Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.61 KB, 7 trang )

Giáo án GDCD 12  THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu
Tiết 07 Bài 3:
CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bình đẳng trước PL.
- Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm pháp lý.
- Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của CD trước
PL.
2. Kỹ năng:
- Biết ph/tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế.
- Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo quy định của PL.
3. Thái độ:
- Có niềm tin đ/với PL, đ/với NN trong việc bảo đảm cho CD bình đẳng trước PL.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Tạo tình huống, động não, đóng vai…
2. Hình thức tổ chức dạy học: Theo lớp, nhóm, cá nhân….
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
1.Tài liệu: SGK, SGV, các tài liệu khác liên quan đến kiến thức bài học.
2. Phương tiện: phấn, bút, bảng phụ, sơ đồ, biểu bảng….
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
T/g HOẠT ĐỘNG CỦA GV/HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.


Con người sinh ra đều mong muốn được
sống trong một XH bình đẳng, nhân đạo, có
kỷ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện
được trong XH duy trì chế độ người bóc lột
người hay không? NN ta với bản chất là NN
của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền
bình đẳng cho CD. Vậy, ở nước ta hiện nay,
quyền bình đẳng của CD được thực hiện
 24 
Giáo án GDCD 12  THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu
15p
trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình
đẳng của CD được tôn trọng và bảo vệ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung các đơn
vị kiến thức trong SGK.
- GV giảng: Quyền bình đẳng xuất phát từ
quyền con người. Tuyên ngôn độc lập năm
1776 của nước Mỹ đã khẳng định: “Tất cả
mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hp”.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của cách mạng Pháp 1791 cũng nêu rõ:
“Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền
lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng
về quyền lợi”.
Theo quy định của PL Việt nam, mọi CD

đều bình đẳng trước PL, phụ nữ bình đẳng
với nam giới về mọi phương diện, các DT
sinh sống trên lãnh thổ VN đều bình đẳng
với nhau, các thành phần KT trong nền KT
thị trường đinh hướng XHCN ở VN đều
bình đẳng.
- GV cho HS đọc lời tuyên bố của chủ tịch
Hồ Chí Minh ở cuối SGK – tr27.
- ? Em hiểu thế nào về quyền bình đẳng của
CD trong lời tuyên bố trên của chủ tịch Hồ
Chí Minh?
→ Lời tuyên bố trên của chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của
CD. Quyền bầu cử và ứng cử của CD không
bị phân biệt bởi nam, nữ, giầu, nghèo, thành
phần, DT, tôn giáo, địa vị XH. Mọi CD Việt
Nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền
bầu cử và ứng cử.
- ? Em hãy kể một số quyền mà CD được
hưởng? Một số nghĩa vụ mà CD phải thực
hiện?
- GV đưa ra các tình huống ở SGK - tr28.
Bình đẳng trước PL có nghĩa là
mọi CD, nam, nữ thuộc các dân
tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị
xã hội khác nhau đều không bị
phân biệt, đối xử trong việc
hưởng quyền, thực hiện nghĩa
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý
theo quy định của PL.

1. Công dân bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ.
Công dân bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ có nghĩa là bình
đẳng về hưởng quyền và làm
nghĩa vụ trước NN và XH theo
quy định của PL. Quyền của
CD không tách rời nghĩa vụ
của CD.
- Công dân bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi CD đều được
hưởng quyền và phải thực hiện
nghĩa vụ của mình. Các quyền
được hưởng như quyền bầu cử,
ứng cử, quyền sở hữu, quyền
thừa kế, các quyền tự do cơ bản
và các quyền dân sự, chính trị
 25 
Giáo án GDCD 12  THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu
- ? Theo em, những trường hợp đó có mâu
thuẫn với quyền bình đẳng không? Vì sao?
→ Những trường hợp nêu trong VD không
mâu thuẫn với quyền bình đẳng của CD, bởi
vì mọi CD đều được bình đẳng trong việc
hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước NN và
XH theo quy định của PL, nhưng mức độ sử
dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ đó đến
đâu thì còn phụ thuộc vào khả năng, đk và
hoàn cảnh của từng người. Vì vậy. trong

thực tế, có thể người này được hưởng nhiều
quyền hơn, người kia được hưởng ít quyền
hơn hoặc người này thực hiện nghĩa vụ khác
với người kia, nhưng vẫn là bình đẳng trong
việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
ĐK, hoàn cảnh thế nào tùy thuộc vào quy
định của PL trong từng lĩnh vực, từng
trường hợp cụ thể.
- Ví dụ:
1. Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những
người có thu nhập trên 60tr đồng/năm có
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy
nhiên tùy thuộc vào ĐK, hoàn cảnh mà mức
thu lại khác nhau, người độc thân có cùng
mức thu như trên, người có gia đình đang có
trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ
thuộc có mức thuế phải nộp thấp hơn so với
người độc thân.
2. Hiến pháp quy định “CD không phân biệt
DT, nam, nữ, thành phần XH, tín ngưỡng,
tôn giáo, trình độ VH, nghề nghiệp, thời hạn
cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo
quy định của PL”. (điều 54 hiến pháp năm
1992)
Tuy nhiên không phải cứ CD đủ 21 tuổi
đều có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
Để thực hiện quyền ứng cử vào đại biểu
Quốc hội, các CD phải có đủ các tiêu chuẩn

