN

QUỐC và HiteJinro sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển với Soju.
- O2: Sau hơn 15 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Soju đang ngày một
khẳng định được vị thế của mình bởi nhận được nhiều sự ưa chuộng từ quốc
gia 97 triệu dân.
- O3: Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng
nhanh (đạt 6 - 7% vào những năm 2015 đến 2019; 2 năm sau đó gánh chịu
sự ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 nên con số này giảm xuống còn 2% song đây vẫn được nhận định là tín hiệu đáng mừng do 2 vẫn là con số thể
hiện sự tăng trưởng dương). Với đặc điểm này, Việt Nam sẽ là một thị
trường thích hợp để khai thác mảng thực phẩm phục vụ giải trí, thư giãn
(Đặt lên bàn cân, những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kém, thu nhập thấp,
người dân của họ phần nào cũng ít chú ý đến những “cuộc vui”)
- O4: Dân số Việt Nam có đặc điểm là dân số trẻ và những năm ở hiện tại
cũng là thời điểm “dân số vàng”. Với nhóm tuổi từ 15-64 chiếm 68.0% (số
liệu báo cáo vào năm 2019 tại web danso.org). Trong khi đó, đây chính là
nhóm tuổi quan trọng nhất của Soju - một cơ hội lớn cho HiteJinro ở thị
trường giàu tiềm năng này.
T: THREAT
- T1: Trong khi thị trường Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho HiteJinro nhưng
đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tương
tự. Điều này gây ra những thách thức cho HiteJinro về việc “đối phó” với
đối thủ cạnh tranh cả cũ và mới.
14

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

- T2: Rượu là sản phẩm tiêu thụ đặc biệt bởi vậy cũng vấp phải nhiều khó
khăn trong việc đưa ra các quyết định về giá (do phải gánh nhiều loại thuế

quan)
- T3: Rượu bia (các sản phẩm có cồn nói chung) cùng với thuốc lá và một số
sản phẩm bị hạn chế tiêu thụ khác thì khơng được nhà nước Việt Nam
khuyến khích tuyên truyền, quảng bá. Điều này gây ra những thách thức cho
doanh nghiệp nói chung và bộ phận Marketing nói riêng ở mảng Marketing
cho Jinro Soju
- T4: Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đặt nặng vấn đề thuần phong mỹ
tục và đặc biệt tôn trọng những nét truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, nó đặt
ra thách thức cho doanh nghiệp phải làm truyền thông thật khéo léo, tránh
gây phản cảm và truyền bá tư tưởng “nhậu nhẹt” lệch lạc.
- T5: Một thách thức nữa đối với HiteJinro là độ nhận diện thương hiệu chưa
cao. Theo quan sát, phần lớn người tiêu dùng thường chưa quan tâm nhiều
đến thương hiệu của rượu Soju mà có xu hướng mua hàng dựa vào sự tiện
lợi trong quá trình mua (như cửa hàng tiện lợi, gần chỗ họ cần) và giá cả
phải chăng
Nhận xét
- Sử dụng nguồn nhân lực trẻ, có khả năng thích ứng cao để linh hoạt xử lý
trong những bất đồng văn hóa, ngôn ngữ, cách thức làm việc giữa Việt Nam
và Hàn Quốc nếu điều này có xảy ra ở doanh nghiệp.
- HiteJinro có sự vững chắc về tài chính (do được đầu tư 100% vốn nước
ngồi), do đó DN có thể dùng nó để triển khai một trụ sở riêng nhằm định vị
DN độc lập, có uy tín và cũng để khắc phục lùm xùm về thuế năm 2019.
- Các sản phẩm Soju đều được phân phối chính hãng từ Hàn Quốc nên hoàn
toàn đảm bảo chất lượng và đủ điều kiện để góp mặt tại các chuỗi siêu thị
bán lẻ cũng như cửa hàng, nhà hàng (đặc biệt là nhà hàng - nơi mà Soju còn
chưa được xuất hiện nhiều)
- Đẩy mạnh phân phối cả 2 kênh On Trade và Off Trade trong lúc Việt Nam
đang là 1 thị trường tiềm năng với bia, rượu và trong giai đoạn phát triển của
sản phẩm.
- Lợi thế về nguồn hàng chất lượng sẽ là cơ sở nền móng vững chắc để

