Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ứng dụng bảng câu hỏi oab ss trong chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 134 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ TRƯƠNG TUẤN ĐẠT

ỨNG DỤNG BẢNG CÂU HỎI OAB-SS
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LÊ TRƯƠNG TUẤN ĐẠT

ỨNG DỤNG BẢNG CÂU HỎI OAB-SS
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI – TIẾT NIỆU
MÃ SỐ: NT 62 72 07 15
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN ÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả

Lê Trương Tuấn Đạt

.



.

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... i
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt ................................................................ ii
Danh mục bảng ......................................................................................................... iii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................v
Danh mục sơ đồ......................................................................................................... vi
Danh mục hình ......................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Giải phẫu – Sinh lý của đường tiết niệu dưới và phân bố thần kinh chi phối......4
1.2. Đại cương về bàng quang tăng hoạt .....................................................................9
1.3. Tổng quan về các bảng câu hỏi triệu chứng đánh giá bàng quang tăng hoạt ....25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37
2.3. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ....................................................................38
2.4. Qui trình nghiên cứu ..........................................................................................38
2.5. Lợi ích mong đợi ................................................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
3.1. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................43
3.2. Đặc điểm bệnh nhân ...........................................................................................43
3.3. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................................46
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................................54
3.5. Điều trị ...............................................................................................................55
3.6. Theo dõi điều trị .................................................................................................56

3.7. Kết quả điều trị ...................................................................................................59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................61
4.1. Đặc điểm bệnh nhân ...........................................................................................61

.


.

4.2. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................................65
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................................77
4.4. Chọn lựa phương pháp điều trị ..........................................................................78
4.5. Theo dõi điều trị .................................................................................................80
4.6. Kết quả điều trị ...................................................................................................82
4.7. Bàn luận về mẫu nghiên cứu ..............................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa


cs

Cộng sự

TH

Trường hợp

NKĐTN

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

.


.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AUA

American Urological Association

Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ


BTx-A

Botulinum toxin A

Độc tố Botulinum A

CUA

Canadian Urological Association

Hiệp hội Tiết niệu Canada

DO

Detrusor Overactivity

Tăng hoạt cơ chóp bàng quang

EAU

European Association of Urology

Hiệp hội Tiết niệu châu Âu

ICS

International Continence Society

Hiệp hội tiêu tiểu tự chủ quốc tế


IPSS

The International Prostate Symptom
Score

Điểm số quốc tế triệu chứng tuyến
tiền liệt

IUGA

International Urogynecological
Association

Hiệp hội Tiết niệu-Phụ khoa quốc tế

IUSS

Indevus Urgency Severity Scale

Thang đo Indevus về mức độ
nghiêm trọng của triệu chứng tiểu
gấp

KHQ

King’s Health Questionnaire

Bảng câu hỏi sức khỏe hoàng gia

LUTS


Lower Urinary Tract Symptoms

Triệu chứng đường tiết niệu dưới

OAB

Overactive Bladder

Bàng quang tăng hoạt

OAB-q

Overactive Bladder Questionnaire

Bảng câu hỏi bàng quang tăng hoạt

OAB-SS

Overactive Bladder Symptom Score

Điểm số triệu chứng bàng quang
tăng hoạt

OAB-SCS

Overactive Blader Symptom
Composite Score

Điểm số tổng hợp triệu chứng bàng

quang tăng hoạt

PPBC

Patient Perception of Bladder
Condition

Nhận thức của bệnh nhân về tình
trạng bàng quang

QoL

Quality of Life

Chất lượng cuộc sống

.


.

i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố thần kinh chủ yếu của đường tiết niệu dưới .................................6
Bảng 1.2. Bảng câu hỏi OAB-q ................................................................................26
Bảng 1.3. Điểm số IUSS ...........................................................................................27
Bảng 1.4. Điểm số IUSS cho mỗi lần đi tiểu hoặc tiểu không kiểm soát gấp và điểm
số OAB-SCS tương ứng ........................................................................28
Bảng 1.5. Câu hỏi PPBC ...........................................................................................29

