Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Khảo sát độ sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng mũi xoang tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh cơ sở 1 từ 2020 đến 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 107 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU ĐỨC

KHẢO SÁT ĐỘ SÂU HỐ KHỨU GIÁC TRÊN
PHIM CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN VÙNG MŨI XOANG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ 1 TỪ 2020 ĐẾN 2021

NGÀNH: TAI - MŨI - HỌNG
MÃ SỐ: 8720155
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ HIẾU BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021

.


.

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng


được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Hữu Đức

.


i.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt

v

Danh mục các bảng

vii

Danh mục các biểu đồ

ix

Danh mục các hình


x

MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Tổng quan về xoang sàng và hố khứu giác

3

1.2. Chụp cắt lớp điện tốn

21

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

28

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

2.1. Đối tượng nghiên cứu

37


2.2. Thiết kế nghiên cứu

38

2.3. Cỡ mẫu của nghiên cứu

38

2.4. Phương tiện nghiên cứu

39

.


.

i

2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

40

2.6. Quy trình nghiên cứu

41

2.7. Xử lý và phân tích số liệu

47


2.8. Y đức trong nghiên cứu

48

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

50
50

3.2. Khảo sát độ sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng
mũi xoang

53

3.3. Khảo sát sự phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros

61

Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

64
65

4.2. Khảo sát độ sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng
mũi xoang

71


4.3. Khảo sát sự phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros

76

KẾT LUẬN

80

KIẾN NGHỊ

82

.


.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 2: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham
gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Quyết định thông qua Hội đồng Y đức
Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu

.


.


Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
Chữ viết tắt tiếng Việt
- HCM: Hồ Chí Minh
- TP:

Thành phố

Chữ viết tắt tiếng Anh và đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
Thuật ngữ tiếng Anh

Thuật ngữ tiếng Việt

Agger nagi cell

Tế bào Agger nasi

Anterior ethmoidal artery

Động mạch sàng trước

AEA

Anterior ethmoidal foramen

Lỗ sàng trước

AEF

Anterior ethmoidal canel


Ống động mạch sàng trước

AEC

Bulla

Bóng sàng

Computed Tomography Scan Chụp cắt lớp vi tính

Chữ viết tắt

CT Scan

Chụp cắp lớp điện toán
Cribriform plate

Mảnh sàng

CP

Crista galli

Mào gà

CG

Ethmoid bone


Xương sàng

Ethmoid cell

Tế bào sàng

Ethmoid labyrinth

Mê đạo sàng

EL

Fovea ethmoidalis

Trần xoang sàng

FE

Frontal sinus

Xoang trán

Functional Endoscopic Sinus Phẫu thuật nội soi mũi xoang FESS
Surgery

chức năng

Hiatus semimunaris

Khe bán nguyệt


Inferior turbinate

Cuốn dưới

.


i.

Internal carotid artery

Động mạch cảnh trong

Lacrimal bone

Xương lệ

Lamella

Mảnh nền

Lamina papyracea

Xương giấy

Lateral lamella of cribriform

Lá bên mảnh sàng


LLCP

plate
Maxillart ostium

Lỗ thông xoang hàm

Middle turbinate

Cuốn giữa

Multiplanar

Tái tạo đa bình diện

MPR

Multislice Computer

Chụp cắt lớp điện toán đa lát

MSCT

Tomography

cắt

Olfactory fossa

Hố khứu giác


Ophthalmic artery

Động mạch mắt

Perpendicular plate

Mảnh thẳng đứng

PP

Posterior ethmoidal foramen

Lỗ sàng sau

PEF

Sphenoid sinus

Xoang bướm

Supperior turbinate

Cuốn trên

Uncinate process

Mỏm móc

.



