BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
BÁO CÁO
ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PERMI THƯỢNG - TRIAS HẠ
ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ KHOÁNG SẢN CÓ LIÊN QUAN Ở
KHU VỰC BẮC BỘ
6615
26/10/2007
Hà Nội, 10-2004
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Các tác giả: Đặng Trần Huyên, Đoàn Nhật Trưởng,
Nguyễn Đình Hữu, Nguyễn Linh Ngọc,Phạm Đức
Lương, Trần Hữu Dần, Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn
Hữu Hùng, Nguyễn Đức Phong, Phạm Văn Hải,
Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Minh Phương
Những người tham gia: Đặng Mỹ Cung, Nguyễn Thế Vấn,
Nguyễn Thi Lan, Nguyễn Thị Hồng Nhung,
Nguyễn Xuân Quang, Trần Minh Khang, Tr
ần Thị Nhuần
BÁO CÁO
ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PERMI THƯỢNG - TRIAS HẠ,
ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
Ở KHU VỰC BẮC BỘ
VIỆN TRƯỞNG
VIỆN NC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
TS NGUYỄN XUÂN KHIỂN
CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN
TS ĐẶNG TRẦN HUYÊN
Hà Nội, 10-2004
3
MỤC LỤC
Các văn bản pháp lý
6
Lời nói đầu
37
Chương I. Lịch sử nghiên cứu địa tầng, điều kiện thành tạo và khoáng
sản có liên quan của các trầm tích Permi thượng - Trias hạ ở khu vực
Bắc Bộ
43
1. Nghiên cứa địa tầng các trầm tích Permi thượng - Trias hạ 43
2. Nghiên cứu điều kiện thành tạo các trầm tích Permi thượng - Trias hạ 57
3. Các khoáng sản ngoại sinh trong địa tầng các trầm tích Permi th
ượng -
Trias hạ
57
4. Những vấn đề tồn tại 58
Chương II. Phương pháp nghiên cứu
60
1. Nhóm các phương pháp kỹ thuật 60
2. Nhóm các phương pháp chuyên môn 60
Chương III. Địa tầng
63
1. Thang địa tầng sử dụng trong báo cáo 63
2. Các phân vị địa tầng 65
2.1. Vùng Duyên hải Đông Bắc Bộ 65
Hệ tầng Bãi Cháy 65
2.2. Vùng Đông Bắc Bộ 71
Hệ tầng Đồng Đăng 72
Hệ tầng Lạng Sơn 82
Hệ t
ầng Bắc Thủy 88
Hệ tầng Bằng Giang 96
Hệ tầng Sông Hiến 108
Hệ tầng Hồng Ngài 121
2.3. Vùng Tây Bắc Bộ 127
Phức hệ Cẩm Thủy 127
Loạt Yên Duyệt 178
Hệ tầng Tiên Quang 179
Hệ tầng Nà Có 188
4
Hệ tầng Hua Tất 190
Hệ tầng Pa Khôm 197
2.4. Vùng Cực Tây Bắc Bộ 204
Đá vôi Mường Nhé 204
Chương IV. Sinh địa tầng
208
1. Các sinh đới trong Permi thượng 208
2. Các sinh đới trong Trias hạ 209
3. Đối sánh địa tầng 218
Chương V. Ranh giới Permi - Trias
225
1. Nghiên cứu ranh giới Permi -Trias bằng phương pháp sinh địa tầng 227
2. Nghiên cứu ranh giới Permi -Trias bằng phương pháp MESC 235
Chương VI. Điều kiện thành tạo các trầm tích Permi thượng - Trias hạ
ở khu vực Bắc Bộ
239
1. Đặc điểm thành phần vật chất của các tổ hợp thạch kiến tạo Permi
thượng - Trias hạ Bắc Bộ Việt Nam
239
1.1. Đặc điểm tổ hợp thạch kiến tạo đồng tạo núi va chạm mảng PZ
muộn - MZ sớm Đông Bắc Bộ
239
1.2. Đặc điểm tổ hợp thạch kiến tạo rift PZ muộn - MZ sớm Tây Bắc
Bộ
243
2. Bối cảnh kiến tạo 253
2.1. Vị trí kiến tạo các bồn trầm tích cuối Permi - đầu Trias Bắc Bộ
Việt Nam
253
2.2. Hoạt động biến dạng kiến tạo cuối Permi - đầu Trias khu vực Tây
Bắc Bộ
254
2.3. Hoạt động biến dạng kién tạo cuối Permi - đầu Trias khu vực
Đông Bắc Bộ
256
3. Môi trường trầm tích 256
3.1. Môi trường ven bờ 256
3.2. Môi trường biển nông (thềm lục
địa) 260
3.3. Môi trường sườn lục địa 264
4. Cộng sinh tướng 265
4.1. Đới cấu trúc Duyên hải 266
4.2. Đới cấu trúc Sông Hiến 266
4.3. Đới cấu trúc An Châu 273
5
4.4. Đới cấu trúc Tây Bắc 275
Chương VII. Vị trí địa tầng các khoáng sản ngoại sinh và tiền đề tìm
kiếm
281
Chương VIII. Kinh tế
298
Những kết quả chính đạt được và những tồn tại của đề án
318
Kết luận
321
Văn liệu tham khảo
322
Phụ lục
Các mặt cắt địa chất
Các bản ảnh cổ sinh
331
346
6
LỜI NÓI ĐẦU
Các trầm tích Permi thượng và Trias hạ ở Bắc Bộ phân bố khá rộng rãi tại
các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây (thuộc Tây
Bắc Bộ); Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc Bộ) với
tổng diện tích khoảng 3.000km
2
(hình 1). Các trầm tích này được hình thành trong
một giai đoạn địa chất không dài (khoảng 20 triệu năm) nhưng là một trong những
giai đoạn có nhiều biến động nhất trong lịch sử phát triển địa chất ở Bắc Bộ, nó giữ
vai trò định vị một bình đồ cấu trúc kiến tạo hoàn toàn mới cho khu vực. Vào cuối
Permi giữa - đầu Permi muộn, môi trường trầm đọng đồng nhất, yên tĩnh đã t
ừng
tồn tại trong suốt Carbon - Permi giữa đã chấm dứt với một gián đoạn trầm tích
mang tính khu vực được tiếp nối bằng hoạt động núi lửa mafic - siêu mafic mạnh
mẽ ở Tây Bắc Bộ. Sau hoạt động núi lửa, ở vùng Tây Bắc Bộ và muộn hơn, ở vùng
Đông Bắc Bộ đã xảy ra các đợt biển tiến - thoái với quy mô khác nhau. Vào đầu
Trias sớm, ở vùng Đông Bắ
c Bộ, hoạt động phun trào cũng đã xảy ra. Tất cả các
hoạt động địa chất trên đã tạo ra sự đa dạng và phức tạp của các thành tạo Permi
thượng - Trias hạ ở khu vực Bắc Bộ.
