Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

trầm tích đệ tứ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.68 KB, 122 trang )

Chương III
ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ Ở VIỆT NAM
III.1. VỀ RANH GIỚI TRẦM TÍCH NEOGEN VÀ ĐỆ TỨ, RANH
GIỚI PLEISTOCEN VÀ HOLOCEN Ở VIỆT NAM.
Ranh giới giữa các hệ (kỷ) với nhau, cũng như ranh giới giữa các phân vị
địa tầng trong một hệ (kỷ) luôn là vấn đề khó. Ranh giới Neogen - Đệ tứ,
Pleistocen - Holocen hiện đang là một trong những vấn đề còn tranh cãi của khoa
học địa chất trên phạm vi thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Các nhà địa
chất đã, đang sử dụng nhiều phương pháp, nhiều cuộc hội thảo, song không phải
đã giải quyết được một cách triệt để, còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Để viết thuyết minh cho phần trầm tích Đệ tứ của bản đồ vỏ phong hoá và
trầm tích Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 các tác giả dựa trên cơ sở kết quả đo
vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, 1:200.000 và 1:500.000 của nhiều thế hệ tác
giả khác nhau nghiên cứu về các đồng bằng ven biển Việt Nam, kết quả nghiên
cứu của đề tài "Địa chất Đệ tứ và tiềm năng khoáng sản liên quan" (KT-01-07)
và các tài liệu mới thu thập được. Dưới đây trình bày về ranh giới Neogen - Đệ
tứ, Pleistocen - Holocen ở Việt Nam.
III.1.1. Ranh giới Neogen - Đệ tứ ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, ranh giới Neogen - Đệ tứ đã được nhiều tác giả nghiên cứu
như Golovenok V.K. và Lê Văn Chân và nnk (1970), Nguyễn Địch Dỹ (1977,
1982, 1987), Hồng Chương (1978), Vũ Đình Chỉnh (1978), Nguyễn Ngọc
(1980), Hoàng Ngọc Kỷ (1978-1983), Nguyễn Đức Tâm (1976-1994), Ngô
Quang Toàn (1984-1993), Nguyễn Ngọc Hoa (1989-1992), Hà Quang Hải (1990-
1994), Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận và nnk (1996).
Trong các công trình của mình, các tác giả đã đề cập tới các mốc ranh giới
Neogen - Đệ tứ trên phạm vi thế giới cũng như các quan điểm định các mốc ranh
giới đó. Đồng thời các tác giả trên cũng đề xuất ranh giới Neogen - Đệ tứ ở Việt
Nam. Theo điều 1.4 của "Quy phạm địa tầng Việt Nam, 1994" thì ranh giới của
phân vị địa tầng là các bề mặt đánh dấu sự bắt đầu (ranh giới dưới) và sự kết thúc
(ranh giới trên) của phân vị đó, phân biệt với phân vị nằm kề dưới và kế trên.
Mỗi hình loại phân vị địa tầng có tiêu chuẩn thích ứng cho ranh giới của các


phân vị thuộc loại hình đó.
Năm 1989, Hội nghị địa tầng Quốc tế tổ chức tại Mỹ đã lấy 1.600.000
năm, tuổi tuyệt đối cho mốc ranh giới Neogen - Đệ tứ trên phạm vi thế giới. Ở
nước ta chưa có tuổi tuyệt đối cho các mặt cắt chỉ định ranh giới Neogen - Đệ tứ.
Vì vậy trong công trình này, ranh giới Neogen - Đệ tứ theo khung thời gian của
Hội nghị địa tầng quốc tế, 1989 là 1,6 triệu năm. Do vậy, để vạch ranh giới
Neogen - Đệ tứ ở Việt Nam cần dựa vào các tiêu chuẩn dưới đây:
a- Về cổ sinh: dựa vào các phức hệ tảo silic, foraminifera, Nannoplanton,
bào tử phấn hoa. Tiêu chuẩn này được thiết lập trên cơ sở kết quả của những mặt
1
cắt được nghiên cứu tương đối chi tiết, đối sánh với các vùng trong cả nước, với
khu vực và với quốc tế ở mức độ cho phép.
b- Thạch học trầm tích: các quy luật tích tụ trầm tích, tính chu kỳ, cấu tạo
trầm tích, thành phần vật chất cũng như quy luật phân bố trong không gian và
theo thời gian.
c- Địa mạo - tân kiến tạo: tân kiến tạo thể hiện ở các pha chuyển động
thẳng đứng, chuyển động ngang cũng như sự hoạt động của núi lửa, thế nằm của
các lớp trầm tích , mối quan hệ của thềm sông, thềm biển với tân kiến tạo, sự dao
động mực nước đại dương và nhữnh thành tạo trầm tích tương ứng.
d- Cổ khí hậu: động thực vật và các thành phần trầm tích rất nhạy cảm với
sự thay đổi của khí hậu. Trên phạm vi thế giới cũng đã thiết lập được những quy
luật hoặc những diễn biến khí hậu ở các thời kỳ địa chất, trong đó có kỷ Đệ tứ.
Những kết quả nghiên cứu về trầm tích, đặc điểm địa hoá, mức độ phong hoá của
đất đá, trầm tích với các kiểu vỏ phong hoá, sự thay đổi thành phần khoáng vật,
đặc biệt chú ý tới các khoáng vật kém bền vững, cổ sinh với đặc điểm cổ sinh
thái của các phức hệ như tỷ lệ các dạng ưa lạnh, nóng, khô, ưa mặn, lợ, ngọt đã
giúp cho nghiên cứu Đệ tứ có nhiều kết quả
Từ những tiêu chuẩn trên tiến hành xem xét đến các đồng bằng Việt Nam,
ở miền núi, trung du cũng như đồng bằng ven biển.
1.1. Đồng bằng Bắc Bộ:

Đồng bằng Bắc Bộ tuy đã được nghiên cứu tương đối kỹ, song chưa có
những nghiên cứu sâu về ranh giới Neogen - Đệ tứ bằng các phương pháp hiện
đại ở một mặt cắt hoặc một lỗ khoan. Do đó, vấn đề vạch ranh giới Neogen - Đệ
tứ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, ở đồng bằng Bắc Bộ đã có nhiều lỗ khoan
sâu khoan hết những thành tạo bở rời gặp trầm tích có độ gắn kết cao ở dưới,
trong đó có trầm tích Pliocen. Đây là một thuận lợi để vạch ranh giới giữa
Neogen và Đệ tứ. Nhưng vạch theo tiêu chuẩn nào khi mà những kết quả cổ từ và
tuổi tuyệt đối không có. Vì vậy, ở đồng bằng Bắc Bộ, ranh giới Neogen - Đệ tứ
được vạch theo đáy của các hệ tầng Hải Dương (Golovenok V. K. và Lê Văn
Chân, 1970) hoặc tầng Hà Nội (Hoàng Ngọc Kỷ, 1973) hay phức hệ Hải Dương
(Vũ Đình Chỉnh, 1977); hoặc theo hệ tầng Lệ Chi (Ngô Quang Toàn, 1993) hay
đáy của phụ hệ tầng trên hệ tầng Thái Thụy (Hoàng Ngọc Kỷ, 1978).
Theo Nguyễn Địch Dỹ (1978), ranh giới Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Bắc
Bộ được vạch theo đáy của các thành tạo hạt thô (cuội, sỏi, cát) có nguồn gốc
sông - lũ ở vùng trước núi, nguồn gốc sông ở châu thổ cao, nguồn gốc sông -
biển tại vùng châu thổ thấp thuộc tầng Hải Dương. Tầng Hải Dương ở đồng bằng
Bắc Bộ gồm 2 hệ tầng: hệ tầng Thái Thụy (tương đương phần trên hệ tầng Thái
Thụy của Hoàng Ngọc Kỷ, 1978) và hệ tầng Hải Dương (tương ứng với hệ tầng
Hải Dương của Golovenok V. K. và Lê Văn Chân 1970). Tác giả dựa vào mức
độ tạo đá, quy luật theo thời gian (trật tự địa tầng) trong các mặt cắt, dựa vào sự
tiến hoá của thế giới động, thực vật và sự dao động mực nước đại dương thông
2
qua quá trình biển tiến - biển lùi. Ranh giới này được giả định trong khoảng 1,8-
1,6 triệu năm trùng với ranh giới giữa gián đoạn cuối của đợt biển lùi vào cuối
Pliocen và giai đoạn đầu của đợt biển tiến Pleistocen sớm. Đợt biển thoái được
tác giả gọi là biển thoái Tiêu Giao và biển tiến được gọi là biển tiến Thái Thụy.
Cấu tạo trầm tích của tầng Hải Dương (hệ tầng Thái Thụy và hệ tầng Hải Dương)
ở đồng bằng Bắc Bộ là một chu kỳ trọn vẹn.
Trần Nghi, Ngô Quang Toàn (1991), khi nghiên cứu sự tiến hoá thành
phần vật chất trên quan điểm các pha biển lùi, biển tiến và trầm tích trong kỷ Đệ

tứ có mối quan hệ nhân quả. Nó được thể hiện ở 3 yếu tố: chuyển động tân kiến
tạo, sự dao động mực nước biển và đặc điểm thành hệ các trầm tích lấp đầy. Các
tác giả vạch ranh giới Neogen - Đệ tứ theo đáy của hệ tầng Lệ Chi, ứng với
nhịp trầm tích đầu tiên vào thời kỳ Pleistocen sớm. Mỗi nhịp, được bắt đầu
bằng trầm tích hạt thô (ứng với thời kỳ biển lùi) và kết thúc bằng trầm tích
hạt mịn (ứng với thời kỳ biển tiến).
Qua các công trình nêu trên, cần làm sáng tỏ quan niệm về một mặt cắt
trầm tích của pha biển lùi hoặc của pha biển tiến. Mặt cắt trầm tích của một địa
điểm (một vết lộ hoặc một lỗ khoan), rộng ra là một đồng bằng dạng châu thổ thì
cấu tạo trầm tích biển tiến là đi từ thô đến mịn và trầm tích biển lùi là từ mịn đến
thô. Nguyễn Địch Dỹ (1995) xem một chu kỳ trọn vẹn là bắt đầu từ trầm tích hạt
thô của biển tiến và kết thúc bằng trầm tích hạt thô của biển lùi. Do còn quan
niệm khác nhau nên việc vạch ranh giới Neogen - Đệ tứ còn có sự khác biệt.
Trên đây là những quan điểm của các tác giả khi đề cập đến ranh giới
Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Bắc Bộ. Để giải quyết vấn đề này, trong tình hình
hiện nay cần xem xét các yếu tố:
+ Trầm tích ở ranh giới Neogen - Đệ tứ thì phần mịn ở dưới thuộc về
Pliocen, phần thô ở trên thuộc về Pleistocen sớm.
+ Sự khác biệt về tướng trầm tích: trầm tích Đệ tứ phủ trên các trầm tích
trước Đệ tứ ở những vị trí khác nhau chỉ được tính tới các mặt cắt liên tục để xem
xét sự khác biệt về tướng trầm tích giữa phần trên của hệ tầng Vĩnh Bảo (N
2
vb)
và phần hạt thô của hệ tầng Lệ Chi hay đáy của phần trên của hệ tầng Thái Thụy
để vạch ranh giới Neogen - Đệ tứ (hình 27).
+ Sự phong phú về di tích cổ sinh và môi trường chứa chúng. Hầu hết
trầm tích Pliocen chứa phong phú và đa dạng các nhóm cổ sinh hơn so với trầm
tích Pleistocen sớm.
+ Sự khác biệt về mức độ tạo đá của trầm tích Neogen và Đệ tứ.
+ Tính chất của các đặc trưng địa vật lý, địa hoá, hoá lý môi trường và

mức độ phong hoá (hình 28).
Trên cơ sở đó, ranh giới Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Bắc Bộ được vạch
theo đáy của hệ tầng Lệ Chi có nguồn gốc sông ở phần đỉnh của đồng bằng Bắc
Bộ, có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển ở vùng châu thổ ven biển. Điều đó có
nghĩa là ranh giới Neogen - Đệ tứ được vạch giữa trầm tích biển nông ven rìa có
3
tuổi Pliocen sang trầm tích có nguồn gốc lục địa chiếm ưu thế có ảnh hưởng của
vùng châu thổ ven biển có tuổi Pleistocen sớm.
1.2.Các đồng bằng ven biển Trung Bộ:
Đo vẽ lập bản đồ địa chất các tỷ lệ 1:500.000; 1:200.000 và 1:50.000 của
các tờ và loạt tờ ở các đồng bằng ven biển Trung Bộ, các tác giả đã thành lập
nhiều phân vị địa tầng có tuổi Pleistocen sớm như: hệ tầng Hoằng Hoá (Q
I
hh), hệ
tầng Nghi Xuân (Q
I
nx), hệ tầng Tân Mỹ (Q
I
tm), hệ tầng Đại Phước (Q
I
đp). Các
hệ tầng này nằm phủ lên trầm tích Neogen và cổ hơn (hình 29, 30).
Nguyễn Địch Dỹ và nnk (1995) khi nghiên cứu hàng loạt các lỗ khoan
nằm ở vùng Đại Lộc - Đà Nẵng - Hội An (LKC10, LKC2 ) nhận thấy có một
ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ ở độ sâu không lớn (khoảng vài chục mét) (hình
30). Đó là trầm tích hệ tầng Vĩnh Điện gồm chủ yếu là hạt thô (cuội kết, sỏi kết
xen lớp mỏng cát kết, cát bột kết và sét kết màu xám vàng, cvó độ nén ép cao),
chứa hoá thạch tảo silic có tuổi Pliocen (N
2
vđ). Phủ không chỉnh hợp trên bề mặt

của trầm tích hệ tầng Vĩnh Điện là trầm tích của hệ tầng Đại Phước tuổi
Pleistocen sớm (aQ
I
đp) gồm chủ yếu là cuội sỏi đa khoáng lẫn cát, bột, sét,
chuyển lên là sỏi, cát bột sét màu vàng xám với biểu hiện phân lớp nằm ngang.
Như vậy, ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ ở đây là ranh giới bất chỉnh hợp
địa tầng phân cách trầm tích Pliocen (N
2
) nằm dưới có độ gắn kết cao, có thế nằm
nghiêng thoải rõ ràng và trầm tích Pleistocen sớm (Q
I
) nằm trên, gắn kết yếu và
"phân lớp" nằm ngang.
Sau này, Phạm Huy Thông và nnk. (1997) cũng xác lập ranh giới giữa
trầm tích Neogen và Pleistocen sớm ở đồng bằng Huế bằng việc dùng tầng lót
đáy của hệ tầng Tân Mỹ tuổi Pleistocen sớm (với thành phần hạt thô là chủ yếu)
nằm trên tập hạt mịn có độ gắn kết cao của hệ tầng Vĩnh Điện tuổi Pliocen (N
2
vđ) (hình 30).
1.3. Đồng bằng Nam Bộ:
Đồng bằng Nam Bộ, từ trước đến nay các nhà địa chất đã thành lập nhiều
phân vị địa tầng có tuổi Pleistocen sớm như: hệ tầng Đất Cuốc (aQ
I
3
đc), hệ tầng
Trảng Bom (aQ
I
3
tb), hệ tầng Mỹ Tho (aQ
I