Bảng 1.6. Bảng câu hỏi OAB-SS của Homma .........................................................30
Bảng 1.7. Bảng câu hỏi OAB-SS của Blaivas ..........................................................31
Bảng 2.8. Các biến số nghiên cứu cần thu thập ........................................................39
Bảng 3.9. Độ tuổi trung bình theo giới tính ..............................................................44
Bảng 3.10. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân ......................................................44
Bảng 3.11. Thời gian mắc triệu chứng theo giới tính ...............................................46
Bảng 3.12. Thời gian mắc triệu chứng theo nhóm tuổi ............................................46
Bảng 3.13. Giới tính, tuổi và thời gian mắc triệu chứng theo dạng lâm sàng ..........47
Bảng 3.14. Điểm số từng triệu chứng và tổng điểm OAB-SS theo giới tính............49
Bảng 3.15. Điểm số từng triệu chứng và tổng điểm OAB-SS theo nhóm tuổi .........49
Bảng 3.16. Tương quan giữa tuổi với điểm số từng triệu chứng, tổng điểm OAB-SS
và thời gian mắc triệu chứng .................................................................50
Bảng 3.17. Điểm số từng triệu chứng và tổng điểm OAB-SS theo dạng lâm sàng ..50
Bảng 3.18. Điểm số QoL trung bình theo giới tính và theo dạng lâm sàng..............51
Bảng 3.19. Điểm số QoL trung bình theo nhóm tuổi ................................................51
Bảng 3.20. Điểm số QoL trong từng mức điểm số OAB-SS ....................................52
Bảng 3.21. Sự khác biệt QoL cụ thể giữa từng mức điểm OAB-SS.........................52
Bảng 3.22. Tương quan giữa QoL với từng triệu chứng, tổng điểm OAB-SS và thời
gian mắc triệu chứng .............................................................................53
Bảng 3.23. Sự thay đổi điểm số triệu chứng và QoL sau 4 tuần điều trị ..................56
Bảng 3.24. Sự thay đổi điểm số triệu chứng và QoL sau 12 tuần điều trị ................57
Bảng 4.25. So sánh phân bố giới tính với một số nghiên cứu khác ..........................61

.


.

Bảng 4.26. So sánh tuổi trung bình với một số nghiên cứu khác .............................62
Bảng 4.27. Thời gian trung bình mắc triệu chứng so với một số nghiên cứu khác ..65

Bảng 4.28. So sánh tỷ lệ mắc OAB ướt và OAB khơ theo giới tính với một số
nghiên cứu khác .....................................................................................68
Bảng 4.29. So sánh điểm số từng triệu chứng và tổng điểm OAB-SS với một số
nghiên cứu khác .....................................................................................70
Bảng 4.30. So sánh tổng điểm OAB-SS theo dạng lâm sàng với một số nghiên cứu
khác ........................................................................................................71
Bảng 4.31. Câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống (IPSS QoL) ..............................73
Bảng 4.32. So sánh mối tương quan giữa tổng điểm OAB-SS và QoL so với một số
nghiên cứu khác .....................................................................................74
Bảng 4.33. Phiên bản OAB-SS của Việt Nam ..........................................................76

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mối quan hệ giữa tần suất triệu chứng và mức độ ảnh hưởng bởi các
triệu chứng ........................................................................................35
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân ..........................................................43
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ......................................................44
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các tiền căn khác .........................................................................45
Biểu đồ 3.5. Tần suất xuất hiện từng triệu chứng .....................................................47
Biểu đồ 3.6. Tần suất xuất hiện từng triệu chứng (nhóm 373 TH) ...........................47
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng nhật ký bàng quang........................................................48
Biểu đồ 3.8. Phân bố nhóm thuốc sử dụng ...............................................................55
Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị triệu chứng tiểu nhiều lần ...........................................59
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị triệu chứng tiểu đêm .................................................59
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị triệu chứng tiểu gấp ..................................................59
Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị triệu chứng tiểu khơng kiểm sốt gấp.......................60

Biểu đồ 3.13. Kết quả điều trị tổng thể và gánh nặng bệnh nhân phải chịu .............60
Biểu đồ 4.14. So sánh tần suất triệu chứng với một số nghiên cứu khác .................66
Biểu đồ 4.15. So sánh tỷ lệ OAB khô và OAB ướt so với một số nghiên cứu .........68
Biểu đồ 4.16. Sự thay đổi điểm số OAB-SS theo nhóm tuổi ....................................71
Biểu đồ 4.17. So sánh kết quả điều trị với một số nghiên cứu khác .........................83
Biểu đồ 4.18. So sánh sự thay đổi điểm số QoL sau điều trị với một số nghiên cứu
khác ...................................................................................................83

.


i.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế của phản xạ chứa đựng và phản xạ đi tiểu ....................................9

.


