Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài cách làm bài nghị luân về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.72 KB, 4 trang )

Soạn bài: Cách làm bài nghị luân về tác
phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Cách làm bài nghị luân về tác phẩm truyện (Chi
tiết)
• I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

• II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC
ĐOẠN TRÍCH)

• IV. LUYỆN TẬP

Soạn bài: Cách làm bài nghị luân về tác phẩm truyện (Chi
tiết)
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
a. Các đề bài trên đã nêu ra vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện- Từ nhân vật Vũ Nương
trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ bày tỏ những trăn trở, suy tư về số
phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Tình tiết của cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.


- Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du bày tỏ suy nghĩ về thân phận Thuý
Kiều.
- Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng.
b. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài địi hỏi phải làm khác nhau như thế nào
- Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm dựa trên những tiêu
chí cụ để từ đó đánh giá, nhận xét về giá trị của tác phẩm đó.
- Suy nghĩ: Phân tích tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hoặc quan điểm nào đó.
Dạng đề bài u cầu “Suy nghĩ” sẽ mang màu sắc cá nhân của người viết hơn là đề bài “Phân tích”



II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC
ĐOẠN TRÍCH)
Tham khảo các bước làm bài trong Sách giáo khoa

IV. LUYỆN TẬP
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Viết phần Mở bài và một đoạn Thân bài
* Hướng dẫn lập dàn ý (Học sinh có thể dựa vào dàn ý để lựa chọn luận điểm mà mình thích để
viết mở bài hoặc 1 đoạn thân bài)
1. MB
- Khái quát nội dung tư tưởng của tác phẩm
2. TB
LĐ 1: Tác phẩm cho thấy cuộc đời bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng của người nông dân
trong xã hội cũ.
- Khái quát về cuộc đời lão Hạc
- Rút ra kết luận về số phận chung của những người nông dân trong giai đoạn ấy


LĐ 2: Bên cạnh đó tác phẩm cịn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn đầy tự trọng, thấm đẫm tình yêu thương
của những con người cùng khổ ấy
- Lòng thương con
- Yêu thương và trân trọng con vật bên mình
- Đau khổ day dứt vì phải bán con Vàng
- Tự trọng đến hơi thở cuối cùng của cuộc sống
LĐ 3: Thơng điệp nhân văn mà tác giả gửi gắm
- Xót thương cho số phận bất hạnh của người nông dân
- Bày tỏ niềm tin về nhân phẩm con người ngay kể khi họ lâm vào tình trạng khơng cịn gì để mất.
- Lên án xã hội vơ nhân tính
3. KB

- Tác phẩm đã khắc họa rất thành cơng hình ảnh người nông dân ( số phận + vẻ đẹp)
+ Qua đó thể hiện được tài năng và tấm lịng nhân đạo của tác giả.

* Bài viết mẫu tham khảo
1. Mở bài:
Đề tài “nông dân” là mảnh đất màu mỡ được nhiều cây bút đào sâu khái thác như Ngô Tất Tố với
“Tắt đèn”, Kim Lân với “Làng”. Đặc một trong những cây bút đặc sắc nhất trong mảng đề tài này
chính là Nam Cao với tác phẩm “Lão Hạc”. Qua tác phẩm, nhà văn để lại trong lòng người đọc
bao dư âm về thân phận khốn khổ của người nông dân trong xã hội cũ và vẻ đẹp tâm hồn của chính
họ.
1. Thân bài: Suy nghĩ về luận điểm 2
Lão Hạc là người cha thương con vô điều kiện. Cuộc đời lão đầy đau khổ và bất hạnh, tuy vậy
dường như mọi tình yêu lão đều dồn hết cho con. Vợ mất sớm, một mình lão vị võ ni con một
mình. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cưới cao, nên anh con
trai khơng lấy được vợ, quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Nó trở thành niềm day dứt khơn ngi của
lão vì khơng thể lo được cho con. Cũng vì thương con mà dù phải ăn uống tằn tiện, sống trong
kham khổ lão vẫn kiên quyết không động đến mảnh đất của con. Lão hi sinh thực tại của mình vì
tương lai của con. Đến khi có con Vàng, tình thương và nỗi nhớ con đến da diết được lão dồn hết


S
o

vào con chó. Lão ăn gì thì nó ăn nấy, lão trị chuyện, mắng u nó như nói với con mình. Nhưng
rồi cuối cùng vì cuộc đời xơ đẩy, lão phải bán "cậu Vàng" đi vì khơng thể lo mỗi ngày 3 hào gạo
cho cả nó và lão. Bán con vàng đi nhưng trong tâm thâm lão chưa có một ngày nào được thanh
thản và an yên. Trong cơn cùng cực ấy, lão lựa chọn cái chết như một sự giải thốt cho chính mình
và một lời tạ lỗi với con Vàng. Dù có nghèo khổ bao nhiêu thì lão vẫn phải sống ngẩng cao đầu và
đến cả lúc chết, lão cũng phải chết trong sự trong sạch. Lão Hạc chính là minh chứng cho lối sống
“Đói cho sạch, rách cho thơm” của người nơng dân.

Tham khảo tồn bộ:

ạn văn 9 ( chi tiết)



×