Do sự đa dạng và phức tạp nói trên, đến nay, mặc dù công tác nghiên cứu địa
tầng Permi thượng - Trias hạ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn
nhiều tồn tại, đó là:
- Các phân vị địa tầng được xác lập dựa trên Quy phạm địa tầng của Liên Xô
trước đây không phù hợp với tiêu chí thạch địa tầng đang được áp dụng hiện nay,
- Chưa có sự thống nhất trong phân chia các phân vị địa tầng Permi thượng -
Trias hạ,
- Vị trí và tuổi của một số phân vị địa tầng có liên quan đến các đá phun trào,
- Các phân vị sinh địa tầng (các
đới và phức hệ cổ sinh) chưa được nghiên
cứu đồng bộ và chi tiết,
- Điều kiện và môi trường thành tạo chưa được nghiên cứu theo hướng thạch
luận nguồn gốc,
- Các mặt cắt chứa khoáng sản có giá trị công nghiệp như bauxit, than, vật
liệu xây dựng và tiền đề địa tầng cho các loại khoáng sản này chưa được chú trọng
nghiên cứu,
- Vấn đề ranh giới giữa hai h
ệ Permi và Trias ở Việt Nam chuyển tiếp liên
tục hay gián đoạn.
Xuất phát từ những tồn tại trên, ngày 31/1/2002, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
ra quyết định số 339 QĐ-CNCL, cho phép Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng
sản thi công đề tài nghiên cứu "Địa tầng các trầm tích Permi thượng - Trias hạ (P
3
-
T
1
), điều kiện thành tạo và khoáng sản có liên quan ở khu vực Bắc Bộ" với mục tiêu
và nhiệm vụ:
7
1. Phân chia chi tiết các phân vị địa tầng, các trầm tích Permi thượng - Trias
hạ (P
3
-T
1
) trong phạm vi khu vực Bắc Bộ.
2. Nghiên cứu, xác lập các đới cổ sinh có mặt trong các trầm tích Permi
thượng - Trias hạ (P
3
-T
1
).
3. Xác định điều kiện và môi trường thành tạo của các trầm tích Permi
thượng - Trias hạ và các tiền đề, dấu hiệu khoáng sản liên quan.
Đề tài chính thức được thi công từ 01/2002 với sự phân công như sau:
Nhóm nghiên cứu địa tầng Permi thượng gồm: Đoàn Nhật Trưởng (chịu
trách nhiệm chính), Trần Hữu Dần, Nguyễn Đức Phong.
Nhóm nghiên cứu địa tầng Trias hạ gồm: Đặng Trần Huyên (chịu trách
nhiệm chính), Nguyễn
Đình Hữu, Nguyễn Hữu Hùng, Trần Minh Khang.
Nhóm nghiên cứu các đá núi lửa: Phạm Đức Lương (chịu trách nhiệm
chính), Nguyễn Thế Vấn.
Nhóm nghiên cứu điều kiện thành tạo các đá trầm tích: Nguyễn Linh Ngọc
(chịu trách nhiệm chính), Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Đức Chính, Đặng Mỹ
Cung.
Nghiên cứu bối cảnh kiến tạo: Nguyễn Văn Vượng.
Nghiên cứu tiền đề địa tầng của các khoáng sản ngo
ại sinh: Trần Hữu Dần.
Công tác văn phòng được thực hiện với sự phân công như sau: nghiên cứu và
xác định Foraminifera do Đoàn Nhật Trưởng; Bào tử phấn hoa do Trần Hữu Dần và
Phạm Văn Hải; Conodonta do Tạ Hòa Phương, Phạm Kim Ngân; Radiolaria do
Trần Thị Nhuần; Bivalvia do Đặng Trần Huyên và Vũ Khúc; Ammonoidea do Vũ
Khúc và Nguyễn Đình Hữu; Brachiopoda do Nguyễn Đức Phong và Nguyễn Hữu
Hùng.
Công tác văn phòng, phân tích tài liệu về trầm tích luận do Nguyễn Linh
Ngọc đảm nhiệm; về các đá núi lửa do Phạm Đức Lương đảm nhiệm.
Các kết quả phân tích thạch học, microfacies và tàn dư carbonat được thực
hiện tại Phòng Phân tích khoáng thạch và Phòng Thạch luận - Trầm tích luận, Viện
Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản.
Các mẫu phân tích quang phổ plasma, hóa silicat do Trung tâm Phân tích Thí
nghiệm Địa chất thực hiện.
Mẫu Huỳnh quang tia X do Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện.
Mẫu kích hoạ
t neutron do Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt thực hiện.
Phân tích khoáng vật bằng phương pháp Microsonde: Phòng Nghiên cứu
Khoáng vật và Địa chất đồng vị, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản.
Sau 3 năm nghiên cứu, những mục tiêu của đề tài đặt ra đã được hoàn thành
tốt. Để đạt được những kết quả nêu trên, đề tài đã nhận được những ý kiến chỉ đạo
sát sao từ Ban Giám đốc và các chuyên viên c
ủa Bộ Tài nguyên và Môi trường.
8
Trong quá trình thi công cũng như tổng kết, đề tài được các Phòng, Ban chức năng
của Viện tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành đúng tiến độ.
Trong quá trình làm báo cáo kết thúc, chúng tôi nhận được sự cộng tác, góp
ý kiến của các cán bộ trong và ngoài Viện, đặc biệt là của GS TSKH Đặng Vũ
Khúc, GS TS Phan Cự Tiến (Tổng hội Địa chất Việt Nam), TS Nguyễn Xuân Khiển
(Viện Nghiên cứu Địa chấ
t và Khoáng sản), TS Nguyễn Đức Thắng (Bộ Tài nguyên
và Môi trường), PGS TS Tạ Hòa Phương (Đại học Quốc gia Hà Nội), GS TSKH
Nguyễn Thị Kim Thoa (Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học Công nghệ Việt
Nam), PGS TS Bùi Minh Tâm (Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản).
Tập thể tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
Cho dù đã hết sức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những mục tiêu của đề tài đặt
ra nhưng ch
ắc chắn báo cáo không tránh khỏi các sai sót và tồn tại. Chúng tôi mong
nhận được sự đóng góp ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học để báo cáo được hoàn
thiện tốt nhất.
12
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG, ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ
KHOÁNG SẢN CÓ LIÊN QUAN CỦA CÁC TRẦM TÍCH
PERMI THƯỢNG - TRIAS HẠ Ở KHU VỰC BẮC BỘ
Lịch sử nghiên cứu địa tầng, điều kiện thành tạo và các khoáng sản liên quan
của các trầm tích Permi thượng - Trias hạ ở khu vực Bắc Bộ có thể chia thành hai
giai đoạn chủ yếu: 1. Trước năm 1954, là thời kỳ do các nhà đị
a chất Pháp ở Sở Địa
chất Đông Dương tiến hành (bao gồm cả các công trình công bố đến năm 1960
nhằm tổng kết các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp). 2. Từ năm 1954
đến nay, do các nhà địa chất Việt Nam ở Cục Địa chất và Khoáng sản thực hiện với
sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Xô Viết trong những năm đầu.
1. NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PERMI THƯỢNG - TRIAS HẠ
1.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1954
1.1.1. Các trầm tích Permi thượng
Những nghiên cứu về trầm tích Permi thượng của các nhà địa chất Pháp
được tiến hành ngay từ đầu thế kỷ XX. Đây là những công trình của Douvillé
(1906), Colani (1919, 1924), Patte (1927), v.v
Tổng kết gần 50 năm nghiên cứu địa chất của người Pháp ở Đông Dương,
Saurin (1956) đã rà soát lại và xếp các thành tạo sau đây vào Permi thượng, bậc
Kazani:
- Kazani hạ: 1. Đất đá chứa Lepidolina multiseptata, Sumatrina annae ở khối
B
ắc Sơn; 2. Đá vôi, đá silic hay silic hoá chứa Staffella inflata (=Nankinella inflata)
ở Hạ Long và Lạng Sơn .
- Kazani thượng: 1. Các lidit có Productus purdoni, Proboscidella kutorgae
(Lạng Nác) và những đá phiến bị silic hoá có Martinia aff. triquetra, Ophiceras sp.
trong khối Bắc Sơn; 2. Các ftanit có Fenestella, Lyttonia, Productus gratiosus,
Pseudophillipsia acuminata ở bờ vịnh Hạ Long.
Theo hiểu biết hiện nay, trừ các đá chứa Lepidolina multiseptata thuộc Permi
trung, còn các thành tạo khác được xác nhận thuộc Permi thượng. Ngoài các thành
tạo nêu trên, nhiều thành tạo khác được xếp vào nhữ
ng mức địa tầng trẻ hơn hoặc
xếp chung vào Urali - Permi, ngày nay được xác nhận là Permi thượng: andezit tuổi
Antracolit ở Tây Bắc Bộ (Fromaget, 1938), bauxit ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tuổi
Permi - Trias (Saurin, 1956), laterit cổ, đá phiến sét, sa thạch sắt tuổi Trias (một
phần) (Patte, 1927).
Lịch sử nghiên cứu địa tầng Permi thượng trong giai đoạn này còn gắn bó
với việc phát hiện và xác định vị trí địa tầng của giống fusulinid đặ
c trưng cho
Permi thượng Palaeofusulina. Năm 1913, Deprat phát hiện ra một giống fusulinid
mới trong đá vôi đen ở Lạng Nắc. Do đá vôi này giống với đá vôi đen Núi Voi ở
Hải Phòng chứa hoá thạch Dinanti (Vise) nên Deprat cho rằng giống mới này cũng
13
có tuổi Dinanti và là dạng tổ tiên. Vì vậy, ông đặt tên là Palaeofusulina. Colani
(1924) cho rằng cấu tạo của Palaeofusulina đã tiến hoá không thể là dạng tổ tiên,
tuy nhiên bà chỉ xếp giống này vào khoảng địa tầng ứng với P
1
hiện nay. Patte
(1927) dựa vào quan sát ở thực địa thấy rằng Palaeofusulina nằm lân cận với đá vôi
chứa Neoschwagerina, đã kết luận rằng Palaeofusulina là một dạng của Permi
thượng. Kết luận đúng đắn này của Patte không được Saurin (1956) thừa nhận.
Ngày nay, những tiến bộ trong nghiên cứu cổ sinh, địa tầng đã xác nhận
Palaeofusulina có vị trí địa tầng cao nhất trong Permi thượng.
Nhìn chung, trong giai đoạ
n đầu, những kết quả nghiên cứu của các tác giả
Pháp về Permi thượng chỉ mang tính chất phát hiện và tập trung ở khu vực Đông
Bắc Bộ. Các mô tả về các thành tạo không có được sự hoàn chỉnh của một phân vị
địa tầng. Một hạn chế khác là do không nghiên cứu địa tầng theo các mặt cắt cụ thể
nên trật tự địa tầng có khi bị lẫn lộn.
1.1.2. Các trầm tích Trias hạ
Ở Đông Bắc Bộ (kể cả vùng Duyên hải Bắc Bộ). Các nghiên cứu địa tầng
các trầm tích Trias hạ được tiến hành rất sớm, từ đầu thế kỷ XX.
Các phát hiện hoá thạch Mollusca Trias đầu tiên của Counillon và Mansuy ở
vùng Lạng Sơn đã được Mansuy (1908) nghiên cứu và mô tả. Ông đã xác nhận sự
có mặt của đá phiến chứa các hoá thạch Trias sớm phát hiện được ở vùng Bình Gia
và ngay sát thị xã Lạ
ng Sơn: Pseudomonotis griesbachi, Danubites sp., D. cf.
lissarensis, Columbites sp., Inyoites cf. oweni.
Giraud (1918) đã tiến hành nghiên cứu địa chất ở vùng Lạng Sơn - Điềm He
và xác nhận sự có mặt của loạt đá phiến - cát kết dưới chứa Danubites phát triển ở
Lạng Sơn. Ngoài ra, với 2 điểm hoá thạch chứa Ammonoidea bảo tồn kém phân bố
ở gần Đức Hinh và gần Lạng Nắc, ông cho rằng thành tạ
o đá phiến - cát kết thượng
(formation schistogréseuse supérieure) phân bố rộng rãi trên các tờ Thất Khê, Phố
Bình Gia và Lạng Sơn ứng với một phần "Hệ thống X" của Zeil (1907) có thể là
Trias hạ.
Năm 1919, Mansuy đã dẫn ra sự phân chia các thành tạo Trias hạ ở Đông
Bắc Bộ như sau:
1. Đá phiến đen chứa Ammonoidea có thể so sánh với "Hungarites" ở gần
Lạng Nắc.
2. Đá phiến chứa Pseudomonotis griesbachi
và Danubites ở Phố Bình Gia và
Lạng Sơn.
Năm 1922, Bourret khi nghiên cứu địa chất ở Đông Bắc Bắc Bộ đã tách từ
"Hệ thống X" ra "Đá phiến Sông Hiến” mà theo ông gồm hai phần: phần dưới là "đá
phiến Sông Hiến" thực thụ còn phần trên là dăm kết. Đá phiến Sông Hiến thực thụ
gồm các đá phiến phân lớp thanh, uốn nếp mạnh, ít nhiều có chứa các lớ
p xen cát
kết. Đá phiến được đặc trưng trước hết bằng sự xen kẽ của các ryolit bị ép mạnh,
tạo nên các khối quan trọng thường ở chân của "Đá phiến Sông Hiến", tiếp đến là
các lớp cát kết rất đặc biệt mà thành phần giống như ryolit. Cũng chính Jacob và
14
Bourret (1920) đã cho rằng "loạt Đồng Văn" gồm các đá phiến màu phớt vàng có
quarzit xen kẽ với ryolit và microgranit do Deprat (1915) xác lập ở Thượng Bắc Bộ
và xếp vào Gotlandi cũng là thành phần của "Đá phiến Sông Hiến".
Theo Bourret, "Đá phiến Sông Hiến" có lẽ thuộc Trias thượng và Ret (trong
đó phần dăm kết ở trên được xem có tuổi Ret).