.

i

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Kiểm sốt thần kinh của đường tiết niệu dưới ............................................5
Hình 1.2. Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt lên chất lượng cuộc sống .............12
Hình 1.3. Hình ảnh biểu diễn bàng quang trong giai đoạn chứa đựng .....................16
Hình 1.4. Mối tương quan giữa chẩn đốn bàng quang tăng hoạt dựa trên triệu
chứng và tăng hoạt cơ chóp bàng quang dựa trên niệu động lực học......20


.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàng quang tăng hoạt là một hội chứng đặc trưng bởi triệu chứng tiểu gấp,
thường đi kèm với tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có thể có hoặc khơng có tiểu khơng
kiểm sốt gấp và khơng ghi nhận NKĐTN hoặc các bệnh lý rõ ràng khác của đường
tiết niệu [13],[54].
Theo các nghiên cứu trên thế giới như EPIC (2006), NOBLE (2006), Milsom
(2001) và OAB-POLL (2013), tần suất mắc OAB dao động từ 11,8-23,2%
[31],[64],[88],[107]. Tại Việt Nam, 12,2% dân số (khoảng 12 triệu người) mắc
OAB. Trong đó OAB ướt chiếm 2,5%. Tỷ lệ mắc OAB ở nữ cao hơn nam (khoảng
1,46/1) [5].
OAB tuy khơng nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây suy giảm đáng kể chất
lượng cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến thể chất và chức năng xã hội của bệnh nhân
[32],[72],[98]. Tiểu đêm và tiểu khơng kiểm sốt gấp gián tiếp ảnh hưởng đến sống
còn của bệnh nhân [121]. OAB gây ảnh hưởng xấu đến công việc như tăng thời gian
nghỉ việc và giảm năng suất lao động [98],[122].
Gánh nặng của OAB cịn về khía cạnh kinh tế, phản ánh bởi chi phí điều trị
vượt xa những chi phí liên quan đến thuốc [98], có xu hướng dành cho chăm sóc
thơng thường, như tã lót và giặt đồ, nói chung phản ánh gánh nặng của tiểu khơng
kiểm sốt gấp [109].
Chẩn đoán OAB bao gồm đánh giá ban đầu và đánh giá chuyên sâu. Đánh
giá ban đầu bao gồm khai thác bệnh sử đầy đủ, thăm khám thực thể cẩn thận, thực
hiện tổng phân tích nước tiểu và cuối cùng là sử dụng bảng câu hỏi triệu chứng
và/hoặc nhật ký bàng quang nếu khả thi [7],[27],[42],[43],[77],[98],[123]. Các
phương tiện đánh giá chuyên sâu sẽ được sử dụng khi cần thiết.
Điều trị OAB bao gồm các liệu pháp thay đổi hành vi, dùng thuốc, tiêm BTxA vào cơ bàng quang, kích thích thần kinh chày, điều hịa thần kinh cùng và mở

rộng bàng quang bằng ruột/chuyển lưu nước tiểu [7],[27],[42],[43],[77],[123].
Thời gian tối thiểu để đánh giá hiệu quả của liệu pháp hành vi cũng như điều
trị thuốc được báo cáo thường từ 4 – 12 tuần [115].

.


.

Về chẩn đoán, nếu chỉ dựa trên định nghĩa OAB của ICS thì khó lượng giá
được mức độ nặng nhẹ của OAB. Chẳng hạn, một bệnh nhân tiểu gấp 1 – 2
lần/ngày khác bệnh nhân tiểu gấp 10 lần/ngày, một bệnh nhân tiểu 10 lần/ngày khác
bệnh nhân tiểu 20 – 30 lần/ngày.
Đánh giá hiệu quả điều trị OAB mang tính chủ quan, dựa trên cảm giác của
bệnh nhân trên từng triệu chứng. Chẳng hạn, khi tái khám bệnh nhân khai triệu
chứng khơng cải thiện, nhưng khi đánh giá kĩ thì trước điều trị bệnh nhân tiểu đêm
10 lần, sau điều trị tiểu đêm còn 2 – 3 lần nghĩa là bệnh nhân đã có hiệu quả điều trị
dù triệu chứng vẫn cịn. Bên cạnh đó, OAB là một hội chứng và sự phức tạp không
thể được đánh giá đầy đủ bằng cách chỉ đếm từng triệu chứng riêng lẻ. Một số bệnh
nhân có thể có những thay đổi hỗn hợp, với một triệu chứng cải thiện và một triệu
chứng trở nên tệ hơn [60]. Ngoài ra, do phác đồ điều trị kéo dài, bệnh nhân bỏ trị do
chưa đáp ứng kì vọng, do tác dụng phụ liên quan đến điều trị cũng như chi phí điều
trị tương đối cao [102] địi hỏi phải có một cơng cụ khách quan để đánh giá hiệu
quả điều trị, giúp bác sĩ lâm sàng tư vấn và thuyết phục bệnh nhân.
Đã có nhiều bảng câu hỏi đánh giá triệu chứng giúp thuận lợi cho việc nắm
bắt quan điểm của bệnh nhân (về triệu chứng và ảnh hưởng của các triệu chứng của
OAB lên chất lượng cuộc sống) cũng như đánh giá hiệu quả điều trị đã được giới
thiệu. Ví dụ: bảng câu hỏi OAB-q [29], 2 phiên bản OAB-SS khác nhau của
Homma [60] và Blaivas [19], câu hỏi PPBC [30], bảng câu hỏi OAB-SCS
[126]…Tuy nhiên, chưa có bảng câu hỏi nào đạt được thống nhất và sử dụng rộng

