Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích cơ chế (cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội và diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội thông qua một vụ án cụ thể. Rút ra biện pháp đấu tranh phòng ngừa hành vi phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.42 KB, 12 trang )

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. Hồ sơ vụ án.....................................................................................................3
1. Tiểu sự bị cáo Lê Văn Luyện........................................................................3
2. Tóm tắt vụ án................................................................................................4
3. Xét xử............................................................................................................5
II. Cấu trúc (cơ chế tâm lý) của hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện...........5
1. Nhu cầu.........................................................................................................6
2. Lập kế hoạch phạm tội..................................................................................7
3. Thực hiện hành vi phạm tội và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.........8
III. Diễn biến tâm lý của Lê Văn Luyện sau khi thực hiện hành vi phạm tội
9
IV. Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội..................................10
1. Thực hiện vai trò xã hội:.............................................................................11
2. Tiếp thu kinh nghiệm xã hội:......................................................................11
3. Hệ thống giao tiếp:......................................................................................11
4. Kiểm tra xã hội:..........................................................................................11
5. Thích nghi xã hội:.......................................................................................12
KẾT LUẬN............................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................13

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với Việt Nam, tâm lý học pháp lý là một chuyên ngành rất mới trong hệ
thống khoa học tâm lý, tuy nhiên nó đã mang lại những tác dụng to lớn trong việc


đấu tranh phòng và chống tội phạm, đảm bảo sự công bằng trong hoạt động bảo
vệ pháp luật và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về cơ
chế (cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội và diễn biến tâm lý của người phạm tội
sau khi thực hiện hành vi phạm tội, em xin nghiên cứu đề tài “Phân tích cơ chế
(cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội và diễn biến tâm lý của người phạm tội
sau khi thực hiện hành vi phạm tội thông qua một vụ án cụ thể. Rút ra biện
pháp đấu tranh phòng ngừa hành vi phạm tội.” để thực hiện bài tiểu luận của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
Em xin phép lựa chọn vụ án Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng và giết người dã
man nổi tiếng một thời làm vụ án để phân tích.
I.

Hồ sơ vụ án

1. Tiểu sự bị cáo Lê Văn Luyện
Lê Văn Luyện sinh năm 1993, là con trai của ông Lê Văn Miên và bà Trương
Thị Thơm, tại Sơn Đình 2 (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Theo
hàng xóm, thuở nhỏ, Luyện khơng phải là đứa con hư, thậm chí có người cịn nói
Luyện "rất hiền lành, ngoan ngỗn". Gia đình Luyện bán thịt lợn trong thôn. Nhà
Luyện không giàu nhưng cũng thuộc loại khá giả trong vùng vì cha mẹ Luyện
chăm chỉ làm ăn. Từ nhỏ, khi gia đình mải làm ăn, Luyện dần rời xa vịng tay chăm
sóc của bố mẹ. Những việc như mổ lợn ở gia đình dẫn đến Luyện khơng thấy tính
chất man rợ trong hành động của mình. Những cơng việc thường ngày tác động đến
2


lứa tuổi chưa thành niên những ảnh hưởng tiêu cực, bạo lực trong tính cách của

Luyện.
Sau khi học hết lớp 9, Luyện không thi đậu tốt nghiệp nên bỏ học. Năm lớp 9,
học lực và hạnh kiểm của Luyện chỉ đạt mức trung bình. Thấy con bỏ học, bố mẹ
Luyện đã "tặc lưỡi" cho qua, phó mặc đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn cho xã hội.
Luyện đi làm thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền, sinh sống ra sao, quan hệ với ai,
gia đình Luyện đều khơng biết
2. Tóm tắt vụ án
Vì khơng có tiền chơi điện tử, lại là một con nghiện game online, Luyện đã cầm
xe máy của chú lấy năm triệu đồng ăn chơi trác táng. Được mấy ngày, toàn bộ số
tiền đặt xe hết sạch. Để có tiền chuộc xe máy của chú, Luyện tính kế đêm đến trèo
qua cửa sổ vào nhà tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Ngọc để ăn trộm vàng
bạc, bán lấy tiền tiêu xài và trả nợ.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời còn mờ tối, Luyện nấp
cách tiệm vàng một quãng. Khi khơng thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh
chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và
một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba khơng tìm thấy gì, Luyện xuống
tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện ngắt cầu dao và camera.
Lúc 5 giờ rưỡi, thấy anh Trịnh Thành Ngọc - chủ nhà - lên phơi quần áo tầng 3, Lê
Văn Luyện vung dao đâm. Anh Ngọc tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và
kêu cứu. Vợ anh Ngọc là chị Chín chạy lên bị chém thêm nhiều nhát. Chủ nhà sau
đó cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Anh Ngọc ngã lăn
xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh bất tỉnh.
Con gái lớn là bé Ngọc Bích nghe thấy tiếng kêu bật dậy và tìm điện thoại liên
lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị bắt nên vung dao chém đứt tay cơ bé rồi đâm
thêm nhiều nhát. Vì tưởng rằng cô bé đã chết nên Luyện bỏ đi.
3