Việc xác lập "Đá phiến Sông Hiến" có ý nghĩa quan trọng như việc phân
định một phân vị
địa tầng Trias của khu vực nghiên cứu. Tuy rằng chưa có hoá
thạch chứng minh cho tuổi của phân vị, song nó đã phân biệt với các thể địa chất
nằm trên và dưới nó. Hiện nay, "đá phiến Sông Hiến" của Bourret được xác nhận
như là một phân vị địa tầng, có tuổi Trias sớm (Đặng Trần Huyên, 1992; Vũ Khúc,
Đặng Trần Huyên, 1995; Đặng Trần Huyên, 1998, 2000).
Năm 1927, Patte đã công bố kết quả nghiên cứu địa ch
ất ở Đông Bắc Bộ.
Ông đã xác định bậc Werfen với sự tồn tại của mức này về mặt địa tầng bằng sự
liên tục giữa Permi và Trias.
Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu đầu tiên của người Pháp, các trầm tích
Trias hạ biển ở Đông Bắc Bộ đã được phát hiện và mô tả. Tuy vậy, chúng chưa
được phân chia thành các phân vị địa tầng khu vực, trừ
"Đá phiến Sông Hiến". Các
hoá thạch sưu tập được chủ yếu là Mollusca và một ít Ammonoidea ở Lạng Sơn và
các vùng lân cận đã được Mansuy (1908, 1919) và Patte (1926) mô tả. Kết quả của
các nghiên cứu kể trên đã được Saurin (1956) tóm tắt trong "Từ điển địa tầng Đông
Dương”.
Ở Tây Bắc Bộ. Năm 1915, Deprat lần đầu tiên đã phân chia các trầm tích
Trias ở Tây Bắc Bộ, trong đó các trầm tích "cát kết s
ặc sỡ Chi Nê" ở vùng Hoà Bình
- Phủ Nho Quan và "đá phiến chứa vôi có Danubites hymalayacus" ở trung lưu
Sông Đà được ghi nhận có tuổi Werfen (T
1
). Các tầng cát kết ở làng Mương, xóm
Ni chứa Hoernesia socialis đáng lẽ xếp vào Werfen thì ông lại xếp vào Anisi.
Năm 1922, Jacob đã xác định các đá bột kết và đá phiến sét ở lân cận La Sơn
(Thanh Hoá) có tuổi Ret - Lias do không tìm thấy các di tích Claraia.
Fromaget (1941) đã xếp các trầm tích lục nguyên chứa tuf và carbonat ở
vùng Huổi Xó, Làng Sảng, Pa Tỷ Lèng (Lai Châu) và bắc Thạch Thành (Thanh
Hoá) cùng với các đá phiến sét chứa than vào các trầm tích chứa than tuổi Trias
muộn (hiện nay các trầm tích này đượ
c xếp vào Trias hạ và Permi thượng). Năm
1952, Fromaget đưa ra sơ đồ những thành hệ biển và vũng vịnh Trias ở Tây Bắc
Việt Nam và đã liên hệ phần thấp nhất của Trias ở khu vực này với các trầm tích
Carni chứa Discotropites và Halobia. Vì thế, theo ông, Trias của khu vực được bắt
đầu từ Carni hoặc phần nào từ Ladin.
Nói chung các trầm tích Trias hạ ở Tây Bắc Bộ không được các nhà địa chất
Pháp nghiên cứu kỹ
như ở Đông Bắc Bộ và để lại những sai lầm nhất định. Tổng
hợp những nghiên cứu địa chất của các nhà địa chất Pháp trong năm mươi năm,
Saurin (1956) cũng không nhắc đến sự có mặt của các trầm tích Werfen (Trias hạ) ở
Tây Bắc Bộ.
15
1.2. GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1954 ĐẾN NAY
1.2.1. Các trầm tích Permi thượng
Dovjikov và nnk., (1965) trong công trình đo vẽ Bản đồ địa chất Miền Bắc
Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 đã xác nhận sự có mặt của các trầm tích Permi thượng
trong phạm vi đới tướng - cấu trúc Sông Hiến và An Châu thuộc Đông Bắc Bộ. Từ
dưới lên trên gồm hai thành tạo:1/ Đá silic - lục nguyên và 2/ Đá vôi chứa
Palaeofusulina.
Ngoài ra, các trầm tích Permi thượng còn được xác nhận lại ở đới Duyên Hải
b
ằng "tập silic Bãi Cháy". Đặc biệt, lần đầu tiên trầm tích Permi thượng được xác
nhận ở đới Thanh Hoá, bao gồm các thành tạo lục nguyên, đôi khi chứa than (bảng
I.1).
Các trầm tích Permi thượng nêu trên được xác nhận nằm trên mặt bào mòn
của đá vôi Permi trung.
Các tác giả bản đồ tỷ lệ 1/500.000 cũng đã xác lập ba phức hệ Foraminifera
đặc trưng cho Permi muộn, trong đó phức hệ thứ nhất và phức hệ thứ hai dường nh
ư
ngang mức địa tầng: 1/ Pseudofusulina, Parafusulina, Jangchienia; 2/ Reichelina,
Nankinella và nhiều đại biểu Lagenida, Miliolida; 3/ Palaeofusulina, Lagenida và
Miliolida.
Điểm hạn chế của các tác giả kể trên và của nhiều tác giả bản đồ tỷ lệ
1/200.000 là họ vẫn dùng những tên địa tầng ở Tây Âu, Liên Xô để gọi những trầm
tích tương ứng ở Việt Nam. Dưới một tên gọi trên bản đồ là nhiều loại trầm tích
khác nhau được thể
hiện. Điều này không phản ảnh được lịch sử phát triển địa chất
của khu vực.
Nhằm phục vụ cho công tác tìm kiếm bauxit ở Đông Bắc Bộ, Nguyễn Văn
Liêm (1966) đã dẫn ra trật tự địa tầng sau cho trầm tích Permi thượng:
- Tầng có Neoschwagerina: đá vôi xám, xám sáng.
- Tầng chứa bauxit Đồng Đăng: đá silic, bauxit, aleurolit, silic vỡ vụn chứa
Nankinella, Staffella và Reichelina.
- Tầng có Palaeofusulina: đá vôi v
ụn, đá vôi đen lẫn sét.
Những năm tiếp theo, qua công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000, các
trầm tích Permi thượng được phát hiện rộng rãi. Nhiều phân vị địa tầng đã được xác
lập cho từng vùng nghiên cứu.
Ở Đông Bắc Bộ có các phân vị địa tầng sau đây được xác lập:
- Điệp Hạ Long (P
2
-T
1
hl): Phạm Văn Quang và nnk., (1969); - Tầng Phù
Lãng (Ppl): Nguyễn Quang Hạp (1967); - Tầng silic Bãi Cháy (P
2
bc): Nguyễn Văn
Liêm (1967); - Hệ tầng Bãi Cháy (P
2
bc): Nguyễn Công Lượng(1980); - Tầng than
Phó Bảng (P
2
): Lê Hùng (1971); - Tầng bauxit Táp Ná (P
2
): Nguyễn Anh Tuấn
(1971); - Điệp Nhị Tảo (P
2
nt): Phạm Đình Long (1976); - Điệp Đồng Đăng (P
2
đđ):
Phan Cự Tiến (1978).
