Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

giới thiệu một số vấn đề cơ bản về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực đầu tư của cộng hoà liên bang myanmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.47 KB, 14 trang )

Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hồ LB Myanmar tại TP.HCM
1

Tài liệu về chương trình xúc tiến thương mại
và đầu tư Việt Nam – Myanmar 2012 - 2013









GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HỒ LIÊN BANG MYANMAR

Phần I . TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI MYANMAR

1. Thơng tin cơ bản
Tên nước: Cộng hồ Liên bang Myanmar ( Republic of the Union of Myanmar ) từ 30/3/2011
Thủ đơ: Nay Pyi Taw (từ tháng 12/2006), Trước đó là Yangon
Diện tích: 676.500 Km
2

Dân số: 60 triệu người ( Số liệu 2010 )
Dân tộc: Người Burman ( tức Miến Điện 68% ), người Shan ( 9% ), người Karen ( 7% ), người
Rakhine ( 4 % ), người Hoa ( 3 % ), người Ấn ( 2 % ), người Mon ( 2 % ) và các dân tộc khác chiếm
5%.
Tốn giáo : Đạo phật ( 89%), Hồi giáo ( 4 % ), Thiên chúa giáo ( 4%), và các tơn giáo khác 3%
Ngơn ngữ : Tiếng Miến Điện ( Burmese )



2. Địa lý :
Vị trí điạ lý: Myanmar nằm ở Đơng Nam Á, có tọa độ từ 09 độ 32 phút đến 28 độ 31 phút vĩ Bắc và
92 độ 15 phút đến 101 độ 11 phút kinh Đơng. Có biên giới chung với Trung Quốc ( 2.185 km), Lào (
235 km ), Thái Lan ( 1.800 km ), Ấn Độ (1.463 km ), Băng-la-đét ( 193 km ) và bờ biển dài 2.276 km
( gồm biển Andaman và vịnh Bengal)
Tài ngun thiên nhiên : Rừng chiếm khoảng 70% diện tích; Khống sản có đá q ( Đá Saphia, Rubi
) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, măng gan, đá granit, than, đá vơi, cát, v.v…

3. Thể chế và cơ cấu hành chính:
Về hành chính: Myanmar theo thể chế Liên bang với 7 bang và 7 khu hành chính (tương đương bang)
Vế chính trị: Cơ quan quyền lực cao nhất hiện nay là Quốc hội được bầu 07/11/2010, Có 02 viện Hạ
viện, Thượng viện và cơ quan lập pháp cấp bang, khu vực; Nội các chính phủ được bầu tháng
02/2011 có 35 vị, gồm Tổng thống, 02 phó tổng thống và 33 Bộ trưởng và tương đương.
Đứng đầu chính quyền Myanmar là tổng thống Thên Sên được quốc hội bầu tháng 2/2011
4. Kinh tế
- Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Thống tướng
Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ này đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới
750.000 du khách tới nước này hàng năm. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu.



LÃNH SỰ DANH DỰ CỘNG HOÀ
LIÊN BANG MYANMAR
TẠI TP HỒ C
HÍ MINH

-

VIỆ

T NAM




Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
2

- Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ
nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên
minh Châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước
ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó
cũng là đầu mối xuất khẩu ma túy lớn nhất, và dọc theo sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở
mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa, từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Đường
giao thông thường không được trải nhựa, trừ các thành phố lớn. Thiều hụt năng lượng là điều thường
thấy trong nước, kể cả Yangon. Myanmar cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới,
chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguồn cung cấp các tiền chất ma túy lớn gồm cả
amphetamines. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật
liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiều hụt nguồn nhân công trình độ cao
cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanmar.
- Lạm phát luôn ở mức 2 con số từ năm 2005 đến nay và đang có chiều hướng giảm.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar đã thặng dư lên tới gần 8 tỷ USD trong năm 2007, hơn 9
tỷ USD năm 2008, đạt thặng dư thương mại trong 6 năm liên tiếp kể từ 2003. Trong đó thu nhập từ
xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm hơn 40% tổng kim ngạnh xuất khẩu của nước này.
Ngoài khí đốt tự nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Myanmar là nông sản, thủy sản và
lâm sản, trong khi các sản phẩm nhập khẩu chủ chốt của nước này là máy móc, dầu thô, dầu ăn, sản
phẩm y tế, xi măng, phân bón và sản phẩm tiêu dùng. Myanmar hiện đang chú trọng đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản, một trong những ngành đóng góp đáng kể cho GDP và nguồn thu ngoại tệ của quốc
gia Đông Nam Á này. Với 2.800 km đường biển và khoảng 500.000 hécta đầm lầy dọc theo bờ biển,

Myanmar có sản lượng thủy sản ước đạt trên 1 triệu tấn/năm xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, các nước Trung Đông, Liên minh châu Âu ( EU ), Hàn Quốc.
Trong 7 tháng đầu năm 2009, Myanmar xuất khẩu hàng hoá ước đạt 3.376,8 triệu USD, giảm 1,9%;
nhập khẩu hàng hóa ước đạt 2.017,6 triệu USD, giảm 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất tới 74 thị
trường và nhập từ 86 thị trường trên thế giới.
- Năm 2010, Myanmar đã xuất siêu hơn 3,4 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp chính của khoáng sản
(xuất siêu 2,27 tỷ USD) và nông sản (xuất siêu hơn 1,05 tỷ USD).
- Năm 2011, chấp nhận chuyển sang nhập siêu (Tổng kim ngạch 2011 = 15 tỷ$; T.đó: xuất 7,1, nhập
8,2; Nhập siêu 1,1 tỷ $).
GDP
Trong cải cách kinh tế, Myanmar đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng trưởng GDP từ 1989
đến 1996 lần lượt được cải thiện. Trong kế hoạch 5 năm (1996- 2001), GDP của Myanmar phát triển
trung bình 6% năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng
trưởng GDP trung bình 7.2% /năm.
GDP năm 2008 đạt 27,2 tỷ USD (B/q 473 USD/người), dự kiến 2009 là 29,4 tỷ USD, tăng trưởng
8%, đứng thứ 33 về quy mô so với toàn Châu Á (Phillipin 17, Việt Nam 24, Bangladesh 25, Brunei
38, Campuchia 42, Lào 44). Năm 2011 GDP tăng trưởng 6%, bình quân 600USD/ người.
FDI
- Từ tháng 02/1998 Chính phủ Myanmar đã sớm ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do bị
Mỹ và Phương tây cấm vận nên đầu tư bên ngoài vào Myanmar chưa nhiều. Tính tới cuối năm 2008,
tổng số đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Myanmar đạt hơn 15 tỷ USD với 374 dự án từ 25 nước và
lãnh thổ trong đó đầu tư từ các nước ASEAN chiếm 51,64% ( chủ yếu là Thái Lan), nhưng hiệu quả
đầu tư chưa cao, tỷ lệ giải ngân thấp ( khoảng 50 %). Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài của Myanmar còn nhiều bất cập, hệ thống dịch vụ ngân hàng yếu kém, hệ thống
thông tin lạc hậu, hàng rào thuế quan quá cao…
- Năm 2011 tới nay, khi Mỹ và EU dỡ bỏ cấm vận từng phần, dòng vốn đầi tư nước ngoài (FDI) đổ
vào nước này trong năm tài khóa 2010-2011 đạt gần 20 tỷ USD, nhiều hơn con số cộng lại của cả 2
thập niên qua và thậm chí vượt cả Việt Nam . Trong đó, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, với
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
3


8,27 tỷ USD từ đại lục và 5,39 tỷ USD từ Hồng Công. Sau đó là các nhà đầu tư Thái Lan, với 2,49
tỷ USD. Khoảng 10,2 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.

