Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khảo sát sự chấp nhận của người mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo tổ chức liên kết cộng đồng mất ngôn ngữ toàn cầu cho người mất ngôn ngữ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 93 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỮU ĐỨC

KHẢO SÁT SỰ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI MẤT NGÔN NGỮ SAU
ĐỘT QUỴ ĐỐI VỚI CÁC KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH TỐT NHẤT
THEO TỔ CHỨC LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG MẤT NGƠN NGỮ
TỒN CẦU CHO NGƯỜI MẤT NGÔN NGỮ TẠI VIỆT NAM

NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MÃ SỐ: 8720603

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1: PGS.TS.BS Trần Anh Tuấn
2: TS. Sarah Wallace

TP Hồ Chí Minh - 2021

.


.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, phịng Đào tạo sau Đại học,
Bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận
văn này.
Xin cảm ơn Dự án Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam của Ủy
ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), VietHealth và USAID đã tài trợ tài
chính, hỗ trợ chun mơn, và điều phối tồn bộ khóa học, xin cảm ơn tổ chức
Trinh-Foundation đã hỗ trợ về mặt học thuật của khóa học.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám đốc, Khoa Phục hồi chức năng bệnh
viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp,
Bệnh viện An Bình đã tạo điều kiện cho tôi thu tập số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Trần Anh Tuấn và TS Sarah Wallace đã ln động viên, khích lệ và
tận tình hướng dẫn để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn TS. Phạm Thị Bền đã góp ý và hỗ trợ dịch thuật trong q trình
tơi thực hiện luận văn. Xin cảm ơn ThS Nguyễn Thanh Duy, CN Nguyễn Vũ
Thị Kim Liên, CN Nguyễn Mai Ngọc Đoan đã hỗ trợ dịch thuật các khuyến
nghị thực hành và trong quá trình thu thập số liệu.
Xin cảm ơn gia đình, thầy cơ và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tơi có
thể hồn thành tốt chương trình học và luận văn.
Xin gửi đến mọi người lịng biết ơn vơ hạn.
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Hữu Đức

.


.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ................................................................. iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
2. Mục tiêu chung........................................................................................... 3
3. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1. Mất ngôn ngữ ............................................................................................. 4
1.1. Phân loại, tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng mất ngôn ngữ .......................... 4
1.2. Ảnh hưởng của mất ngôn ngữ ............................................................. 6
1.3. Chăm sóc cho người mất ngơn ngữ ..................................................... 7
2. Tổng quan về các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo
TCLKCĐMNNTC về mất ngôn ngữ ............................................................. 9
3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhóm danh định
(Nominal group technique) .......................................................................... 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 13

.


.

1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 13
1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................... 13
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 14

1.4. Biến số và định nghĩa biến số ............................................................ 14
1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 14
2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 15
2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15
2.2. Phương pháp luận .............................................................................. 15
2.3. Cỡ mẫu ............................................................................................... 15
2.4. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 15
3. Thiết bị sử dụng ....................................................................................... 16
4. Quá trình tiến hành................................................................................... 16
4.1. Trước ngày phỏng vấn ....................................................................... 17
4.2. Buổi phỏng vấn .................................................................................. 17
5. Quản lý và xử lý dữ liệu........................................................................... 19
5.1. Thu thập số liệu.................................................................................. 19
5.2. Phân tích số liệu ................................................................................. 19
6. Các biện pháp để đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu........................... 22
7. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 23

.


.

8. Kết quả mong đợi và tính ứng dụng của nghiên cứu ............................... 23
9. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
1. Đặc điểm người tham gia ......................................................................... 25
2. Sự chấp nhận của 10 khuyến nghị ........................................................... 27
3. Tính dễ hiểu của 10 khuyến nghị ............................................................. 27
4. Tính tồn diện của 10 khuyến nghị .......................................................... 28
5. Những khuyến nghị bổ sung của người mất ngôn ngữ và xếp hạng

