Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuyết minh về chiếc nón lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.64 KB, 5 trang )

Thuyết minh về chiếc nón lá
Biểu tượng cho đất nước hình chữ S sẽ khơng một nơi đâu có thể sánh bằng, dù chỉ là
những điều từ thiên nhiên chân phương, dung dị mà mang bao sự sâu sắc tượng trưng cho con
người và đất nước. Và nét đẹp mà Việt Nam bao đời nay ln tự hào có được chính là chiếc nón
lá, nó sẽ đặc biệt vơ cùng khi được người phụ nữ Việt Nam mang chúng cùng tà áo dài trắng tinh
khôi.

Mục lục nội dung
Thuyết minh về chiếc nón lá - Bài mẫu 1

Thuyết minh về chiếc nón lá - Bài mẫu 2
Thuyết minh về chiếc nón lá - Bài mẫu 1


“Ai ra xứ Huế mộng mơ, mua về chiếc nón bài thơ làm quà”. Đôi lời thơ chân thật, mộc
mạc như chính những con người dịu dàng của xứ Huế mộng mơ bao năm qua vẫn luôn giữ mãi
nét đẹp cùng chiếc nón lá. Có thể nói chiếc nón là một hình ảnh thân thuộc, đặc trưng cho tâm
hồn người Việt.
Nếu như chiếc áo dài duyên dáng, kín đáo mà dịu dàng tơn lên dáng của người phụ nữ thì
đi kèm theo đó khơng thể thiếu đi hình ảnh chiếc nón lá, nếu người phụ nữ Việt Nam dịu dàng,
thanh thốt thì chiếc nón lá mộc mạc, mong manh sẽ mang đến điểm nhấn riêng cho người con
gái. Chiếc nón lá đầu tiên có mặt vào khoảng những năm 2500 – 3000 trước công nguyên, trên
trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch ln đi kèm hình ảnh chiếc nón được chạm khác lên.
Ở thời chiến, nón lá là sự hiện thân bình dị nhưng vơ cùng mạnh mẽ, kiên cường theeo cùng con
người Việt Nam qua bao cuộc chiến giữ nước, sống mãi trong từng câu chuyện kể, truyền thuyết.
Dù thời gian có trơi qua vơ tình đem mọi thứ đi mất thì sự chung thủy, lặng lẽ của chiếc nón lá sẽ
mãi theo cùng con người Việt Nam, nó chỉ thật sự biến mất khi ta tự bỏ đi nét đẹp truyền thống
ấy mà thôi. Ở Huế vẫn cịn đó những làng nghề truyền thống với những nét đẹp xưa cũ ln cịn


đó, nó là làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), Phủ Cam (Huế)… Xã hội có hiện đại


thế nào, đất nước phát triển ra sao thì các làng nghề vẫn khơng ngừng sáng tạo, làm mới cho
chiếc nón lá thêm thu hút mà không làm mất đi cái riêng vốn có của nó, đem lại những thú vị mà
các du khách nước ngồi ln muốn tìm đến.
Nhìn chiếc nón lá có thể với mọi người là đơn giản nhưng nếu lần theo mỗi giai đoạn làm
nên sản phẩm thì mới thấu hiểu, nhận thấy được sự cơng phu, tâm huyết đặt để vào trong từng
chiếc nón tỉ mỉ đến thế nào. Ở công đoạn sơ khai, đầu tiên nhất quyết định chất lượng, thẩm mỹ
của chiếc nón chính là chọn lá, nó có thể sử dụng lá cọ hoặc lá dừa. Những ngun liệu này
khơng phải có sẵn, lá dừa thì phải đặt mua lá thơ từ trong Nam, chọn lựa từng chiếc lá để bảo
quản, xử lí cho lá ln giữ được màu sắc. Cịn với lá cọ mất rất nhiều thời gian để thu hoạch, lá
phải đảm bảo độ non vừa phải, gân lá xanh, màu lá ở mức trắng xanh… Chỉ với khâu chọn lá
cũng đã chiếm rất nhiều cơng sức, thời gian vì thế mới thấy sự trân trọng, đáng quý của chiếc
nón lá nhường nào. Chuốc vành, lên khung lá cùng xếp nón là khâu kế tiếp của quy trình làm
nón rồi sau cùng là chằm nón. Nói đến chiếc nón lá thì chúng ta khơng thể bỏ sót những câu đối,
bài ca dao hay những nét vẽ rắn chắc, tỉ mỉ được đặt lên nón. Chỉ chiếc nón lá của Việt Nam mới
đặc biệt như vậy, khi đem chiếc nón soi trong nắng thì những bào thơ, hình chiếc cầu Tràng
Tiền, chùa Thiên Mụ cùng nhiều điều thú vị trên nón sẽ hiện lên để dù cho ta có mang nó đi đến
đâu, nét đẹp của con người Việt Nam, cụ thể là xứ Huế sẽ cịn mãi ở đó.
Từng chiếc nón là bao sự yêu thương, trân trọng của người làm đặt vào trong đó, từng nét
vẽ, đường kim, mũi chỉ đều rất được chú trọng, khéo léo. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã
rất lâu được xem là hình ảnh được chiếc nón lá lấy làm biểu tượng riêng. Nó khơng chỉ là một
vật dụng che nắng, che mưa thường nhật của người lao động, là chiếc quạt dịu mát trong những
ngày hè đổ nắng hay sựu duyên dáng, tinh khơi của chiếc nón đi cùng tà áo dài trắng thước tha
cùng các bạn nữ sinh. Dù ở đâu, nón lá vẫn cứ mãi đẹp, mãi giữ vững những nét đẹp truyền
thống cổ điển mà hiện đại, nó cũng là cảm hứng cho bao nhà văn, nghệ sĩ…
Chiếc nón lá đẹp theo thời gian, dù xã hội hiện đại với nhiều loại trang phục, phụ kiện thì
nón lá cứ mãi dân dã mà đẹp bền bỉ theo tháng năm. Chiếc nón lá là một biểu tượng đẹp, dịu
dàng tơn lên vẻ đẹp của người phụ nữ và sẽ mãi là một sản phẩm mang hồn của người Việt Nam,
tự hào hơn nữa vì nón lá đã được đem đến rộng rãi với bạn bè quốc tế. Truyền thống và sâu trong
người Việt Nam sẽ không bao giờ đánh mất hay lãng quên đi nét đẹp truyền thống theo cùng
chiếc nón lá.