Phần II. QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Theo luật đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988, các loại hình kinh doanh sau có
thể được thành lập tại Myanmar :
 Công ty tư nhân
 Công ty TNHH
 Công ty Liên doanh
 Công ty 100% vốn nước ngoài
Công ty nước ngoài cần phải xin cấp giấy phép khi đăng ký trong khi các liên doanh với vốn góp
của nhà nước sẽ được đăng ký và thành lập theo Luật Công ty đặc biệt và Luật công ty Myanmar
 Mục tiêu kinh doanh của các công ty phải được xác định rõ ràng và thuộc các lĩnh vực sau:
+ Công nghiệp, sản xuất và xây dựng
 Thương mại
 Dịch vụ
 Dịch vụ khách sạn
 Du lịch
 Đá quý ( cho công ty nội địa)
 Ngân hàng
 Bảo hiểm
 Chính sách đầu tư nước ngoài: là một thành phần trong chính sách tái cơ cấu và phát triển kinh
tế một cách toàn diện của chính phủ Myanmar. Luật đầu tư nước ngoài của Myanmar ra đời nhằm
thực hiện chính sách này với mục tiêu tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư khai thác tài nguyên thiên
nhiên, thu hút được công nghệ tiên tiến, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế vùng và phát
triển các lĩnh vực kinh doanh tiết kiệm năng lượng. Ủy ban Đầu tư Myanmar ( Myanmar
Investment Commision - MIC ) được thành lập nhằm giám sát quá trình thực thi Luật và là cơ quan
phê duyệt đầu tiên đối với các dự án đầu tư

 Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hoặc doanh nghiệp liên doanh, trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm tối thiểu 35% vốn.
 Vốn pháp định: Vốn tối thiểu đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệp là 500.000
USD trong khi đối với doanh nghiệp dịch vụ là 300.000 USD
 Đơn vị cấp phép: Ủy Ban Đầu Tư sẽ cấp phép, gia hạn, ân hạn hoặc sửa đổi kỳ hạn của giấy phép
cho nhà đầu tư trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được Ủy ban xem xét chấp thuận
 Lĩnh vực họat động: Luật doanh nghiệp nhà nước quy định 12 hoạt động kinh tế chỉ dành riêng
cho doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên, Chính phủ có thể cấp phép để các doanh nghiệp khác thực
hiện các họat động này.
 Ưu đãi thuế: Myanmar dành nhiều ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư nước ngoài
 Các cam kết: Quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập ra nước ngoài sau khi đã nộp thuế đầy đủ;
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được chính Phủ đảm bảo không bị quốc
hữu hóa
 Một số lưu ý khác:
 Một tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ ký kết bảo hiểm với công ty bảo hiểm
Myanmar
 Việc bổ nhiệm nhân sự cần ưu tiên trước hết cho công dân sở tại. Ủy ban đầu tư có thể, nếu
thấy cần thiết, cho phép bổ nhiệm các chuyên gia, kỹ thuật viên từ nước ngoài
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
4

 Các tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ được mở một tài khoản ngoại tệ hoặc
tài khoản Kyat tại Ngân hàng Ngoại Thương Myanmar để giao dịch tài chính như gửi, rút và
chuyển ngoại tệ và đồng kyat liên quan đến kinh doanh
 Đồng ngoại tệ trong Luật đầu tư sẽ được phép chuyển ra nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại
Thương Myanmar.

Phần III. CƠ CHẾ XUẤT NHẬP KHẦU CỦA MYANMAR

1. Cơ chế xuất khẩu:


 Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế và đa dạng hóa thị
trường nước ngoài bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực trong
nước. Tăng nhanh, đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm là những
mục tiêu chính của chính sách xúc tiến xuất khẩu
 Myanmar đã cố gắng nỗ lực để phát triển Ngành Nông Nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Một số ngành công nghiệp chế biến đã được chú trọng phát triển trong vài năm qua. Những
sản phẩm xuất khẩu chính là nông sản, gỗ, lâm sản, hải sản, quặng và kim loại, đá quý và một số
hàng công nghệp chế biến như: Dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ …

 Các doanh nghiệp đã đănng ký kinh doanh xuất – nhập khẩu được quyền kinh doanh thương mại
ở trong nước; được quyền nhập khẩu hàng hóa bằng toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được khi
tham gia xuất khẩu.
 Giấy phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bất cứ loại hàng hóa xuất khẩu
nào, kể cả nông sản.

2. Cơ chế nhập khẩu

 Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuất khẩu hàng hòa mà là phục vụ
hoạt động xuất khẩu hàng hóa; Thực hiện cân bằng thương mại, không được nhập siêu hàng
hóa. Các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất – nhập khẩu được quyền nhập khẩu hàng
hóa bằng toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu.

 Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóa thiết yếu; công nghệ, máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà sản
xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm.

 Một số mặt hàng được xem là không có nhu cầu nhập khẩu vào Myanmar như: Thịt, cá, tôm đông
lạnh; Sắn lát và tinh bột sắn, gừng, tỏi, lạc, rau quả ( tươi và khô); Đồ da. Một số hàng hóa bị cấm
nhập khẩu như : Nước giải khát các loại, rượu, bia, đồ uống có cồn, bánh kẹo. đồ hộp các loại (

thịt, cá, quả), mỳ sợi khô, thuốc lá điếu, văn hóa phẩm không lành mạnh.

 Giấy phép xuất-nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thương Mại - Bộ Thưong mại
Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp phép

 Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến hàng, thuế
nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu.

 Thuế nhập khẩu cùng với thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hải quan khi thông quan hàng
hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở trong nước và hàng hóa thiết
yếu với mức thuế suất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ thì có mức thuế suất cao
nhất

 Thuế doanh thu được thu theo biểu thuế của Đạo Luật Thuế Doanh thu năm 1991, và mức thuế
rất khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ. Đối với những loại hàng hóa không được
miễn thuế doanh thu, mức thuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% theo tính chất của
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
5

hàng hóa. Những loại thực phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như thuốc
lá, rượu,… thì mức thuế trên 25%
 Đánh giá thuế nhập khẩu hàng hóa được dựa trên giá trị có thể đánh giá của hàng hóa, đó là tổng
sổ giá CIF và các chi phí bốc dỡ hàng hóa ( 0,5% của giá CIF ) đối với hàng hóa đã nhập khẩu.
Thuế doanh thu cùng với thuế nhập khẩu được tập hợp và nộp tại cửa khẩu thông quan hàng hóa
nhập khẩu.