Cô con gái thứ 18 tháng tuổi là bé Thảo khóc to nên Luyện dùng dao phớ sát
hại.

Sau đó, Luyện đi lấy ba lơ và cất vũ khí vào trong rồi xuống tầng 1. Luyện phá
tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thốt ra ngồi. Lúc này, trời đã sáng, khu phố
đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ
đến đón rồi bỏ trốn.
Lúc chạy trốn, hành trang của Luyện chỉ có một bộ quần áo, vài bao thuốc lá với
200.000 đồng. Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Luyện rơi vào tay
lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn; Luyện định chạy trốn
sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang.
3. Xét xử
Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù. Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án
vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến
tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt khơng q 18
năm tù), cịn cha đẻ Lê Văn Miên chịu 48 tháng tù do che giấu Lê Văn Luyện. Anh
họ Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng do tòng
phạm. Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị
Lược 9 tháng vì khơng muốn phản bội, tố giác Luyện. Mẹ đẻ của Luyện thì khơng
bị khởi tố. Trong q trình xét xử có nghi vấn đặt ra liệu Lê Văn Luyện có đồng
phạm hay không. Tuy nhiên hội đồng xét xử đã quyết định rằng Luyện hành động
một mình.
II.

Cấu trúc (cơ chế tâm lý) của hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện.

1. Nhu cầu
Ở đây chúng ta sẽ phân tích nhu cầu của Lê Văn Luyện theo tháp Maslow.
4


Trong vụ án này, Lê Văn Luyện sau khi bỏ nhà ra đi đã đem chiếc xe máy mượn

của người thân đi cầm đồ và tiêu hết số tiền cầm được. Vì khơng có tiền để sinh
hoạt cũng như chuộc lại chiếc xe máy nên Luyện đã thực hiện hành vi phạm tội.
Xét theo tháp nhu cầu Maslow, thì nhu cầu của Luyện ở đây là nhu cầu sinh lý, thể
hiện ở việc Luyện cần tiền để ăn uống; và nhu cầu về an tồn tài chính, thể hiện ở
việc Luyện cần tiền để chuộc xe và ăn chơi trác táng.
Với hoàn cảnh hiện tại, nhu cầu này vượt quá khả năng thực tế của bị cáo. Vừa
thiếu học thức (bỏ học khi mới học xong lớp 9) nên không có khả năng tạo ra nhiều
vật chất vừa giao du với bạn bè xấu, Luyện chỉ tiếp thu những kinh nghiệm đáp
ứng nhu cầu của bản thân dẫn đến hệ thống kinh nghiệm của cá nhân không đầy đủ
và do đó khơng tham gia tích cực vào đời sống xã hội hội nảy sinh tính ảnh tính
tham lam, bạo lực, lì lợm, táo bạo, … Để thỏa mãn nhu cầu cần có tiền và các điều
kiện vật chất nên Luyện đã chọn cách cướp tiệm vàng và gây ra án mạng.
1.1.

Lợi ích

Nhận thức nhu cầu: Nhu cầu sinh lý và nhu cầu an tồn tài chính nổi lên trên hết
nên Luyện đã dồn mọi ý nghĩ đều tập trung hướng đến hành vi đạt được kết quả.

Điều kiện, công cụ, phương thức thực hiện hiện có: Khơng có tiền chuộc xe và
khơng có khả năng làm ra tiền, hắn để ý một tiệm vàng và “do thám” rất kỹ lưỡng
và lập một kế hoạch tỉ mỉ để đột nhập. Vào đêm 24/8, hắn đột nhập vào tiệm vàng
qua cây cao trước cửa, mang theo bên mình 2 con dao, ém mình cả đêm và thực
hiện hành vi phạm tội.
 Lợi ích vụ lợi
1.2.