khuyến nghị .................................................................................................. 35
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 41
1. Bàn luận về sự chấp nhận và tính dễ hiểu của 10 khuyến nghị thực hành
tốt nhất.......................................................................................................... 41
2. Bàn luận về tính tồn diện của các khuyến nghị thực thành tốt nhất ...... 45
3. Bàn luận về các khuyến nghị bổ sung của người mất ngôn ngữ tại Việt
Nam .............................................................................................................. 46
GIỚI HẠN, ĐIỂM MẠNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG............................................ 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp ThS “Khảo sát sự chấp nhận của người
mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo tổ
chức liên kết cộng đồng mất ngôn ngữ tồn cầu cho người mất ngơn ngữ tại
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS TS.
Trần Anh Tuấn và TS. Sarah Wallace. Tất cả nội dung trong nghiên cứu này
là đúng sự thật, chưa từng được cơng bố trước đó. Các số liệu và nội dung
luận văn hồn tồn trung thực, khơng đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ một
cơng trình nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường nếu có bất cứ sự sai phạm hay sao
chép trong đề tài luận văn này.

Tác giả

Trần Hữu Đức

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

NNTL

Ngôn ngữ trị liệu

GTTC-TT

Giao tiếp tăng cường và thay thế

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

KT NDĐ

Kỹ thuật nhóm danh định


TCLKCĐMNNTC

Tổ chức liên kết cộng đồng mất ngơn ngữ tồn cầu

Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ICF

International Classification of Functioning, Disability
and Health

AAC

Augmentative and Alternative Communication

WHO

World Health Organization

NGT

Nominal Group Technique

.



i.

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tiến trình nghiên cứu

24

Bảng 3.1

Đặc điểm người tham gia

25

Bảng 3.2

Sự chấp nhận, tính dễ hiểu và tính tồn diện của các

29

khuyến nghị hiện tại
Bảng 3.3

Các kiến nghị của người mất ngôn ngữ


37

Bảng 3.4

Xếp hạng các khuyến nghị của người mất ngôn ngữ

40

Danh mục sơ đồ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1.1

Trang
Sơ đồ phân loại mất ngôn ngữ và một số đặc điểm cơ

5

bản (theo hiệp hội mất ngôn ngữ Quốc tế)
Sơ đồ 1.2

Khung phân loại ICF theo TCYTTG

8

Sơ đồ 1.3

Quy trình chuẩn của NGT

12


Sơ đồ 2.1

Quy trình phân tích nội dung

21

.


.

MỞ ĐẦU
Đột quỵ được xem là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế
giới với tỷ lệ tử vong hàng năm là 5,5 triệu người [15]. Trong khi tại Việt
Nam, theo thống kê của Bộ Y tế và các nghiên cứu cho thấy mỗi năm có
khoảng 200.000 người bị đột quỵ, hơn 20% trong số đó tử vong. Năm 2012
có tới 112.600 người tử vong do đột quỵ, chiếm 21.7 %, năm 2016 con số này
là 15.54%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây tử vong tại Việt
Nam [1],[9],[61]. Những người sống sót sau đột quỵ thường để lại những di
chứng nặng nề trong đó có mất ngơn ngữ, theo một nghiên cứu của Perdesen
và cộng sự, có tới 40% những người sống sót sau đột quỵ bị mất ngơn ngữ
[15],[48]. Mặc dù chưa có số liệu cho tỷ lệ mất ngôn ngữ sau đột quỵ tại Việt
Nam, nhưng qua những số liệu báo động được công bố ở trên cho thấy mất
ngôn ngữ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm và cần có nhiều
số liệu thống kê hơn nữa tại Việt Nam.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ cũng bị suy giảm
đáng kể, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, sự trầm cảm và mức độ
hoạt động, tập luyện sau này [2], [3]. Mất ngôn ngữ là một trong những
nguyên nhân có tác động tiêu cực đáng kể đến tâm lý, chất lượng cuộc sống

của người sau đột quỵ [28]. Theo một nghiên cứu của Maledine Cruice và
cộng sự cho thấy những người cao tuổi bị mất ngôn ngữ thực hiện các hoạt
động xã hội bị giới hạn đáng kể hơn so với những người không bị mất ngôn
ngữ [11]. Đồng thời, họ phải bỏ ra chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn (8.5%
hoặc 1.700$) và có thời gian nằm viện dài hơn so với những người sống sót
sau đột quỵ mà khơng có mất ngơn ngữ [16]. Ngồi ra, những người bị mất
ngơn ngữ sau đột quỵ thường phải đối mặt với những hệ quả như bị cách ly xã
hội, trầm cảm, chất lượng cuộc sống thấp, những ảnh hưởng tiêu cực này tác

.


.