3. Thanh toán xuất - nhập khẩu hàng hóa ( ngân hàng thanh toán )

 Do Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong hoạt động xuất – nhập khẩu
hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với doanh nghiệp nước ngoài ( trong đó có doanh nghiệp

Việt Nam) tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số ngân hàng ở Singapore. Đồng thời
thanh toán chủ yếu là đồng EURO
 Các doanh nghiệp Việt Nam thường thanh toán qua các Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)
và ngân hàng HSBC tại Singapore hoặc chi nhánh của hai ngân hàng này tại thành phố HCMinh
 Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở Yangon, Myanmar. Có 3
ngân hàng thương mại nhà nước là:
 Ngân hàng Ngoại thương Myanmar ( Myanmar Foreign Trade Bank – MFTB ),
 Ngân hàng Thương mại và Đầu tư Myanmar (Myanmar Investment and Commercial Bank –
MICB )
 Ngân hàng Kinh tế Myanmar ( Myanmar Economic Bank – MEB )
Ba Ngân hàng này hướng dẫn, quản lý các giao dịch ngoại thương của Liên bang Myanmar. MEB
mở các văn phòng chi nhánh tại các điểm thông quan trao đổi thương mại hàng hóa bằng đường
bộ với các nước láng giềng.
 Ba ngân hàng trên của Myanmar đều có quan hệ hợp tác kinh doanh, trao đổi nghiệp vụ với các
ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và ngân hàng HSBC tại Singapore.
 Do quy mô xuất-nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé ( năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
đạt 6.604,8 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 3.795 triệu USD ) (Năm 2011 chấp
nhận nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu 8 tỷ USD, xuất khẩu 7 tỷ USD) nên các ngân hàng thương
mại và doanh nghiệp Myanmar thường thiếu ngoại tệ mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất –
nhập khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được
khi tham gia xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở các ngân hàng thương mại
của Myanmar mà chỉ có thể mua ngoại tệ mạnh ở thị trường chợ đen do các ngân hàng thương
mại của Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật,…
 Tỷ giá chính thức ở ngân hàng Ngoại thương Myanmar là 1 USD = 5,7 Kyat ( tháng 3 năm 2009
). Tuy nhiên, doanh nghiệp Myanmar không thể mua được USD theo tỷ giá này. Tỷ giá ở thị
trường chợ đen ngày 8 tháng 3 năm 2009 là 1 USD = 1.000 Kyats (tỷ giá tháng 04/2012: 01$ =
810 kyats)
 Một số công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tài sản, vì họ cho rằng các công ty
này tài trợ cho Chính phủ mua bán vũ khí. Bởi vậy, các công ty này không thể thanh toán qua
ngân hàng với các đối tác nước ngoài.

Danh sách một số các công ty của Myanmar bị Mỹ và Eu cấm vận, phong tỏa tài sản bao gồm:
(1) HTOO TRADING COMPANY
(2) ASIA WORLD COMPANY
(3) ZAYKABAR CO,. LTD
(4) MAX MYANMAR CO.
(5) DAGON GROUP
(6) AYAYAR SHWE WAR CO
(7) KAMBAWZA CO., LTD
(8) SHWE THAN LWIN CO.
(9) YUZANA CO., LTD
(10) OLYMPIC CO., LTD
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
6

Phần IV . 12 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG CỦA MYANMAR
CƠ HỘI HỢP TÁC KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ

1. LĨNH VỰC NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH – BẢO HIỂM

Hệ thống tài chính ở Myanmar được tái cơ cấu lại vào những năm 1989-1990, thời kỳ ban đầu
của nền kinh tế hướng thị trường được thực hiện tại quốc gia này. Nhằm thiết lập một hệ thống tài
chính lành mạnh và hiệu quả, tư nhân được phép tham gia vào các hoạt động tài chính. Những điều
chỉnh cần thiết trong lĩnh vực pháp luật được đưa ra dẫn tới sự ra đời của một loạt các luật mới trong
lĩnh vực ngân hàng, hải quan, thuế, và bảo hiểm. Đồng thời, chính phủ cũng thiết lập nền tảng của thị
trường vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và thành lập một liên doanh Trung tâm giao
dịch chứng khoán Myanmar ( giữa ngân hàng kinh tế Myanmar và trung tâm nghiên cứu Daiwa –
Nhật Bản)

Đứng đầu hệ thống tài chính Myanmar là Bộ Tài Chính và Ngân khố quốc gia ( Ministry of
Finance and Revenue ). Bộ này có quyền cao nhất trong việc kiểm soát và quản lý các vấn đề liên

quan đến tài chính sách tài khóa và tiền tệ cũng như quản lý việc in tiền, chứng khoán. Bộ tài chính
và ngân khố quốc gia là chủ quản của các định chế tài thuộc sở hữu nhà nước và các cơ quan tài
chính của chính phủ:

Các định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước
 Ngân hàng trung ương Myanmar ( Central Bank of Myanmar)
 Ngân hàng Ngoại thương Myanmar ( The Myanmar Foreign Trade Bank )
 Ngân hàng Kinh tế Myanmar ( The Myanmar Economic Banks )
 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Myanmar ( The Myanmar Agriculture and
Rural Development Bank ) – thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi từ năm 1996)
 Ngân hàng Đầu tư và thương mại Myanmar ( Myanmar Investment and Commercial Bank)
 Công ty Tín dụng bán lẻ ( Myanmar Small Loan Enterprise )
 Công ty Bảo hiểm Myanmar ( Myanmar Insurance)
Các ngân hàng này sẽ phục vụ cho các lĩnh vực đầu tư phù hợp
Các cơ quan tài chính của chính phủ
 Vụ ngân sách
 Vụ hải quan…
Các ngân hàng tư nhân
Ngân hàng Trung ương Myanmar đã cấp phép thành lập cho khoảng 20 ngân hàng tư nhân. Các ngân
hàng tư nhân hoạt động khá mạnh và chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng tại quốc gia
này. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính – ngân hàng tại Myanmar năm 2003, nhiếu ngân hàng tư
nhân thu hẹp hoạt động hoặc sáp nhập với nhau, do đó, hiện nay chỉ còn 15 ngân hàng tư nhân còn
hoạt động gồm :
1) Myanmar Citizens Bank Ltd
2) Co-operative Bank Ltd
3) Yadanabon Bank Ltd
4) First Private Bank Ltd
5) Myawaddy Bank Ltd
6) Yangon City Bank Ltd
7) Yoma Bank Ltd