17
Tất cả những phân vị Permi thượng ở Bắc Bộ nêu ở trên được Nguyễn Văn
Liêm (1985) hệ thống lại trong công trình tổng hợp "Paleozoi thượng ở Việt Nam".
Trong công trình này tác giả đã trình bày sơ đồ phân chia và liên hệ địa tầng chung
cho toàn bộ lãnh thổ. Trầm tích Permi thượng ở Đông Bắc Bộ bao gồm hai hệ tầng
Đồng Đăng và Bãi Cháy, ứng với hai khu vực Bắc Bắc Bộ và Duyên hải Bắc Bộ
.
Hệ tầng Đồng Đăng được đặc trưng bởi các cuội dăm vôi, bauxit, silic vôi, sét chứa
vật liệu than và đá vôi đen phân lớp mỏng, còn hệ tầng Bãi Cháy gồm chủ yếu các
đá cát kết dạng quarzit, đá phiến silic và đá vôi. Nguyễn Văn Liêm cũng đã nêu sự
tồn tại ở tây thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn và ở Lạng Nắc của “tầng đá vôi cao
nh
ất của Paleozoi thượng ở Miền Bắc Việt Nam chứa Colaniella, Reichelina và
Palaeofusulina “. Ông xem nó như biến tướng ngang với hệ tầng Đồng Đăng”
(trang 138 và trong sơ đồ tướng - địa tầng, trang 161). Điều này cần được đầu tư
xem xét. Sự phân chia các trầm tích Permi thượng ở Đông Bắc Bộ thành hai hệ tầng
Đồng Đăng và Bãi Cháy như đã nêu ở trên không được các tác giả của Địa chất Việt
Nam (
Tập 1 - Địa tầng) tán thành. Theo các tác giả này, hệ tầng hệ tầng Bãi Cháy là
đồng nghĩa của hệ tầng Đồng Đăng (bảng I.2).
19
Ở Tây Bắc Bộ đến năm 1976, các hệ tầng sau đã được xác lập: - Hệ tầng Núi
Ông (P
2
no): Nguyễn Xuân Bao (1969); - Tầng Chiềng Khừa (P
2
-T
1
ck): Nguyễn
Xuân Bao (1969); - Hệ tầng Cẩm Thủy (P
2
ct), Hệ tầng Kim Bôi (P
2
-T
1
kb), Điệp
Yên Duyệt (P
2
yd): Đinh Minh Mộng (1976); Điệp Giốc Cun (P
2
-T
1
gc): Hoàng
Ngọc Kỷ (1973).
Năm 1977, Phan Cự Tiến và đồng nghiệp trong "Những vấn đề địa chất Tây
Bắc" lần đầu tiên đã hệ thống lại các phân vị đã được xác lập, đồng thời trình bày sơ
đồ phân vị địa tầng chung cho toàn bộ vùng Tây Bắc Bộ. Trên cơ sở phân tích các
đặc điểm trầm tích liên quan đến cấu trúc, các tác giả đã chia ra ba kiểu mặt cắt, mỗi
kiể
u có những phân vị địa tầng riêng (bảng I.3 ).
Bảng I.3. SƠ ĐỒ PHÂN CHIA CÁC TRẦM TÍCH PERMI THƯỢNG-TRIAS HẠ Ở TÂY BẮC BẮC BỘ
Phan Cự Tiến, 1977
PHỨC NẾP LÕM SÔNG ĐÀ Vùng
Thống
PHẦN ĐÔNG NAM
PHỨC NẾP LỒI SÔNG MÃ
Phần phía tây
Phần phía đông
(bao gồm cả rìa đông nam
nếp lồi Phan Xi Păng)
Trias dưới
Thống Trias dưới
Cát bột kết, đá phiến sét.
Thống Trias dưới
Cát kết, đá phiến sét, đá
vôi, phun trào bazơ,
Điệp Tân Lạc
Cát bột kết, cuội sỏi kết,
đá phiến sét, đá phiến vôi.
Permi trên
Điệp Yên Duyệt
- Đá vôi, đá vôi dạng dăm
- Đá phiến sét, đá phiến
silic, đá phiến than, vỉa
than, sialit sắt.
Hệ tầng Cẩm Thuỷ
Phun trào bazơ, tuf.
Hệ tầng Bản Có
Đá phiến sét, đá phiến
silic, đá vôi dăm kết.
Hệ tầng Viên Nam
Phun trào bazơ,tuf xen
cát bột kết, có nơi có đá
phiến than, thấu kính đá
vôi.
Trong các phân vị vừa nêu, hệ tầng Bản Có không được sử dụng trong các tờ
bản đồ được đo vẽ sau đó. Nó được xem là đồng nghĩa của hệ tầng Yên Duyệt tuy
rằng trong thành phần của hệ tầng, đá carbonat là chủ yếu. Vấn đề này, theo Quy
phạm Địa tầng mới, cần được xem lại.
Công trình "Những vấn đề địa chất Tây Bắc" đã đạt đượ
c những thành công
quan trọng, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất định. Vì nhiều phân vị địa tầng
Permi thượng và Trias hạ liên quan với nhau nên những tồn tại này chúng tôi sẽ đề
cập trong phần sau.
Những nghiên cứu về sinh địa tầng và thời địa tầng Permi thượng đến nay đã
đạt được thành quả quan trọng. Những thành quả này thuộc hai nhà nghiên cứu
20
Nguyễn Văn Liêm và Lê Hùng. Nguyễn Văn Liêm (1985) xác lập trong Permi
thượng đới Palaeofusulina. Đới Palaeofusulina (có khoảng địa tầng ứng với hệ tầng
Đồng Đăng) ứng với hai bậc Djunfil và Dorashami.
Lê Hùng (1985) đã phân trong khoảng địa tầng Permi thượng ở Đông Bắc
Bộ, ứng với hệ tầng Đồng Đăng, hai đới Codonofusiella - Dunbarula và
Palaeofusulina- Neoendothyra.
Khối lượng hệ tầng Đồng Đăng có ứng với hai b
ậc Djunfil và Dorashami hay
không và ứng với những đới hoá thạch nào là những vấn đề cần xem xét.