động lên cả người mất ngơn ngữ và gia đình của họ [11]. Thậm chí, mất ngơn
ngữ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nghiêm trọng hơn cả sa
sút trí tuệ hoặc ung thư [41].
Tổ

chức

liên

kết

cộng

đồng

mất


ngơn

ngữ

tồn

cầu

(TCLKCĐMNNTC) là một tổ chức vận động (peak body) quốc tế được thành
lập vào năm 2011 nhằm mục đích phát triển và cải thiện về khoa học và các
dịch vụ mất ngôn ngữ trên tồn thế giới [54]. Mục tiêu chính của
TCLKCĐMNNTC là liên kết các cộng đồng mất ngôn ngữ với nhau bao gồm
những người bị mất ngơn ngữ, gia đình của họ và các nhà lâm sàng điều trị
mất ngôn ngữ để thúc đẩy sự thay đổi, thống nhất và thiết lập mục tiêu chung
cho phục hồi chức năng mất ngôn ngữ, đó cũng là lý do để tổ chức này phát
triển các hướng dẫn và khuyến nghị thực hành lâm sàng đa quốc gia [54].
Những khuyến nghị thực hành này được tổng hợp và thống nhất trên nhiều
quốc gia, là kết quả của các nghiên cứu uy tín, đáng tin cậy và hướng đến sự
đơn giản và dễ hiểu với người dùng [54].
Tại Việt Nam các công cụ, khuyến nghị để nâng cao, cải thiện chất
lượng dịch vụ chăm sóc, lượng giá, điều trị và xuất viện cho người mất ngơn
ngữ sau đột quỵ cịn hạn chế. Chính vì thế, việc xác định sự chấp nhận của
người mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực hành tốt nhất
theo TCLKCĐMNNTC là một vấn đề cấp thiết, một bước quan trọng trước
khi những khuyến nghị này được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Từ những
thực tế trên đã tạo động lực thúc đẩy để tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát sự
chấp nhận của người mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực
hành tốt nhất theo tổ chức liên kết cộng đồng mất ngơn ngữ tồn cầu cho
người mất ngơn ngữ tại Việt Nam”.


.


.

CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Câu hỏi nghiên cứu
Các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo TCLKCĐMNNTC có phù hợp với
người bị mất ngôn ngữ tại Việt Nam hay khơng?
2. Mục tiêu chung
Xác định tính phù hợp của các khuyến nghị thực hành tốt nhất của
TCLKCĐMNNTC cho người mất ngôn ngữ tại Việt Nam.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Xác định sự chấp nhận, tính dễ hiểu và tính toàn diện về nội dung và từ
ngữ của các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo TCLKCĐMNNTC cho
người mất ngôn ngữ tại Việt Nam.
3.2. Xác định và đạt được sự đồng thuận về các khuyến nghị thực hành tốt
nhất bổ sung từ quan điểm của người mất ngôn ngữ tại Việt Nam.

.


.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Mất ngôn ngữ
Mất ngôn ngữ là một khiếm khuyết giao tiếp do sự suy giảm các
phương thức của ngôn ngữ gây ra bởi tổn thương não khu trú. Mất ngơn ngữ
có thể ảnh hưởng đến sự tham gia, chất lượng cuộc sống của người mất ngơn

ngữ cũng như của gia đình và bạn bè. Mất ngôn ngữ cũng tác động đến chức
năng thông qua các mối quan hệ, vai trò và hoạt động trong cuộc sống, do đó
ảnh hưởng đến sự hịa nhập xã hội, sự tiếp cận các dịch vụ thơng tin, chính
sách, hạnh phúc gia đình, cộng đồng và văn hóa. (Berg et al., 2020, p. 1) [7].
Mất ngôn ngữ sau đột quỵ thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi hơn
ở những người trẻ, thống kê cho thấy những người đột quỵ dưới 65 tuổi có tỷ
lệ mất ngơn ngữ là 15% trong khi con số này tăng lên 43% đối với người trên
85 tuổi [19] [17].
1.1. Phân loại, tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng mất ngơn ngữ
Có nhiều hệ thống phân loại mất ngôn ngữ khác nhau, theo hiệp hội
mất ngơn ngữ Quốc tế thì mất ngơn ngữ được chia thành hai loại: mất ngơn
ngữ lưu lốt và khơng lưu lốt.
Mất ngơn ngữ lưu lốt: mất ngơn ngữ Wernicke’s, mất ngôn ngữ cảm giác
xuyên vỏ, mất ngôn ngữ dẫn truyền, mất ngôn ngữ định danh.
Mất ngôn ngữ không lưu lốt: mất ngơn ngữ tồn bộ, mất ngơn ngữ Broca’s,
mất ngôn ngữ vận động xuyên vỏ, mất ngôn ngữ vận động xuyên vỏ hỗn hợp.
Tùy vào loại mất ngôn ngữ và vùng não bị tổn thương mà mỗi loại có
những đặc điểm khác nhau được trình bày như sơ đồ (sơ đồ 1.1) và tỷ lệ giữa
các loại mất ngơn ngữ này cũng có sự khác nhau, thay đổi tùy thuộc vào giai