Thuyết minh về chiếc nón lá - Bài mẫu 2


Từ bao đời nay, nét đẹp truyền thống của Việt Nam được lấy từ vẻ đẹp đơn sơ, dung dị mà
đầy ý nghĩa của chiếc nón lá, nó trường tồn mãi cùng năm tháng. Thời đại với ngành thời trang
phát triển thì sẽ chẳng gì có thể thay thế được trang phục truyền thống là những chiếc áo dài, nón
lá của người Việt Nam, với người phụ nữ Việt Nam thì chiếc nón lá được đánh dấu là một nét
bản sắc văn hóa đặc thù riêng mà khơng nơi đâu có được.
Mỗi vùng miền trên đất nước sẽ mang dấu ấn về một đặc trưng nào đó, khi nhắc đến những
chiếc áo tứ thân, nón quai thao thì miền Bắc sẽ là cái tên được nhắc đến, còn miền Trung thì
khơng thể qn chiếc nón lá thân thuộc mà vơ cùng đặc sắc, riêng biệt. Từ nhiều năm về trước,
khoảng 2500 – 3000 năm trước cơng ngun thì nón lá đã có mặt và được duy trì, đến ngày nay
các làng nghề nổi tiếng truyền bao đời đánh dấu cho svới rất nhiều làng nghề nổi tiếng đánh dấu
cho sự phát triển vững bền, mang đậm dấu ấn và chính là nơi các du khách rất thích thú tìm đến
tham quan, trải nghiệm.


Nón lá với thiết kế nhìn bề ngồi thì đơn giản nhưng để có được nó thì phải trải qua rất
nhiều giai đoạn làm kì cơng, tỉ mỉ của người dân. Mỗi chiếc nón chứa đựng những tình cảm, sự
u thương, niềm tự hào của con người Việt Nam nói chung và người dân miền Trung nói riêng.
Từ khâu lựa chọn nguyên liệu cụ thể là lá dừa hoặc lá cọ, phơi lá cho đến công đoạn bắt tay vào
làm, khâu từng mũi kim, đường chỉ tinh tế, tỉ mỉ đầy tâm huyết. Sản phẩm sau nhiều bước gia
công như thế thì cho ra chiếc nón đạt tiêu chuẩn là bề mặt nón bóng cùng những đường gân màu
xanh nhè nhẹ nổi lên mặt chiếc nón lá và một trong những điểm nhấn đặc biệt khơng thể thiếu đi
chính là những nét chữ, bài thơ, ca dao, hình ảnh được in, vẽ trên chiếc nón. Từ đó có thể thấy
làm nón lá là một nghệ thuật địi hỏi cả năng khiếu, tỉ mỉ và tình cảm mà người đặt để vào trong
từng chiếc nón mang đậm hồn Việt.
Với thời đại hiện nay thì sẽ có nhiều phụ kiện, trang phục đa dạng được thay thế nhưng
khơng vì thế mà nón lá mất đi giá trị. Ở thời chiến nón lá theo chân những người chiến sĩ trên

từng đoạn đường chiến đấu thì trong thời bình, nón khơng chỉ có cơng dụng bảo vệ cho người sử
dụng trước nắng mưa mà nó cịn tốt lên một nét đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại, đặc biệt là khi
người con gái kết hợp chiếc nón cùng phất phới trong tà áo dài trắng theo cùng các cơ thiếu nữ sẽ
khơng điều gì có sức hút hơn thế, có thể thấy được sự duyên dáng, hiền dịu, đậm nét quê hương
Việt Nam tươi đẹp. Ngày nay, nón lá khơng mất đi mà ngày càng được sử dụng phổ biến trong
nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, cụ thể là điện ảnh, hội họa… và nón lá được giới thiệu với rất
nhiều bạn bè quốc tế, là quà tặng mỗi khi khách du lịch ghé đến thăm Việt Nam.
Bao đời nay ông bà ta đã truyền tay nghề làm nón cho rất nhiều thế hệ thì chúng ta trong tương
lai cũng phải ln trân q, duy trì bền vững phong tục, bản sắc văn hóa đặc trưng của Việt
Nam. Chiếc nón lá tuy khơng mang giá trị vật chất cao nhưng với Việt Nam nó in đậm trong
lịng người dân đất Việt là chiếc nón lá luôn là một nét truyền thống riêng biệt, độc đáo, nó sẽ
mãi mãi mang dấu ấn của nước ta trường tồn cùng năm tháng.



×