1.2.2. Các trầm tích Trias hạ
Ở Đông Bắc Bộ, trong quá trình lập Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỷ
lệ 1/500000, Dovjikov và đồng nghiệp (1965) đã xác nhận sự tồn tại của "Đá phiến
Sông Hiến" mà Vaxilevxkaya đã mô tả là điệp Sông Hiến (1962), đặc trưng bởi các
đá phun trào từ bazơ
đến axit, có chỗ có cuội kết hỗn tạp, các đá tuf, cát kết, bột kết
và đá phiến sét, có khi xen các thấu kính đá vôi, chứa một tập hợp Foraminifera
thuộc các giống Glomospira, Glomospirella? và Trochamminoides. Trong đới
tướng cấu trúc An Châu đã xác lập điệp Lạng Sơn (T
1
ils), nó bao gồm các đá cát
kết, bột kết và đá phiến sét xen kẽ luân phiên dạng nhịp, chứa phong phú các hoá
thạch Pelecypoda thuộc các giống: Claraia, Eumorphotis, v.v. và các Ammonoidea
Glyptophiceras, Koninckites, v.v. đặc trưng cho tuổi Indi, Trias sớm. Các phân vị
được phân chia kể trên cho đến nay vẫn còn hiệu lực, tuy rằng tuổi của điệp Sông
Hiến chưa được xác định chính xác.
Trong quá trình lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 cũng như 1/50.000 sau
này trong phạm vi khu vự
c nghiên cứu, một số phân vị địa tầng Trias mới đã được
xác lập, hướng tới sự hoàn thiện dần sơ đồ địa tầng của khu vực Đông Bắc Bộ.
Phạm Đình Long và đồng nghiệp (1968) khi lập Bản đồ địa chất tờ Tuyên
Quang đã xác lập tầng Cúc Đường (T
3
ccđ). Nhưng thực ra tầng Cúc Đường thực
chất là thành phần của hệ tầng Sông Hiến.
Trong quá trình lập Bản đồ địa chất tờ Bảo Lạc, Tạ Thành Trung (1972) đã
xác lập ở các vùng Phó Bảng và Mèo Vạc hệ tầng Hồng Ngài (P
2
-T
1
hn) và hệ tầng
Luông Le (T
1-2
ll). Đó là thành tạo gồm bauxit, đá phiến silic, đá vôi, đá phiến vôi và
đá vôi dolomit. Theo ông, hai hệ tầng trên phân biệt được là do ở phần trên của mặt
cắt Luông Le xuất hiện các lớp đá vôi phân lớp dày hơn và sáng màu hơn. Các hóa
thạch sưu tập được ở phần cao nhất của hệ tầng Đồng Đăng gồm Fusulinida tuổi
Permi muộn và chuyển lên các lớp chứa hóa thạch Mollusca Claraia tuổi Trias sớm.
Việ
c mô tả gộp các trầm tích chứa Claraia vào cùng một hệ tầng với các lớp chứa
bauxit Permi thượng của vùng không được các nhà nghiên cứu sau đó chấp nhận,
nhất là khi các trầm tích chứa bauxit đã được mô tả là hệ tầng Đồng Đăng (Nguyễn
Văn Liêm, 1966). Do đó các lớp chứa Claraia sau này được tách ra khỏi Permi
thượng và được xếp vào hệ tầng Hồng Ngài (Hoàng Xuân Tình và nnk., 1978). Hệ
tầng Luông Le bị phủ nhậ
n vì đã phát hiện thấy các Foraminifera Paleozoi muộn
chứa trong nó (Hoàng Xuân Tình và nnk., 1978). Cũng trên bản đồ tờ Bảo Lạc, tại
mặt cắt Sủng Sử - Cháng Lẻ (vùng Yên Minh), mặc dù đã phát hiện được các hóa
21
thạch Lytophiceras và Claraia tuổi Trias sớm, song khi xếp vào điệp Sông Hiến các
tác giả vẫn coi các lớp đó có tuổi Trias giữa (Hoàng Xuân Tình và nnk., 1978).
Khi thành lập Bản đồ địa chất tờ Long Tân - Chinh Si, Phạm Đình Long và
đồng nghiệp (1976) đã phát hiện lần đầu tiên các hóa thạch Ammonoidea Trias sớm
ở đới Sông Hiến thuộc các giống Anakashmirites, Dieneroceras trong mặt cắt điển
hình của điệp Sông Hiến. Dựa vào các hoá thạch trên, ông cho rằ
ng tuổi của điệp là
Olenec, Trias sớm. Song đáng tiếc trong báo cáo kết thúc của tờ bản đồ, điệp này
vẫn được định tuổi Anisi, Trias giữa (Phạm Đình Long và nnk., 1976). Ngoài ra, ở
phần dưới của hệ tầng Sông Hiến có các lớp đá phun trào bazơ. Cần phải đầu tư
nghiên cứu thêm để xem chúng có thuộc hệ tầng này không?
Một phân vị địa tầng nữa được đề
nghị - điệp Nhị Tảo (Phạm Đình Long và
nnk., 1976) với tuổi Permi muộn. Tuy nhiên, các khảo sát của chúng tôi gần đây đã
xác định phần dưới của điệp chính là hệ tầng Đồng Đăng (P
3
đđ), còn phần trên ứng
với hệ tầng Hồng Ngài (T
1
hn) chứa các hóa thạch Claraia và Eumorphotis (Đặng
Trần Huyên, 1998, 2000)
Năm 1976, Đoàn Kỳ Thụy và đồng nghiệp khi thành lập Bản đồ địa chất tờ
Lạng Sơn đã đề nghị xác lập điệp Kỳ Cùng (T
1
okc) ở vùng Lạng Sơn để chỉ thành
tạo carbonat xen lục nguyên chứa Ammonoidea Olenec như Columbites, Tirolites,
Preflorianites, v.v Những hóa thạch này do Nguyễn Đình Hữu (1977) phát hiện
lần đầu tiên. Cũng trong công trình này các tác giả đã xác nhận sự phổ biến của
thành tạo phun trào - lục nguyên Anisi ở vùng Lạng Sơn song lại xếp nó vào điệp
Sông Hiến (T
2
ash). Tương tự như vậy, thành tạo phun trào - lục nguyên nằm dưới
hệ tầng Nà Khuất trên tờ Bản đồ địa chất Móng Cái - Hòn Gai tỷ lệ 1/200.000 cũng
được xếp vào điệp Sông Hiến (T
1-2
sh) (Nguyễn Công Lượng và nnk., 1980). Việc
phân chia địa tầng này về thực chất là coi hai bồn An Châu và Sông Hiến là một,
với một cột địa tầng duy nhất, do đó đã vẽ hệ tầng Sông Hiến xuống tận vùng Bình
Liêu - Tiên Yên, cũng như ở các vùng Nà Sầm, Đèo Khách.
Năm 1980, Vũ Khúc đã xác lập điệp Bắc Thủy (T
1
obt) với mặt cắt chuẩn
được mô tả ở sát ga Bắc Thủy, chứa phong phú các hóa thạch Ammonoidea Olenec
và nằm chỉnh hợp trên điệp Lạng Sơn. Một công trình tổng hợp lớn - Địa chất Việt
Nam, T.1 - Địa tầng (1989) đã sử dụng ở Đông Bắc Bộ và Bắc Bắc Bộ trong Trias
hạ các phân vị địa tầng: điệp Lạng Sơn (T
1
ls), điệp Sông Hiến (T
1-2
sh) (bảng I.2). Ở
đây, một phần các trầm tích hệ tầng Sông Hiến ở Cháng Lẻ (Yên Minh, Hà Giang),
các trầm tích Olenec của hệ tầng Bắc Thủy, cũng như hệ tầng Hồng Ngài (T
1
hn)
đều bị gộp vào "điệp Lạng Sơn" (T
1
ls). Các đá phun trào axit ở đới An Châu thì
được gộp chung vào "điệp Sông Hiến" (T
1-2
sh). Sơ đồ phân chia này có nhiều điều
không hợp lý, nhất là đã làm lu mờ sự khác biệt giữa đới Sông Hiến và đới An Châu
trong lịch sử phát triển địa chất ở Đông Bắc Bộ, sau nữa là đã không làm rõ vai trò
đáng kể của pha phun trào Anisi ở khu vực này.
