Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2-LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.97 KB, 12 trang )

1 QUYỂN SÁCH TỐT LÀ 1 NGƯỜI BẠN HIỀN
Đại thi hào Marxim Gorki đã từng nói: "Sách mở ra trước mắt ta những chân
trời mới". Sách - một trong những người thầy đáng kính mà ta phải nghiêng mình khi
nhắc tới? Bởi tại sao? Sách đến để nâng đỡ ta những lúc vấp ngã, chia sẻ cùng ta
những khi thành công, cùng ta dựng xây tương lai vững chắc hay đơn giản chỉ là ban
tặng cho ta những kiến thức vào đời. Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất
nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí và tìm
nên những chân lý trong cuộc đời. Ấy thế, không chỉ là một người thầy luôn dõi theo
ta mà sách còn là một người bạn ở bên mỗi khi ta cần. Và như ai đó đã từng nói:
"Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Vậy sách tốt là sách như thế nào? Sách
tốt là những cuốn sách mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp ta hiểu được ý
nghĩa của sự sống,hiểu được giá trị của bản thân, gia đình và xã hội.Sách tốt cho ta
kiến thức về những điều hay lẽ phải,những kiến thức cần có trong cuộc sống.Sách
mang lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh,về những vùng đất mà ta chưa từng
đặt chân tới ,về những con người mà ta chưa một lần gặp mặt.Như đã nói ở trên,sách
nâng đỡ ta những lúc vấp ngã,chia sẻ tâm trạng cùng ta,ban tặng ta những kiến thức
vào đời.Một người bạn hiền cũng vậy.Họ luôn ở cạnh ta để quan tâm,chia sẻ với ta
những vui buồn trong cuộc sống, khuyên bảo chúng ta nên làm điều hay,ngăn cản khi
ta vướng vào điều sai lầm. Người bạn hiền là người bạn luôn cùng ta tiến lên chiến
đấu để đạt thành quả cao trong học tập và làm việc.Cũng chính vì vậy mà cuốn sách
tốt được ví von như một người bạn hiền. Như những cuốn sách First new ,nó luôn
mạng lại cho ta những bài học quý giá về sự sống,làm cho ta biết yêu đời,yêu người
hơn,cho ta tự đánh giá về bản thân mình hoặc cho ta những kiến thức kĩ năng cần
thiết để bước vào đời.Hay những cuốn sách viết về các văn hóa dân tộc cho ta hiểu
biết về những nét độc đáo ,đặc sắc của từng quốc gia để thấy được nét đẹp của từng
nước,cho chúng ta đi du lịch mà không phải tốn nhiều tiền.Cha mẹ vẫn hay dặn
chúng ta nên đọc nhiều sách,đọc nhiều sách trao dồi nhiêù những bài học sống
hay,những bài học sống đẹp.Đọc nhiều sách ,nhất là những sách văn học còn giúp ta
trao dồi tâm hồn,trao dồi khả năng viết văn của mình.Sách mang lại rất nhiều điều bổ
ích.Trong thế giớ luôn tồn tại hai mặt trái ngược nhau,có người tốt người xấu,có bạn
1


hiền bạn xấu.Sách cũng vậy,cũng có sách tốt và sách không tốt.Hiện nay có rất nhiều
loại sách từ văn học,đến văn hóa,địa lý,giáo dục tâm hồn,…Sách được bán đại trà ở
mọi nơi từ nhà sách đến những nơi bán sách cũ,hay sách còn được bán ở ven
đường.Nhưng không phải sách nào cũng hay cũng tốt mà chúng ta phải biết chọn lọc.
Hiện nay,trên thị trường,sách trở thành vật phẩm để kinh doanh Có nhiều loại sách
được viết ra chỉ để kinh doanh nên những người viết không quan trọng vấn đề nội
dung.Do đó,ngày càng xuất hiệu rất nhiều những loại sách vô bổ,thậm chí độc hại
cho những người mua đọc nó.Chẳng hạn trên thị trường hiện nay có rất nhiều truyện
tranh mang tính chất nặng nề,đánh giết lẫn nhau,câu từ thì lủng củng không ý
nghĩa,có khi cả trang truyện chỉ có hình ảnh và một từ “ Ầm” là hết.Như vậy,những
cuốn sách truyện ấy làm ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và làm cho những lời nói,lời
văn của chúng ta rất thô và lủng củng.Đọc sách tốt là một liều thuốc tốt còn sách xấu
chỉ làm con người ta bạc nhược, xấu xa.Bản thân tôi mặc dù không đọc nhiều sách
nhưng tôi cũng có những cuốn sách gối đầu giường cho mình.Cuốn mà tôi yêu thích
nhất là cuốn “ Cho là nhận” của Hương Lan.”Cho là nhận” giúp tôi hiểu được giá trị
to lớn của sự cho đi mà không cần nhận lại ,của sự rộng lượng của bản thân hay “ giữ
cho trái tim và tinh thần luôn vững vàng trong những lúc khó khăn và nâng tâm hồn
trong niềm lạc quan tin yêu vào cuộc sống” như chính tác giả cuốn sách đã nói.Cuốn
sách này đúng là một người bạn hiền bên tôi.Hãy chọn cho mình những cuốn sách
hay,cuốn sách bổ ích các bạn nhé! Hãy tập thói quen đọc sách,tôi cũng vậy và bạn
cũng vậy vì “ Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền” . M.Gorki đã nói :” Hãy yêu
sách,nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
2
300 TỪ VỀ TÌNH BẠN
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau”
Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình
cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Như nhà văn Thomas Hughs từng nói: “Phước thay
người nào đó có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng
Đế.” Quả thật như thế, tình bạn có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống

của mỗi chúng ta.
Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình
bạn rất gần gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như nhiều thứ tình cảm khác.
Tình bạn là một phạm trù xã hội, được dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có
những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh… mà họ có thể
chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối
khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh hay bạn chiến đấu. Bạn
là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người
cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho
ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta
dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như
câu nói: “Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì nhờ bạn bè”. Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất
quan trọng, nếu ai không có bạn thì đó là một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều
hạnh phúc nhất của mỗi cuộc đời như nhà văn A.Manzoni đã nói: “Một trong những
hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là
có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách
rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.
Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau.
Bất cứ thời đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của
Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu
Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho
Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ
3
ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ
mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm
quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và
Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí
tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư
cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác

đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị
bệnh cho bạn Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý.
Bên cạnh tình bạn chân chính còn có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn
dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình
bạn được xây dựng dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính
vì vậy, nếu thiếu đi những thứ này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê
“tình bạn” óng ánh kia sẽ không còn sáng lấp lánh nữa mà thay vào đó là những ánh
sáng mờ nhạt, đen tối.Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm,
đạo đức của mình. Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ “tình bạn” không còn thiêng
liêng và cao quý nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy
buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà
chính ta cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần
tránh xa thứ tình bạn đáng xấu xa này.
Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp
chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn,
giàu nghị lực hơn trong cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên
vô cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân
chính thì người đó không xứng đáng được sống.”
4
11 DÒNG THƠ ĐẦU-VỘI VÀNG-XUÂN DIỆU
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Tôi sung sướng.
Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ : khổ thơ
năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ
tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân
Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong
trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một
con người đang tràn đầy cảm xúc. Mặt khác, Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên những câu
lẻ hai chữ “ tôi muốn ”, và chủ đề trữ tình lập tức xuất hiện. Nhà thơ thể hiện cái tôi
công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi
ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Cách nhà thơ công
nhiên khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong
một khao khát lớn lao, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo
hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại “. Nhưng trong cách diễn đạt
của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những
câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.
Cho màu đừng nhạt mất,
……
Cho hương đừng bay đi.
Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ
cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi,
màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ
bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ
“đừng” – chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều
nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ
lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật.
Câu thơ thứ năm đang từ nhịp điệu gấp gáp của những dòng năm chữ, thì đột
ngột đổ tràn ra trong những dòng tám chữ. Một sự chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm
trải ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân tuyệt diệu. Trong bốn dòng thơ ấy đầy
ắp những tiếng “này đây” rải ra khắp các dòng thơ, vừa trùng điệp vừa biến hoá.