8) Myanmar Oriental Bank Ltd
9) Tun Foundation Bank Ltd
10) Kanbawza Bank Ltd
11) Asian Yangon International Bank Ltd
12) Myanmar Industrial Development Bank Ltd
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
7

13) Myanmar Livestock and Fisheries Development Ltd
14) Sibin Tharyaryay Bank Ltd
15) Innwa Bank Ltd
Các văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài
Giai đoạn trước năm 2003, khoảng trên 40 ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập
văn phòng đại diện. Hiện nay, chỉ còn khoảng 13 ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện còn
hoạt động tại Myanmar, như : KrungThai Bank Public, Malayan Banking Berhad, Mizuho Corporate
Bank, Overseae Chinese Banking Coperation, Public Bank Berhad, Development Bank of Singapore,
Standard Chartered Bank…

Ngoài ra, tuần báo Voice đưa tin Myanmar sẽ thành lập ngân hàng đầu tiên liên quan đến ngành
xây dựng để khuyến khích sự tham gia của các doanh nhân, nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia.
Tập đoàn Công ty Phát triển Quốc gia hoạt động từ tháng 9/1998 đã được giao trách nhiệm thành lập
Ngân hàng Xây dựng này.

Các dịch vụ tài chính – ngân hàng , bảo hiểm
Tiền tệ của Myanmar là đồng Kyat ( K ). Tiền giấy có những loại sau : 5.000K, 1.000K, 500K, 200K,
100K, 50K, 20K, 15K, 10K, 5K, và 1K. Dù bất cứ lý do gì thì cũng không cho phép chuyển đồng
Kyat ra khỏi đất nước Myanmar. Ngoài ra tại Myanmar đồng Đô la Mỹ rất phổ biến và có thể thanh
toán tại mọi nơi.

Do các dịch vụ Ngân hàng chưa phát triển và còn nhiều hạn chế nên thẻ tín dụng, ATM hầu như vô

tác dụng ở Myanmar vì chỉ có khách sạn 5 sao chấp nhận. Ngoài ra, một khó khăn không nhỏ nữa là
kênh thanh toán. Các doanh nghiệp làm ăn với Myanmar chưa thanh toán trực tiếp mà thông thường
phải thông qua bên thứ ba ( hiện nay thường thông qua Ngân hàng tại Singapore )

Do vậy, Chính phủ hai nước khuyến khích các Ngân hàng thương mại hai nước Việt Nam - Myanmar
hợp tác để thành lập thuận tiện trong việc thanh toán. Đối tác giao thương phía Việt Nam là Ngân
hàng BIDV, MB.

2. HÀNG KHÔNG

Có 3 hãng hàng không tư nhân nội địa là Air Mandalay, Air Bagan và Yangon Airways và một
hãng hàng không quốc gia là Myanmar Airways

Hàng không quốc gia Myanmar là Myanmar Airways ( MA ) hiện chỉ có 4 máy bay thực hiện các
chuyến bay tới 25 thành phố của nước này, gồm: Fokker F-28, Fokker F-27, ATR-72 và ATR-42,
trong đó chiếc F-27 cho tới nay đã có thâm niên sử dụng tới 40 năm.

MA ra đời cách đây 61 năm, với tên gọi ban đầu là Union of Burma Airways (UBA), khi đó có
19 đường bay nội địa và sau đó mở rộng thêm các đường bay tới Bangkok, Calcutta, Chittagong vào
năm 1950, tới Penang, Singapore và Kathmandu vào năm 1953.

Năm 1972, UBA đổi tên thành Burma Airways Corporation (BAC) và đến năm 1989 lại đổi
thành Myanmar Airways (MA). Từ đó cho tới năm 1993, hãng đã tiếp tục tăng cường và mở rộng
thêm các tuyến bay tới Bangkok, Singapore, Dacka, Kathmandu, HongKong, Jakarta.

Sau đó, MA hợp tác với hãng Highsonic của Singapore thành lập một liên doanh có tên là
Myanmar Airways International (MAI) để mở rộng dịch vụ bay quốc tế của hãng.

Ngoài MA do nhà nước quản lý, trong khoảng thời gian 1994-1995, Myanmar còn có hai hãng
hàng không tư nhân là Air Mandalay và Yangon Airways thực hiện các chuyến bay nội địa, và đến

năm 2004 lại có thêm một hãng hàng không nội địa tư nhân nữa là Air Bagan.

Hiện MA có kế hoạch mua thêm các máy bay hiện đại để nâng cấp dịch vụ bay nội địa nhằm đảm
bảo an ninh hàng không của nước này.

Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
8

Hai nước VN – Myanmar đã ký Hiệp định vận chuyển hàng không vào ngày 13/10/1995 tại Hà
Nội
Myanmar là một trong bốn nước sáng lập ra Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không Myanmar, Lào ,
Campuchia và Việt Nam (tiểu vùng CLMV). Quan hệ vận tải hàng không giữa bốn quốc gia trong
Tiểu vùng CLMV được điều chỉnh bằng hiệp định đa biên CLMV về vận tải hàng không ký chính
thức ngày 04/12/2004 tại Hà Nội. Myanmar là quốc gia lưu chiểu hiệp định này.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam ( Vietnam
Airlines ) đã triển khai nghiên cứu thị trường Myanmar và đã chuẩn bị kế hoạch khai thác đến
Myanmar. Tuy nhiên, do hậu quả của cơn bão Margis tháng 5/2008 tại Myanmar, ngành du lịch nước
này đã chịu tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch mở đuờng bay của TCT Hàng không
Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng sớm mở
đường bay trực tiếp đến Myanmar vào thời điểm thích hợp.

3. TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP
 Cây cao su :
Chính phủ Myanmar, đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng cây cao su thêm 81.000 hecta, nhằm mục
đích đẩy xuất khẩu cao su trong tài khóa 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 4/08)

Trong tài khóa 2007-2008, Myanmar đã trồng 364.500 hecta cao su, đạt sản lượng trên 80.000 tấn,
trong đó xuất khẩu 60.000 tấn

Với lượng mưa nhiều, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, Bang Mon ở miền đông nam Myanmar

trở thành khu vực sản xuất cao su lớn nhất nước trong nhiều năm qua. Ngoài ra, cao su cũng được
trồng nhiều tại khu vực Tanitharyi và tại các bang như Kachin, Kayin và Shan, với hình thức trồng
cao su được chuyển đổi từ quy mô nhỏ tới quy mô thương mại.

Myanmar đang có kế hoạch mở rộng trên 40.000 ha trồng cao su dọc theo dãy núi May Yu tại phía
Đông bang Rakhine – một phần trong kế hoạch mở rộng canh tác để lấy mủ cao su trong giai đoạn 10
năm (2007-2008 đến 2017-2018). Ngành trồng trọt cây cao su của Myanmar được phục hồi sau năm
1988 do các doanh nghiệp nhà nước được phép thúc đẩy canh tác và kinh doanh mủ cao su một cách
rộng rãi.