HiteJinro có thể đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

15

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

II.
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Đối tượng phân đoạn: Thị trường rượu Hàn Quốc tại Việt Nam
Phân đoạn theo phương pháp truyền thống
1. Các tiêu thức
1.1: Nhân khẩu học
Độ tuổi:
Ở những độ tuổi khác nhau thì sẽ có hành vi sử dụng rượu bia khác nhau. Cụ
thể trong một bài nghiên cứu của công ty GMO-Z.com cho thấy: độ tuổi từ
25 - 34 có tỉ lệ sử dụng rượu bia cao hơn so với các lứa tuổi 18 đến 24.
 18 đến 24 tuổi
 25 đến 34 tuổi
 35 đến 40 tuổi
 Trên 40 tuổi
Giới tính:
Ngày nay, vấn đề bình đẳng giới được tơn trọng nên việc sử dụng rượu bia
không chỉ mặc định dành riêng cho nam giới nữa. Có rất nhiều sản phẩm với
mức đồ cồn nhẹ dành cho nữ giới. Theo dự báo, số lượng phụ nữ sử dụng đồ
uống có cồn đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, nữ giới sẽ ưu tiên sử
dụng các loại rượu có nồng độ cồn nhẹ hơn.
Ngoài ra, mức độ tiêu thụ rượu bia trung bình hằng ngày của 2 giới cũng

tương đối khác nhau.
 Nam
 Nữ
Địa lý:
Ngày nay tình trạng sử dụng bia rượu ở thành thị và nông thôn đều rất cao,
thậm chí khu vực nơng thơn có tỷ lệ người đã từng uống đồ uống có cồn cao
hơn hẳn so với thành thị. Tuy nhiên, loại rượu được ưa thích sử dụng ở nơng
thơn là loại rượu có nồng độ cồn cao. Cịn ở thành thị thì mật độ các nhà
hàng dày đặc hơn, đặc biệt là những hàng nướng, vậy nên Hinte Jinro có thể
tập trung vào những khách hàng ở thành thị.
 Thành thị
 Nông Thôn
Thu nhập
 < 1.5 triệu hoặc khơng có thu nhập
 1.5 đến dưới 3 triệu đồng
16

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

 3 đến dưới 5 triệu đồng
 5 đến dưới 7.5 triệu đồng
 7.5 đến dưới 15 triệu đồng
 15 triệu đồng trở lên
1.2: Tâm lý
Thế giới ngày càng hiện đại và phát triển, đặc biệt là internet và các trang
mạng xã hội. Vì thế mà nền văn hóa Hàn Quốc giờ đây đã khơng cịn q xa
lạ với người VIỆT NAM nữa, đặc biệt là giới trẻ. Vậy nên những người có

xu hướng ưa thích văn hóa Hàn Quốc sẽ có sự nhận biết nhất định, quen
thuộc và dễ bị ảnh hưởng và tiếp nhận rượu Soju hơn.
Những người ưa thích tụ tập bạn bè sẽ có nhiều cơ hội để tiêu dùng loại đồ
uống này hơn, và những buổi ăn uống vui vẻ những người có tính cách thích
lưu giữ kỉ niệm, chia sẻ khoảnh khắc trên mạng là những người dễ dàng gắn
kết với sản phẩm hơn thơng qua các chiến dịch truyền thơng.
 Ưa thích tụ tập bạn bè
 Ưa thích văn hóa Hàn Quốc (xem phim, nghe nhạc Hàn,...)
 Thích chia sẻ khoảnh khắc, lưu giữ kỉ niệm trên mạng xã hội
1.3: Hành vi
Theo một khảo sát từ Q&Me 2015, lý do sử dụng đồ uống có cồn ở phụ nữ
chủ yếu vào các dịp đặc biệt, dễ dàng hơn trong giao tiếp xã hội, tìm kiếm
niềm vui và xả stress. Cũng tương tự với nam giới, rượu được sử dụng
thường xuyên với mục đích một phần trong các nghi thức xã hội, để phục vụ
cơng việc, xây dựng các mối quan hệ. Chính vì vậy hành vi của thị trường
mục tiêu sẽ được xác định như sau.
Lý do mua hàng: Mua vào những dịp tụ tập bạn bè, người thân, đồng
nghiệp
Lợi ích tìm kiếm ở sản phẩm: Tăng cảm giác thú vị, hịa mình vào đám
đơng, đối phó với nỗi buồn, xả stress, sản phẩm có thiết kế bắt mắt.