.

i

Danh mục các bảng
Trang
Bảng 1.1. Phân loại mảnh nền

4

Bảng 2.1. Phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros

46

Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu

48

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

51

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

51

Bảng 3.3. Tỷ lệ viêm xoang sàng trước


52

Bảng 3.4. Tỷ lệ xác định được lỗ động mạch sàng trước trên phim CT Scan
mặt cắt coronal

53

Bảng 3.5. Độ sâu hố khứu giác

53

Bảng 3.6. Độ sâu hố khứu giác theo giới

55

Bảng 3.7. So sánh độ sâu hố khứu giác ở nam và nữ

56

Bảng 3.8. Độ sâu hố khứu giác ở nhóm có và khơng có viêm xoang sàng
trước

57

Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa độ sâu hố khứu giác và tình trạng viêm xoang sàng
trước

58

Bảng 3.10. Độ sâu hố khứu giác theo vị trí


59

.


.
ii

Bảng 3.11. So sánh độ sâu hố khứu giác bên phải và bên trái

59

Bảng 3.12. Tỷ lệ vị trí có độ sâu hố khứu giác lớn hơn trên cùng một bệnh
nhân

60

Bảng 3.13. Khảo sát sự chênh lệch kích thước độ sâu hộ khứu giác hai bên
trên cùng một bệnh nhân

60

Bảng 3.14. Khảo sát phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros

61

Bảng 3.15. Tỷ lệ phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros khác nhau ở hai
bên trên cùng một bệnh nhân


63

Bảng 4.1. So sánh về tuổi của các nghiên cứu

66

Bảng 4.2. Phân bố giới tính của các nghiên cứu

68

Bảng 4.3. Độ sâu hố khứu giác của các nghiên cứu

73

Bảng 4.4. So sánh phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros của các tác giả
trong nước

77

Bảng 4.5. So sánh phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros của các tác giả
trong nước

79

.


.

Danh mục các biểu đồ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính

50

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ viêm xoang sàng trước

52

Biểu đồ 3.3. Phân bố độ sâu hố khứu giác

54

Biểu đồ 3.4. Độ sâu hố khứu giác theo giới

56

Biểu đồ 3.5. Độ sâu hố khứu giác với tình trạng viêm xoang sàng trước

58

.


.

Danh mục các hình
Trang
Hình 1.1. Tương quan giữa các mảnh nền


4

Hình 1.2. Hệ thống lỗ đổ của các xoang cạnh mũi

6

Hình 1.3. Sàn sọ trước nhìn từ trên xuống

8

Hình 1.4. Vị trí của xương sàng

8

Hình 1.5. Cấu tạo xương sàng

9

Hình 1.6. Xương sàng nhìn từ trước

10

Hình 1.7. Xương sàng nhìn từ trên xuống

12

Hình 1.8. Xương sàng nhìn từ bên

13


Hình 1.9. Hố khứu giác

15

Hình 1.10. Phân loại độ sâu hố khứu giác theo Keros

16

Hình 1.11. Đường đi của động mạch sàng trước và động mạch sàng sau

17

Hình 1.12. Ba dạng đường đi của động mạch sàng trước ở sàn sọ trên mặt cắt
coronal và sagittal

18

Hình 1.13. Đường đi của động mạch sàng trước và động mạch sàng sau

19

Hình 1.14. Động mạch sàng trước trên phim CT-scan (mặt cắt coronal)

20

.


i.


Hình 1.15. Rưntgen và bức chụp X quang bàn tay của vợ

21

Hình 1.16. Phim chụp CT Scan sọ não đầu tiên trên thế giới

22

Hình 1.17. Các thế hệ máy CT Scan

23

Hình 1.18. Cấu tạo máy CT Scan

26

Hình 1.19. Hình vẽ giải phẫu xương sọ của Leonardo da Vinci

30

Hình 1.20. Hình vẽ giải phẫu xương sọ của Andres Vealius

31

Hình 1.21. Hình vẽ giải phẫu xương sọ của Highmore

32

Hình 2.1. Máy chụp CT Scan Siemens 128 lát cắt tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP.HCM cơ sở 1