.


.

đoạn cấp hay mãn tính. Cụ thể trong giai đoạn cấp có khoảng 32% bệnh nhân
mất ngơn ngữ tồn bộ, định danh 25%, Wernicke 16%, Broca 12%, cảm giác
xuyên vỏ 7%, dẫn truyền 5%, xuyên vỏ hỗn hợp 2%, vận động xuyên vỏ 2%.
Tuy nhiên sau một năm những con số này có sự chuyển đổi từ nặng sang nhẹ,
chẳng hạn như không trôi chảy sang trôi chảy hoặc không cịn chứng mất

ngơn ngữ. Sau một năm tỷ lệ những người khơng cịn mất ngơn ngữ là 39%,
định danh 29%, Broca 13%, toàn bộ 7%, dẫn truyền 6%, Wernicke 5%, vận
động xuyên vỏ 1%, cảm giác xuyên vỏ và xuyên vỏ hỗn hợp 0% [48].
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại mất ngôn ngữ và một số đặc điểm cơ bản (theo
hiệp hội mất ngơn ngữ Quốc tế) [46]
Mất ngơn
ngữ


Khơng

Lưu lốt
Hiểu
Lặp lại
Mất
ngơn
ngữ
định
danh

Mất
ngơn
ngữ
dẫn
truyền

Mất
ngơn
ngữ
cảm

giác
xun
vỏ

.

Mất ngơn
ngữ
Wernicke’s

Mất
ngơn
ngữ
vận
động
xun
vỏ

Mất
ngơn
ngữ
Broca’s

Mất
ngơn
ngữ
xun
vỏ
hỗn
hợp


Mất
ngơn
ngữ
tồn
bộ


.

1.2. Ảnh hưởng của mất ngôn ngữ
1.2.1 Ảnh hưởng lên chính bản thân người mất ngơn ngữ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mất ngôn
ngữ, theo một nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện bởi Hilari và
cộng sự thì những yếu tố đó bao gồm: suy giảm cảm xúc, độ nặng của mất
ngôn ngữ và khiếm khuyết giao tiếp, những vấn đề y khoa khác, giới hạn hoạt
động và các khía cạnh xã hội [30]. Mất ngôn ngữ đã làm ảnh hưởng đến nhiều
khía cạnh của ngơn ngữ bao gồm cú pháp, từ vựng và hình thái từ làm giảm
khả năng giao tiếp [12]. Cùng với đó, mất ngơn ngữ sau đột quỵ có liên quan
đến việc tăng tỷ lệ tử vong [43], giảm tỷ lệ phục hồi chức năng và giảm khả
năng trở lại làm việc so với những người không mất ngôn ngữ [19]. Đồng
thời, những người mất ngôn ngữ thường có ít các mối quan hệ xã hội hơn, ít
tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống cũng kém hơn so với
những người không mắc mất ngơn ngữ [11],[28]. Và nó cịn tùy thuộc vào
mức độ mất ngơn ngữ, nếu tình trạng mất ngơn ngữ càng nặng thì chất lượng
cuộc sống càng thấp [29].
1.2.2 Ảnh hưởng đến gia đình và những người xung quanh
Mất ngơn ngữ khơng những tác động lên chính bản thân người mất ngơn
ngữ mà cịn ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Những hệ quả, tiêu
cực mà mất ngơn ngữ mang lại như họ phải giải quyết những căng thẳng, thay

đổi trong chăm sóc cho chính bản thân họ, nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc
sống gia đình, giảm thời gian rảnh rỗi, thay đổi đời sống xã hội, nghề nghiệp,
giáo dục và thiện nguyện [25],[60].

