Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuyết minh về lễ hội ok om bok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.29 KB, 5 trang )

Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chơl Chnăm Thmây của đồng bào
Khmer Nam bộ. Đó là lễ hội thể hiện sự thành kính của nhân dân đối với Mặt Trăng về việc đã
giúp đỡ họ bảo vệ mùa màng, điều hịa khí hậu. Dưới đây là các bài viết chủ đề Thuyết minh về
lễ hội Ok Om Bok do Toploigiai sưu tầm và biên soạn, mời các bạn cùng tham khảo

Mục lục nội dung
Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 1

Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 2

Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 3
Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 1
Ook Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Khmer, luôn
được tiến hành hàng năm vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Đây là ngày cuối cùng của một chu kỳ
Mặt trăng xoay quanh Trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Theo quan niệm của
người Khmer, cúng trăng là để tạ ơn thần Mặt trăng suốt một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại
mưa thuận gió hịa, giúp mùa màng bội thu, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa tới.
Theo truyền thuyết, tiền kiếp của Phật Thích Ca là một con thỏ, sống quẩn quanh bên bờ sông
Hằng. Một hôm, thần Sakah xuống trần giả làm người ăn xin để thử lịng thỏ. Khơng có gì làm
phước, thỏ đốt lên đống lửa, nhảy vào và mời người ăn xin dùng thịt mình. Lửa bỗng dưng tắt
ngấm và người ăn xin biến mất, rồi thần Sakah hiện ra khen ngợi lòng hy sinh cao đẹp của thỏ và
vẽ hình thỏ lên Mặt trăng. Từ đó trở đi, người ta thường nhìn thấy hình con thỏ ngọc trên cung
trăng vào tết Hạ nguyên (ngày 15/10 Âm lịch). Vì vậy, lễ cúng trăng là để tưởng nhớ đến tiền
kiếp của đức Phật Thích Ca.


Lễ cúng Ook Om Bok trong đêm rằm tháng 10 Âm lịch, thường diễn ra tại sân chùa, sân nhà,
hoặc một khu đất trống nào đó để mọi người dễ dàng quan sát Mặt trăng. Trước khi trăng lên,
người ta đào lỗ cắm hai thanh tre cách nhau khoảng ba mét và gác ngang một thanh tre khác như
một cái cổng thật đẹp và đặt dưới cổng một cái bàn. Trên bàn có bày biện các thức cúng như cốm


dẹp, khoai lang, khoai môn, dừa tươi, chuối, bánh kẹo… Trong mâm cúng ln có một ấm trà,
sau mỗi lần rót trà vào ly, người ta lại một lần khấn vái để nhớ ơn đức Phật.
Khi trăng lên đỉnh đầu, một người lớn tuổi, đức độ, có uy tín được cử ra làm đại diện cúng Mặt
trăng. Người cúng thắp nhang, rót trà và khấn nguyện. Trong q trình cúng, trẻ em trong xóm tụ
lại rất đơng để đợi ăn bánh. Khi cúng xong, người lớn hướng dẫn trẻ em sắp thành một hàng dọc
rồi lấy thức cúng mỗi thứ một ít đút vào miệng từng bé. Khi đút vào, bé không được nuốt ngay
mà phải đợi khi được đút xong đủ mọi thứ vào miệng.
Lúc này, người chủ lễ mới đấm vào lưng em đó nhè nhẹ ba cái, và hỏi lớn lên ước mơ sẽ làm gì.
Vì thức ăn ở đầy trong miệng, em đó sẽ phát âm khơng rõ ràng khi trả lời nên sẽ tạo ra một trận
cười sảng khoái cho những người xung quanh. Việc làm này là để đoán định tương lai của mỗi
bé, để tượng trưng cho việc mọi người đã nhận được lộc của thần Mặt trăng và cũng là việc đánh
dấu thành quả sau một năm lao động mệt nhọc của mỗi gia đình.
Hai sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn và có sức thu hút mọi người nhiều nhất trong ngày lễ cúng
trăng là thả đèn gió và đua ghe ngo.

Đèn gió được cấu tạo từ những vật liệu tre, giấy quyến và dây kẽm, có hình vng hoặc trịn (đèn
trịn thông dụng hơn). Từ những nan tre chuốt nhẵn, người ta làm thành những vịng trịn có