Cùng với đay, bong và một số cây khác thì cao su là cây trồng công nghiệp chính của Myanmar.
Trong đó, mủ cao su đuợc xuất khẩu chủ yếu tới Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái
Lan và Indonesia.
 Cà phê, ca cao, tiêu, điều…
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể triển khai các hình thức hợp tác và đầu tư tại Myanmar trong các
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, hạt
tiêu, hạt điều,…) sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản, chề biến nông sản, hải sản. Theo các
thỏa thuận đã đạt được, các nước Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam đã thiết lập một cơ chế
phối hợp chung và đa dạng hóa hình thức hợp tác, trong đó chú trọng mô hình 2+1 trong các lĩnh vực
thương mại, điện lực, khai khoáng, trồng cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, cà phê, cacao,
tiêu, điều….

4. SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG, BẤT ĐỘNG SẢN
 Sản xuất vật liệu xây dựng
 Xi măng
Chính phủ Myanmar cho biết trong thời gian qua chỉ sản xuất được gần 379 nghìn tấn, giảm 9,6%
so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng xi măng nhập về cũng giảm khoảng 8.3%
Myanmar làm ra 420 nghìn tấn xi măng và nhập về một khối lượng trị giá 29,25 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản như cầu, đường,
đập và nhà cửa, chính phủ nước này đang tìm cách cho xây thêm nhiều nhà máy sản xuất xi măng.

 Sắt, thép
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
9

Myanmar đang tiến hành tập hợp các nhà máy liên quan tới ngành sản xuất thép ở Yangon để tổ
chức thành một đặc khu công nghiệp gang thép, trên diện tích rộng 442 ha ở vùng ngoại ô Myaung
Dagar, cách thành phố Yangon 58km về phía bắc.

Hiện nay, có 50 nhà máy liên quan tới ngành sản xuất thép đang hoạt động tại Yangon, trong đó có
30 nhà máy siêu công suất và một số nằm trong 2 khu công nghiệp Shwepyithar và Hlaingtharyar

Các số liệu thống kê cho thấy : Myanmar tiêu thụ khoảng 500.000 tấn sắt thép mỗi năm và hiện
cần thêm nhiều nhà máy gang thép để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đang phát triển mạnh
trong nước. Myanmar hiện đang có 19 khu công nghiệp, phân bố tại 9 bang và khu vực hành chính,
với hơn 9.000 nhà máy đang hoạt động. Trong số các khu công nghiệp này, có 5 khu được đặt tại
Yangon là Hlaingtharyi, Dagon (phía nam), Shwepyitha, Mingaladon và Thanlyin.

Mặc dù vậy, Myanmar vẫn đang tích cực khai khẩn đất hoang để thành lập thêm nhiều khu công
nghiệp tại thành phố Yangon lớn nhất nước này, nhằm điều chuyển một cách có hệ thống các nhà
xưởng ra khỏi khu vực dân cư, trong khuôn khổ một kế hoạch tái quy hoạch của các quan chức địa
phương. Ủy ban phát triển thành phố Yangon cho biết có nhiểu xí nghiệp công nghiệp tư nhân như
vậy đang họat động tại các khu dân cư đông đúc của thành phố từ nhiểu thập kỷ trước, và một số đã
gây ra các vấn đề về môi trường cho người dân địa phương, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý.
 Bất động sản
Thành phố lớn nhất Myanmar là Yangon với số dân 6 triệu người. Chính phủ Myanmar cũng
đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa thành phố này, mặc dù diện tích của Yangon đã phát triển gấp hai
lần trong 9 năm trở lại đây.

Tuy Myanmar còn có trên một chục thành phố nữa có quy mô dân số nhỏ và vấn đề đô thị hóa
chưa đáng lo ngại. Để giải quyết những thách thức do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, việc xây dựng

các đô thị vệ tinh cũng hết sức cần thiết.

Dân số Myanmar hiện nay vào khoảng trên 53 triệu người, dự kiến sẽ tăng lên đến 61 triệu người
vào năm 2010. Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn hiện nay là 25% và 75%

Theo giới thương gia, các công ty tư nhân của Myanmar đã tiến hành hầu hết các hoạt động đầu
tư và lĩnh vực công nghiệp, tiếp sau đó là lĩnh vực bất động sản

Ủy ban Đầu tư Myanmar cho biết đầu tư tư nhân toàn quốc trong ngành công nghiệp đã lên tới
34,041 tỷ Kyat ( 27 triệu USD ), trong khi đầu tư vào bất động sản đạt 30,081 tỷ Kyat ( 23,8 triệu
USD)

5. LĨNH VỰC KHAI THÁC DẦU MỎ, KHÍ ĐỐT

Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt với rất nhiều nguồn khí tự nhiên,
nhất là ở các vùng biển ngoài khơi. Với 03 mỏ dầu khí lớn ngoài khơi và 19 mỏ ở đất liền, Myanmar
được đánh giá có trữ lượng dầu mỏ 510 tỷ m
3
. Các chuyên gia cho rằng, nước này có thể sản xuất 3,2
tỷ thùng dầu thô. Mới đây, Bộ trưởng năng lượng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (
ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tới thành phố Mandalay lớn thứ hai ở Myanmar
để thúc đẩy hợp tác năng lượng với nước này. Tại cuộc gặp, các bên thảo luận biện pháp soạn thảo lộ
trình thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống dự trữ dầu mỏ ở mỗi nước nhằm đối phó nhu cầu dầu mỏ
tăng ờ khu vực châu Á và khả năng tăng giá dầu trong tương lai.

Thống kê chính thức của Nhà Nước Myanmar cho thấy, tính đến hết tháng 5-2009, nước này có
89 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí, với tổng vốn đầu tư 3,398 tỷ USD, đứng thứ hai
trong số đầu tư nước ngoài vào nước này, sau ngành điện. Theo tổ chức thống kê trung ương
Myanmar, trong năm tài khóa 2008-2009, nước này sản xuất 6,89 triệu thùng dầu thô và 11381 tỷ m3
khí đốt; thu 2,384 tỷ USD từ việc xuất khầu 10,674 tỷ m3 khí đốt.


Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
10

Đầu năm nay, Myanmar xúc tiến thỏa thuận ký cuối năm 2008 với một tập đoàn nước ngoài xây
dựng đường ống dẫn khí đốt từ các mỏ khí ở vùng biển Tây bắc Myanmar tới Trung Quốc. Thỏa
thuận trên được ký giữa công ty năng lượng Nhá nước Myanmar với tập đoàn gồm 4 công ty nước
ngoài là Daewoo và Korea Gas của Hàn Quốc, ONGC Videsh và GAIL của Ấn Độ, trong đó Deawoo
nắm 60 % cổ phần. Thỏa thuận có thời hạn 30 năm, theo đó sẽ đưa khí đốt từ các mỏ ngoài khơi bang
Ra-khin của Myanmar tới Trung Quốc, được ký sau khi các đối tác phát hiện khí tự nhiên ở lô A-1 (
thuộc khu Suê, có trữ lượng khí từ 113,2 đến 170 triệu m
3
và khu Suê-phiu), lô A-3 thuộc khu Mi-a ở
ngoài khơi Ra-Khin từ tháng 1-2004 đến tháng 4-2005.