Những câu thơ gợi hình dung về một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt
5
trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, xuân sắc,
xuân tình mà còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ,
của tình yêu. Vì vậy, không có một loài vật nào khác ngoài “ong bướm, yến anh”, bởi
nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ,và “bướm lả ong lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu.
Khúc nhạc của tình yêu, và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó,
chữ “của” trở đi trở lại cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đó là
cách để Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật
quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ
trung và sức sống. “ Hoa “ nở trên nền “ xanh rì “ của đồng nội bao la, “lá ” của “
cành tơ ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên
trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Và như thế, cuộc sống hiện ra trong hình ảnh
của một vườn địa đàng, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế. Giá trị nhân văn
của những câu thơ và cả bài thơ chính là ở đó.
Nếu như bốn câu thơ trên có vẻ như đã cân xứng, hoàn chỉnh rồi, thì câu thơ
thứ chín xuất hiện bằng ba chữ “ và này đây ”, như thể một người vẫn còn chưa thoả,
chưa muốn dừng lại, trong cảm xúc đầy tiếc nuối muốn giăng bày cho hết niềm vui
được sống. Nhưng đây không còn là những hình sắc cụ thể như “lá, hoa, ong bướm “
mà trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian – những vật thể không hữu hình.
Đó cũng là cách để nhà thơ bộc lộ quan điểm thẩm mĩ mới mẻ và thú vị . Thiên nhiên
đã thôi không còn là chuẩn mực của vẻ đẹp trong quan niệm của Xuân Diệu. Vẻ đẹp
của thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi mang dáng dấp của vẻ đẹp con người. Ánh
sáng đẹp vì gợi ra liên tưởng về “hàng mi” của một đôi mắt đẹp. Niềm vui đẹp vì gợi
ra liên tưởng về một vị thần, đại diện cho con người. Và xúc cảm thẩm mĩ được nâng
lên trong câu thơ về tháng giêng, gợi nên vẻ đẹp của sự táo bạo, cuồng nhiệt, làm
người đọc thơ phải sửng sốt.
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Mùa xuân hiện ra trong sức gợi cảm kì lạ bởi một vẻ đẹp như đang đợi chờ ,
đang sẵn sàng dâng hiến. Vì thế, mùa xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho

hạnh phúc đến với con người, làm nên một khía cạnh khác nữa của tinh thần nhân
văn của bài thơ. Ở đó, cái quí giá, đẹp đẽ nhất của con người lại là chính con người.
Vì vậy, con người là thực thể cao nhất, chứ không phải là thiên nhiên, là tôn giáo hay
một chuẩn mực đạo đức nào. Con người trong câu thơ này đã được tôn lên làm chuẩn
mực thẩm mĩ, làm cho người đọc ngạc nhiên, sửng sốt. Tác giả đưa ra ý niệm về một
tháng trẻ trung nhất của một mùa trẻ trung nhất trong năm : “ tháng giêng “. Nhưng
sự bất ngờ lại đến từ chữ thứ ba – “ngon”, điều mà ít ai có thể ngờ. Và càng không ai
có thể nghĩ rằng tác giả lại so sánh với “cặp môi gần”. Nhưng có được sự so sánh ấy
thì thời gian trừu tượng mới trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc
của một tâm hồn đang thèm khát tận hưởng. Vẻ đẹp của mùa xuân như đã bị hoàn
toàn chiếm hữu.
Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình
yêu. Và hẳn phải có một tình yêu thật nồng nàn với cuộc đời thì tác giả mới tạo ra
được một hình ảnh lạ kì đến thế.
“Tôi sung sướng”
Những tiếng tất yếu được thốt lên sau tất cả những gì viết ở trên. Nhưng sau ba
chữ ấy lại là một dấu chấm ở giữa câu, khiến cho niềm sung sướng ấy như bị ngắt lại,
6
chặn lại giữa chừng để trở thành một niềm vui dở dang, không trọn vẹn. Bởi sau dấu
chấm là một chữ “ nhưng “ dự báo một cảm xúc hoàn toàn mới lạ. Cái ám ảnh của sự
vội vàng xuất hiện ở nửa sau . Nhà thơ dường như không thể tận hưởng hết được mùa
xuân vì cái cảm giác hoài xuân ngay khi mùa xuân chưa hết. Và cảm xúc của nhà thơ
đã đi sang một phía ngược lại, xuất hiện một phản đề :
Nhưng vội vàng một nửa.
Ai đã được nghe hai câu đầu của sự phản đề cũng đều có ấn tượng sâu sắc.
Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Sự mới mẻ, táo bạo, sự phát hiện lớn nhất của hai câu thơ lại được nằm ở hai
chữ tưởng như rất bình thường “ nghĩa là “, khiến cho câu thơ mang dáng dấp của
một đẳng thức nghệ thuật. Tác giả đã mạnh bạo đặt một dấu bằng ở hai vế tưởng như

