Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

đề án chuyên ngành Thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.55 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
CHÍNH THỨC (ODA) VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA 1
1.1.Lý luận cơ bản về ODA 1
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn ODA 1
1.1.2.Phân loại vốn ODA 3
1.1.3.Vai trò của vốn ODA đối với các nước đang phát triển 5
1.2.Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân
vốn ODA ở Việt Nam 6
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA 8
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước thành công: 8
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước không thành công: 9
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN
NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012 11
2.1.Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA 11
2.1.1.Tình hình giải ngân chung qua các năm 11
2.1.2.Tình hình giải ngân theo ngành, lĩnh vực: 16
2.1.3.Tình hình giải ngân phân theo vùng, miền, thành phố 21
2.1.4.Tình hình giải ngân theo nhà tài trợ: 24
2.2.Đánh giá chung việc giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua 26
2.2.1.Những thành tựu đạt được 26
2.2.2.Những tồn tại trong việc giải ngân và nguyên nhân: 27
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN
ODA 34
1.Mở rộng diện thụ hưởng vốn ODA đối với các khu vực ngoài nhà nước.
34


2.Đồng bộ hóa khung pháp lý của Việt Nam cho việc thực hiện ODA 34
3.Nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ làm việc trong các ban quản
lý dự án 35
4.Chuẩn bị tốt vốn đối ứng 36
5.Chính sách và công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 37
6.Rút ngắn thời gian phê duyệt và thẩm định dự án 37
7.Thủ tục giải ngân cho các dự án 38
KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
ABD Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFD Cơ quan Phát triển Pháp
ASIAN Hiệp hội Các nước Đông Nam Á
EU Ủy ban Châu Âu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp
JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KEXIM Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc
KFW Ngân hàng Tái Thiết Đức
ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức
OEDC Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012 12
Bảng 2.2. Tình hình kí kết, giải ngân ODA theo ngành, lĩnh vực 17
Bảng 2.3. Tỷ lệ giải ngân bình quân của nước ta so với các nước ASIAN 28
Bảng 2.4. Những điểm khác biệt chính trong mua sắm đấu thầu giữa Việt Nam-
WB 29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012 13
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ ODA vùng so với cả nước 22
LỜI MỞ ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam khuyến
khích cả hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Trong thời gian
qua vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu là các nguồn ODA. Nguồn ngoại tệ này đã góp
phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ
thuật thấp kém ở nước ta. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài
trợ song phương và đa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để
khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất
hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp
thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng
phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như
hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, em đã chọn đề tài : “Những giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt
Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài: Phân tích thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam trong
những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
này.
Nội dung của đề tài:
- Chương I : Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và giải ngân vốn ODA.
- Chương II : Đánh giá tổng quan về tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại
Việt Nam giai đoạn 1993-2012.
- Chương III : Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA
giai đoạn tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình giải ngân vốn ODA tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình giải ngân ODA tại Việt Nam từ năm 1993
đến nay. Đề án chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 1993 do năm 1993
đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam: bình thường hóa quan hệ
với các tổ chức quốc tế và các tổ chức này chính thức nối lại cung cấp hỗ trợ
cho Việt Nam.
Vì thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên bài đề án này sẽ không
tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ
quý thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện bài đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hiền
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
CHÍNH THỨC (ODA) VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA
1.1. Lý luận cơ bản về ODA.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn ODA.
1.1.1.1. Khái niệm.
ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance có
nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính
thức. ODA ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khởi nguồn của tổ chức
tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (Organisation for
Europian Economic Cooperation). Tổ chức này hình thành nhằm quản lý nguồn
viện trợ của Canada và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong khuôn khổ kế hoạch
Marshall nhằm tái thiết lại Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1961,
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation
and Development) viết tắt là OECD ra đời thay thế cho Tổ chức Hợp tác Kinh tế
Châu Âu.
Đến nay thuật ngữ ODA đã được sử dụng phổ biến. ODA được hiểu là các
khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế,
chính phủ các nước (thường là các nước phát triển) dành cho chính phủ một

nước (thường là các nước đang phát triển) nhằm phát triển kinh tế-xã hội.
Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa như
sau: "ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của
giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít
nhất 25%".
Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về việc ban hành Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức của chính phủ Việt Nam ghi
rõ: “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa
Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà
1
tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức
liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Như vậy vốn ODA phản ánh mối quan hệ
giữa 2 bên: bên tài trợ gồm các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước phát triển
và bên nhận tài trợ là Chính phủ một nước (thường là một nước đang phát triển)
với mục đích giúp đỡ nước này phát triển kinh tế-xã hội. Bộ phận chính của
nguồn vốn ODA là vốn vay ưu đãi, Chính phủ nước nhận tài trợ (vay nợ) phải
thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ trong tương lai.
1.1.1.2. Đặc điểm vốn ODA.
- ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch
này không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay
các tổ chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay
các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội,
kinh tế hay môi trường.
- ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương
và kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp
cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt
động nhờ các khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho
quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp
ODA gián tiếp.