3
mt), hệ tầng Cà Mau (aQ
I
3
cm), hệ tầng
Kiên Lương (aQ
I
3
kl) và hệ tầng Bình Minh (aQ
I
3
bm). Các trầm tích này phủ lên
các trầm tích Neogen.
Tại vùng Đông Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Hoa (1990) đã thành lập hệ tầng
Đất Cuốc tuổi Pleistocen sớm, phần muộn (aQ
I
3
đc). Trầm tích của hệ tầng được
nghiên cứu chi tiết tại mỏ kaolin Đất Cuốc (Tân Uyên - Bình Dương) với thành
phần chủ yếu là hạt thô (cuội, sỏi, cát lẫn kaolin) tạo thềm cao 50-80m. Phần đáy
của hệ tầng nằm phủ không chỉnh hợp trên tập sét bột kết bị phong hoá của hệ
tầng Bà Miêu, tuổi Pliocen muộn (N
2
2
bm).
Hà Quang Hải và nnk (1994) khi nghiên cứu trầm tích ở vùng Suối Đá
-Trảng Bom (Đồng Nai) đã xác lập hệ tầng Trảng Bom tuổi Pleistocen sớm, phần
muộn (aQ
I
3

tb) với thành phần gồm cuội, sỏi, cát lẫn bột nguồn gốc sông, tạo bề
4
mặt thềm cao 55- 66m. Để định tuổi cho hệ tầng trên, tác giả đã căn cứ vào quan
hệ phía trên của trầm tích bị đá bazan Xuân Lộc (có tuổi tuyệt đối 0,6-0,7 triệu
năm) nằm phủ lên và ở phía dưới, trầm tích nằm ngay trên bề mặt phong hoá của
đá sét bột kết của hệ tầng Bà Miêu (N
2
2

bm) hoặc đá bột kết của hệ tầng DrâyLinh
(J
1-2
dl) (qua xem xét các lỗ khoan qua đá bazan ở Xuân Lộc và lân cận).
Theo Hà Quang Hải (1994) thì hệ tầng Đất Cuốc tương đương hệ tầng
Trảng Bom và là những thành tạo trầm tích Đệ tứ nguồn gốc cổ nhất ở Đông
Nam Bộ, nhưng mặt cắt ở đất Cuốc là mặt cắt không đầy đủ, cơ sở định tuổi
không bảo đảm nên trầm tích này được xếp vào hệ tầng Trảng Bom.
Như trên trình bày, rõ ràng các tác giả trước đây vạch ranh giới Neogen -
Đệ tứ ở miền Tây Nam Bộ là theo đáy hệ tầng Bình Minh tuổi Pleistocen sớm,
phần giữa (Q
I
2
), còn ở miền Đông Nam Bộ là theo đáy hệ tầng Trảng Bom, hệ
tầng Đất Cuốc, tuổi Pleistocen sớm, phần muộn (Q
I
3
). Như vậy, mốc ranh giới
Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ có sự khác nhau giữa miền tây và miền
đông, miền đông trẻ hơn và miền tây cổ hơn. Theo quan niệm của các tác giả trên
thì ở đồng bằng Nam Bộ vắng phần dưới nhất của Pleistocen sớm mà chỉ có

Pleistocen sớm, phần giữa (ở Tây Nam Bộ )và Pleistocen sớm, phần muộn (ở
Đông Nam Bộ).
Để giải quyết vấn đề ranh giới Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ, các
tác giả đã nghiên cứu kỹ các mặt cắt địa chất theo các lỗ khoan sâu, vị trí phân bố
chúng, khối lượng và vị trí địa tầng của ranh giới Neogen - Đệ tứ trong từng mặt
cắt. Qua xử lý, tổng hợp tài liệu nhận thấy khá rõ nét quy luật phân bố theo
không gian và thời gian của ranh giới này ở đồng bằng Nam Bộ (lấy lỗ khoan
LK216 tại thị trấn Ngọc Hiển - Cà Mau để xem xét).
Tại lỗ khoan này, ở độ sâu từ 160 đến 162m trở xuống là một tầng trầm
tích dày, gồm chủ yếu là cát màu xám vàng xen kẽ các lớp bột và bột cát, có cấu
tạo nhịp. Ở độ sâu từ 162 đến 238m chứa phong phú các di tích tảo và
Nannofossil (theo xác định của Đặng Đức Nga), trong đó có loài Discoaster
brouweri đặc trưng cho tuổi Pliocen muộn (N
2
2
). Ở nhiều nơi trên thế giới cũng
như ở Châu Á, nó tạo thành các đới cuối cùng của giống Discoaster và cả loài
D. brouweri tiệt chủng ở ranh giới giữa Pliocen muộn và Pleistocen sớm. Chính
vì vậy mà Đặng Đức Nga đã lấy độ sâu 162-168m (vì từ 162m trở lên loài trên
không còn gặp nữa) ở LK.216 làm ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ (hình 31).
Đối với các di tích foraminifera, từ độ sâu 160m gặp các dạng đặc trưng
cho tuổi Pliocen như: Globigerinoides, Obliques, Globigerina,
Sphaeroidinellopsis, Asterorotalia Từ độ sâu 160m trở lên không gặp hoá thạch
foraminifera biển. Ở độ sâu 114m gặp các mảnh vỏ Mollusca bảo tồn xấu. Theo
Nguyễn Ngọc, ranh giới Neogen - Đệ tứ ở lỗ khoan này, di tích foraminifera
không đặc trưng vì mẫu lấy quá thưa. Trong khi đó, cũng tại lỗ khoan này lần
đầu tiên phát hiện ranh giới Neogen - Đệ tứ trong các thành tạo trầm tích ở phần
lục địa Nam Việt Nam theo tảo vôi Nannoplanton.
5
Theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn trình bày ở trên, các tác giả cho rằng,