Động cơ phạm tội

5



Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó
trở thành động cơ. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động
cơ thực hiện hành vi. Khi nhu cầu khơng được thỏa mãn được sử tác động tương
thích của điều kiện bên ngồi thì nó mới trở thành động cơ. Quá trình tâm lý học
gọi là “động cơ hóa”. Rõ ràng trong trường hợp này, cả hai nhu cầu của Lê Văn
Luyện đều không được thỏa mãn, dẫn đến q trình “động cơ hóa” hành vi phạm
tội.
Ở vụ án này, ta có thể kết luận rằng động cơ của Lê Văn Luyện là động cơ vụ
lợi bởi thực hiện hành vi phạm tội nhằm cướp tài sản của nạn nhân: ham muốn tiền
bạc vì quá túng thiếu, Luyện sau khi đi ngang qua tiệm vàng của nạn nhân đã quyết
định thực hiện hành vi phạm tội và lên kế hoạch thực hiện hành vi chỉ trong một
ngày.
1.3.

Ý định phạm tội

Vì cần tiền gấp, hắn nghĩ ngay đến việc cướp của tiệm vàng. Để có thể đột nhập
tiệm vàng Ngọc Bích gây án, trước đó Lê Văn Luyện đã “do thám” rất kỹ lưỡng và
lập một kế hoạch tỉ mỉ để đột nhập vào đêm 22/8. Tuy nhiên, sau khi quanh quẩn
tại phố Sàn thấy có q đơng người qua lại, sợ bại lộ nên hắn chưa hành động. Thế
nhưng, không bỏ qua “con mồi” đã bị vào tầm ngắm, Luyện vẫn quanh quẩn ở phố
Sàn chờ thời cơ. Hai ngày sau (tức ngày 24/8), thấy trời chuẩn bị nổi một cơn giơng
lớn, gió giật ào ào. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, cùng với động lực thúc
đẩy, Luyện đã nảy sinh ý định phạm tội.
2. Lập kế hoạch phạm tội.
2.1.

Lựa chọn mục đích phạm tội


Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Động cơ thúc đẩy mà con người đề
ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức và
6


khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi. Ngồi ra, mục đích sau
khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lơi cuốn con người vào hành động.
Ở đây, dựa theo động cơ phạm tội có thể chỉ ra rằng mục đích phạm tội của Lê
Văn Luyện là cướp tài sản, không chủ định giết người. Trong quá trình thực hiện
tội ác, vì lo sợ bị phát hiện nên bị cáo mới ra tay giết người.
2.2.

Lựa chọn khách thể xâm phạm

Lê Văn Luyện đã lựa chọn khách thể xâm phạm của mình là tài sản cá nhân có
giá trị cao của chủ tiệm vàng.
2.3.

Lựa chọn phương thức thực hiện hành vi phạm tội

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội của Luyện là lợi dụng thời cơ hợp lý,
đột nhập vào nhà nạn nhân, nhân lúc chủ nhà đang ngủ để cướp tài sản. Luyện đã
lựa chọn cơng cụ gây án của mình là một con dao găm và một con dao phớ, không
loại trừ khả năng bị cáo cũng đã lên kế hoạch gây hại cho chủ nhà khi bị phát hiện.
3. Thực hiện hành vi phạm tội và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
3.1.

Hành vi phạm tội


Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời còn mờ tối, Luyện nấp
cách tiệm vàng một quãng. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh
chóng đột nhập vào tiệm vàng, chính thức thực hiện hành vi phạm tội. Đây là hành
vi phạm tội có hành động.
Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện được thực hiện bởi hình thức có hành
động. Bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, mong muốn hậu quả xảy ra. Theo Điều 10 Bộ
Luật Hình sự năm 2015, hành vi của Luyện là hành vi cố ý phạm tội.
3.2.

Hậu quả
7


Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Luyện đã giết chết ba người là vợ chồng
chủ tiệm vàng cùng đứa con 18 tháng tuổi, gây thương tích nghiêm trọng 70% cho
bé Bích và thành cơng cướp hơn 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện
thoại di động, tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng, gây nên những thiệt hại vô cùng
to lớn cho cả gia đình mình, gia đình nạn nhân và xã hội.

III.