rãi trên toàn thế giới.
Bảng câu hỏi OAB-SS của Homma đã được phát triển và xác nhận là một
công cụ đánh giá triệu chứng của OAB, đã được sử dụng tại nhiều quốc gia. OABSS tích hợp bốn triệu chứng vào một điểm số duy nhất và có thể là một cơng cụ hữu
ích cho nghiên cứu và thực hành lâm sàng [60]. Tại Việt Nam, bảng câu hỏi OABSS của Homma đã bước đầu được giới thiệu [1] nhưng chưa có nghiên cứu nào về
việc ứng dụng bảng câu hỏi OAB-SS trên bệnh nhân OAB dù số lượng bệnh nhân là
rất nhiều và việc sử dụng bảng câu hỏi OAB-SS là rất đơn giản nhưng có tính khách

.


.

quan. Vì vậy, để có thêm luận cứ cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Áp dụng
bảng câu hỏi OAB-SS trong chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt trên lâm
sàng có hiệu quả như thế nào?”, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Ứng
dụng bảng câu hỏi OAB-SS trong chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt”
với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Áp dụng bảng câu hỏi OAB-SS trong chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng
hoạt
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân được chẩn đoán bàng quang tăng
hoạt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.
2. Xác định kết quả điều trị bàng quang tăng hoạt tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP. HCM dựa vào bảng câu hỏi OAB-SS.

.


.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu – Sinh lý của đường tiết niệu dưới và phân bố thần kinh
chi phối
1.1.1. Giải phẫu – Sinh lý của đường tiết niệu dưới
Hoạt động chức năng của đường tiết niệu dưới gồm 2 giai đoạn riêng biệt:
• Giai đoạn chứa đựng: nước tiểu từ niệu quản dần đổ đầy bàng quang, dung
tích bàng quang tăng dần, có thể đạt 300 – 400 ml mà không tăng đáng kể áp
lực trong bàng quang [8],[12]. Cơ bàng quang căng dần, cơ chóp khơng co
bóp, cổ bàng quang và niệu đạo đóng kín, các cơ sàn chậu co lại. Giai đoạn
này chiếm hơn 99% thời gian [44].
• Giai đoạn tống xuất (đi tiểu): cổ bàng quang và niệu đạo mở ra, các cơ sàn
chậu thư giãn, cơ chế hình phễu của cổ bàng quang tạo điều kiện cho nước tiểu
chảy vào niệu đạo, cơ chóp bàng quang co bóp làm tăng áp lực trong bàng
quang (có thể lên đến 100 cmH2O [12]) giúp đẩy mạnh nước tiểu ra ngoài.
Vào cuối giai đoạn tống xuất, niệu đạo và cổ bàng quang đóng lại, bàng quang
trở lại trạng thái thư giãn bắt đầu giai đoạn chứa đựng tiếp theo [24].
Đi tiểu là một hiện tượng sinh lý tuy rằng phức tạp, nhưng thật dễ dàng,
không đau đớn mà ngược lại đem lại sự thoải mái cho cơ thể [8]. Đi tiểu có hiệu quả
là khi cịn tối thiểu hoặc khơng cịn nước tiểu trong bàng quang [24].
1.1.2. Phân bố thần kinh chi phối
1.1.2.1. Kiểm soát thần kinh của đường tiết niệu dưới
Chức năng của đường tiết niệu dưới thể hiện sự tương tác phức tạp của hệ
thần kinh tự động và hệ thần kinh bản thể với mục tiêu duy trì áp lực thấp trong
bàng quang trong quá trình làm đầy và làm trống bàng quang định kỳ một cách tự
chủ thông qua các con đường [24],[112]:
• phối hợp các hoạt động của bàng quang và niệu đạo/cơ thắt
• kiểm sốt sự thư giãn của bàng quang
• nhận thức cảm giác đầy bàng quang


.