hệ tầng Bình Minh (cũ) có tuổi Pliocen muộn với môi trường sông và cửa sông
(vùng châu thổ). Nó tương đương với hệ tầng Tiêu Giao ở đồng bằng Bắc Bộ.
Mặt khác hệ tầng Năm Căn phân bố ở Tây Nam Bộ tuổi Pliocen muộn chứa hoá
thạch
Hình 27: Sơ đồ liên kết các lỗ khoan thể hiện quan hệ phủ không chỉnh hợp
Của trầm tích Đệ tứ trên các thành tạo cổ hơn ở đồng bằng Bắc Bộ
6
Hình 28: Ranh giới của các thành tạo trầm tích Đệ tứ
và trầm tích Neogen thể hiện qua đường cong carota lỗ khoan ở
đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
7
Hình 29: sơ đồ Liên kết thể hiện quan hệ phủ không chỉnh hợp
Của trầm tích Đệ tứ trên các thành tạo cổ hơn ở đồng bằng Huế.
8
Hình 30: Sơ đồ liên kết các lỗ khan thể hiện quan hệ không chỉnh hợp
Của trầm tích Đệ tứ trên các thành tạo cổ hơn ở đồng bằng Đà Nẵng- Hội An
9
hình 31: Sơ đồ liên kết các lỗ khoan thể hiện quan hệ phủ không chỉnh hợp của
trầm tích Đệ tứ trên các thành tạo cổ hơn ở đồng bằng Nam Bộ
10
biển thuộc môi trường biển nông được xem là chuyển tướng ngang với trầm tích
nêu trên. Từ đó các tác giả vạch ranh giới Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ
theo đáy của hệ tầng Cà Mau (mQ
I
cm), hệ tầng Mỹ Tho (amQ
I
mt) và hệ tầng
Trảng Bom (aQ
I
tb) trong không gian của một bồn tích tụ mở, mà miền Đông

Nam Bộ là phần lục địa, phần trung tầm là vùng cửa sông (châu thổ) còn miền
tây là vùng biển nông.
Như vậy, ranh giới Neogen - Đệ tứ ở Việt Nam được vạch vào phần đáy
của hệ tầng Lệ Chi hoặc đáy của phần trên hệ tầng Thái Thụy và phần đáy của hệ
tầng Hoằng Hóa, hệ tầng Nghi Xuân ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ (vùng I); vào
phần đáy của hệ tầng Tân Mỹ, hệ tầng Đại Phước (vùng II, III); vào phần đáy hệ
tầng Đất Cuốc, Mỹ Tho, Cà Mau ở đồng bằng Nam Bộ (vùng IV) đều có tuổi
Pleistocen sớm nằm phủ lên các trầm tích tuổi Pliocen và các đá cổ hơn.
Tóm lại, ở các đồng bằng thuộc 3 miền thuộc các trũng Kainozoi lớn đá
nêu ở trên đều bắt gặp ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ. Ranh giới này có đặc
điểm sau:
1- Phân biệt giữa 2 thành tạo thuộc các tướng khác nhau: các thành tạo
tướng biển nằm dưới có hoá đá đặc trưng cho tuổi Pliocen và các thành tạo trầm
tích tướng hỗn hợp khác nhau nằm trên chứa các hoá đá tuổi Pleistocen sớm. Các
thành tạo trầm tích nằm dưới chúng có độ hoá đá cao thể hiện ở độ nén ép, gắn
kết của đất đá, có thế nằm nghiêng thoải, trong khi đó các thành tạo nằm trên
thường có độ gắn kết yếu hơn hoặc bở rời và phân lớp nằm ngang.
2- Ranh giới trên đánh dấu một giai đoạn kiến tạo mới có xu thế nâng lên
là chính, kết thúc chu kỳ biển lùi Pliocen trên toàn khu vực. Hoạt động kiến tạo
11
này thể hiện rõ ràng bằng đợt phun trào bazan của hệ tầng Túc Trưng ở Đông
Nam Bộ và ven biển nam Trung Bộ cũng như ở cao nguyên Nam Việt Nam,
trũng Điện Biên và một số nơi khác ở lãnh thổ Việt Nam.
3- Các đất đá nằm dưới ranh giới này, ở những nơi quan sát được như ở
vùng rìa các đồng bằng lớn đều thấy có độ phong hoá sâu sắc hơn so với đất đá
nằm trên. Đặc điểm phong hoá và các di tích thực vật (chủ yếu là bào tử phấn
hoa) đều ghi nhận sự thay đổi rõ ràng về đặc điểm cổ khí hậu từ Pliocen sang
Pleistocen theo hướng khí hậu từ cận nhiệt đới nóng ẩm chuyển sang nhiệt đới
khô nóng.
III.1.2. Ranh giới Pleistocen - Holocen ở Việt Nam .

Ranh giới dưới của Holocen lần đầu tiên được tiến hành thảo luận một
cách rộng rãi tại Hội nghị địa tầng Quốc tế lần thứ VI ở Ba Lan (1961). Tuy
nhiên vấn đề này đến nay vẫn còn tranh luận chưa ngã ngũ. Hiện tại còn có nhiều
quan điểm khác nhau về ranh giới dưới của Holocen trên phạm vi toàn cầu như
sau:
- Một là: xem sự biến mất của những động vật có vú Pleistocen loại lớn
trên phạm vi toàn thế giới làm mốc ranh giới Pleistocen và Holocen. Thời gian
khoảng 6500-7500 năm trở lại đây.
- Hai là: lấy ranh giới giữa Dias trẻ với Bôling làm ranh giới dưới của
Holocen. Ranh giới này có tuổi tuyệt đối khoảng 10.000 năm trở lại đây.
- Ba là: từ Alorot trở đi như là ranh giới Pleistocen và Holocen. Ranh giới
này có tuổi tuyệt đối từ 11.000-12.000 năm cách nay.
- Bốn là: xem ranh giới này bắt đầu từ cuối thời kỳ băng hà cuối cùng,
hoặc đầu thời kỳ băng cuối cùng. Thời gian của mốc này rất dao động, từ 13.000
- 14.000 năm đến 15.000 năm trở lại đây.
Sự khác biệt này nguyên nhân là do các nhà nghiên cứu Holocen dưới
những góc độ khác nhau. Có người xác định ranh giới dưới của Holocen thuần
túy theo động vật, người khác lại theo thực vật. Một số khác xác định nó theo
diễn biến của điều kiện khí hậu. Một số nữa xét nó dưới góc độ dao động mực
nước đại dương
Như vậy, ranh giới dưới của Holocen được xem xét và xác định khác nhau
như vậy nhưng chung quy lại đều xuất phát từ 2 nguyên tắc cơ bản, đó là sinh địa
tầng và khí hậu địa tầng. Còn về thời gian thì ranh giới dưới của Holocen dao
động từ 12.000-10.000 năm trở lại đây.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu lấy khoảng thời gian
10.000-10.300 năm là ranh giới dưới của Holocen. Họ cho rằng ranh giới này
tương ứng với giai đoạn giữa thời kỳ băng hà cuối cùng và giai đoạn sau băng hà.
Một số khác lại chọn con số 12.000 năm làm mốc ranh giới giữa Pleistocen và
Holocen dựa theo những kết quả nghiên cứu về sự thay đổi của các thảm thực
vật.