Các nhà đầu tư kỳ vọng, việc xuất khẩu khí đốt được thực hiện thông qua đường ống dẫn khí
nằm trên lãnh thổ Myanmar sẽ giúp cải thiện kinh tế những địa phương có đường ống đi qua. Dự
kiến, năm 2013, đường ống này sẽ đi vào hoạt động. Thái Lan cũng là một trong những nước đầu tư
lớn vào lĩnh vực dầu khí ở Myanmar. Công ty PTTEP của Thái Lan thăm dò và phát triển 02 mỏ khí
lớn ngoài khơi vùng biển Gia-da-na và Giê-ta-gun. Kể từ năm 2003, PTTEP quản lý thêm 05 mỏ khí
ngoài khơi Myanmar và trở thành nhà điều hành duy nhất phụ trách lô M-7, M-9, M-3, M-4, và M-11
ở khu vực ngoài khơi Mốt-ta-ma; Năm 2005 khoan thử 07 giếng dầu phát hiện khối lượng lớn khí có
giá trị thương mại gồm Zawtika-1. Gawthaka-1, Karkonna-1, Zawtika-3, Zawtika-4 và Zawtika-5.
Tháng 6-2008, công ty PTTEP và công ty công cộng PTT cùng ký với Myanmar thỏa thuận bán khí
tự nhiên được sản xuất từ lô M-9 ( có tổng trữ lượng khí ước đạt hơn 226,5 tỷ m
3
và khả năng sản
xuất khoảng 8,49 tỷ m
3
/ngày ). Các nhà đầu tư Thái Lan hy vọng lô M-9 sẽ có khả năng sản xuất và

xuất khẩu khí sang Thái Lan vào cuối năm 2012. Cuối năm nay, công ty Essar của Ấn Độ cùng
ONGC và GAIL sẽ tiến hành khảo sát khoan tại bang Ra-khin nhằm thăm dò khí đốt tại vùng này.

6. KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
 Than
Myanmar là một quốc gia có trữ lượng than lớn, những mỏ than nằm rải rác ở Ayeyarwada và hạ
lưu sông Chidwin cũng như khu vực phía Bắc của Myanmar. Myanmar có tổng số 16 mỏ than chính
trải dọc trên đất nước. Việc sản xuất và buôn bán than trước đây chưa được chú ý vì sự khác biệt quá
xa trong việc dự trữ than, thiếu cả những đầu tư thiết yếu vào khai thác than vì quan niệm cho rằng
than là “ nhiên liệu bẩn”

Trong số 16 vỉa than chính, mỏ than Kalewa và Namma đang chủ yếu sản xuất phục vụ thương
mại. Ước tính trữ lượng quặng và đánh giá kỹ thuật của hai mỏ này như sau :

Trữ lượng

Than Kalewa 87,78 triệu tấn ( than đen mềm có chứa nhựa đường)
Than Namma 2,8 triệu tấn ( than non )

So sánh đánh giá

Nội dung Than Kalewa Than Namma
Tản ( đã sấy khô ) 8,87 % 11,68%
Tính ổn định ( đã sấy khô) 38,67% 52,44%
Hỗn hợp các bon ( đã sấy khô) 52,50% 35,37%
Sulphur 0,93% 120%
Độ ẩm 9,70% 15,28%
Thành phần đặc biệt 1,35% 1,30%
Nhiệt lượng 11720 Btu/1b 960Btu /1b



Mỏ than Kalewa, Namma và một phần lớn những mỏ than tư nhân ở Samlaung hiện đang sản
xuất phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp luyện thép và các nhà máy xi măng tư nhân.

Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
11

Hiện nay, Myanmar đã trở thành thành viên của diễn đàn Than của ASEAN, điều này đã mở ra cơ
hội mới cho quốc gia này về đầu tư vào ngành than và thúc đẩy phát triển điện khí hóa nông thôn
thông qua việc ứng dụng công nghệ than trong việc phát điện tại khu vực khả thi

Trong thời gian tới, than sẽ được sử dụng cả trong phát điện và các lĩnh vực không thuộc ngành
điện. Vì thế Myanmar cần phải mỏ rộng việc khai thác để thúc đẩy việc xác định trữ lượng than, kêu
gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ dùng than để sản xuất điện cũng như
các ngành công nghiệp khác. Kêu gọi việc đầu tư tư nhân vào tìm kiếm khai thác than, giới thiệu
công nghệ than sạch để bảo vệ môi trường và hệ thống giá cạnh tranh để hoàn thiện các nguồn năng
lượng khác.

Trữ lượng những mỏ than chính của Myanmar
Đơn vị : Triệu tấn

T
T
Địa điểm
Bang/ Phân khu
Có thể
khai thác
Số
thực tế
Tiềm

năng
Đã khai
thác
Tổng
số
Phân loại than

1
Dalwegyauk/
SAGAING
33,410 - 0,500 - 39,940 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)

2
Palurawa/ SAGAING - - 89,000 - 89,000 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)

3
Kalewa/SAGAING 65,390 17,770 - 4,620 87,780 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
4 Mahudaung/SAGAING

0,360 - 0,440 - 0,800 Than non

5
Kyebin/SAGAING - 0,030 - - 0,030 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
6 Thinksung/SAGAING - 0,080 - - 0,080 Than non

7

Kyanktaga/MAGWAY 0,540 - - - 0,540 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
8 Myeni / MAGWAY 0,250 - - - 0,250 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
9 Lweje/KACHIN - - - - - Có thể có một vỉa
than lớn
10

Namma/SHAN - 2,800 - - 2,800 Than non
11

Samlsung/SHAN 1.600 - - - 1.600 Than non

12

Inbyin/SHAN 0.220 - - - 0.220 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
13

Tigyit/SHAN 20,200 - - - 20,200
14

Theidaw Kawmabyin /
TANINTHAYI
2,000 - - - 2,000 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
15

Modaung Pass;
TANINTHAYI

3,600 - - - 3,600 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)
16

Kjethimansan/ SHAN 15,300 - - - 15,300 Than đen mềm ( có
chứa nhựa đường)

Tổng số 142,87 20,680 89,940 4,620 258,11
0


 Mỏ đá quý
Myanmar nổi tiếng khắp thế giới trong việc sản xuất đá quý và ngọc. Đất nước này sở hữu nhiều
viên ngọc lớn nhất thế giới như: Viên ruby 21.450 cara, viên sapphire 63.000 cara, viên peridot 329
cara và viên ngọc trai 845 cara. Có đến 6 khu mỏ đá quý và ngọc bích trên khắp nước Myanmar :
Mogok, Mongshu, Lonkin/Phakant, Khamhti, Moenyin và Namyar. Từ năm 2000, chính phủ
Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
12

Myanmar đã hợp tác với 10 công ty tư nhân để tiến hành khai thác. Nghề kinh doanh ngọc và đá quý
cũng đã phát triển rất mạnh từ năm 1946 cho đến nay, đem về cho Myanmar khoảng 453,6 triệu USD
hằng năm.
 Các mỏ khoảng sản khác
Myanmar cũng có các mỏ khoáng sản quý hiếm như : Đồng, niken, vonfram, thiếc, đá granit,
vàng, bạc,… với trữ lượng rất lớn. Mỏ đồng ở khu vực Mandalay có trữ lượng tương đương với các
mỏ đồng của Nam Phi.