39

Hình 2.2. Giao diện phẩn mềm PACS với tái tạo MPR

40

Hình 2.3. Xác định vị trí động mạch sàng trước trên MPR

43

Hình 2.4. Lỗ động mạch sàng trước trên phim CT Scan

44

Hình 2.5. Xác độ độ sâu hố khứu giác bên phải

45

Hình 3.1. Hố khứu giác bên phải loại I theo phân loại của Keros

61

Hình 3.2. Hố khứu giác bên phải loại II theo phân loại của Keros

62

Hình 3.3. Hố khứu giác bên phải loại III theo phân loại của Keros

62


Hình 3.4: Hố khứu giác hai bên khác nhau

63

.


.

MỞ ĐẦU
Hố khứu giác là một rãnh nhỏ trên sàn sọ trước, nằm ở phía trên xương
sàng. Nền của hố khứu giác là mảnh sàng của xương sàng, đây là một mảnh
xương mỏng ngăn cách khoang mũi và sàn sọ trước. Giới hạn phía trong của
hố khứu giác là mảnh thẳng đứng xương sàng. Giới hạn phía ngồi của hố khứu
giác là lá bên mảnh sàng [31].
Độ cao của trần xoang sàng và mảnh sàng không giống nhau tuỳ thuộc
vào lá bên mảnh sàng. Độ sâu hố khứu giác được xác định là chiều cao của lá
bên mảnh sàng, tương đương với sự chênh lệch chiều cao của trần xoang sàng
và mảnh sàng [35], [42], [46]. Năm 1964, Keros nghiên cứu trên 450 hộp sọ và
xác định mối liên quan giữa hố khứu giác và trần xoang sàng, ông chia độ sâu
hố khứu giác thành ba loại. Theo Keros, loại càng cao thì nguy cơ xuất hiện
biến chứng trong các phẫu thuật liên quan vùng này càng lớn [35].
Vùng hố khứu giác là cấu trúc mỏng manh và dễ tổn thương nhất của
vùng sàn sọ trước, do lá bên của mảnh sàng rất mỏng chỉ 0,05 mm [27]. Nếu
vùng hố khứu giác không được xem xét kỹ lưỡng trước mổ, nguy cơ xuất hiện
biến chứng nhiều hơn trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, đặc biệt là trong
trường hợp độ sâu hố khứu giác lớn và trần sàng hai bên khơng cân xứng [19],
[41].
Hiện nay, những kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh mới như tái tạo đa bình

diện trên phim chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt, cung cấp những thông tin đáng
tin cậy về giải phẫu vùng mũi và xoang cạnh mũi cũng như các biến thể của
vùng này [20]. Phim chụp cắt lớp điện toán vùng mũi xoang cho phép đánh giá

.


.

tốt cấu trúc xương của các xoang, và đóng vai trò như một tấm bản đồ hướng
dẫn cho phẫu thuật viên khi thực hiện phẫu thuật nội soi mũi xoang [6].
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát độ
sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng mũi xoang tại Bệnh
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cơ sở 1 từ 2020 đến 2021” với mục tiêu
nghiên cứu như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát độ sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng mũi
xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 1 từ 2020 đến 2021.
Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát độ sâu hố khứu giác trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng mũi
xoang.
- Khảo sát sự phân loại độ sâu hố khứu giác theo phân loại của Keros.

.


.