Năm 1992, trên Bản đồ địa chất nhóm tờ Bình Gia tỷ lệ 1/50.000, các tác giả
của tờ bản đồ đã đề nghị thành lậ
p điệp Bình Gia (T
1
bg) ở đới Sông Hiến (Nguyễn
22
Kinh Quốc và nnk., 1992). Điệp Bình Gia thực chất là thành phần của hệ tầng Sông
Hiến (Đặng Trần Huyên, 1992, 1998, 2000).
Ở Tây Bắc Bộ, Dovjikov và đồng nghiệp (1965) đã nêu lên sự có mặt của
Trias hạ trong các phân vị sau: hệ tầng Cò Nòi (T
1-2
cn) thuộc các đới Ninh Bình và
Sơn La; Hệ tầng Nậm Sập (T
1-2
ns) - đới Sông Đà; hệ tầng Tây Chang (P-T
1
tc), Hệ
tầng Sông Đà (P-T
1
sđ) - đới Điện Biên; phần dưới hệ Trias không phân chia chứa di
tích Claraia thuộc đới Thanh Hoá (bảng I.1). Theo các tác giả này, hệ tầng Cò Nòi
gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét, phần trên có kẹp ít lớp mỏng hoặc thấu kính đá
vôi, chứa hai phức hệ hoá thạch Mollusca: phức hệ tuổi Olenec gồm Claraia (?) sp.,
Eumorphotis veretiana, E. spinicosta, Entolium discites microtis; phức hệ tuổi
Olenec - Anisi gồm: Gervillia exporrecta, Anodontophora fassaensis, Neoschizodus
ovatus. Hệ tầng phủ không ch
ỉnh hợp lên các đá vôi Paleozoi thượng và chuyển tiếp
lên các trầm tích carbonat của hệ tầng Đồng Giao (T
2
lđg). Các tài liệu nghiên cứu
về sau đã chứng tỏ, các hệ tầng Nậm Sập, Tây Chang, Sông Đà không tồn tại và
khối lượng của chúng được xếp vào những phân vị có tuổi khác nhau. Hệ tầng Cò
Nòi vẫn có hiệu lực nhưng được bổ sung nhiều tài liệu mới làm sáng tỏ thêm về
khối lượng, ranh giới và tuổi của nó. Phần dưới của hệ Trias không phân chia ở đới
Thanh Hoá được x
ếp vào phần dưới của hệ tầng Cò Nòi hoặc hệ tầng Bái Đằng.
Sau năm 1963, hàng loạt các tờ bản đồ tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 được tiến
hành đo vẽ ở nhiều vùng của Tây Bắc Bộ đã thu được một khối lượng lớn các tài
liệu mới về địa tầng và cổ sinh về các trầm tích Trias hạ. Nhiều phân vị địa tầng
Trias hạ được xác lập mớ
i.
Năm 1964, Nguyễn Trí Vát đã xác lập ở vùng Rịa và Vụ Bản điệp Làng Bai
(T
2
alb). Theo ông, điệp gồm sét vôi, ít cát bột kết, cát bột chứa tuf, chứa phức hệ
hoá thạch gồm: Velopecten albertii, Neoschizodus cf. laevigatus, Hoernesia cf.
socialis, Gervillia mytiloides và nằm chỉnh hợp trên điệp Cò Nòi tuổi Olenec (?).
Các hoá thạch trên thực chất có tuổi Olenec và điệp Làng Bai chỉ là phần trên của
hệ tầng Cò Nòi tuổi Trias sớm.
Khi đo vẽ tờ Vạn Yên tỷ lệ 1/200.000, Nguyễn Xuân Bao (1969) đã xác lập
điệp Chiềng Đ
ông (T
1
cđ), gồm đá phiến sét, đá vôi, đá phiến tuf, tuf phun trào bazơ
ở phần dưới và cát kết, bột kết, sét vôi chứa các hoá thạch Pelecypoda: Entolium -
Eumorphotis - Claraia ở phần trên. Thực ra, phần dưới của hệ tầng chính là hệ tầng
Yên Duyệt tuổi Permi muộn (P
3
yd), còn phần trên thuộc hệ tầng Cò Nòi.
Nguyễn Văn Hoành (1973) xác lập ở vùng Hoà Bình điệp Mường Hưng
(T
1
mh), thực chất nó đồng nghĩa của điệp Tân Lạc (T
1
tl) (Phan Cự Tiến, 1977).
Đinh Minh Mộng (1976) xác lập điệp Thạch Thành (T
1
tt) ở vùng Thanh Hoá
- Ninh Bình, gồm đá phiến sét, bột kết tuf, cát kết, cát kết tuf, sét vôi chứa hóa thạch
Claraia ở phần dưới và Eumorphotis - Neoschizodus ở phần trên. Đặc trưng thạch
học và cổ sinh của điệp được đề nghị này là rất điển hình cho hệ tầng Cò Nòi
(T
1
cn). Như vậy, tất cả các phân vị địa tầng vừa kể trên mặc dù các tác giả đã đề
nghị xác lập nhưng đều là đồng danh của hệ tầng Cò Nòi (T
1
cn) hoặc Tân Lạc
(T
1
otl).
23
Năm 1980, với quan niệm khu vực Thanh Hoá thuộc đơn vị cấu trúc Bắc
Trung Bộ, Vũ Khúc đã xác lập điệp Bái Đằng (T
1
bđ) trên cơ sở mặt cắt ở Chòm
Móng - Bái Đằng (Thanh Hoá), điệp gồm các đá phiến sét, bột kết và vật liệu núi
lửa, chứa phức hệ Claraia - Lytophiceras.
Trong những năm 1973-1977, Phan Cự Tiến đã nghiên cứu khoảng địa tầng
Permi thượng - Trias hạ ở Tây Bắc Bắc Bộ. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của
ông có thể thấy được trong phần Chú giải
địa tầng cho loạt bản đồ địa chất Tây Bắc
(1977) và Trầm tích Permi muộn - Trias sớm ở tây Bắc Việt Nam (1977). Trong đó
ông đã trình bày sơ đồ địa tầng Permi thượng - Trias hạ với nhiều sửa đổi mới cho
vùng này (bảng I.3).