12
Ngày nay, khi hai nguyên tắc phân chia địa tầng như đã nêu ở trên đối với
các trầm tích kỷ Đệ tứ nói chung và Holocen nói riêng không thể độc lập riêng
được nữa mà phải đi tới kết hợp. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của các nhà
nghiên cứu kỷ Đệ tứ nghiêng về khoảng thời gian từ 10.000-12.000 năm trở lại
đây là ranh giới dưới của Holocen. Gần đây, tại Hội nghị địa tầng Quốc tế ở Mỹ
(1989), các nhà địa chất đã thống nhất lấy mốc 10.000 năm làm ranh giới dưới
của Holocen. Trong công trình này các tác giả dùng theo khung thời gian 10.000
năm là ranh giới dưới của Holocen ở Việt Nam.
Ranh giới Pleistocen và Holocen ở Việt Nam lâu nay cũng đã được nhiều
tác giả đề cập tới trong các cuộc hội thảo được tổ chức giữa các nhà địa chất Đệ
tứ với các nhà khảo cổ học, giữa các nhà sinh học với nhau. Các nhà địa chất Đệ
tứ Việt Nam gần như thống nhất với nhau vạch ranh giới dưới của Holocen
theo đáy của hệ tầng Hải Hưng (Q
IV
1-2
hh) ở đồng bằng Bắc Bộ, theo đáy của
hệ tầng Bình Chánh (Q
IV
1-2
bc) hay hệ tầng Hậu Giang (Q
IV
1-2
hg) ở đồng bằng
Nam Bộ với mốc 10.000 năm và đó cũng là ranh giới giữa Pleistocen và Holocen
ở Việt Nam.
III. 2. THANG ĐỊA TẦNG, CÁC PHÂN VỊ ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH
ĐỆ TỨ Ở VIỆT NAM, PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ.
2.1 .Thang địa tầng.
Trong công tác nghiên cứu địa tầng ở Việt Nam, các thành tạo trầm tích

Đệ tứ mãi tới năm 1970 mới được các nhà địa chất thật sự lưu tâm nghiên cứu
một cách có hệ thống. Đặc biệt trong những năm 1980, 1990 một loạt các công
trình nghiên cứu tổng hợp về địa tầng, địa chất Đệ tứ ở Việt Nam đã được công
bố, nhưng còn có nhiều ý kiến khác nhau.
1- Theo Hoàng Ngọc Kỷ, ( 1987) thì thang địa tầng Đệ tứ được thiết lập
với ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ là 1,8 triệu năm, ranh giới giữa Pleistocen và
Holocen là 12.000 năm. Trong Holocen, các tác giả đã lấy ranh giới của hệ tầng
Hải Hưng và hệ tầng Thái Bình làm ranh giới của Holocen sớm - giữa và
Holocen muộn với niên đại tuyệt đối là 3000 năm.
2- Trong tuyển tập "Địa chất Việt Nam, tập I" (Trần Đức Lương và
Nguyễn Xuân Bao , 1989) các tác giả đã lập một thang địa tầng Đệ tứ tương tự
như của Hoàng Ngọc Kỷ (1978); đồng thời xây dựng 3 thang địa tầng địa
phương cho 3 vùng trầm tích: từ Móng Cái - Đèo Ngang (vùng I), từ Đèo Ngang
- Vũng Tàu (vùng II); từ Vũng Tàu - Hà Tiên (vùng III). Sau đó trên "Sơ đồ đối
sánh địa tầng Kainozoi nam Việt Nam " Nguyễn Xuân Bao (1989) đã đưa ra
thang địa tầng Đệ tứ ở Nam Việt Nam với các ranh giới sau: giữa Neogen (N) và
Đệ tứ (Q) là 1.900.000 năm; giữa Q
I,II
và Q
III,
là 120.000 năm; giữa Q
III
và Q
IV

10.000 năm; giữa Q
IV
1-2
và Q
IV

3
là ~ 3500 năm (bảng 65).
3- "Báo cáo địa chất nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1:200.000"
Nguyễn Ngọc Hoa (1991) có đưa ra thang địa tầng Đệ tứ với ranh giới giữa
Neogen và Đệ tứ là: 1.850.000 năm.
13
4- Ở báo cáo thuyết minh "Bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ
1:500.000", Nguyễn Đức Tâm, (1994) dựa theo nghị quyết của Hội nghị địa tầng
Quốc tế 1989 tại Mỹ, đã phân chia chi tiết hơn thống Holocen ra làm 3 phụ thống
hạ - trung - thượng với những mốc ranh giới có tuổi tuyệt đối tương ứng là 7000
năm và 4000 năm.
5- Đề tài KT-01- 07 "Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản
liên quan" Nguyễn Địch Dỹ , (1995) cũng thống nhất sử dụng thang địa tầng Đệ
tứ như đã nêu ở phần trên. Riêng trong Holocen, các tác giả phân ra làm 3 phụ
thống với những mốc ranh giới tương ứng giữa Q
IV
1
và Q
IV
2
là 6000 năm, giữa
Q
IV
2
và Q
IV
3
là 2000 năm (bảng 65).
Trong hiệu đính, lắp ghép bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 Việt Nam, tập thể tác
giả đề án đã sử dụng thang địa tầng Đệ tứ đã được Hội nghị địa tầng Quốc tế

thông qua tại Mỹ, 1989 (bảng 65).
Thang địa tầng Đệ tứ trên đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
địa chất Đệ tứ ở Việt Nam. Trong đó có những điểm cơ bản cần lưu ý sau:
+ Ranh giới giữa Neogen - Đệ tứ ở mức 1.600.000 năm.
+ Giữa Q
I
và Q
II
là 700.000 năm, giữa Q
II
và Q
III
là 125.000 năm (thay cho
mức 300.000 năm như trước đây) vì hiện tại trong khu vực Đông Nam Á các
nước đều sử dụng mức ranh giới này. Vừa qua, tập thể tác giả đề án đã xem xét
lại khối lượng các phân vị địa tầng ở Việt Nam liên quan tới mức ranh giới Q
II

Q
III
và nhận thấy rằng việc sử dụng ranh giới Pleistocen trung và Pleistocen
thượng với mức tuổi là 125.000 năm là hợp lý (bảng 66).
+ Thống Holocen được chia làm 3 phụ thống dựa trên sự kiện biển tiến
Flandrian vào thế giữa Holocen và để lại những dấu ấn sâu đậm trong quá trình
hình thành các đồng bằng ven biển ở Việt Nam. Đó là:
bảng 65
14
Thang địa tầng Đệ tứ
Bảng 66
Giới Hệ Thống Phụ thống Ký hiệu Niên đại tuyệt đối

(năm trước ngày nay)
Thượng Q
IV
3
4.000
Holocen Trung Q
IV
2
6.000
Đệ Hạ Q
IV
1
10.000
Kainozoi tứ Thượng Q
III
125.000
Pleistocen Trung Q
II
700.000
Hạ Q
I
1.600.000
Neogen Pliocen N
2
- Phụ thống Holocen hạ (Q
IV
1
): ứng với giai đoạn trước biển tiến.
- Phụ thống Holocen trung (Q
IV

2
) ứng với giai đoạn biển tiến.
15
- Phụ thống Holocen thượng (Q
IV
3
) ứng với giai đoạn biển lùi.
Ranh giới giữa Q
IV
1
và Q
IV
2
là 6.000 năm, giữa Q
IV
2
và Q
IV
3
là 4000 năm.
Các ranh giới này được tính trên cơ sở thống kê các số liệu phân tích tuổi tuyệt
đối bằng phương pháp C
14
ở Việt Nam.
+ Trong một số công trình nghiên cứu trầm tích Đệ tứ, một số tác giả còn
phân phụ thống Holocen thượng (Q
IV
3
) ra làm 3 phần: Q
IV