trái ngược nhau :“đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”. Cách nói đầy
ấn tượng như thế làm nên sự trôi mau vô cùng của thời gian. Điều ấy càng có ý nghĩa
với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ
ba :
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
7
VẺ ĐẸP TÂM HỒN BÁC QUA BÀI THƠ CHIỀU TỐI
Đã từ lâu, chiều muộn luôn là khởi nguồn cho cảm hứng thi ca của nhiều thi sĩ.
Trong đó không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh – dưới tư cách là một nhà
thơ – với một phong cách “thơ chiều” hoàn toàn khác biệt! Có thể thấy, ngay từ tập
thơ “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù), Người đã không ít lần rung động trước
vẻ đẹp gợi cảm của cảnh chiều buông để rồi cho ra đời những áng thơ bất hủ như
“Vãn chiều hôm”, “Hoàng hôn”… Song phải kể đến trước tiên có lẽ là “Mộ” (Chiều
tối) – bài thơ được sáng tác trong thời gian bác đang trên đường chuyển lao từ Tĩnh
Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Đây thực sự là một áng thơ tuyệt bút bởi
nó không chỉ đẹp ở ý thơ mà còn đẹp trong tài hoa và nhân cách sáng ngời của Hồ
Chủ tịch:
“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.)”
(Nam Trân dịch)
Ngay ở nhan đề của bài thơ đã toát lên nội dung chủ đạo chính là cảnh chiều tối, tuy
nhiên, nếu để ý, ta dễ dàng thấy được trong bài thơ không hề có một chữ “chiều” nào.
Ấy vậy mà cảnh chiều vẫn được Bác khắc họa một cách rõ nét, đẹp và đầy gợi cảm
trong tâm trí người đọc.

Bằng lối viết thi trung hữu họa mang phong vị cổ thi cùng những thi liệu gần gũi,
thi sĩ giờ đây trở thành họa sĩ vẽ ra trước mắt người đọc một bức tiểu họa về thiên
nhiên miền sơn cước giữa cảnh chiều tối: cánh chim mệt mỏi (quyện điểu) tìm về
chốn rừng sâu (quy lâm) sau một ngày kiếm ăn vất vả; những chòm mây đơn độc, lẻ
loi (cô vân) chầm chậm (mạn mạn) trôi giữa bầu trời vô tận (độ thiên không). Chỉ
bằng vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ, tác giả đã khéo léo đưa hình ảnh “cánh
chim” và “chòm mây” – những hình ảnh quen thuộc trong thơ chiều xưa và nay – vào
bài thơ như một sự ẩn dụ không chỉ mang tính chất không gian mà còn có ý nghĩa
thời gian. Tất cả tạo nên một phông lớn làm nền cho cảnh chiều.
“Cánh chim” vốn là hình ảnh không mấy xa lạ với thế giới nghệ thuật cổ phương
Đông. Có lẽ cũng vì vậy mà mỗi khi nhìn thấy cánh chim bay về rừng lại làm người
ta liên tưởng về một buổi chiều muộn nhiều hơn. Chất ước lệ càng được nâng cao khi
các nhóm từ “Phi yến thu lâm”, “Quyện điểu quy lâm” thường được sử dụng trong
thơ chữ Hán. Trong “Truyện Kiều”, khi miêu tả cảnh chiều, đại thi hào Nguyễn Du
đã điểm vào bức tranh chút chuyển động của cánh chim: “Chim hôm thoi thót về
rừng”. Hay trong thơ Bà Huyện Thanh Quan cũng thế: “Ngày mai gió cuốn chim bay
mỏi”. Hoặc với Huy Cận, bóng chiều như đang sà xuống cùng cánh chim đang
nghiêng dần về phía cuối trời: “Chim nghiêng cánh nhỏ bong chiều sa”… Dường như
với thi nhân, cảnh chiều “không thể hoàn thiện” nếu thiếu cánh chim. Nhưng qua đây
ta cũng thấy được một điều: thơ văn xưa nhắc đến “cánh chim” thường chỉ như một
8
chi tiết nghệ thuật thuần túy để gợi tả cảnh chiều cũng như gợi cảm giác về sự xa
xăm, phiêu bạt, chia lìa:
“Chúng điểu cao phi tận” – Lí Bạch
Hay:
“Thiên sơn điểu phi tuyệt” – Liễu Tông Nguyên
Cánh chim “phi tuyệt”, “phi tận” trong thơ Lí Bạch và Liễu Tông Nguyên khiến ta
có cảm giác tất cả như đang rơi vào trạng thái bay vào chốn xa xăm, vô tận, mang
một ý niệm siêu hình. Đó dường như đã trở thành “lối mòn”, một cấu trúc không thể
thay thế trong thơ văn cổ. Nhưng vượt qua rào cản ấy, Bác đã đưa cánh chim của