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về xoang sàng và hố khứu giác

1.1.1. Sự hình thành xoang sàng [30]
Các dấu hiệu sớm nhất về sự phát triển xoang sàng được thấy vào tháng
thứ tư của thai kỳ. Xoang sàng có nguồn gốc hình thành từ nhiều trung tâm
mầm. Phần lớn các tế bào sàng phát triển tại khe mũi giữa và được gọi là tế bào
sàng trước, một phần nhỏ hơn phát triển từ khe mũi trên và khe mũi trên cùng
được gọi là tế bào sàng sau. Các tế bảo sàng trước xuất hiện như sự lồi ra trên
thành bên hốc mũi của khe mũi giữa. Sau đó, các tế bào sàng sau lồi lên khỏi
niêm mạc hốc mũi trong khe mũi trên. Tất cả các tế bào này phát triển lớn dần
trong suốt thời gian thai kỳ.
Các cấu trúc nguyên thủy được gọi là các cuốn sàng (giữa, trên và trên
cùng), mỏm móc, tế bào agger nasi, và bóng sàng là sự kéo dãn về phía trong
của thành bên khoang mũi. Nơi gắn các cấu trúc này vào thành bên mũi gọi là
mảnh nền.
Có năm mảnh nền theo danh pháp sau:
-

Mảnh nền thứ nhất là sự mở rộng về mặt bên của mỏm móc.

-

Mảnh nền thứ hai là sự mở rộng về mặt bên của bóng sàng.

-

Mảnh nền thứ ba là nơi gắn của cuốn mũi giữa.

-

Mảnh nền thứ tư là nơi gắn của cuốn mũi trên.


-

Mảnh nền thứ năm (nếu có) là nơi gắn của cuốn mũi trên cùng)

.


.

Các tế bào sàng trong q trình phát triển có thể kéo dãn mảnh nền nhưng
không phá vỡ chúng do đó duy trì cấu trúc ngun vẹn của mỗi phần.
Bảng 1.1. Phân loại các mảnh nền
Mảnh nền thứ nhất

Phần ngoài của mỏm móc.

Mảnh nền thứ hai

Phần ngồi của bóng sàng.

Mảnh nền thứ ba

Nơi gắn của cuốn mũi giữa.

Mảnh nền thứ tư

Nơi gắn của cuốn mũi trên.

Mảnh nền thứ năm (nếu có)


Nơi gắn của cuốn mũi trên cùng.

Hình 1.1. Tương quan giữa các mảnh nền
“Nguồn: Levine và Clemente, 2005” [30]

.


.

Trong q trình tạo khoang khí tiên phát, các cơ quan nguyên thủy của
xoang sàng bao gồm các vết lõm của niêm mạc mũi vào trong thành bên mũi.
Các vết lõm này có thể có nguồn gốc từ bất kỳ rãnh niêm mạc nào trong khe
mũi giữa hoặc dọc theo niêm mạc khe mũi trên. Các vết lõm này dần dần sâu
hơn và trở thành các tế bào bóng khí. Khi các tế bào này phát triển đạt đến kích
thước tối đa và bao phủ cấu trúc xương lân cận thì chúng trở nên phẳng hơn.
Xoang sàng phát triển tương đối đầy đủ lúc sinh. Trong suốt năm thứ hai
sau khi sinh, các tế bảo sàng có thể phát triển ra ngoài ranh giới của xương sáng
vào trong các xương lân cận: xương hàm, xương trán, xương lệ và xương bướm.
Kiểu phát triển của xoang sàng thì hồn tồn khơng thể dự đoán được và sự
phát triển sẽ tiếp tục đến khi nào xoang sàng đạt đến kích thước người trưởng
thành vào lúc 12 tuổi. Một vài trường hợp có thể phát triển hơn nữa cho đến
tuổi trưởng thành.
Các tế bào xoang sàng được phân chia thành nhóm trước và nhóm sau
dựa trên vị trí tạo khoang khí lúc đầu của chúng và vị trí lỗ đổ xoang của chúng.
Các tế bào xoang sàng có thể có hình ảnh đặc trưng trên nền tảng các xương
mà chúng tạo khoang khí. Do đó, việc xác định nhóm các tế bào vẫn cịn nằm
trong xương sàng hay nằm ngồi ranh giới xoang sàng là có thể được.
Các tế bào xoang sàng thuộc về xương sàng bao gồm tế bào ngách trán,
phễu sàng, bóng sàng và cuốn giữa (concha bullosa). Các tế bào mở rộng khỏi

xương sàng là tế bào agger nasi (là tế bào sàng trước tạo khoang khí đê mũi
trên thành trong của ngách trán), tế bào xoang trán (là tế bào sàng trước tạo
khoang khí cho xương trán), tế bào ổ mắt (là các tế bào sàn g trước tạo khoang
khí cho trần ổ mắt), và tế bào xương khẩu cái và tế bào xoang bướm (là các tế
bào xoang sàng sau tạo khoang khí cho các xương này).