- ODA là một giao dịch chính thức. Tính chính thức của nó được thể hiện ở
chỗ giá trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự
chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận
đó được thể hiện bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ.
- ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng. Mục đích của việc cung cấp
ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc
ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh Do đó, có lúc các nước phát triển
cũng được nhận ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt
lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm
thực hiện những toan tính khác.
2
- ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có
khi là hiện vật. Hiện nay, ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại
(Ggant Aid), vốn vay ưu đãi ( Loans Aid ) và hình thức hỗn hợp.
1.1.2. Phân loại vốn ODA.
1.1.2.1. Phân loại theo tính chất.
- ODA không hoàn lại: Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các
nước nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được nhận loại
ODA này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh Đối
với các nước đang phát triển, nguồn vốn này thường được cấp dưới dạng các dự
án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội hoặc hỗ trợ cho công tác chuẩn bị dự
án. ODA không hoàn lại thường ưu tiên và cung cấp thường xuyên cho lĩnh vực
giáo dục, y tế. Các nước Châu Âu hiện nay dành một phần khá lớn ODA không
hoàn lại cho vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và các loài thú
quý.
- ODA vốn vay ưu đãi: đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải
trả nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó được
thể hiện ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho vay, thời
gian vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, nhà tài trợ

không tính lãi hoặc nước đi vay được tính một mức lãi suất đặc biệt. Loại ODA
này thường được nước tiếp nhận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng xã hội như
xây dựng đường xá, cầu cảng, nhà máy Muốn được nhà tài trợ đồng ý cung cấp,
nước sở tại phải đệ trình các văn bản dự án lên các cơ quan có thẩm quyền của
chính phủ nước tài trợ. Sau khi xem xét khả thi và tính hiệu quả của dự án, cơ
quan này sẽ đệ trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại ODA này chiếm phần lớn
khối lượng ODA trên thế giới hiện nay.
- Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA
không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp
dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
3
1.1.2.2. Phân loại theo mục đích.
- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường. đây thường là những khoản cho vay ưu
đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công
nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu
tư phát triển thể chế và nguồn nhân lực Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ
không hoàn lại.
1.1.2.3. Phân loại theo điều kiện
- ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc
bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA có ràng buộc:
+ Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là nguồn ODA được cung cấp
dành để mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới hạn cho một số
công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương),
hoặc công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+ Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ được
cung cấp nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho

những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể.
- ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA
chi ở nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của nước
cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu.
1.1.2.4. Phân loại theo hình thức:
- Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án
cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc
cho vay ưu đãi.
4
- Hỗ trợ phi dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự
nguyện.
Nhận thức về các vấn đề bức xúc ở nước sở tại, nhà tài trợ yêu cầu chính
phủ nước sở tại được viện trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn đó. Khi được chính
phủ chấp thuận thì việc viện trợ được tiến hành theo đúng thoả thuận của hai
bên. Loại ODA này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính
phủ nước tài trợ. Do đó, chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía
nhà tài trợ xem có thoả đáng hay không. Nếu không thoả đáng thì phải tiến hành
đàm phán nhằm dung hoà điều kiện của cả hai phía. Loại ODA này thường có
mức không hoàn lại khá cao, bao gồm các loại hình sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực
tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hay hỗ trợ xuất nhập
khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển vào qua hình thức này có thể
được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách.
+ Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món
nợ mà nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu.
+ Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát với thời gian xác định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được
sử dụng như thế nào.
1.1.3. Vai trò của vốn ODA đối với các nước đang phát triển.
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang là điều kiện bắt buộc các