chính mình ra khỏi thế giới siêu hình để trở về với thực tại:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ)
Không còn mang tính quan sát từ trạng thái bên ngoài (hoạt động “bay”), cánh chim
trong thơ Bác là sự cảm nhận trạng thái từ bên trong, một sự cảm nhận của con người
hiện đại dựa trên ý thức sâu sắc của cái “tôi” cá nhân trước ngoại cảnh (cánh chim
bay). Câu thơ cho ta thấy sự tương đồng, gần gũi, hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với
cảnh vật, thiên nhiên: Suốt một ngày rong ruổi khắp nơi kiếm ăn cánh chim đã mỏi
đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau một ngày vất vả lê bước
đường trường và cũng đang khao khát tìm được một nơi để dừng chân nghỉ tạm.
Chính sự đồng điệu đến tuyệt vời của người tù với cánh chim đã làm nên hình tượng
mới mẻ của thi ca – “quyện điểu”. Cánh chim giờ đây đã thực sự có phương hướng,
điểm dừng cũng như mục đích bay rõ ràng. Từ đây, ta nhận thấy cách nhìn đầy yêu
thương, trìu mến trước biểu hiện nhỏ nhoi của sự sống của Bác. Trong chiều sâu tâm
hồn của Bác chính là lòng yêu thương cuộc sống, cảm quan của Bác cũng chính là
cảm quan nhân đạo.
Cũng mang phong cách Đường thi nhưng câu thơ thứ hai của bài thơ lại gợi chút
cảm giác cô đơn, quạnh quẽ bởi hình ảnh của “cô vân”. Tuy nhiên, bản dịch dù đã
dịch khá hay và uyển chuyển vẫn bỏ sót chữ “cô” và không thể hiện hết ý nghĩa của
từ “mạn mạn” do vậy làm mất đi ý thơ vốn rất sâu sắc của nguyên tác. Trong thơ xưa,
chòm mây thường gợi lên vẻ cô độc, thanh cao, phiêu diêu, thoát tục và nỗi khắc
khoải của con người trước cõi hư không: “Cô vân độc khứ nhàn” (Lí Bạch). Còn với
“Chiều tối”, chòm mây không chỉ đơn thuần là “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
mà cũng là một chòm mây lẻ loi, cô độc, chầm chậm trôi giữa bầu trời. Câu thơ làm
ta nhớ tới những áng mây trong thơ Thôi Hiệu: “Bạch vân thiên tải không du du”
(Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay – Tản Đà dịch), áng mây trắng mang hơi
hướng của sự vĩnh hằng trong khi “chòm mây trôi nhẹ” làm sống dậy bao nỗi khắc
khoải, mong chờ. Nhưng trên hết, chính hình ảnh “cô vân” đã tạo nên chiều cao,
chiều sâu của bức tranh ngoại cảnh. Núi rừng Quảng Tây trong chiều thu như hiện ra
trước mắt người đọc với bầu trời cao rộng, trong trẻo, êm ả. Chòm mây lẻ loi giữa