và đk mà luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy
định. Theo quy đinh, những người sau
không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo
khác…Các nghĩa vụ phải thực
hiện như nghĩa vụ bảo vệ TQ,
nghĩa vụ đóng thuế…
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ
của CD không bị phân biệt bởi
DT, giới tính, tôn giáo, giàu,
nghèo, thành phần và địa vị
XH.
 26 
Giáo án GDCD 12  THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu
15p
bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực
PL, người đang phải chấp hành hình phạt tù,
người đang bị tạm giam, và người mất năng
lực hành vi dân sự.
2- Người đang bị khởi tố về hình sự.
3- Người đang phải chấp hành bản án, quyết
định hình sự của TA.
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết
định hình sự của TA, nhưng chưa được xóa
án.
5- Người đang chấp hành quyết định xử lý
hành chính về GD tại xã, phường, thị trấn,
tại cơ sở GD, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị
quản chế hành chính. ( điều 29 Luật bầu cử
đại biểu Quốc hội)

⇒ Như vậy, theo quy định của hiến pháp và
PL, mọi CD đều bình đẳng về việc hưởng
quyền và thực hiện nghĩa vụ; quyền, nghĩa
vụ của CD không bị phân biệt bởi DT, giới
tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa
vị XH của CD. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ
còn phụ thuộc vào khả năng, đk và hoàn
cảnh cụ thể của từng cá nhân.
- GV đưa ra tình huống có vấn đề:
ví dụ: Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô
tô với lý do nhà hai bạn trong nhóm mới
mua ô tô. Bạn A trong nhóm có ý kiến
không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có
giấy phép lái ô tô, đua xe nguy hiểm và dễ
gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì
trong nhóm đã có bố bạn B làm trưởng công
an quận, bố bạn C làm thứ trưởng của một
bộ. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có
phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. cả
nhóm nhất trí với bạn B.
? Quan điểm và thái độ của em trước những
ý kiến trên ntn?
? Nếu nhóm bạn đó là cùng lớp với em, em
sẽ làm gì?
- GV giảng giải: Mọi vi phạm PL đều xâm
hại đến quyền và lợi ích hợp của chủ thể
khác, làm rối loạn trật tự PL ở một mức độ
2. Công dân bình đẳng về
trách nhiệm pháp lý.

Bình đẳng về trách nhiệm pháp
lý là bất kỳ CD nào vi phạm PL
đều phải chịu trách nhiệm về
hành vi vi phạm PL của mình
và phải bị xử lý theo quy định
của PL.
- CD dù ở địa vị nào, làm nghề
gì khi vi phạm PL đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý theo
quy định của PL (trách nhiệm
hành chính, dân sự, hình sự, kỷ
luật)
- Khi CD vi phạm PL với t/chất
và mức độ như nhau đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý như
nhau, không phân biệt đối xử.
 27 
Giáo án GDCD 12  THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu
nhất định. Trong thực tế, có một số người
do thiếu hiểu biết về PL, không tôn trọng và
thực hiện PL hoặc lợi dụng chức quyền để
vi phạm PL gây hậu quả nghiêm trọng cho
người khác, cho xã hội. Những hành vi đó
cần phải được đấu tranh, ngăn chặn, xử lí
nghiêm minh.
- ? Em hãy nêu VD về việc TA xét xử một
số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ
thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ
quan trọng ntn trong bộ máy NN?
→ GV nêu một vụ án điển hình: Vụ án

Trương Văn Cam. Trong vụ án này, có cán
bộ trong cơ quan bảo vệ PL, cán bộ cao cấp
trong các cơ quan Đảng, NN có hành vi bảo
kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn: Bùi
Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh,
…Bộ chính trị, Ban bí thư đã chỉ đạo Đảng
uỷ công an, ban cán sự Đảng các cấp, các
ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt
để những cán bộ, đảng viên sai phạm.
- GV giúp HS hiểu: Trách nhiệm pháp lí là
do cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng với
các chủ thể vi phạm PL. Bất kì công dân
nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các
chế tài theo quy định của PL.
- GV giảng: Trách nhiệm pháp lý (trong
mục này) là nghĩa vụ mà chủ thể vi phạm
pháp luật phải gánh chịu những biện pháp
cưỡng chế do NN áp dụng.
NN áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý để
trừng phạt những chủ thể (cá nhân, tổ chức)
vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ
do các cơ quan NN có thẩm quyền (cơ quan
quản lý NN, Toà án …) áp dụng theo các
trình tự, thủ tục do PL quy định đối với các
chủ thể có hành vi vi phạm.
CD bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được
hiểu là :
- Bất kỳ ai vi phạm PL đều phải chịu trách
nhiệm pháp lý, không phân biệt đó là người
có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là

một công dân bình thường, không phân biệt
giới tính, tôn giáo…
 28 

×