3-1
, Q
IV
3-2
, Q
IV
3-3
với
quan niệm cho rằng trong giai đoạn biển lùi về sau diễn biến không đơn giản.
Giữa giai đoạn biển lùi ở Q
IV
3
có một đợt biển lấn tạo nên bậc thềm biển cao +
2m, sau đó biển mới rút ra thực sự. Ở đây, do tỷ lệ bản đồ nhỏ, nên tập thể tác giả
không đưa phần phân chia này vào thang địa tầng Đệ tứ ở Việt Nam.
2.2. Các phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ
Cách phân chia, hay nói khác đi là nguyên tắc thành lập các phân vị địa
tầng trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam của nhiều tác giả cho tới nay vẫn còn một số
vấn đề tồn tại, chưa thống nhất các phân chia trong đo vẽ lập bản đồ Đệ tứ ở các
tỷ lệ.
Ở miền Bắc Việt Nam, từ 1973 trầm tích Đệ tứ được phân chia theo tuổi
và nguồn gốc. Các trầm tích cùng tuổi được xếp vào một tầng (hay hệ tầng) và
như vậy các trầm tích có các nguồn gốc khác nhau nhưng cùng tuổi thì xếp chung
vào một hệ tầng. Ví dụ: hệ tầng Lệ Chi có hai kiểu nguồn gốc khác nhau: sông,
sông - biển (a, am Q
I
lc).
Ở miền Nam Việt Nam, cũng trong thời gian này, việc phân chia địa tầng
trầm tích Đệ tứ trong các bản đồ tỷ lệ 1:200.000 được thành lập theo nguyên tắc
"Thạch địa tầng", từ đó dẫn đến trong cùng một bồn trầm tích các thành tạo Đệ tứ

có cùng một mức tuổi, cùng một nguồn gốc nhưng được xếp vào nhiều phân vị
địa tầng khác nhau. Ví dụ: ở đồng bằng Nam Bộ, các thành tạo Pleistocen sớm
(Q
I
) nguồn gốc sông có các hệ tầng Trảng Bom (aQ
I
tb); hệ tầng Đất Cuốc (aQ
I
đc); nguồn gốc hỗn hợp sông biển, hệ tầng Mỹ Tho (amQ
I
mt); nguồn gốc biển,
hệ tầng Cà Mau (mQ
I
cm) Gần đây nhất, trong công trình lập bản đồ địa chất
Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 Nguyễn Đức Tâm (1994) đã thành lập các phân
vị địa tầng Đệ tứ theo nguyên tắc nguồn gốc và tuổi. Cách phân chia này tạo sự
thống nhất về sắp xếp các thành tạo trầm tích có cùng nguồn gốc, tuổi của các
đồng bằng ven biển Việt Nam vào cùng một phân vị địa tầng. Mặt khác các thành
tạo có cùng tuổi, nhưng nguồn gốc khác nhau hay cùng nguồn gốc nhưng khác
tuổi thì đều được xếp vào các phân vị điạ tầng riêng biệt. Cách phân chia này tuy
chưa thật đầy đủ nhưng đã đơn giản hoá, thuận tiện trong công tác lập bản đồ địa
chất Đệ tứ ở tỷ lệ nhỏ.
Ở đây tập thể tác giả sử dụng cách phân chia các phân vị địa tầng trầm
tích Đệ tứ theo nguyên tắc nguồn gốc và tuổi.
+ Việc phân chia này phản ánh được những nét đặc thù riêng biệt của trầm
tích bở rời. Dễ dàng hợp nhất được các phân vị địa tầng Đệ tứ đã có từ trước
phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đồng thời dễ thể hiện, dễ theo dõi theo
16
không gian và theo thời gian mà vẫn phù hợp với những nguyên tắc chung nhất
trong quy phạm địa tầng Việt Nam do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

ban hành năm 1994.
+ Trầm tích Đệ tứ trên bản đồ 1:1.000.000 được kế thừa chú giải bản đồ
địa chất Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 có hiệu chỉnh nâng cao để tránh xáo trộn
khối lượng các phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ.
Theo nguyên tắc phân chia trên thì các phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ ở
Việt Nam có các đặc điểm như sau:
+Về nguồn gốc: có 11 kiểu nguồn gốc trầm tích Đệ tứ sau:
- Trầm tích sông - lũ (ap).
- Trầm tích sông (a) .
- Trầm tích hỗn hợp sông - biển (am).
- Trầm tích hỗn hợp sông - đầm lầy (ab).
- Trầm tích hỗn hợp sông hồ - đầm lầy (lb).
- Trầm tích hỗn hợp sông - biển - đầm lầy (amb).
- Trầm tích biển (m).
- Trầm tích hỗn hợp biển - đầm lầy (mb).
- Trầm tích đầm lầy ven biển (bm).
- Trầm tích biển - gió (mv).
- Trầm tích sông lũ, biển không phân chia (ap, mQ).
+ Về tuổi: được chia đến phụ thống (hình 28), với những khoảng
tuổi sau:
- Pleistocen sớm (Q
I
).
- Pleistocen giữa - muộn phần dưới (Q
II-III
1
).
- Pleistocen muộn phần trên (Q
III
2

)
- Holocen sớm - giữa (Q
IV
1-2
)
- Holocen giữa - muộn (Q
IV
2-3
).
HÌNH 32-1: SƠ ĐỒ ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ Ở VIỆT NAM
17
HÌNH 32-2: CHỈ DẪN PHẦN TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ
Sét
Bột
Bột cát
Than bùn
Dấu hiệu phong hoá
Kaolin
18
Cát
Sạn, sỏi
Cuội
a- Di tích động vật
b- B- Di tích thực vật
a- Tectit; b- Cuội tectit
Ranh giới địa chất
Ranh giới tướng
ap: Trầm tích sông - lũ amb: Trầm tĩch sông - biển - đầm lầy
a: Trầm tích sông m: Trầm tích biển
ab: Trầm tích sông-đầm lầy mb: Trầm tích biển-đầm lầy

lb: Trầm tích hồ-đầm lầy mv: Trầm tích biển - gió
am: Trầm tích sông biển
C
14
Phương pháp phân tích C
14
3503 Tuổi tuyệt đối (năm)
NHQ Phương pháp phân tích nhiệt huỳnh quang
19000 Tuổi tuyệt đối (năm)
N
2
vb: Hệ tầng Vĩnh Bảo
N
2
vđ: Hệ tầng Vĩnh Điện
N
2
2
bm: Hệ tầng Bà Miêu
N
2
2
nc: Hệ tầng Năm Căn
Trên cơ sở tài liệu thực tế, đồng thời kết hợp với các bảng phân chia địa
tầng trầm tích Đệ tứ cho từng vùng, từng địa phương, các tác giả tiến hành lập ra
bản chú giải chung cho lãnh thổ Việt Nam. Kết quả tổng hợp tài liệu đã cho phép
thành lập 25 phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ, chúng có sự khác biệt theo nguồn
gốc, tuổi. Trong chú giải, một số nguồn gốc trầm tích có thể tương đương với
một hệ tầng, nếu hệ tầng đó chỉ phổ biến ở một vùng, hoặc tương đương với
nhiều hệ tầng liên hệ theo diện ở các vùng khác nhau. Ví dụ: trầm tích sông tuổi

