Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

Bài công dân bình đẳng trước pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 89 trang )


BÀI 4: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG
TRƯỚC PHÁP LUẬT
(tiết 1)

Điều 52 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCN
Việt Nam quy định: “Mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật”
Em có nhận xét gì về suy nghĩ của người đàn
ông trong vở kịch trên? Những suy nghĩ đó có
phù hợp với thời đại ngày nay hay không?
Vậy, bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì? Để
tìm hiểu khái niệm này chúng ta cùng theo dõi
một tình huống nhỏ do nhóm kịch Líu Lo thể hiện

Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì?
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi
công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội
khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong
việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể
hiện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa – xã hội

1. Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm pháp lý
a. Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm


nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và
nghĩa vụ không tách rời nhau
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Mọi công dân đều được hưởng quyền
và phải thực hiện nghĩa vụ của mình
bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các
quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị
khác…

Quyền:

Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, lao động công
ích, đóng thuế…
Quyền và nghĩa vụ của công dân đều phải thực
hiện theo quy định của pháp luật

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của công dân không
bị phân biệt bởi nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng,
tôn giáo, giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội…
Cùng suy nghĩ tình huống sau: Trong lớp học
của em, có bạn được miễn hoặc giảm học phí so
với các bạn khác; có bạn được lãnh học bổng, còn
các bạn khác thì không; có bạn được tuyển thẳng
vào đại học, còn các bạn khác phải dự thi; các bạn
nam đủ 18 tuổi thì phải đăng ký nghĩa vụ quân sự,
còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ
này…
Theo em, những ví dụ trên đây có được coi là

bình đẳng không? Vì sao?

Trong cùng một điều kiện như nhau,
công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ
như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các
quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn
cảnh của mỗi người.

Vậy, Công dân thực hiện quyền bình đẳng dựa trên
cơ sở nào?
Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến
pháp và luật quy định
Vậy, theo em, để công dân được bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ Nhà nước có nhất thiết phải quy
định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào Hiến
pháp và luật không? Tại sao?
Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện
nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?

Tình huống: Nhà nước quy định điểm
ưu tiên cho các thí sinh thuộc người dân
tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ
trong kì thi đại học cao đẳng. theo em,
điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi
công dân được đối xử bình đẳng về quyền
và cơ hội học tập không?

Nhà nước có vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm cho công dân thực hiện

quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng.
công dân cần thực hiện tốt các nghĩa vụ
được Hiến pháp và luật xác định là điều
kiện để sử dụng quyền của mình.

b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ
công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí
bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Em hãy cho ví dụ về một số vụ án ở
nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là
ai, giữ chức vụ gì?

Ví dụ:
Bùi Tiến Dũng
Vụ án PU18

Nguyên tắc bảo đảm mọi công dân bình
đẳng về trách nhiệm pháp lí

Truy cứu trách nghiệm pháp lí đối với chủ thể
có hành vi vi phạm được quy định trong pháp
luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng.

Truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác,
công bằng, hợp lí.

Bình đẳng trước tòa.


Ví dụ:
Điều 102 Bộ luật hình sự quy định: “Người
nào thấy người khác ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó
chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 2
năm.”

Tình huống:

Anh A 26 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên
phạt 30 năm tù giam.

Cậu B 15 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên
phạt 15 năm tù giam.
Câu hỏi: Trường hợp của anh A và cậu B có bị
coi là bất bình đẳng về trách nghiệm pháp lí
không? Vì sao?

Đáp án

Không

Vì khi công dân vi phạm pháp luật, họ đều
đuợc xem xét về độ tuổi, trạg thái, tâm lí, lỗi,
động cơ, mục đích, hậu quả, mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.


Điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam

Kết luận
Như vậy, áp dụng trách nghiệm pháp lí
khôngchỉ có tác dụng trừng phạt mà còn có tác
dụng răn đe những người khác, giáo dục họ và
mọi công dân có ý thức tôn trọng và thực hiện
pháp luật nghiêm minh, từng bước loại trừ
hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống
xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày
càng văn minh, giàu đẹp hơn.

Tiết 2.



Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết
hôn.

Hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc,
hòa thuận, và thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy
con, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
Một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và
gia đình ở nước ta là bình đẳng giữa vợ và chồng, bình
đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Theo em mục đích của hôn nhân là gì?



a.Bình đẳng trong hôn nhân.
* Trong quan hệ nhân thân.
Tình huống: Chồng chị A ngoại tình, chị A biết
chuyện đã đem chuyện chồng mình ngoại tình đi rêu
rao cho cả cơ quan chồng chị biết chuyện. với ý định
để chồng chị xấu hổ không dám làm thế nữa, ân hận
rồi quay về với vợ, con. Theo em cách cư xử của chi
A như vậy có đúng không? Vì sao?


- Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn
nơi cư trú.
- Tôn trong và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của
nhau.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi
mặt


* Trong quan hệ tài sản.

Tình huống: một người chồng do quan niệm vợ mình
không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không
thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ( tài sản
chung của vợ chồng đang sử dụng vào công việc kinh
doanh của gia đình ) đã không bàn bạc với vợ. Người
vợ phản đối không đồng ý bán. Theo em người vợ có
quyền đó không? Vì sao?



- Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm:
Quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền và nghĩa vụ
cấp dưỡng.
- Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài
sản chung.
Tình huống: trước khi kết hôn anh A được nhận thừa kế
một căn nhà của ông Chú. Sau khi kết hôn với chị B,
anh A đem bán căn nhà đó mà không cần hỏi ý kiến
của vợ. Như vậy anh A có được quyền đó không? Vì
sao?


Theo em, việc thừa nhận sở hữu tài sản riêng
của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc
bình đẳng giữa vợ và chồng không?
-Ngoài ra pháp luật còn thừa nhận vợ chồng có quyền
có tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản
riêng của mình.

×