.

• duy trì sự tự chủ với sự gia tăng đổ đầy của bàng quang
• bắt đầu đi tiểu một cách tự chủ.
Hệ thần kinh bình thường cho phép một cá nhân có thể tự ý chuyển đổi giữa
2 giai đoạn chứa đựng và tống xuất, dựa trên nhận thức cảm giác đầy của bàng
quang và đánh giá sự phù hợp về hồn cảnh để bắt đầu đi tiểu [94].

Hình 1.1. Kiểm soát thần kinh của đường tiết niệu dưới
“Nguồn: Chapple C. R., Hillary C. J., Patel A., et al. (2019), "Basic structure,
function and control of the lower urinary tract", Urodynamics made easy, 4th
edition, Elsevier, Philadelphia, pp. 7-18” [24]
Hệ thống thần kinh tự động bao gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Các sợi giao cảm bắt nguồn từ đoạn tủy sống ngực – thắt lưng T10 – L2, đi qua thần
kinh hạ vị. Thần kinh giao cảm hậu hạch giải phóng noradrenaline, chất này kích
hoạt: (1) thụ thể β-adrenergic, gây thư giãn cơ chóp bàng quang, giúp bàng quang
đổ đầy nước tiểu; (2) thụ thể α-adrenergic ở bàng quang và cổ bàng quang, gây ra

.


.

co thắt đường ra bàng quang; và (3) thụ thể β-adrenergic trong hạch bàng quang
[10],[16],[112]
Thần kinh phó giao cảm bắt nguồn từ các đoạn tủy sống S2 – S4, là các sợi
thần kinh tiền hạch hội tụ vào dây thần kinh chậu. Kích thích các sợi phó giao cảm

gây co bóp cơ chóp bàng quang do giải phóng acetylcholine liên kết với các thụ thể
muscarinic M2 và M3. Đồng thời, hệ phó giao cảm tiết ra nitric oxide, có tác dụng
ức chế cơ trơn niệu đạo, giúp thúc đẩy quá trình đi tiểu [10],[45],[112].
Hệ thần kinh bản thể chi phối đường tiết niệu dưới phát sinh từ các tế bào
thần kinh vận động ở sừng trước đoạn tủy sống S2 – S4 (còn được gọi là nhân
Onuf) và đi đến cơ thắt niệu đạo ngoài qua dây thần kinh thẹn [47]. Các dây thần
kinh bản thể vận động cholinergic chi phối cho cơ thắt niệu đạo ngoài (cơ thắt vân)
và có thể kiểm sốt theo ý muốn. Sự dãn có chủ ý của cơ thắt ngoài rất cần thiết để
khởi động cung phản xạ cùng và khởi động việc đi tiểu [10],[112].
Bảng 1.1. Phân bố thần kinh chủ yếu của đường tiết niệu dưới
“Nguồn: Chapple C. R., Hillary C. J., Patel A., et al. (2019), "Basic structure,
function and control of the lower urinary tract", Urodynamics made easy, 4th
edition, Elsevier, Philadelphia, pp. 7-18” [24]
Phân bố thần kinh chủ yếu của đường tiết niệu dưới

Hạ vị

Chậu

Thẹn

Loại

Nguồn gốc

Cơ chóp
bàng
quang

Giao cảm


T10 – L2

Thư giãn

Co cơ thắt trơn
(cơ thắt trong)

Noradrenaline

Phó giao
cảm

S2 – S4
(trung tâm Budge –
trung tâm đi tiểu ở
tủy sống)

Co thắt

Thư giãn đường
ra bàng quang*

Acetylcholine

Bản thể

S2 – S4
(nhân Onuf)


Co cơ thắt vân
(cơ thắt ngoài)
và cơ sàn chậu

Acetylcholine

Cơ thắt

Chất dẫn
truyền thần
kinh chủ yếu

*Thư giãn đường ra bàng quang do tác dụng ức chế cơ trơn niệu đạo của hệ thần
kinh phó giao cảm thơng qua chất dẫn truyền nitric oxide.

.


.

1.1.2.2. Kiểm sốt cảm giác hướng tâm
Thơng tin hướng tâm từ đường tiết niệu dưới liên quan đến sự đổ đầy của
bàng quang, sự hiện diện của bất kỳ kích thích độc hại (hóa học hoặc lạnh) được
dẫn truyền dọc theo các dây thần kinh hạ vị, thần kinh chậu và thần kinh thẹn, có
liên quan đến [24]:
• phản xạ chứa đựng khơng tự chủ
• nhận thức cảm giác đầy của bàng quang
1.1.2.3. Kiểm soát vận động ly tâm
Giai đoạn chứa đựng chủ yếu dưới sự kiểm soát của hệ giao cảm [24].
Giai đoạn tống xuất chủ yếu dưới sự kiểm sốt của hệ phó giao cảm [24].