bầu trời bao la, rộng lớn, trải dài đến vô tận càng khiến cho cảm giác trống trải, cô
đơn được nhân đôi. Vì sự cô đơn ấy không chỉ của chòm mây lẻ bóng, mà còn là tâm
trạng của người đang ngắm nó.
Chỉ với những hình ảnh thơ rất đỗi quen thuộc, người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí
Minh đã vượt qua khuôn khổ thường tình của thi ca cổ điển để khắc họa bức tranh
chiều trên đất khách quê người. Nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy được tấm lòng yêu
9
thiên nhiên, yêu cuộc sống vô hạn của Người. Nhưng phảng phất đâu đó trong hai
câu thơ là một nỗi buồn thấm thía. Cánh chim bay tìm đường về tổ như một sự nhắc
nhở nhẹ nhàng về giấc mơ đoàn viên. Người tù đang phải chịu cảnh tù đày nên ắt hẳn
luôn hướng về quê hương, gia đình, nhìn thấy cánh chim phía cuối trời, cái mong ước
nhỏ nhoi ấy lại càng trào dâng, mãnh liệt khiến ai dù không mấy mặn nồng với quê
hương cũng phải đau đớn, huống hồ Bác là một người yêu nước tha thiết. Thêm vào
đó, bóng mây chầm chậm trôi về phía trời xa gợi niềm xót xa cho thân phận nổi nênh,
lênh đênh, trôi dạt giữa nơi đất khách càng làm cho khát vọng tự do được bay như
chim, trôi như mây giữa trời của người tù trở nên mạnh mẽ, dứt khoát hơn bao giờ
hết. Bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm cảnh đã thực sự hoàn làm một. Cũng từ
đây ta thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong nhân cách HCM - đó là một con người dù
trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp,
khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con
người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người.
Không dừng lại ở việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, Bác bắt đầu đi vào xây dựng
hình tượng trung tâm cho bức tranh. Bút pháp cổ điển giờ đây được thay thế bằng
những hình ảnh mang phong cách hiện đại. Bức tranh không còn đơn điệu mà như
được thổi hồn bởi sự xuất hiện của con người – cô gái xay ngô – và bếp lửa hồng.
Khung cảnh thiên nhiên nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt của con người. Đó là
một luồng gió mới làm thay đổi toàn bộ “cục diện” của bức tranh:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
Giữa rừng núi hoang sơ, hẻo lánh, trong lúc nỗi buồn thầm kín đang bủa vây lấy

tâm trí thì đập vào mắt người tù là hình ảnh “cô em xóm núi” đang “xay ngô tối” cắt
ngang mọi dòng suy nghĩ lẫn cảm xúc. Khi niềm hy vọng trong việc tìm kiếm điểm
dừng chân sau một ngày đi đường mệt mỏi đang dần vụt tắt thì “xóm nùi” hiện ra
trước mắt người tù, hệt như một giấc mơ, khiến bao mệt mỏi, lo toan dường như biến
mất. Cái vẻ bình yên của xóm núi càng khiến lòng người thêm ấm áp bởi sự hiện diện
của người thiếu nữ. Vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ trong tư thế lao
động (xay ngô) trở thành tâm điểm của bức tranh thiên nhiên buổi chiều, tạo nên sự
tươi vui, khỏe khoắn cho cả bài thơ. Đáng chú ý là hình tượng người thiếu nữ trong
thơ Bác hoàn toàn khác với người thiếu nữ trong cổ thi. Nhiều thi nhân xưa thường ví
người thiếu nữ như “Liễu yếu đào tơ”, sống trong cảnh “Phòng khuê khép kín”, chỉ
cần biết “cầm, kì, thi, họa” là đủ:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Trong khi người thiếu nữ trong thơ Bác thì gắn liền với công việc lao động bình dị,
đời thường, khỏe khoắn đầy sức sống. Bên cạnh đó, cùng đề cập đến con người
nhưng trong thơ xưa, con người xuất hiện mà thiếu hẳn sức sống, dường như chỉ để
tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời, thiên nhiên, mang một nỗi niềm hoài cổ,
sầu muộn:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
10
Lác đác bên song chợ mấy nhà”
(“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)
Hoặc:
“Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.”
(“Chiều hôm nhớ nhà” – Bà Huyện Thanh Quan)
Nhưng “Chiều tối” với sự có mặt của cô gái xay ngô thực sự đã đem lại hơi ấm,