Pleistocen sớm (aQ
I
) sẽ tương đương với hệ tầng Lệ Chi nguồn gốc sông (aQ
I
lc)
ở đồng bằng Bắc Bộ, hệ tầng Hoằng Hoá (aQ
I
hh), ở đồng bằng Thanh Hoá -
Vinh, hệ tầng Tân Mỹ nguồn gốc sông (aQ
I
tm) ở đồng bằng Thừa Thiên - Huế,
19
hoặc hệ tầng Trảng Bom (aQ
I
tb), hệ tầng Đất Cuốc (aQ
I
đc) ở đồng bằng Nam
Bộ.
Các phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ được gọi tên như sau:
Ví dụ: aQ
I
: trầm tích sông tuổi Pleistocen sớm.
Ngoài ra khi mô tả các mặt cắt đặc trưng ở các vùng trầm tích, các phân vị
địa tầng có thể được phân chia ra thành các "tập" hoặc "phần" được đặc trưng bởi
các thành phần đất đá, hoá thạch, hoá lý môi trường
2.3. Phân vùng trầm tích Đệ tứ:
Lãnh thổ Việt Nam nằm ở bắc bán cầu trải dài từ 8
0
vĩ tuyến bắc đến hơn
23

0
vĩ tuyến bắc nên từng vùng mang những nét đặc thù riêng biệt của cấu tạo bề
mặt và lịch sử tiến hóa của trầm tích Đệ tứ. Tất cả các đặc điểm cấu tạo, diện
phân bố, trầm tích, hoá thạch là kết quả của mối quan hệ nhân quả giữa hoạt
động tân kiến tạo và quá trình hình thành chúng.
Trong lịch sử phát triển kỷ Đệ tứ đặc biệt trong Pleistocen, các hoạt động
tân kiến tạo dẫn tới sự phân dị các bồn trầm tích trên lãnh thổ Việt Nam khá rõ
nét. Ở Bắc Bộ, bắc Trung Bộ (Thanh Hoá - Vinh - Hà Tĩnh) trong Pleistocen
biên độ lún chìm không lớn, trong khi đó ở Nam Bộ biên độ lún chìm lớn hơn. Ở
Holocen, nhìn chung chế độ kiến tạo tương đối ổn định trên toàn lãnh thổ Việt
Nam trong đợt biển tiến Flandrian cũng có sự chênh lệch về cường độ, thời gian
ở các bồn trầm tích.
Trên cơ sở phân tích quá trình tiến hoá trầm tích, các phức hệ hoá thạch,
bề dày trầm tích, lịch sử phát triển của từng vùng, trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam
được phân ra thành 4 vùng như sau (hình 29).
+ Vùng I: từ Móng Cái đến Đèo Ngang gồm đồng bằng Bắc Bộ, đồng
bằng Thanh Hoá - Vinh - Hà Tĩnh, bề dày trầm tích Đệ tứ lớn; ở Bắc Bộ 199m,
đồng bằng Thanh Hoá - Vinh - Hà Tĩnh biến đổi 100 - 120m, trầm tích biến đổi
nhanh theo chiều thẳng đứng cũng như theo chiều ngang. Đáy của trầm tích Đệ
tứ thường phân bố tập hạt thô (lớp cuội khá dày).
+ Vùng II: từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân. Bề dày trầm tích Đệ tứ từ 100-
163m. Đồng bằng ven biển hẹp theo chiều ngang, trầm tích chuyển tướng nhanh,
đột ngột, phức tạp, phổ biến tướng trầm tích dạng lagoon.
HÌNH 29: SƠ ĐỒ PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ Ở VIỆT NAM
20
+ Vùng III: từ đèo Hải Vân đến Vũng Tàu. Ngoài trũng đồng bằng Tuy
Hoà có bề dày trầm tích Đệ tứ lớn, còn các đồng bằng ven biển khác thường nhỏ
hẹp có bề dày trầm tích Đệ tứ mỏng. Bề mặt móng đá gốc được nâng cao. Trong
cột địa tầng trầm tích Đệ tứ thành phần trầm tích chủ yếu là hạt thô tướng biển
nông, biển ven bờ các đê cát. Ngoài khơi phát triển các đảo đá san hô.

+ Vùng IV: từ Vũng Tàu đến Hà Tiên: bề dày trầm tích Đệ tứ lớn
(> 200m), cấu tạo trầm tích phức tạp, cấu trúc dạng delta được kế thừa trên nền
21
bồn trũng trước Đệ tứ.
III.3. ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ, TUỔI VÀ NGUỒN GỐC.
Trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam phát triển rộng rãi ở các bồn trũng lớn như ở
đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ ven biển miền Trung. Trầm
tích Đệ tứ có mặt từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn với các nguồn gốc khác
nhau thuộc 4 vùng có đặc điểm trầm tích và cấu tạo bồn trầm tích khác nhau.
Cơ sở phân chia các thành tạo trầm tích Đệ tứ theo tuổi và nguồn gốc dựa
trên việc nghiên cứu tổng hợp các kết quả đo vẽ và nghiên cứu địa tầng này trong
thời gian trước đây, đặc biệt là từ thập niên 70 đến nay. Các thành tạo trầm tích
Đệ tứ được chia đến thống hoặc phụ thống và phân theo nguồn gốc sinh thành.
Việc nghiên cứu các đặc điểm trầm tích Đệ tứ và lịch sử tiến hoá của
chúng ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng từng bước giải quyết
những vấn đề còn tồn tại về quy luật phân bố và tuổi của chúng cùng các khoáng
sản liên quan.
Tổng hợp các công trình đo vẽ địa chất Đệ tứ ở các tỷ lệ 1:500.000,
1:200.000, 1:50.000 và các nghiên cứu chuyên đề đã giúp cho các tác giả phân
chia trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam ra thành 5 phân vị địa tầng:
+ Thống Pleistocen gồm:
- Pleistocen hạ (Q
I
).
- Pleistocen trung - thượng, phần dưới (Q
II-III
1
).
- Pleistocen thượng, phần trên (Q
III

2
).
+ Thống Holocen gồm:
- Holocen hạ - trung (Q
IV
1-2
).
- Holocen trung - thượng (Q
IV
2-3
).
Ngoài ra ở miền núi còn có các thành tạo trầm tích sông - lũ được gộp vào
tuổi Đệ tứ không phân chia (apQ).
3.1.Thống Pleistocen
Các trầm tích thuộc thống Pleistocen (từ Pleistocen sớm đến Pleistocen
muộn) phát triển rất rộng rãi ở các đồng bằng châu thổ lớn như Bắc Bộ, Nam Bộ
các đồng bằng ven biển miền Trung và ở dọc các thung lũng sông lớn. Nguồn
gốc và tuổi khác nhau của các thành tạo trầm tích Pleistocen lộ ra ở vùng ven rìa
đồng bằng ở độ cao từ 10-100m, bị phủ bởi các thành tạo trầm tích trẻ Holocen,
thường nằm ở độ sâu một vài mét đến > 200m.
3.1.1. Pleistocen hạ (Q
I
)
Trầm tích Pleistocen sớm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng lớn của Việt
Nam như Bắc Bộ, các văn liệu trước đây gọi là phụ hệ tầng Thái Thụy trên
(amQ
I
tt - Hoàng Ngọc Kỷ, 1978), hệ tầng Lệ Chi (a, amQ
I
lc, Ngô Quang