1.1.2.4. Phản xạ chứa đựng khơng tự chủ
Có một số phản xạ khơng tự chủ, chủ yếu nằm ở tủy sống thắt lưng – cùng.
Trong quá trình làm đầy bàng quang bình thường, các phản xạ này sẽ làm tăng hoạt
động giao cảm và ức chế hoạt động phó giao cảm, kích hoạt các tế bào thần kinh
thẹn, qua đó giúp tăng chứa đựng bằng cách thư giãn bàng quang và duy trì tự chủ
bằng cách tăng co thắt của cơ thắt niệu đạo (phản xạ bảo vệ) [24],[45].
1.1.2.5. Mong muốn đi tiểu
Sau thời thơ ấu, chúng ta có thể kiểm sốt đi tiểu tự chủ, do đó cho phép đi
tiểu chỉ được bắt đầu trong những hồn cảnh thích hợp. Thơng tin liên quan đến sự
đầy của bàng quang được gửi đến não. Tại một hồn cảnh thích hợp để đi tiểu, não
bỏ qua các phản xạ chứa đựng ngoại vi và “chuyển đổi” đường tiết niệu dưới vào
giai đoạn tống xuất [24],[94].
Một khi đạt ngưỡng đầy của bàng quang (tùy vào hoàn cảnh tại chỗ và mỗi
cá nhân) sẽ làm tăng hoạt động hướng tâm phát ra từ các tế bào thần kinh cảm giác
trong đám rối thần kinh dưới niệu mạc của các dây thần kinh liên kết với thành bàng
quang. Tín hiệu phó giao cảm hướng tâm trong dây thần kinh chậu sẽ truyền hoạt
động này thông qua tủy sống đến chất xám quanh cống não. Thông tin về sự đầy
của bàng quang được xử lý tại đây, và từ đây, các tín hiệu được gửi đến trung tâm đi
tiểu ở cầu não và các vùng trên cầu não [24],[45].

.


.

Các vùng trên cầu não bao gồm vỏ não trước, vùng dưới đồi, tiểu thùy cạnh
trung tâm, hệ viền và hồi đai. Đây là những thành phần quan trọng trong sự kiểm
sốt có ý thức và vơ thức của trung tâm đi tiểu ở cầu não. Chúng có vai trị trong trì
hỗn đi tiểu, ức chế các cơn co thắt sớm cơ chóp bàng quang và bắt đầu đi tiểu vào
một thời điểm thích hợp [24],[45].

1.1.2.6. Phản xạ đi tiểu tự chủ
Trung tâm đi tiểu ở cầu não là nơi kiểm sốt thiết yếu trong việc điều phối
q trình đi tiểu và chính nó dưới sự kiểm sốt của vùng trên cầu não [24],[45].
Nếu bàng quang được cảm nhận là đầy nhưng không phù hợp để đi tiểu,
trung tâm đi tiểu ở cầu não sẽ gửi tín hiệu xuống để ức chế hoạt động phó giao cảm,
tăng trương lực giao cảm và tăng hoạt động thần kinh thẹn để co cơ thắt niệu đạo và
cơ sàn chậu. Các cơ chế này dẫn đến thắt chặt đường ra bàng quang và do đó duy trì
sự tự chủ cho đến khi tìm thấy thời điểm và địa điểm thích hợp [24],[45].
Nếu bàng quang được cảm nhận là đầy và cá nhân quyết định rằng đã đến lúc
thích hợp để đi tiểu, trung tâm đi tiểu ở cầu não được giải phóng khỏi trương lực
kiểm soát ức chế của các trung tâm vỏ não và dưới vỏ cao hơn sẽ chuyển đổi đường
tiết niệu dưới vào giai đoạn tống xuất bằng cách gửi các tín hiệu xuống để tăng hoạt
động phó giao cảm, ức chế hoạt động giao cảm và thần kinh thẹn gây ra co thắt cơ
chóp bàng quang và thư giãn của cơ vùng chậu và các cơ thắt niệu đạo trong và
ngoài [24],[45],[94].
Khi bắt đầu đi tiểu, các phản xạ thứ phát trong niệu đạo, được kích hoạt bởi
dịng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc làm trống bàng quang [24].

.


.