.


.

1.3. Chăm sóc cho người mất ngơn ngữ
Những kết quả mà những người sống với mất ngôn ngữ và gia đình của
họ đã xác nhận đều trải rộng lên tất cả các thành phần của khung phân loại
Quốc tế về hoạt động chức năng, khuyết tật, sức khỏe (ICF) (sơ đồ 3.2).
Trong một nghiên cứu đồng thuận của Sarah J. Wallace và cộng sự đã xác
định các kết quả quan trọng nhất đối với người mất ngôn ngữ và gia đình của
họ và gắn kết vào khung ICF [58]. Kết quả liên quan đến hoạt động và sự
tham gia (39%), chức năng cơ thể (36%), trong khi đối với gia đình của họ thì
hoạt động và sự tham gia (49%), yếu tố môi trường (28%). Những kết quả
này nhấn mạnh tầm quan trọng trong cách tiếp cận điều trị lấy gia đình làm
trung tâm khi thiết lập mục tiêu cho bệnh nhân và gia đình của họ [58].
Grawburg et al., đã xây dựng nghiên cứu để tìm hiểu tác động của mất ngơn
ngữ đến các thành viên gia đình. Nghiên cứu cho thấy chứng mất ngôn ngữ
như một yếu tố mơi trường có tác động đến sức khỏe và hoạt động của các
thành viên trong gia đình [25]. Sự tác động đó có thể do sự thay đổi về chức
năng cảm xúc, giao tiếp, các mối quan hệ, các hoạt động và sự tham gia trong
cuộc sống, công việc, chăm sóc và tài tính. Mục tiêu điều trị nên phù hợp với
mong muốn, sở thích, điều kiện, hồn cảnh của người mất ngơn ngữ và gia
đình nhằm cải thiện hoạt động, sự tham gia trong xã hội chứ không chỉ tập
trung vào cấu trúc chức năng.


.


.

Sơ đồ 1.2: Khung phân loại ICF theo TCYTTG [62]

Tình trạng sức khỏe

Cấu trúc và chức
năng cơ thể

Hoạt động

Yếu tố môi
trường

Sự tham gia

Yếu tố cá nhân

Các hoạt động xã hội và các mối quan hệ xã hội đóng vai trị quan trọng,
tác động lên sức khỏe người mất ngôn ngữ, quá trình tiếp cận trị liệu của các
chuyên viên trị liệu ngơn ngữ cần hướng đến việc duy trì và cải thiện các mối
quan hệ của người mất ngôn ngữ thông qua huấn luyện đối tác giao tiếp, và
cải thiện các hoạt động xã hội thơng qua khuyến khích và hỗ trợ họ tham gia
các hoạt động giải trí mà họ lựa chọn [11]. Các khuyến nghị thực hành tốt
nhất theo TCLKCĐMNNTC cho người mất ngôn ngữ được áp dụng để cải
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, lượng giá, điều trị và xuất viện
cho người mất ngôn ngữ sau đột quỵ.


.


.

2. Tổng quan về các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo
TCLKCĐMNNTC về mất ngôn ngữ
Năm 2017, Nina Simmons và cộng sự đã phát triển các khuyến nghị thực
hành tốt nhất cho mất ngôn ngữ [54]. Những khuyến nghị này là cơ sở để phát
triển hướng dẫn lâm sàng đa quốc gia cho người mất ngôn ngữ. Hướng dẫn
lâm sàng thường bao gồm những khuyến nghị về các quy trình quản lý bệnh
nhân phản ánh ít nhất một mức độ chứng cứ trung bình về mặt lâm sàng [45].
Các khuyến nghị thực hành lâm sàng của TCLKCĐMNNTC đóng vai trị
quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm
sự khác biệt trong thực hành, thúc đẩy nghiên cứu và thực hành dựa trên
chứng cứ. Các khuyến nghị cũng giúp tác động đến chính sách, cơ quan quản
lý trong các quyết định liên quan đến chăm sóc sức khỏe [54].
Power và cộng sự đã phát triển và xác định tính phù hợp của các tuyên
bố thực hành tốt nhất sử dụng trong phục hồi chức năng mất ngôn ngữ sau đột
quỵ tại Úc. Nghiên cứu gồm hơn 250 chuyên gia bệnh học âm ngữ, nhà
nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, người mất ngơn ngữ và đã phát triển
khung bao gồm tám lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong phục hồi chức năng
mất ngôn ngữ, các lĩnh vực đã thỏa thuận bao gồm: nhận được các giới thiệu
phù hợp, tối ưu hóa các liên hệ ban đầu, đặt mục tiêu và đo lường kết quả,
đánh giá, cung cấp can thiệp, tăng cường môi trường giao tiếp, tăng cường
các yếu tố cá nhân, lập kế hoạch chuyển đổi và xuất viện. Kết quả cuối cùng
của nghiên cứu này là phát triển một bộ 82 tuyên bố thực hành tốt nhất trên
tám lĩnh vực chăm sóc để phục hồi chức năng cho mất ngôn ngữ. Tuy nhiên
những tuyên bố này yêu cầu cần một số điều chỉnh cho các khu vực khác