17

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu mà HiteJinro lựa chọn ở đây là:

 Nam nữ từ 18 đến 34 tuổi (Tuy nhiên sẽ nghiêng về phái nữ nhiều hơn do
nữ giới có xu hướng sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn thấp như soju
nhiều hơn) ở Thành thị (đặc biệt là Hà Nội, Thành phố HCM, Đà Nẵng)
 Có thu nhập tầm trung, cụ thể là 3 đến 15 triệu đồng/tháng.
 Họ có tâm lý hay tụ tập bạn bè, có tìm hiểu vào ưa thích văn hóa nước
ngồi, đặc biệt là văn hóa Hàn Quốc.
 Họ mua và tiêu dùng sản phẩm rượu nhằm mục đích tụ tập bạn bè, người
thân, đồng nghiệp để tăng cảm giác thú vị, hịa mình vào đám đơng, đối
phó với nỗi buồn, xả stress.
Vậy làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của thị trường này?
 Phải có thiết kế bắt mắt nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu được chia sẻ
hình ảnh, khoảnh khắc của họ lên MXH.
 Tích cực xây dựng hình ảnh gắn liền với văn hóa Hàn Quốc để thỏa mãn
mong muốn tiêu dùng sản phẩm mang đậm nét văn hóa Hàn.
 Tiếp cận và phân phối tại các nhà Hàng nhằm tăng độ tiện lợi khi họ tụ
tập bạn bè, người thân tại các quán ăn.

18

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU
I.
Mục tiêu định tính
Tăng độ nhận diện thương hiệu
II.
Mục tiêu định lượng

- Tăng 1% thị phần rượu tại Việt Nam
- Bán ra 500.000 chai Jinro Soju trong vòng 6 tháng tới
- Tăng từ 5.000 lên 5.100 điểm bán lẻ trên toàn quốc

19

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING
I.
Định hướng chiến lược
A. Những vấn đề hiện tại đang phải đối mặt
- Bên trong doanh nghiệp
 Độ nhận diện thương hiệu chưa cao
 Bất đồng giữa 2 nền văn hố
- Bên ngồi doanh nghiệp
 Đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu rượu nói riêng và các
loại đồ uống nói chung (cả đồ có cồn lẫn và khơng cồn)
 Đối mặt với sự suy giảm kinh tế do đại dịch Covid
 Sự cạnh tranh về giá do rượu là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
B. Dự báo những ảnh hưởng của tương lai
- Tích cực:
 Trong thời gian 3 tháng tới, dịch bệnh Covid-19 có thể trở thành một
căn bệnh đặc hữu, người dân trở lại cuộc sống bình thường mới từ đó
có xu hướng gặp gỡ, tụ tập bạn bè nhiều hơn sau thời gian dài cách ly
vì bệnh dịch. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản
phẩm rượu.

 Vào các tháng hè mọi người có nhiều thời gian và tâm lý muốn nghỉ
ngơi, vui chơi, tụ tập bạn bè ăn uống, tạo thuận lợi cho việc tăng
lượng tiêu thụ sản phẩm rượu.
- Tiêu cực
 Dù người dân đã và đang thích ứng với COVID-19; song không thể
phủ nhận rằng một lượng người tiêu dùng nhất định vẫn còn lo lắng
với nguy cơ tái nhiễm; bởi vậy họ có tâm lý đề phịng, khơng tụ tập ăn
uống; điều này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ tiêu thụ sản
phẩm rượu.
C. Định hướng chiến lược
- Tăng cường mở rộng các nhà phân phối, đại lý rượu bia tại Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận
- Gia tăng độ nhận diện và bao phủ của doanh nghiệp: ngoài sử dụng các kênh
social media như Instagram, Facebook, Youtube, đặc biệt sử dụng thêm nền
tảng Tiktok (dễ tiếp cận, thân thiện với người dùng mới, dễ tạo trend)
- Thời gian diễn triển khai kế hoạch: 6 tháng cuối năm 2022
20

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()



×