Toàn, 1989-1993); ở đồng bằng Nam Bộ dưới tên gọi hệ tầng Đất Cuốc (aQ
I
đc),
22
hệ tầng Cà Mau (mQ
1
cm), Nguyễn Ngọc Hoa, 1990), hệ tầng Kiên Lương (aQ
I
kl,
Nguyễn Ngọc Hoa, 1991), hệ tầng Mỹ Tho (amQ
I
mt, Nguyễn Ngọc Hoa, 1992),
hệ tầng Trảng Bom (aQ
I
tb, Hà Quang Hải, 1994). Ngoài ra, ở các đồng bằng ven
biển miền Trung, trầm tích Pleistocen sớm còn phân bố ở vùng đồng bằng Thanh
Hoá - Vinh - Hà Tĩnh với tên gọi hệ tầng Nghi Xuân (Q
I
nx, Vũ Văn Vĩnh, 1978),
hệ tầng Hoằng Hoá (Q
I
hh, Đặng Trần Quân, 1980). Ở đồng bằng Huế, Đà Nẵng -
Hội An là hệ tầng Tân Mỹ (a,amQ
I
tm, Phạm Huy Thông, 1997), Đại Phước
(aQ
I
đp, Cát Nguyên Hùng 1998). Ở vùng Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết có hệ
tầng Mũi Né (mQ
I

mn, Nguyễn Văn Trang, 1989), hệ tầng Tuy Hoà (mQ
I
th, Đỗ
Công Dự, 1990)
Các trầm tích Pleistocen sớm ở Việt Nam với chiều dày khác nhau ở các
vùng từ Bắc vào Nam (bảng 63) nằm phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo trầm
tích Neogen và các đá cổ hơn, bị phủ bởi các thành tạo Pleistocen giữa - muộn và
trẻ hơn. Điều này được thấy rõ ràng qua các tài liệu về đo carota lỗ khoan, cổ
sinh, thành phần vật chất - hoá lý, môi trường (bảng 64, 65, 76).
Phần lớn các trầm tích Pleistocen sớm ở Việt Nam bị phủ, phần lộ trên
mặt rõ nhất gặp ở vùng Đông Nam Bộ thuộc địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước và Mũi Né (Phan Thiết).
Theo thời gian thành tạo và không gian phân bố từ lục địa ra phía biển,
trầm tích Pleistocen sớm gồm có các nguồn gốc sau:
- Trầm tích sông (aQ
I
).
- Trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQ
I
).
- Trầm tích biển (mQ
I
).
1- Trầm tích sông (aQ
I
):
Trầm tích có nguồn gốc sông tuổi Pleistocen sớm ở Việt Nam phân bố ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng I), Trung Bộ (vùng II), và Nam Bộ (vùng IV). Các
trầm tích này chủ yếu gặp trong các lỗ khoan sâu ở đồng bằng Bắc Bộ, Thanh
Hoá - Nghệ An (vùng I), Huế (vùng II), Tây Nam Bộ (vùng IV) và riêng ở Đông

Nam Bộ, chúng lộ ra với diện tích khá rộng dưới dạng bậc thềm cao 40-70m
phân bố ở các tỉnh Đồng Nai đến Bình Phước.
+ Ở đồng bằng Bắc Bộ (vùng I), trầm tích Pleistocen sớm (các văn liệu
trước xếp vào phần dưới của hệ tầng Lệ Chi aQ
I
lc) thường gặp trong các lỗ
khoan, ở độ sâu khác nhau (bảng 67). Diện phân bố của trầm tích sông (aQ
I
)
bắt đầu từ LK15VHN (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc), trải rộng về phía Hà Nội -
Hà Đông - Hải Dương và kéo xuống Kim Động - Phủ Cừ - Ninh Giang -
Nam Định - Thái Bình, Hải Phòng
Độ sâu phân bố và bề dày trầm tích Pleistocen sớm (Q
1
)
ở Việt Nam theo các lỗ khoan
Bảng 63
Nguồn Vùng Độ sâu phân bố Bề dày trầm tích (m)
23
gốc Từ (m) Đến (m) Lớn nhất Nhỏ nhất
Biển
IV 178,5 75 63,5 4,9
(m)
(LK215
A
) LK24) (LK215
A
) (LK17CT)
I 199
(LK1 HP)

46
(LK4 HP)
70
(LK8 HP)
7
(LK 4HP
II 117
(LK Hu7)
53,8
(LK Hu6)
9,9
(LK Hu6)
1,5
(LK Hu6
A
)
Sông biển
(am)
III 96
(LK C10)
64
(LK C2)
10,8
(LKC10)
10
(LK C2)
IV 204
(LK 9)
22,8
(LK 221)

82,1
(LK 211)
4,5
(LK 10)
I 142,2
(LK 11SS)
38,5
(LK15VHN)
74
(LK 11SS)
2,5
(LK1 HN)
Sông
(a)
II 163
(LK Hu7)
63,7
(LK Hu6)
46
(LK Hu7)
5,3
(LK Hu6)
III 61,5
(LK 739
A
)
40
(LK 739
A
)

21,5
(LK 739
A
)
9,8
(LK 709)
IV 225
(LK 10)
4,5
(LK 22)
57,8
(LK209BM)
2
(LK 21TT)
Mặt cắt tiêu biểu của trầm tích này có thể dẫn ra ở LK6HN (Gia Lâm - Hà
Nội). Tại đây, trầm tích sông nằm ở độ sâu từ 55,5 đến 80m, dày 24,5m và
được phân ra làm 3 tập:
- Tập 1 (80-60m): cuội sỏi lẫn ít cát, bột sét màu xám nâu.
- Tập 2 (60-57m): cát, bột vàng xám.
- Tập 3 (57-55m): bột, cát, sét màu xám, xám đen lẫn mùn thực vật
có chứa bào tử phấn hoa: Lycopodium, Pteris, Pinus, Cedrus, Castanae,
Ulmus, Tilia, Osmunda, Larix, Canabis và tảo nước ngọt (Centrophyceae)
có tuổi Pleistocen sớm.
Về quan hệ địa tầng, trầm tích, nó nằm phủ bất chỉnh hợp trên tầng
trầm tích biển của hệ tầng Vĩnh Bảo, tuổi Pliocen (N
2
vb) và bị trầm tích hạt
thô, nguồn gốc sông - lũ tuổi Pleistocen giữa - muộn, phần dưới trước xếp
vào phần dưới của hệ tầng Hà Nội (apQ
II-III

1
hn) phủ lên.
Ven biển Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình trầm tích sông tuổi
Pleistocen sớm (aQ
I
) gặp ở độ sâu 175-199m thuộc lỗ khoan LK1HP, dày
24m nằm phủ bất chỉnh hợp trên các đá Neogen và cổ hơn. Thành phần của
trầm tích hỗn hợp sông - biển tuổi Pleistocen sớm (amQ
I
) tại LK1HP (hình 30,
31, 32, 33) là chuyển tướng trầm tích.
Bảng 64
24
25

×