đường kính chừng 1m, sau đó liên kết những nan trịn ấy thành khối trụ có chiều cao chừng 2m,
sau đó dán kín bằng giấy quyến, trừ đáy đèn để trống và gắn vào đó là một “ổ nhện” làm bằng
kẽm lớn. “Ổ nhện” được phủ lên lớp gòn ta có tẩm ướt dầu phọng. Khi đốt lớp gịn, nhiều người
cùng góp sức nâng đèn lên cao. Nhiệt độ làm giấy căng phồng, tạo ra lực đẩy. Những người nâng
đèn nương tay theo và cùng buông tay khi lực đủ mạnh để đẩy đèn bay lên mà không bị chao
nghiêng làm cháy giấy.
Đua ghe ngo là môn thể thao dân gian truyền thống không thể thiếu trong lễ hội Ook Om Bok,
thu hút hàng vạn người xem. Lúc đầu, đây chỉ là một trò chơi dân gian diễn ra trong đêm cúng
trăng, nhằm dâng lên các đấng thành tiên nơi cung trăng thưởng thức, vì vậy chỉ được tổ chức
vào ban đêm, lúc trăng lên, sau khi đã thực hiện xong các nghi lễ cúng trăng. Dần dần, trò chơi
này được nâng lên thành lễ hội, mang tầm khu vực, thu hút được nhiều khách du lịch tham dự.

Chiếc ghe ngo là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ, cũng là
biểu tượng của sự no ấm, sung túc. Chiếc ghe ngo còn là hình ảnh đại diện cho mỗi phum sóc
hoặc cho toàn xã, toàn huyện nên cuộc đua ghe thường diễn ra rất quyết liệt khơng phải vì giá trị
tiền thưởng mà vì danh dự và vinh quang của đơn vị đăng ký tham gia.
Lễ hội Ook Om Bok mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer
Nam bộ. Nó thể hiện được những khát vọng, tâm hồn và tình cảm của con người đối với con
người và con người đối với các đấng bề trên. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội Ook Om Bok hằng năm
không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng
bào Khmer Nam bộ, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách bốn phương.

Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 2
Lễ hội Ok-Om-Bok diễn ra vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm mà tâm điểm là đêm Rằm
tháng 10. Tuy nhiên, do năm nay nhuận tháng 9 âm lịch nên Lễ hội Ok-Om-Bok được tổ chức
vào tháng 9 nhuận.
Theo quan niệm và thực tế sinh hoạt của đồng bào Khmer Nam bộ, nước luôn gắn liền với mọi
hoạt động đời sống con người. Vì vậy, bà con xem một số hiện tượng, vật thể thiên nhiên như
các vị thần, trong đó có Thần Nước (Preas Công kia), đem lại hạnh phúc cho con người. Khi bị
hạn hán, bà con Khmer thường tổ chức lễ cầu mưa. Và khi kết thúc vụ mùa bội thu, bà con
không quên làm lễ tạ ơn gọi là lễ đưa nước (“Lơi Preas tip”). Do lễ đưa nước có nghi thức cúng
trăng nên gọi là Lễ Cúng Trăng (“Thvai Preas khe”), và thường được gọi là Lễ Ok-Om-Bok do
có nghi thức đút cốm dẹp.
Lễ Cúng Trăng được tổ chức vào ban đêm, lúc mặt trăng vừa nhô lên khỏi ngọn cây. Các lễ vật
cung tiến khá đơn giản, gần gũi, chủ yếu là sản vật do bà con vun trồng, cấy hái có được như:
khoai mơn, khoai mì, trái dừa tươi, chuối, các loại bánh làm từ bột…Đặc biệt, lễ vật dâng cúng
bắt buộc phải có cốm dẹp. Cốm dẹp là loại cốm được bà con Khmer dùng hạt nếp vừa chín tới
rang rồi quết dẹp. Tất cả các lễ vật được trưng bày đẹp mắt trên chiếc bàn đặt giữa sân, mọi
người trong gia đình cùng nhau cầu nguyện, tạ ơn thần linh. Sau đó, nghi thức quan trọng khác


được thực hiện là Lễ Ok-Om-Bok – tức Lễ Đút cốm dẹp. Sư sãi, các vị achar, người có uy tín

trong cộng đồng, phum sóc hoặc người cao tuổi nhất (trong gia đình) chọn thức ăn mỗi thứ một ít
nắm vào tay, trong từng nắm ấy lúc nào cũng phải có cốm dẹp. Người chủ sự lần lượt đút vào
miệng từng trẻ nhỏ song song với động tác vỗ nhẹ sau lưng cùng với câu hỏi: “Cháu (con) ước
muốn điều gì?”. Trẻ nhỏ sẽ bày tỏ ước mơ, hồi bão của mình. Lễ Đút cốm dẹp cầu mong cuộc
sống no đủ, phồn thịnh. Sau các nghi thức, mâm cúng được dọn xuống chiếu và mọi người cùng
quây quần thưởng thức, với ý nghĩa chung hưởng lộc của Thần Mặt Trăng, cũng là thể hiện sự
gắn bó, kết chặt tình thân, “chia ngọt sẻ bùi”.
Ngoài phần lễ nghiêm trang, ý nghĩa, Lễ hội Ok-Om-Bok còn đươc tổ chức ở các chùa, phum
sóc với phần hội rộn ràng, vui tươi, mang tính cộng đồng rất cao, với các hoạt động như: hội hoa
đăng, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, cùng nhau hát múa những bài ca, điệu múa truyền
thống dưới ánh trăng rằm trong niềm vui được mùa…Đặc biệt, cuộc thi đua ghe ngo thu hút rất
đông bà con Khmer, Kinh, Hoa thưởng thức. Hằng năm, các tỉnh có đơng bà con Khmer như:
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang… đều tổ chức đua ghe ngo dịp này.

Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok - Bài mẫu 3
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ còn được biết đến với cái tên khác là lễ Cúng
Trăng hay “Đút cốm dẹp”, được diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đối với
người Khmer, Mặt Trăng được xem như là một vị thần đã giúp đỡ họ trong việc điều chỉnh thời
tiết, bảo vệ ruộng đồng, đem lại một mùa màng bội thu, mang đến sự ấm no, sung túc cho người
dân sinh sống tại đây.
Vì thế sau một vụ mùa, người Khmer sẽ tiến hành lễ Cúng Trăng nhằm thể hiện sự cảm ơn thành
kính đối với vị thần Mặt Trăng đã phù hộ cho họ cũng như cầu mong cho mùa vụ sau mưa thuận
gió hịa. Và từ đó lễ hội Ok Om Bok đã ra đời, trong ngày lễ này hầu hết mọi nhà đều tham gia.
Lễ hội này thường diễn ra tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh… những nơi có đồng đảo người dân
tộc Khmer chủ yếu sinh sống.
Từng món lễ vật trong đêm Cúng Trăng đều có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, bà con trong các phum,
sóc Khmer phải chuẩn bị cả tháng trước khi diễn ra lễ hội. Bên cạnh các lễ vật, người dân còn
cho dựng thêm một cổng bằng tre hoặc trúc và lá dừa, với hai cây trụ được kết dính phần ngọn
tượng trưng cho vịng đai vũ trụ. Hai cây mía đứng hai bên trụ cổng tượng trưng cho sự sinh sôi
nảy nở.

Ba cây nến đặt trên cây đà ngang nối liền hai cổng tượng trưng cho ba mùa trong năm: nắng,
mát, mưa. Hai bên cổng người ta treo mỗi bên 12 lá trầu được cuộn tròn tượng trưng cho 12 con
giáp và 12 tháng trong năm.
Giữa cổng treo 7 quả cau được chẻ vỏ thành hình dạng như con ong bầu, tượng trưng cho 7 ngày
trong tuần. Trên bàn đặt 30 lá trầu bên phải tượng trưng cho tháng đủ. Bên trái đặt 29 lá trầu
tượng trưng cho tháng thiếu. Lễ vật chính chủ chốt khơng thể thiếu đó chính là cốm dẹp, ngoài ra


cịn có các nơng sản khách như khoai mơn, khoai lang, khoai mì, dừa, chuối cùng một số bánh
kẹo khác.
Cơng việc chuẩn bị lễ vật hoàn tất, vào đêm 14 trăng trịn hoặc 15 khi trăng lên cao (ngày chính
của Lễ hội Ok Om Bok), họ bắt đầu trải chiếu đốt đèn, đốt nhang, mời bà con dân làng cùng
quay về phía mặt trăng để làm lễ.
Nếu ngày trước, chủ lễ là người cao tuổi trong phum, sóc hoặc trong nhà thơng thái các lễ nghi
trực tiếp làm lễ, thì ngày nay họ còn đặt thêm một bàn trang trọng kế bên bàn cúng rồi mời các
hòa thượng, đại đức cùng thực hiện nghi thức cúng vái, tụng niệm với thần Mặt Trăng, bày tỏ sự
biết ơn, mong thần Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi
tốt. Nghi thức cúng của lễ hội Ok Om Bok có thể tổ chức tại nhà, sân chùa hay bãi đất trống đều
được, khá giản dị nhưng cũng đầy ấm cúng.
Sau khi cúng xong, chủ lễ sẽ gọi các em trẻ tiến về phía mình, xếp chân và chắp tay lạy, rồi ông
đút cốm dẹp cùng thức cúng khác mỗi thứ một ít cho các em nhỏ và vỗ nhẹ vào lưng vài lần
đồng thời hỏi những mong muốn của các em.
Người Khmer tin rằng, các ước muốn của trẻ nhỏ sẽ là niềm tin, động lực của người lớn họ xem
đấy là lời báo kết quả họ sẽ đạt được vào năm tới. Có lẽ chính vì nghi thức này, mà lễ hội Ok Om
Bok cịn có tên gọi khác là lễ hội “Đút cốm dẹp”. Phần cuối của buổi lễ, họ sẽ mời bà con dùng
những thức cúng. Các thanh niên, trai gái sẽ tham gia múa hát, vui chơi cho đến khi mặt Trăng
dần xuống.
--------------------------Trên đây là các bài văn mẫu Thuyết minh về lễ hội Ok Om Bok do Toploigiai sưu tầm và tổng
hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hồn thiện bài văn của
mình tốt nhất!




×