Sơ đồ 1.1. Cơ chế của phản xạ chứa đựng và phản xạ đi tiểu
“Nguồn: Chai T. C., Birder L. A. (2020), "Physiology and Pharmacology of the
Bladder and Urethra", Campbell-Walsh Urology 12th edition, Elsevier,
Philadelphia, pp. 2461-2513” [22]

1.2. Đại cương về bàng quang tăng hoạt
1.2.1. Định nghĩa và các thuật ngữ liên quan

Theo định nghĩa của ICS (2002, cập nhật 2010) và IUGA (2010), bàng quang
tăng hoạt là một hội chứng đặc trưng bởi triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với
tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có thể có hoặc khơng có tiểu khơng kiểm sốt gấp và
khơng ghi nhận nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác của
đường tiết niệu [13],[54].

.


0.

Do đó OAB là một chẩn đốn dựa trên triệu chứng [98], bao gồm một hoặc
nhiều triệu chứng chứa đựng của bàng quang liên quan đến đi tiểu quá nhiều lần
hoặc cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ khác thường, bao gồm:
• Tiểu nhiều lần: bệnh nhân than phiền phải đi tiểu quá nhiều lần trong ngày
(≥8 lần/ngày, gần như tương đương với đi tiểu mỗi 2 giờ hoặc ít hơn)
[13],[54],[79].
• Tiểu đêm: bệnh nhân than phiền phải thức dậy ≥1 lần vào ban đêm để đi tiểu
[13],[54].
• Tiểu gấp: bệnh nhân than phiền có cảm giác mắc tiểu đột ngột, mạnh mẽ thơi
thúc bệnh nhân đi tiểu mà khó nín được [13],[54].
• Tiểu khơng kiểm sốt gấp: bệnh nhân than phiền rỉ nước tiểu không tự chủ
liên quan đến hoặc ngay sau tiểu gấp [13],[54].
Bàng quang tăng hoạt khô: là dạng lâm sàng khơng có triệu chứng tiểu
khơng kiểm soát gấp [7],[98].
Bàng quang tăng hoạt ướt: là dạng lâm sàng có triệu chứng tiểu khơng
kiểm sốt gấp [7],[98].
Tăng hoạt cơ chóp bàng quang: là một quan sát trên niệu động lực học,
được đặc trưng bởi các cơn co thắt khơng tự chủ của cơ chóp bàng quang trong giai
đoạn làm đầy, có thể do tự phát hoặc bị kích thích [13]. Lưu ý rằng OAB và DO

khơng thể thay thế cho nhau bởi vì bệnh nhân OAB sau khi khảo sát niệu động
lực học có thể khơng có DO và ngược lại [14],[98].
Tăng nhạy cảm bàng quang: là một quan sát trên niệu động lực học, trong
giai đoạn làm đầy, bệnh nhân xuất hiện cảm giác mắc tiểu sớm và/hoặc cảm giác
mắc tiểu quá mức khi dung tích bàng quang cịn thấp và cảm giác đó kéo dài dai
dẳng [13].

.


1.

1.2.2. Dịch tễ học
1.2.2.1. Tần suất mắc bệnh
Các nghiên cứu trên thế giới như EPIC, NOBLE, Milsom và OAB-POLL
cho thấy tần suất mắc OAB dao động từ 11,8 – 23,2%, nữ giới mắc OAB cao hơn
nam giới khoảng 1,2 – 2 lần [31],[64],[88],[107].
Tỷ lệ mắc OAB tại Việt Nam khoảng 12,2%, trong đó OAB ướt chiếm 2,5%.
Tỷ lệ mắc OAB ở nữ cao hơn nam (tỷ lệ khoảng 1,46/1) [5].
Tại Hoa Kỳ, OAB chiếm tỷ lệ cao hơn cả những bệnh mạn tính thơng thường
như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh lý tim mạch, viêm xoang [118].
1.2.2.2. Gánh nặng của bàng quang tăng hoạt
OAB là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, tuy khơng nguy hiểm tới tính
mạng nhưng gây suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến thể
chất và chức năng xã hội, bao gồm cản trở các hoạt động hàng ngày; giảm sự tự tin,
gây lo lắng, bối rối, xấu hổ, có thể dẫn đến trầm cảm; giảm khả năng tình dục; giảm
sự hịa nhập, suy giảm mối quan hệ giữa người với người; và gây suy giảm sức khỏe
nói chung [32],[72],[98].
Các triệu chứng của OAB, đặc biệt là tiểu gấp và tiểu không kiểm sốt gấp
có ảnh hưởng tiêu cực nhất [89],[119]. Tiểu đêm và tiểu khơng kiểm sốt gấp, tuy

khơng trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có mối tương quan đến chất
lượng giấc ngủ, và chất lượng giấc ngủ đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến
sống cịn [121].
Người mắc OAB có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn [32]. OAB gây ảnh hưởng xấu
đến công việc như tăng thời gian nghỉ việc và giảm năng suất lao động [98],[122].