nhau trên thế giới [49].

.


0.

Sau đó, TCLKCĐMNNTC đã làm việc nhóm, kết nối các cộng đồng mất
ngôn ngữ với nhau để phát triển các khuyến nghị thực hành lâm sàng đa quốc
gia cho người mất ngôn ngữ, nghiên cứu với sự tham gia của các nhà nghiên
cứu, nhà lâm sàng, người mất ngôn ngữ, nhà bệnh học âm ngữ trên khắp thế
giới. Đạt được sự đồng thuận và đưa ra mười khuyến nghị thực hành lâm sàng
tốt nhất (phụ lục 1) [54].
Trong quá trình phát triển và thống nhất các khuyến nghị thực hành tốt nhất,
TCLKCĐMNNTC đã sử dụng phương pháp tiếp cận ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Xây dựng một bộ khuyến nghị để kiểm sốt mất ngơn ngữ dựa
trên những bằng chứng nghiên cứu khoa học hiện có, và các hướng dẫn đột
quỵ.
Giai đoạn II: Thống nhất các khuyến nghị ở giai đoạn một với sự tham gia từ
các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng với đó là
nhiều chu kỳ sửa đổi để đưa đến sự thống nhất cuối cùng về các khuyến nghị
từ 500 chuyên gia mất ngôn ngữ trên khắp thế giới, mười khuyến nghị thực
hành tốt nhất cho mất ngôn ngữ đã được phát triển.
Giai đoạn III: Phương pháp tiếp cận ở giai đoạn thứ ba này của
TCLKCĐMNNTC sẽ tìm hiểu và xác nhận tính phù hợp, sự liên quan của các
khuyến nghị thực hành tốt nhất với những người bị mất ngơn ngữ và gia đình
của họ trên khắp thế giới.Trong nghiên cứu này sẽ xoáy sâu vào đối tượng là
những người mất ngôn ngữ.

.



1.

3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhóm danh định
(Nominal group technique)
Kỹ thuật nhóm danh định (KTNDĐ) cùng với khảo sát Delphi là một
trong những phương pháp để tạo được sự đồng thuận phổ biến nhất [13],[57].
KTNDĐ có thể được sử dụng trong ngữ cảnh của một nhóm tập trung và gợi
ra câu trả lời từ mỗi thành viên trong nhóm cho các câu hỏi được xác định
trước, có cấu trúc [36].
KTNDĐ được sử dụng để xác định tính phù hợp của các khuyến nghị thực
hành lâm sàng tốt nhất cho người mất ngôn ngữ [13]. Bên cạnh đó KTNDĐ
cịn giúp xác định và thêm những khuyến nghị để cải thiện các hướng dẫn
trong tương lai. Đây là một kỹ thuật đưa ra quyết định nhóm có cấu trúc, nó
cho phép nhóm nhỏ người tham gia tạo, xếp hạng, và bỏ phiếu các ý tưởng để
trả lời cho câu hỏi danh định [13], được công nhận rộng rãi như một phương
pháp để đạt được sự đồng thuận nhóm [5]. KTNDĐ phù hợp để sử dụng cho
người có khiếm khuyết giao tiếp, vì nó vốn hỗ trợ giao tiếp thơng qua quy
trình trình bày ý tưởng có cấu trúc xoay vịng (round-robin), tạo được sự bình
đẳng giữa những người tham gia. Kỹ thuật này cũng cho phép quá giang ý
tưởng (hichhiking), tức là kích thích tạo ra ý tưởng dựa trên những phản hồi
của các thành viên khác, làm tăng cơ hội tham gia của họ [13]. Kỹ thuật này
đã được sử dụng thành công cho người mắc chứng mất ngôn ngữ [58], những
người bị chấn thương sọ não và khiếm khuyết giao tiếp liên quan [42]. Trong
KTNDĐ, ban đầu được áp dụng với nhóm 5-9 người tham gia, tuy nhiên gần
đây KTNDĐ được sử dụng thành công đối với nhóm thậm chí chỉ có 2 người
tham gia [22], hoặc có đến 9 thành viên [44]. Các nghiên cứu sử dụng
KTNDĐ đã báo cáo độ khó tăng dần khi tăng số thành viên tham gia [6].
Các bước trong KTNDĐ:


.


2.

Sơ đồ 1.3: Quy trình chuẩn của KTNDĐ [27]
Giới thiệu và giải thích

Suy nghĩ các ý tưởng

Chia sẻ ý tưởng-xoay vòng

Thảo luận, làm rõ từng ý tưởng

Bỏ phiếu, xếp hạng ý tưởng

.


3.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những người được chẩn đốn mất ngơn ngữ sau đột quỵ (được xác nhận bởi
chuyên viên NNTL hoặc bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh) tại Bệnh viện Chợ
Rẫy, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Phục hồi chức năng-điều trị bệnh nghề
nghiệp.
Người tham gia không gặp các vấn đề về tâm thần, suy giảm trí nhớ, nhận

thức nghiêm trọng dựa trên hồ sơ bệnh án.
1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có tính đặc điểm đại diện tối đa
(maximum variation sampling)
Tuổi: ≥ 18 tuổi
Mức độ nặng của mất ngôn ngữ: (được xác nhận bởi chuyên viên NNTL hoặc
bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh) dựa trên thang đo độ nặng mất ngơn ngữ
(ASR-2018). [52]
- Nhẹ
- Trung bình
- Nặng
Đồng ý tham gia nghiên cứu
Có khả năng tham gia vào quy trình nhóm danh định (theo đánh giá của
chuyên viên NNTL).

.


4.

1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Người tham gia có các vấn đề về suy giảm nhận thức và/hoặc sức khỏe tâm
thần kèm theo (ví dụ như sa sút trí tuệ, trầm cảm nặng, bệnh Parkinson) mà
ảnh hưởng hoặc cản trở việc tham gia thảo luận nhóm thì sẽ khơng được đưa
vào nghiên cứu.
1.4. Biến số và định nghĩa biến số
Giới tính: Biến nhị giá có 2 giá trị Nam và nữ
Tuổi: Biến liên tục được tính từ năm sinh đến năm 2020
Địa lý: biến nhị giá có 2 giá trị đơ thị và nơng thơn
Tình trạng nghề nghiệp: biến nhị giá có 2 giá trị có việc làm và khơng có việc

làm
Thời gian mắc bệnh (từ lúc khởi phát đến thời điểm phỏng vấn): biến liên tục.
Mức độ nặng của mất ngôn ngữ: biến thứ tự dựa trên thang đo độ nặng mất
ngơn ngữ (Aphasia Severity Rating -ARS, 2018) [52]
• Nhẹ: mức 1
• Trung bình: mức 2,3
• Nặng: mức 4
1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 4/2020 đến 08/2021
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện
Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp.

.


5.

2. Thiết kế nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng: phương pháp kỹ thuật nhóm danh
định
2.2. Phương pháp luận
Xếp hạng nhóm danh định và phân tích nội dung định tính.
2.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu là 11 (được chia thành 3 nhóm) người được chẩn
đốn mất ngơn ngữ sau đột quỵ
Cỡ mẫu: Khơng có thỏa thuận nào về cỡ mẫu tối thiểu trong các nghiên cứu
đồng thuận để đảm bảo độ tin cậy của phản hồi. Tuy nhiên, nghiên cứu trước
đây đã phát hiện ra rằng kết quả đáng tin cậy có thể đạt được trong báo cáo
Delphi với một số lượng nhỏ người tham gia được lựa chọn bằng cách sử

dụng các tiêu chí chọn vào nghiêm ngặt [4].
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Kỹ thuật chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là chọn mẫu có
tính đặc điểm đại diện tối đa, theo các tiêu chí chọn mẫu. Liên hệ khoa nội
thần kinh hoặc khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh
viện An Bình, Bệnh viện Phục hồi chức năng-điều trị bệnh nghề nghiệp. Mỗi
bệnh viện chọn ra 3-5 người tham gia phù hợp với các tiêu chí chọn mẫu.
Mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu được gửi tới bệnh nhân sau khi bệnh nhân
được giải thích rõ ràng về nghiên cứu, những điều lợi và bất lợi khi tham gia
nghiên cứu.