.


.

Hình 1.2. Hệ thống lỗ đổ của các xoang cạnh mũi
“Nguồn: Levine và Clemente, 2005” [30]
Xoang sàng giữ vai trò khí hóa vào trong các cấu trúc lân cận: về phía
trước là agger nasi, phía trên là xoang trán, phía sau là xoang bướm, phía dưới
là mỏm móc, phía ngồi là các cấu trúc xương ổ mắt, và phía trong là mặt trong
của cuốn mũi giữa tạo nên concha bullosa. Sự phát triển đa dạng này làm cho

.


.

xoang sàng giữa người này và người khác không giống nhau. Các tế bào sàng
nằm trong xương sàng được gọi là các tế bào sàng thành trong, ngược lại các
tế bào sàng phát triển vào các xương lân cận như là xương hàm trên, xương lệ,
xương trán hoặc xương bướm gọi là tế bào thành ngoài. Bất chấp nguồn gốc
của chúng, các xoang được đặt tên theo xương mà chúng cuối cùng trú ngụ. Ví
dụ, xoang trán thực ra thường là được tạo thành bởi sự dịch chuyển của các tế
bào sàng trước.

Trong khe mũi trên, có một mào trên thành bên mũi tương tự như mỏm
móc. Một khối phồng nhỏ cũng được thấy tương tự như bóng sàng của khe mũi
giữa. Tính đa dạng của các cấu trúc khe mũi trên gợi nhớ lại các cấu trúc tương
đồng của khe mũi giữa. Khe mũi trên là nguồn gốc của của hầu hết xoang sàng
sau. Các tế bào này cũng phát triển vào vùng nối giữa khoang mũi và ổ mắt
phía sau xoang hàm. Sự mở rộng các tế bào này vào mặt sau, bên và trên của
xương hàm dẫn đến hình thành các tế bào sàng hàm (tế bào Haller). Các tế bào
này có thể nhỏ hoặc thậm chí có kích thước lớn mà đơi khi đạt kích thước tối
đa có thể hiện diện như một xoang hàm phụ [30].
1.1.2. Giải phẫu xương sàng [1], [2], [7], [12], [13], [14]
Xương sàng là xương nằm ở phần giữa của sàn sọ trước, giữa xương trán và
xương bướm. Xương sàng gồm các phần chính sau: phần đứng ngăn cách hai
hốc mũi, phần ngang có những lỗ để sợi thần kinh khứu giác chạy qua, và hai
khối bên có sáu mặt gọi là mê đạo sàng gồm các tế bào chứa không khí và thơng
vào hốc mũi; Mặt trong của khối bên này gọi là mảnh cuốn, nơi gắn bám của
cuốn mũi giữa, cuốn mũi trên, cuốn mũi trên cùng, bên dưới là mỏm móc và
bóng sàng; Mặt ngồi khối bên tương xứng với xương giấy.

.


.

Hình 1.3. Sàn sọ trước nhìn từ trên xuống
“Nguồn: Richard Drake, 2017” [43]

Hình 1.4. Vị trí của xương sàng
“Nguồn: Jānis Šavlovskis và Kristaps Raits, 2020” [32]
Xương sàng gồm năm phần chính là mào gà, mảnh thẳng đứng, mảnh sàng
và hai mê đạo sàng.


.


.