.


2.

Thể chất
• Giới hạn
hoặc chấm
dứt các hoạt
động thể chất
Tâm lý
• Trầm cảm
• Mất tự trọng
• Nỗi sợ trở
thành gánh
nặng

Hoạt động tình dục
• Tránh né các tiếp
xúc và cử chỉ gần
gũi

Chất lượng
cuộc sống


Xã hội
• Giảm tương tác
xã hội
• Tìm nơi gần
nhà vệ sinh

Nghề nghiệp
• Vắng mặt
• Giảm năng
suất lao động
Gia đình
• u cầu đồ lót,
giường ngủ
chun dụng
• Sự chuẩn bị
trước quần áo

Hình 1.2. Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt lên chất lượng cuộc sống
“Nguồn: Tubaro A. (2004), "Defining overactive bladder: epidemiology and burden
of disease", Urology, 64 (6 Suppl 1), pp. 2-6” [118]
Chi phí điều trị OAB vượt xa những chi phí liên quan đến thuốc [98], có xu
hướng dành cho chăm sóc thơng thường, như tã lót và giặt đồ, nói chung phản ánh
gánh nặng của tiểu khơng kiểm sốt gấp [109].

.


3.


Tổng chi phí dành cho OAB tại Hoa Kỳ, bao gồm chi phí trực tiếp (y tế và
ngồi y tế) và chi phí gián tiếp (mất năng suất lao động), từ 12,6 tỷ đô la Mỹ năm
2000, đạt mức 65,9 tỷ đô la trong năm 2007, và dự kiến lên đến 76,2 và 82,6 tỷ đô
la trong năm 2015 và 2020 [46]. Chi tiêu cá nhân của bệnh nhân OAB từ 8000 15000 đô la/năm, gấp 2 lần so với người không mắc OAB [96].
Trong một nghiên cứu tại 6 quốc gia phương Tây, tổng chi phí trực tiếp mỗi
năm dành cho OAB ở cả 6 quốc gia này ước tính khoảng 3,9 tỷ euro (dao động từ
333 triệu euro ở Thụy Điển đến 1,2 tỷ euro ở Đức). Thêm vào đó, chi phí gián tiếp
mỗi năm dành cho chăm sóc trong viện dưỡng lão và liên quan đến mất năng suất
lao động lần lượt là 4,7 và 1,1 tỷ euro [65].
Tại châu Á, cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc, tổng chi phí mỗi năm dành cho
OAB lần lượt là 956,2 tỷ yên Nhật (trung bình mỗi bệnh nhân khoảng 112000 yên)
và 145 tỷ won Hàn Quốc [63],[111].
Dù vậy, những người mắc OAB thường trì hỗn tìm kiếm sự điều trị hay trao
đổi về triệu chứng với bác sĩ. Đa số họ nghĩ những triệu chứng đó khơng quan trọng
hoặc cam chịu và khơng biết phải làm gì, càng làm tăng gánh nặng của OAB [37].
1.2.3. Bệnh nguyên và các yếu tố nguy cơ
Hầu hết OAB chưa biết nguyên nhân và có khả năng là đa yếu tố [98]. Các
yếu tố nguy cơ có thể bắt đầu hoặc làm trầm trọng thêm OAB [98].
Tuổi

tác



liên

quan

đến


gia

tăng

LUTS,

bao

gồm

OAB

[31],[64],[88],[107].
OAB xảy ra ở cả nam và nữ, dù hầu hết các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ mắc
cao hơn ở nữ, đặc biệt là nữ trẻ và tỷ lệ tiểu khơng kiểm sốt gấp cũng cao hơn ở nữ
[5],[31],[64],[88],[107].
Mặc dù không rõ ràng, tắc nghẽn đường ra bàng quang từ lâu đã được coi là
yếu tố nguyên nhân trong việc tạo ra DO và/hoặc OAB [92],[98].
Các bệnh tâm lý có mối liên hệ mạnh mẽ và có thể tác động đến OAB [28],
bởi vì nó có thể liên quan đến các cơ chế serotonergic trên hệ thần kinh trung ương
và/hoặc rối loạn điều hòa trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận [119]. Thật vậy,

.


×