7. SẢN XUẤT CUNG ỨNG THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, BIẾN ÁP, ĐƯỜNG DÂY

Năm 2009, dự kiến Myanmar sẽ nhập khẩu 800 triệu USD máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm

điện và điện tử.

8. SẢN XUẤT ÔTÔ

Tháng 4 năm 2009, Tổng công ty Công Nghiệp Ôtô Việt Nam đã có cuộc làm việc với Bộ Công
Nghiệp II của Myanmar và gặp gỡ một số đối tác khác để bàn về việc hợp tác với Myanmar trong
việc sản xuất và kinh doanh các phương tiện giao thông ( chủ yếu là xe khách, xe buýt và xe tải nhẹ )
cũng như thành lập liên doanh sản xuất tại Myanmar. Phía Myanmar thể hiện sự quan tâm hợp tác với
Việt Nam. Tuy nhiên do hiện nay giữa hai nước chưa có cơ chế thanh toán và Hiệp định Hỗ trợ và
Bảo hộ Đầu tư cũng như Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần nên bước đầu có khó khăn trong việc
triển khai hợp tác này.

9. VIỄN THÔNG VÀ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

Thực tế việc sử dụng các dịch vụ viễn thông tại Myanmar hiện tại rất khó khăn. Theo thông tin từ
các đơn vị đã tham gia đầu tư tại Myanmar, ở Myanmar điện thoại di động rất rẻ nhưng sim cực đắt,
giá bán ra của nhà nước là 1.000 - 3.000 USD/ Sim. Nhưng khi ra đến thị trường chợ đen, chiếc sim
này có thể lên giá đến 10.000 USD.

Hầu hết các khách sạn và những dãy phố trung tâm của các thành phố đều có một vài tiệm
internet, giá khoảng 400 kyats một giờ ( khoảng 6.000 đồng Việt Nam ), tốc độ đường truyền cũng
không đến nỗi chậm nhưng sử dụng thì cực kỳ vất vả, trung bình 10 – 15 phút, mạng sẽ bị rớt một
lần. Lý do để tránh việc truy cập hay tải các thông tin gây tổn hại đến an ninh đất nước. Ngoài ra khi
muốn gởi email, thì phải ít nhất hai hoặc ba ngày sau mới gửi được nếu nội dung hoàn toàn không có
vấn đề gì theo quan điểm của cấp kiểm duyệt tại đây. ( hiện tại Myanmar chỉ sử dụng được các địa
chỉ Email của mạng @gmail.com, tuyệt nhiên mạng @yahoo.com không thể sử dụng ).

Trong năm 2008, số lượng điện thoại di động GSM ở Myanmar đã tăng mạnh lên 429.200 chiếc,
từ 211.812 chiếc năm 2007


Ngành bưu chính viễn thông của Myanmar được nhận định là còn nhiều tiềm năng, điều này được
thể hiện thông qua một loạt các doanh nghiệp viễn thông quốc tế đang quan tâm khá sát sao và sẵn
sàng đầu tư khi có cơ hội. Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cho biết đã hoàn tất thủ tục mở
văn phòng đại diện tại Myanmar để chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường này.

10. LĨNH VỰC BÁN BUÔN, BÁN LẺ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Myanmar là thành viên thứ 10 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ). Chính phủ
Myanmar hiện nay vẫn còn bao cấp giá đối với nhiều hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như điện, nước
sinh hoạt, cước phí điện thoại, xăng dầu, thực phẩm, v.v Hiện nay, chính phủ Myanmar vẫn thực
hiện cơ chế hai loại giá khác nhau đối với người dân trong nước và nước ngoài về giá cả một số mặt
hàng như : Giá điện, cước phí điện thoại, giá nước sinh hoạt, giá dịch vụ khách sạn, giá thuê nhà, giá
một số dịch vụ vận tải, sự chênh lệch giá khá cao. Người nước ngoài thường phải trả giá khá cao
hơn so với người dân trong nước.

Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
13

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Myanmar vẫn quản lý bằng giấy phép kinh doanh xuất - nhập
khẩu và giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ
đợi xin giấy phép xuất nhập khẩu và thủ tục hành chính mất rất nhiều thời gian, có khi kéo dài nhiều
tháng. Do mức độ công nghiệp hóa còn thấp nên tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu còn ít. Vì vậy, hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, thủy sản, của Myanmar
thường sạch, chất lượng cao, nhiều hương vị thiên nhiên

Trong nhiều năm qua với lý do phản đối vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ và EU tiếp tục xiết chặt
cấm vận đối với Myanmar cho nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Myanmar bị ảnh hưởng
nặng nề. Đồng thời, do thiếu vốn, nguyên liệu và kỹ thuật nên công nghiệp sản xuất tiêu dùng của
Myanmar rất yếu kém, không đáp ứng được thị trường gần 60 triệu dân. Năm 2008 xuất khẩu hàng
hóa của Myanmar đạt khoảng 7 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD. Myanmar xuất hàng hóa

đến gần 80 quốc gia và nhập khẩu từ trên 100 quốc gia trên thế giới. Các hàng hóa tiêu dùng đều phải
nhập qua đường tiểu ngạch mậu dịch biên giới với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Đố. Chất lượng hành
nhập khẩu đều rất thấp.

Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là
các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như đất rộng, nhiều rừng,
nhiều khoáng sản và nông sản, Myanmar có thể bù đắp những thiếu hụt về nguyên liệu cho ngành
công nghiệp của các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam. Myanmar sẽ duy trì biểu thuế
thương mại ưu đãi, giảm 10% so với mức thuế gốc, đối với 5 mặt hàng nhập khẩu quan trọng cho
tới năm 2010, gồm dầu điêgen, phân bón, xăng, dược phẩm và linh kiện máy tính.

Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế, thương mại với Myanmar, trở ngại lớn nhất vẫn là mức độ mở
cửa của Myanmar vẫn còn rất hạn chế. Myanmar mới đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
nên quản lý rất nặng nề về hành chính. Chính sách thương mại quốc tế của Myanmar chưa thông
thoáng, ví dụ thủ tục xuất - nhập khẩu đôi khi mất 2-3 tháng

Ngoài ra, một khó khăn không nhỏ nữa là kênh thanh toán. Các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn
với Myanmar chưa thanh toán trực tiếp mà phải thông qua bên thứ ba là các ngân hàng UOB và
HSBC tại Singapore hoặc chi nhánh của họ tại Tp. Hồ Chí Minh.

11. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Myanmar với diện tích 676.577 km
2
; dân số 57.5 triệu người ( số liệu năm 2008 ); có bờ biển dài
2.832 km. Thềm lục địa của Myanmar là 228.781 km
2
, vùng biển đặc quyền kinh tế của Myanmar là
486.000 km
2

. Myanmar có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp – lâm – thủy sản.

Myanmar có 18,21 triệu hecta đất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay mới chỉ canh tác được 10,12
triệu hecta. Dự kiến trong vòng 30 năm tới có thể canh tác được 14,16 triệu hecta. Ngoài ra,
Myanmar có thể khai hoang được thêm 8,9 triệu hecta nhờ việc đầu tư vào Ngành Nông Nghiệp và
lao động giá rẻ ở nông thôn.

Myanmar là một nước nông nghiệp và ngành nông nghiệp là trụ cột kinh tế của nước này, đóng
góp 44% ( 2002-2003 ) vào GDP, 34% ( 2001-2002 ) tổng nguồn thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm
cho 61,4% ( 2002-2003 ) lượng lực lao động

Ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ chốt vào nền kinh tế quốc gia với 75% dân số sống ở
vùng nông thôn và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp. Những thành tựu đạt
được của ngành nông nghiệp Myanmar về cả sản xuất, dịch vụ và thương mại góp phần không nhỏ
vào quá trình phát triển của đất nước.

Có thể chia Myanmar thành 3 vùng nông nghiệp chính : Vùng đồng bằng – chủ yếu trồng lúa;
Vùng khô – một diện tích lớn dành cho trồng lúa và những cây trồng khác; Và vùng đồi núi cao
nguyên – trồng rừng và chuyển đổi nông nghiệp chiếm ưu thế

Tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM
14

Trước đây, mặc dù vùng khô là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của Myanmar nhưng
sản xuất lúa ở đồng bằng Irrawaddy hiện nay mới chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của nước này
và là nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho người dân. Hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp của
Myanmar được dành cho trồng lúa và mặc dù thời tiết cho phép thâm canh 2 vụ nhưng chỉ một lượng
nhỏ diện tích trên thực tế được quản lý tốt.

Nông nghiệp truyền thống ở vùng đồng bằng ưu tiên cho trồng lúa trong những năm thời tiết

bình thường và một phần được trồng thay thế bằng trồng kê vào những năm khô hạn do không đủ độ
ẩm cho lúa. Cả hai cây lương thực này đều cho thu nhập cao ở những đất bồi. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng của sản xuất lúa gạo sau thế chiến II rất thấp nhưng lúa gạo vẫn là thực phẩm thiết yếu và là
mặt hàng xuất khẩu chính của Myanmar. Ngoài lúa gạo, ở vùng khô còn trồng lúa mỳ, ngô, kê, lạc,
vừng, cây họ đậu, chè và cao su. Tuy nhiên, để trồng được tại vùng này đòi hỏi phải tưới tiêu tốt.

Giống như vùng đồng bằng, hầu hết diện tích đất được tưới của Myanmar là ở vùng khô và phần
lớn diện tích này là trồng lúa gạo. Một phần diện tích đất ở vùng khô không được tưới được dùng để
trồng những cây ít bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ hay lượng mưa thất thường. Ngoài những cây trồng
kể trên, vùng này cũng trồng bông và trồng mía nhưng diện tích không lớn và chăn nuôi gia súc.

Vùng nông nghiệp thứ ba, đồi núi và cao nguyên, chiếm khoảng 2/3 diện tích Myanmar. Mặc dù
vùng đất này cho giá trị kinh tế ít hơn so với 2 vùng trên nhưng là địa bàn sinh sống của phần lớn
những dân tộc không phải là người Burman. Ngoài diện tích rừng bao phủ những vùng đồi núi, cao
nguyên, cây trồng chính của vùng này là lúa gạo, củ từ và cây kê. Bên cạnh đó, họ cũng nuôi rất
nhiều lợn và gia cầm. Trâu bò được nuôi để tận dụng sức kéo, lợn, gà, dê để làm thực phẩm cho hầu
hết các nơi trong vùng

12. CHẾ BIẾN THỦY SẢN, ĐÁNH BẮT CÁ XA BỜ:

Myanmar với diện tích 678.577 km
2
; dân số 57,5 triệu người ( năm 2008 ); bờ biển dài 2.832 km.
Thềm lục địa Myanmar là 228.781 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế của Myanmar là 486.000 km2.
Myanmar có nhiều tiềm năng để phát triển nông – lâm – thủy sản.

Myanmar đang xuất khẩu hải sản sang các nước Arập ở Trung Đông thông qua Côoét như một
điểm trung chuyển để xuất tiếp các mặt hàng này sang các nước khác trong khu vực như Cata,
Gióocdani và các Tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất ( UAE )


Theo các số liệu thống kê, trong các tài khóa 2007 - 2008 (kết thúc tháng 3/08), Myanmar đã
xuất 43.640 tấn hải sản sang các nước Trung Đông, đạt doanh thu 50,99 triệu USD, tăng so với
26.409 tấn và 29,5 triệu USD của tài khóa 2004 - 2005

Cũng trong tài khóa này, Myanmar đã xuất khẩu sang các nước tổng cộng 352.652 tấn hải sản,
đạt 561 triệu USD, tăng so với 234 triệu tấn của tài khóa 2006 - 2007, trong đó Trung Quốc là thị
trường xuất khẩu hàng hải sản lớn nhất của Myanmar, tiếp theo là Thái Lan, Nhật Bản và Singapore.
Các nhà chức trách ngành ngư nghiệp Myanmar dự đoán giá trị xuất khẩu mặt hàng này của
Myanmar sẽ tăng lên 850 triệu USD trong tài khóa 2008 - 2009

Myanmar cũng đang hợp tác với trung tâm Phát triển Ngư nghiệp Đông Nam Á (SEAFDEC)
trong việc tiến hành các khảo sát về nguồn hải sản của nước này cùng các tiềm năng thương mại của
chúng. Với bờ biển dài trên 2.800 km và tổng diện tích 500.000 ha đầm lầy dọc các vùng duyên hải,
Myanmar dự kiến nước này có thể khai thác được sản lượng hải sản trên 1 triệu tấn/ năm

Ngư nghiệp là lĩnh vực có đóng góp lớn thứ tư vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar
và cũng là nguồn thu ngoại hối lớn thứ tư của nước này trong 5 năm qua.




×