Hình 1.5. Cấu tạo xương sàng
“Nguồn: Richard Drake, 2017”[43]

1.1.2.1. Mảnh thẳng đứng
Mảnh thẳng đứng của xương sàng mỏng manh, có năm cạnh :

.


0.

- Bờ trên : nằm ngang, tiếp liền với mảnh sàng.
- Bờ sau : nằm dọc, khớp với mào bướm trước.
- Bờ trước trên : chéo xuống dưới và ra trước, khớp với mào sau của gai

mũi xương ; trán phía trên, phần giữa hai xương mũi phía dưới
- Bờ trước dưới : chéo xuống dưới và ra sau, là phần dày nhất của mảnh

đứng xương sàng khớp với sụn vách ngăn mũi.
- Bờ sau dưới : chéo xuống dưới và ra trước, khớp với xương lá mía; hai

mặt có những rãnh để thần kinh bướm khẩu cái chạy qua.

Hình 1.6. Xương sàng nhìn từ trước

“Nguồn: Jānis Šavlovskis và Kristaps Raits, 2020” [32]
1.1.2.2. Mê đạo sàng

.


1.

Xoang sàng là một xoang đơi, mỗi bên có từ 5 đến 15 tế bào và số lượng
này có thể thay đổi ở cả hai bên trên cùng một người. Xoang sàng cịn gọi là
mê đạo sàng vì muốn nhấn mạnh đến cấu trúc giải phẫu đặc biệt phức tạp bao
gồm nhiều tế bào. Mê đạo sàng là một khối hình thang có sáu mặt :
-

Mặt trước giáp với xương lệ và ngành lên xương hàm trên.

-

Mặt sau giáp với xoang bướm, xoang sàng sau ngăn cách với xoang
bướm bởi mảnh nền cuốn mũi trên hoặc cuốn mũi trên cùng (trong trường
hợp có cuốn mũi này).

-

Mặt trong liên quan trực tiếp với cuốn mũi giữa và cuốn mũi trên mà
mảnh xương có các cuốn mũi này bám vào là giới hạn trong của khối
sàng.

-


Mặt ngoài liên quan trực tiếp đến ổ mắt qua xương giấy.

-

Mặt trên là trần xoang sàng: có hai rãnh khi hợp cùng xương trán tạo ra
ống sàng trước và sau có mạch sàng trước và sau đi qua.

-

Mặt dưới (khe mũi giữa): đây là mặt rất quan trọng vì là nơi dẫn lưu của
nhóm tế bào sàng trước đồng thời cũng là nơi hội tụ dẫn lưu của các
xoang hàm, trán.
Kích thước của mê đạo sàng: dài từ 4 đến 5 cm; cao từ 2,5 đến 3 cm;

ngang thì hẹp ở phía trước (khoảng 0,5 cm) và rộng ở phía sau (khoảng 1,5
cm).

.


2.

Hình 1.7. Xương sàng nhìn từ trên xuống
“Nguồn: Jānis Šavlovskis và Kristaps Raits, 2020” [32]
1.1.2.3. Mảnh sàng và mào gà
Mảnh sàng là mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gà. Mào gà dầy,
hình tam giác là nơi bám của liềm đại não. Bờ trước của mào gà ngắn tạo thành
cánh mào gà khớp với xương trán. Hai bên mào gà là mảnh sàng có nhiều lỗ
sàng để thần kinh khứu giác đi qua. Mảnh sàng phân cách hốc mũi với sàn sọ
trước.


.


3.

Hình 1.8. Xương sàng nhìn từ bên
“Nguồn: Jānis Šavlovskis và Kristaps Raits, 2020” [32]
Mảnh sàng nằm ở vị trí thấp hơn trần của các tế bào sàng lân cận, và có
xu hướng đi xuống thấp dần từ trước ra sau.
Mảnh sàng được chia thành ba phần:
-

Phần ngang phía trong dày, chứa 20 hoặc nhiều hơn lỗ sàng để thần kinh
khứu giác đi qua.

.


×