hạnh phúc cho không chỉ người tù đơn độc mà còn cho cả người đọc trước cái không
khí âm u, heo hút của núi rừng. Phải chăng vẻ đẹp lung linh của bức tranh là do sự
khỏe khoắn ấy tạo nên?!?
Ở nguyên tác, Bác không cần dùng đến chữ “tối” như bản dịch nhưng vẫn cho ta
thấy được sự vận động không ngừng của thời gian: từ chiều tà đến chiều tối. Đó
chính là nhờ sự hiện diện của hình ảnh lò than hồng. Bởi phải vào thời điểm như thế
người ta mới thấy hết sự rực hồng của than trong lò, mà cái tài của nhà thơ ở đây là
không cần dùng đến chữ “tối” nhưng ý nghĩa ấy vẫn cứ hiện lên rõ mồn một. Hình
ảnh lò than rực hồng trong đêm tối không chỉ làm nổi bật thêm tư thế xay ngô của cô
gái mà hơn hết, ánh than hồng đã xua tan đi bóng tối đang dần bao trùm lấy vạn vật
mà theo nhà thơ Hoàng Trung Thông – “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác”- NXB Tác
phẩm mới 1977, trang 231 đã nhận xét thì: “Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng
rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã
diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong
ngô tối. Chữ “ hồng” trong nghệ thuật thơ Đường, người ta gọi là “thi nhãn” (con mắt
thơ) hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với
hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa…” Cũng vì thế mà hình ảnh
lò than hồng có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với mỗi người.
Thoát khỏi văn phong cổ điển, hai câu thơ cuối mang nhiều chất “bạch thoại”, mộc
mạc, đời thường và điều đó thể hiện rõ ở chữ “bao túc” xuất hiện đến hai lần. Cô gái
miệt mài xay ngô mà không hề để ý đến thời gian. Cứ hết túi ngô này (ma bao túc)
rồi lại đến túi ngô khác (bao túc ma) để rồi đến khi cô xay ngô xong (bao túc ma
hoàn) thì mới nhận ra “lò than đã rực hồng” (lô dĩ hồng). Qua hình ảnh trẻ trung mà
bình dị, hiện đại ta thấy được niềm xót xa kín đáo mà sâu xa của nhà thơ trước nỗi vất
vả, khó khăn của cuộc sống con người lao động. Sự lặp đi lặp lại của công việc xay
ngô như một vòng quay nặng nề, luẩn quẩn của con tạo. Tình thương đối với nỗi đau
khổ của những con người lao động, cho dù họ không phải là đồng bào của Bác,
không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt cũng theo đó mà chân thành hơn bao giờ
hết. Song trên một phương diện nào đó, câu thơ một lần nữa khơi gợi lại cảm giác về
sự ấm áp, sum vầy, về một thứ hạnh phúc bình dị trong một căn nhà ấm cúng. Đó như

một cách nhấn mạnh nỗi lòng thườn trực trong trái tim Bác. Bếp lửa đã cháy lên và
công việc lao động cũng đã hoàn tất. Và như thế, cái lớn của những dòng thơ là ở khả
năng vô song của Bác, khả năng mà khó có ai vượt hơn, thậm chí sánh nổi. Đó là khả
năng quên đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui
bé nhỏ, giản dị của con người . Nhưng dù là ý nghĩa nào chăng nữa thì cũng đều nói
lên một phẩm chất chung, phẩm chất mà sau khi Bác mất, nhà thơ Tố Hữu mới nói
đến thật nhiều và thật thấm thía: "Chỉ biết quên mình cho hết thảy" hay: “Nâng niu tất
11
cả chỉ quên mình". Chúng ta nhận ra “Chiều tối” mang những vần thơ quên mình vĩ
đại.
Dẫu đang ở trong một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng Bác vẫn có thể rung
động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của cảnh vật, con người bình thường khác mà
Người tình cờ bắt gặp trên đường đày ải. Bị trói, bị tù đày, bị giải đi " Năm mươi ba
cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa rách hết giày" nhưng dường như Người không hề
để ý gì đến sự đau khổ của bản thân mình. Người luôn hướng ngoại, lấy tình yêu của
mình trải lên cả không gian bao la để quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian
khổ, chịu mọi cay đắng và không bao giờ than vãn. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại
của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.
Trên phương diện văn học, “Chiều tối” vẫn luôn là một tác phẩm trữ tình và
cái hồn của bài thơ nằm ở những tình cảm, rung động mà nhà thơ đã trao gửi vào
trong những dòng chữ. Đây là một tác phẩm có thể nói là đẹp về nhiều mặt và thực
sự là một bông hoa sáng ngời trong thế giới thơ HCM. Mang phong cách cổ điển kết
hợp với “hơi thở hiện đại”, bài thơ là bức chân dung tự họa, phản ánh con người
tinh thần và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Bác. Như những “vầng
sáng” của lò than hồng trong câu thơ cuối, bài thơ thực sự trở thành một luồng sáng
khai nguồn cho một phong cách thi ca hiện đại trữ tình, hoàn toàn mới mẻ, thoát ly
với văn phong cổ điển. Và hơn cả, bài thơ là một điển hình mang dáng dấp nhân
cách HCM bởi sự gởi gắm tất cả tâm tư, tình cảm của Bác trong “sâu thẳm” nó. Đó
cũng chính là những yếu tố làm nên vẻ đẹp có “một không hai” của bài thơ.
12

×