Công trình của tác giả Phan Cự Tiến và đồng nghiệp đã đạt được thành quả
quan trọng trong nghiên cứu địa tầng, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần ti
ếp tục
nghiên cứu: "điệp" Tân Lạc (T
1
tl) được Phan Cự Tiến và đồng nghiệp xác lập để chỉ
các trầm tích cuội tuf, cát bột - đá phiến sét, đá phiến vôi, đá vôi phân bố ở vùng
Hoà Bình - Kim Bôi kéo dài lên Nậm Muội, Tam Đường, chứa phức hệ hoá thạch
Pelecypoda tuổi Trias sớm (Olenec): Costatoria - Neoschizodus - Hoernesia -
Eumorphotis. Điệp có quan hệ chuyển tiếp và diện lộ gắn chặt với các đá phun trào
bazơ của hệ tầng Viên Nam nằm dưới. Trong nhiều mặt c
ắt, điệp Tân Lạc thường
được bắt đầu bằng các lớp cuội sạn kết tuf, có nơi cuội là đá phun trào bazơ được
mài tròn khá tốt. Có tác giả coi các lớp cuội này là cuội cơ sở của là hệ tầng Tân
Lạc phủ không chỉnh hợp trên tầng Viên Nam; có tác giả lại coi là cuội gian tầng và
quan hệ giữa hai hệ tầng là liên tục. Vũ Khúc (1988, 1995) đã xác định hệ tầng Tân
Lạc có tuổ
i Olenec và sánh ngang với phần trên hệ tầng Cò Nòi. Liên quan đến vấn
đề này, tuổi và vị trí hệ tầng Viên Nam cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Phan
Cự Tiến (1977) xếp ngang nó với hệ tầng Yên Duyệt tuổi Permi muộn (trong sơ đồ,
trang 135) hoặc tuổi Permi muộn - Trias sớm (trong thuyết minh) và nêu "hệ tầng
có đặc điểm đá tương tự hệ tầng Cẩm Thủy nhưng chỉ gắn liề
n với trầm tích lục
nguyên phần cao thống Trias dưới". Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (1989) coi hệ tầng Viên
Nam là đồng nghĩa của hệ tầng Cẩm Thủy (P
2
ct), còn trong sơ đồ gần đây ông coi
nó như một phân vị độc lập có tuổi Indi (Vũ Khúc, 1995) (bảng I.4).
Những năm gần đây công tác lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000 được tiến hành rộng
rãi trên phạm vi lãnh thổ. Một số phát hiện mới đã làm cho việc phân chia địa tầng
dường như rõ ràng sau công trình của Phan Cự Tiến và đồng nghiệp (1977) trở nên
phức tạp.
25
Tại vùng Tân Lạc (Nam Hoà Bình), các phun trào ở đây được xếp vào hệ
tầng Viên Nam còn các trầm tích lục nguyên nguồn núi lửa, lục nguyên chứa hoá
thạch Trias sớm nằm trên được xếp vào hệ tầng Tân Lạc. Trần Xuyên và đồng
nghiệp (1983) đã phát hiện ra ở đây một phức hệ hoá thạch thực vật Permi muộn
phong phú trong cát kết, bột kết nằm trên phun trào nên đã xác nhận sự có mặt của
hệ tầng Yên Duyệ
t tại vùng này. Từ sự xác nhận này, phun trào nằm bên dưới được
xếp lại vào hệ tầng Cẩm Thuỷ còn lục nguyên bên trên được xếp vào hệ tầng Cò
Nòi mặc dù đây là vùng chuẩn của hệ tầng Tân Lạc.
Cùng ở phần phía đông phức nếp lõm Sông Đà, khi thi công các nhóm tờ Hà
Đông - Hoà Bình, Thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/50.000, các tác giả Trần Đăng Tuyết
(1988) và Ngô Quang Toàn (1989) đã đưa ra một trật tự địa tầ
ng khác với trật tự đã
được Phan Cự Tiến và đồng nghiệp (1977) xác lập: hệ tầng Yên Duyệt (P
2
yd) - hệ
tầng Viên Nam (T
1
ivn) - hệ tầng Cò Nòi (T
1
cn).
Từ các trường hợp nêu trên, nảy sinh hai vấn đề cần được xem xét: sự khác
biệt giữa hệ tầng Cẩm Thuỷ và hệ tầng Viên Nam và tính hiệu lực của hệ tầng Tân
Lạc.
Trần Đăng Tuyết và đồng nghiệp (1994) khi lập Bản đồ địa chất tờ Mường
Tè đã xác lập hệ tầng Bô Lếch (P
2
-T
1
bl) với tập dưới chứa hoá thạch Permi muộn,
còn tập trên chứa hoá thạch Trias. Tuy nhiên, các mặt cắt không được mô tả rõ ràng
và thuyết phục. Theo những thông tin mới đây của Lê Hùng và đồng nghiệp trong
quá trình đo vẽ nhóm tờ Mường Tè tỷ lệ 1/50.000 (1998-2001), hệ tầng Bô Lếch
trong phạm vi nhóm tờ bị xoá bỏ và các trầm tích này được xếp vào Trias thượng.
Năm 1994, trên cơ sở phân tích chi tiết hoá silicat và hóa vi lượng, Lê Văn
Đệ, Nguyễn Đình H
ợp đã tách phần dưới mặt cắt hệ tầng Viên Nam ra để lập hệ
tầng Nậm Muội (P
2
-T
1
nm). Theo các tác giả trên, nét đặc trưng của các đá phun trào
của hệ tầng Nậm Muội là giàu Mg, thấp Ti, thuộc dãy komatiit. Theo quy phạm địa
tầng, việc lập ra một hệ tầng mới dựa trên cơ sở phân tích thạch hoá trong phòng thí
nghiệm cần phải xem xét thêm.
Đồng thời với quá trình lập bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn nêu trên, các
nghiên cứu chuyên đề về địa tầng, cổ sinh Trias cũng được tiến hành, đã làm sáng tỏ
khối lượng địa tầng, ranh giới cũng như tuổi của các phân vị được xác lập trước đó
(Vũ Khúc, 1963, 1964, 1971, 1984, 1990; Vũ Khúc và nnk., 1965, 1972, 1975,
1984, 1985, 1990, 1995, v.v.; Đặng Trần Huyên, 1998, 2000; Nguyễn Đình Hữu,
1977). Ngoài ra, các Răng nón (Conodonta) Trias sớm ở vùng Lạng Sơn đã được
phát hiện và mô tả (Bùi Đức Thắng, 1989).
Trong các nghiên cứu chuyên đề, thời địa tầng đã được đề cập nhưng mới chỉ
định tính. Sự
có mặt của các bậc đã được xác nhận bằng hoá thạch nhưng ranh giới
giữa chúng chưa được nghiên cứu. Ranh giới giữa hệ Permi và hệ Trias (Permi -
Trias) chưa được xem xét theo các nhóm hoá thạch chuẩn (Conodonta,
Ammonoidea) nên chưa có sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu.
Nói tóm lại, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1954 trở lại đây, các trầm
tích Permi thượng - Trias hạ đã được phát hiện và nghiên cứu tương đối có hệ