Diễn biến tâm lý của Lê Văn Luyện sau khi thực hiện hành vi phạm
tội

Người thực hiện hành vi phạm tội trong đa số các trường hợp đều gắn với việc
nhằm đạt được kết quả đã định trước. Sau khi đạt được kết quả thường có những
thay đổi nhất định diễn ra trong tâm lý người phạm tội. Quan hệ của người phạm
tội với kết quả đã đạt được có thể theo 2 xu hướng chủ yếu: Thái độ ăn năn, hối hận
hoặc sự thoả mãn với kết quả.

Với trường hợp của Lê Văn Luyện, Luyện không cho thấy sự ăn năn sau khi gây
án. Sau khi nghĩ đã sát hại được cả nhà chủ tiệm vàng, Luyện cịn bình tĩnh vào bếp
ở tầng 1 của nhà anh Ngọc gọi điện cho Hồng là anh họ của mình để tẩu thốt. Tận
dụng thời gian chờ Hồng đến, Luyện còn vơ vét nốt vàng ở tủ kính tầng 1. Lúc mới
bị bắt, thấy dư luận phẫn nộ, lên án, Luyện cũng có phần lo sợ nhưng khi biết quy
định nhân đạo của pháp luật, biết mình khơng bị xử tử hình thì thái độ của Luyện
hồn tồn khác. Đứng trước vành móng ngựa, xung quanh có hàng trăm cơng an và
cả “rừng” máy ảnh, máy quay phim của phóng viên báo chí chĩa vào mình nhưng
Luyện vẫn dửng dưng, lạnh lùng, khơng chút sợ sệt khi tường thuật lại rành rọt
từng hành vi phạm tội của mình. Theo lời kể của luật sư Xuân Anh – luật sư bào
chữa của Lê Văn Luyện, trước mặt cán bộ điều tra và cả luật sư bào chữa cho mình,
Luyện có vẻ thoả mãn với kết quả của hành vi phạm tội của mình.

8


Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội luôn rơi vào trạng thái tâm
lý căng thẳng và kéo theo hành vi của họ cũng biến đổi. Lê Văn Luyện thực hiện
thực hiện hành vi gây án khi mới 17 tuổi 10 tháng 6 ngày, đây là độ tuổi cịn q
trẻ, cơ thể chưa hồn thiện về mặt sinh học thường diễn ra những biến cố rất đặc
biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng
tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên. Do phạm tội lần đầu nên tâm lý
của những người như Luyện diễn biến cực kỳ căng thẳng, vì thế hắn càng dễ bị
phát hiện. Hành vi giết người này sẽ để lại ấn tượng suốt đời và quãng thời gian lẩn
trốn cũng là những chuỗi ngày khủng khiếp nhất đời hắn. Luyện sợ hãi vì ý thức
được hành vi giết người nên đã tẩu tán tang vật, sống trong tâm trạng lo lắng và lẩn
trốn. Con dao bấm và phớ dài 50 cm đã bị Luyện ném xuống ao sau nhà. Luyện
được ông chú rể giúp trốn sang Bằng Tường, Trung Quốc.
Sau khi phạm tội lần đầu bị cơ quan điều tra phát hiện và bắt giữ, ở Luyện lại
lộ ra đặc trưng của người phạm tội là người chưa thành niên đó là sự lo lắng, run

sợ. Đối với những đối tượng người phạm tội khác, chúng có thể có sự chai lì về
tính cách, bản lĩnh, có thể thách thức hoặc chờ đợi bị bắt và tự tin vào bản thân.
Nhưng với Lê Văn Luyện, toàn thân hắn run bắn lên khi bị phát hiện và bắt giữ.
Có thể nhận thấy, phạm tội khi chưa thành niên, hành vi của Luyện bị thúc đẩy bởi
sự ngang tàng, bốc đồng của độ tuổi. Bản lĩnh không vững vàng lại bị tác động bởi
điều kiện hoàn cảnh nên tạo nên những hành vi này của y. Luyện lúc này đang có
trạng thái tâm lý căng thẳng.
IV.

Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội

1. Thực hiện vai trò xã hội:
Người phạm tội chưa có đủ phẩm chất tâm lý cần thiết mà vai trò xã hội đòi hỏi:
Chỉ học hết cấp 2 đã ra xã hội làm việc; không có đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần
thiết để hồn thành vai trị xã hội; Chưa ý thức đầy đủ và có thái độ tiêu cực đối với
9


vai trò xã hội của bản thân; chưa hiểu biết hết ý nghĩa vai trị xã hội của mình dẫn
đến những quan niệm sai về hành động ảnh hành vi đi của mình, nảy sinh các phẩm
chất tâm lý tiêu cực, dễ bị kích động, suy nghĩ tiêu cực lệch lạc ( khi thiếu tiền
không nghĩ đến việc kiếm tiền công mà nghĩ ngay đến việc đi cướp,...); …
2. Tiếp thu kinh nghiệm xã hội:
Quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội của người phạm tội khi thiếu bị thiếu sót
(q trình học tập hạn chế chỉ học hết cấp 2); tiếp thu kinh nghiệm xã hội thường
qua game, phim trò chơi bạo lực. Người phạm tội chỉ tiếp thu những kinh nghiệm
đáp ứng nhu cầu của bản thân dẫn đến hệ thống kinh nghiệm của cá nhân không
đầy đủ và do đó khơng tham gia tích cực vào đời sống xã hội hội nảy sinh tính ảnh
tính tham lam, bạo lực, lì lợm, táo bạo, … Để thỏa mãn nhu cầu cần có tiền và các
điều kiện vật chất nên Luyện đã chọn cách cướp tiệm vàng và gây ra án mạng.

3. Hệ thống giao tiếp:
Thiếu sót về cả hình thức giao tiếp (ít giao lưu với bạn bè hàng xóm) và nội
dung giao tiếp (ít tâm sự với gia đình bạn bè về mình).
4. Kiểm tra xã hội:
Sự thiếu sót trong q trình kiểm tra xã hội ở việc giảm mức độ kiểm tra do
người phạm tội khi rời khỏi sự kiểm tra xã hội trong một khoảng thời gian nhất
định (không liên lạc với bạn bè chè ở gia đình mình từ khi bỏ học) từ đó làm giảm
khả năng năng tự ý thức của bản thân ăn cùng với giảm vai trò định hướng, điều
chỉnh của tập thể đối với mình, dẫn đến việc người phạm tội buông lỏng bản thân,
coi thường pháp luật và các chuẩn mực xã hội dẫn đến hành vi cướp của và giết
người.
5. Thích nghi xã hội:
Việc thiếu tiền đã làm cho người phạm tội khơng thể thích nghi với điều kiện
mới, làm xuất hiện những ý tưởng trái với chuẩn mực xã hội (trộm vàng). Ý chí của
luyện chỉ hướng tới trộm cắp. Tuy nhiên do bị phát hiện việc trộm cắp mà luyện
10


nảy sinh hành vi giết người. Do đó hành vi giết người cũng do ý chí này mà sinh
ra. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật cũng như những đặc điểm tâm lý của
cá nhân của Luyện (bạo lực xúc động táo bạo tham lam) đã dẫn tới việc thiếu thích
nghi với điều kiện mới dẫn đến hành vi phạm tội.

KẾT LUẬN
Tâm lý học tội phạm không chỉ nghiên cứu nguyên nhân và lý giải các hành
vi phạm tội mà cịn phát hiện và dự đốn khả năng dẫn đến nguy cơ phạm tội. Vì
tội phạm có thể thuộc nhiều độ tuổi, tầng lớp khác nhau, ngành nghề khác nhau,…
khả năng phạm tội và mức độ phạm tội cũng khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu
tâm lý học giúp các chuyên gia có thể cung cấp giải pháp để cảm hóa phạm nhân
phù hợp với mỗi đối tượng. Một số nghiên cứu về phương pháp tham vấn tâm lý có

thể kể đến như: hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý; vai trị của tham vấn
trong hoạt động giáo dục, cảm hóa phạm nhân là người chưa vị thành niên; nghiên
cứu tâm lý học trong tâm lý học tư pháp;…

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân tích tâm lý của nghi phạm giết chủ tiệm vàng,
truy cập lần cuối ngày 25/4/2022.
2. Diễn biến tâm lý của Lê Văn Luyện trước khi ra tòa,
truy cập lần cuối ngày 25/4/2022.
3. Tiến sĩ tâm lý phân tích hành vi của Luyện,
truy cập lần cuối ngày 25/4/2022.
4. Toàn cảnh vụ thảm sát ở Bắc Giang,
truy
cập lần cuối ngày 25/4/2022.

12



×