.


6.

3. Thiết bị sử dụng
Để thực hiện nghiên cứu này cần các thiết bị và vật dụng sau:
• Bàn và ghế
• Bảng trắng
• Các phương tiện hỗ trợ giao tiếp dành cho người mất ngôn ngữ: tranh,
bút viết bảng trắng và giấy…
• Máy ghi âm
• Máy quay phim
• 01 người trợ giúp để ghi lại nhân khẩu học và phản hồi từ người tham
gia.
• Địa điểm phịng thu thập thơng tin: phòng riêng tại Khoa của bệnh
viện, đảm bảo yên tĩnh tránh gây xao nhãng
4. Q trình tiến hành
Mỗi nhóm danh định gồm 3-5 người người mắc chứng mất ngôn ngữ, có

thể có người nhà hỗ trợ nếu họ yêu cầu.
Các khuyến nghị và câu hỏi danh định được trình bày ở nhiều phương
thức sao cho tối ưu hóa sự hiểu của người tham gia. Các kỹ thuật hội thoại
cho người trưởng thành bị mất ngôn ngữ được sử dụng [38]. Cụ thể: giao tiếp
đa phương thức như sử dụng cử chỉ, vẽ, viết, tranh ảnh, giúp người tham gia
hiểu và truyền đạt ý tưởng. Cung cấp các câu hỏi có/ khơng, câu hỏi nhiều lựa
chọn, các cách thức phù hợp để trả lời và có đủ thời gian trả lời để họ có thời
gian thể hiện, trả lời các câu hỏi và những phản hồi của người tham gia được
làm rõ bằng cách sử dụng văn bản, mở rộng, tóm tắt các ý.

.


7.

4.1. Trước ngày phỏng vấn
Liên hệ xác định lại ngày giờ, địa điểm với người tham gia nghiên cứu.
4.2. Buổi phỏng vấn
- Trước khi người tham gia đến:
Chuẩn bị cho mỗi người một cây bút, giấy, tờ thông tin, phiếu chấp thuận
tham gia nghiên cứu và mẫu thông tin nhân khẩu học (phụ lục 2). Chuẩn bị
máy ghi âm hoặc điện thoại ghi âm được, máy quay phim, nước uống.
- Giới thiệu (15 phút):
Chào mừng người tham gia đã đến tham dự buổi phỏng vấn nhóm,
cung cấp thơng tin cho họ một cách đầy đủ, giải thích rõ, ngắn gọn về mục
đích, tiến trình và những thủ tục khi tham gia nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu và người tham gia sẽ giới thiệu lẫn nhau, khuyến khích người
tham gia chia sẻ về câu chuyện của họ. Giải thích các khuyến nghị thực hành
tốt nhất và nội dung sẽ trao đổi trong q trình phỏng vấn nhóm. Trong q
trình giới thiệu, để giải thích cho người mất ngơn ngữ nhà nghiên cứu sẽ viết

các từ khóa lên bảng trắng để tối đa hóa khả năng tiếp cận thơng tin. Các
khuyến nghị được viết một cách dễ hiểu, khơng mang tính học thuật để người
mất ngôn ngữ dễ tiếp cận, phải đảm bảo họ có thể hiểu rõ từng khuyến nghị.
Kết thúc giai đoạn này, cảm ơn người tham gia và giải thích rằng trong phần
thảo luận tiếp theo, mọi người sẽ chia sẻ những ý kiến về những dịch vụ sẽ
như thế nào đối với người bị mất ngôn ngữ trong tương lai.
- Phiếu chấp thuận và thông tin nhân khẩu học (30 phút)
Đảm bảo rằng mỗi người tham gia đều hiểu về nghiên cứu, và yêu cầu họ ký
xác nhận vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Thu thập thông tin nhân
khẩu học của người tham gia bằng cách sử dụng mẫu ở phụ lục 2.

.


×