nước đang phát triển phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của
nền kinh tế và vấn đề thiếu vốn đang là trở ngại lớn nhất trên con đường tìm
kiếm sự phát triển của các nước này. Hàng năm, với tinh thần nhân đạo cao cả,
các nước phát triển đã cung cấp một khối lượng ODA đáng kể trị giá hàng trăm
tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển. Khối lượng ODA đó có vai trò rất quan
trọng đối với các nước này, nó cho phép họ có một khoản tiền để giải quyết một
số vấn đề cấp thiết, và đầu tư vào hạ tầng cơ sở, các công trình công cộng.
5
Hiện nay, xu hướng chung của các nước đang phát triển là tìm cách thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA), bổ sung cho nguồn vốn eo hẹp
trong nước. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có ưu điểm là khối
lượng vốn đầu tư lớn và nước tiếp nhận không phải chịu gánh nặng nợ nần.
Nhưng nếu muốn thu hút được nhiều nguồn vốn FDI thì đòi hỏi các nước đang
phát triển phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, một môi trường kinh doanh
thuận lợi. Đây là những yếu tố mà các nước đang phát triển còn thiếu. Nếu chỉ
thu hút riêng vốn FDI thì không đủ nhu cầu ngày càng cao về vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thu hút nguồn vốn ODA để bổ sung nhu cầu về
vốn. ODA có ưu điểm là nước tiếp nhận được chủ động trong việc sử dụng
nguồn vốn này vào những lĩnh vực mà mình quan tâm. Ngoài việc sử dụng vốn
ODA để giải quyết các vấn đề khác của đất nước thì ODA có thể tập trung cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Điều
này sẽ góp phần tích cực tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI của các nước
đang phát triển.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải
ngân vốn ODA ở Việt Nam.
Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, đất nước ta còn nghèo nàn và lạc
hậu, hiện nay chúng ta chưa có đủ các tiền đề cần thiết cho một sự phát triển bền
vững. Để phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh trong khi nền kinh tế nhỏ bé
đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần phải
bổ sung vốn đầu tư bằng khối lượng lớn nguồn vốn nước ngoài. Huy động vốn

nước ngoài rất cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển
nền kinh tế để hoà nhập với kinh tế thế giới, trong đó tranh thủ vốn ODA là một
chủ trương lớn của nước ta từ giai đoạn mở cửa.
Hiện nay các khoản thu của ngân sách không đủ đáp ứng các nhu cầu chi.
Thuế là nguồn thu chủ yếu nhưng mỗi năm vẫn bị thất thu một số lượng lớn.
Năm 2012 tổng thu ngân sách của Nhà nước khoảng trên 742380 tỷ đồng trong
khi tổng các khoản chi xấp xỉ 905250 tỷ đồng. Như vậy chúng ta phải bù đắp bội
chi ngân sách khoảng 162870 tỷ đồng. Do đó, việc thu hút nguồn lực bên ngoài
sẽ giúp chính phủ trong việc giảm bội chi ngân sách.
6
Kể từ năm 1987, các công ty nước ngoài được phép chính thức hoạt động tại
Việt Nam. Khối lượng vốn của các công ty này đã giúp đỡ rất nhiều cho chính
phủ trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn. Chính nhờ quyết định mở cửa
này, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc trong hơn 26 năm
qua, quan hệ sản xuất tỏ ra phù hợp hơn, lực lượng lao động được giải phóng,
nến kinh tế trong nước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, về cơ bản nền kinh
tế đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài hàng chục năm qua. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài có vai trò rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, tuy
nhiên bên cạnh đó nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế. Nhà đầu tư chỉ quan tâm
bỏ vốn đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế
nhanh. Điều này đã gây ra sự phát triển mất cân đối trong nền kinh và không
thực hiện được nhiều mục tiêu kinh tế-xã hội khác.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng
đặc biệt của nguồn vốn ODA đối với tiến trình phát triển nền kinh tế- xã hội của
đất nước. Do đó, phải tăng cường khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn này. Hiện nay, việc giải ngân chậm đang là một tồn tại rất lớn cần
sớm được khắc phục.
Thời gian qua, Việt Nam đã khá thành công trong việc vận động, thu hút
nguồn vốn ODA thông qua việc tổ chức Hội nghị các nhà tài trợ (CG). Kết quả
của những nỗ lực trên là 78 tỷ USD vốn ODA mà cộng đồng các nhà tài trợ đã

cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012. Tuy nhiên, muốn có
được số vốn này để đầu tư vào các chương trình, dự án thì còn là một quá trình
từ xác định dự án, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, đàm phán vay vốn và phê
duyệt khoản vay cho tới thực hiện dự án. Có thể hiểu, để đưa những đồng vốn
ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết vào thực hiện các chương trình, dự án chính
là quá trình giải ngân vốn ODA. Như vậy, muốn tận dụng tốt nguồn vốn ODA,
biến những cam kết của các nhà tài trợ thành hiện thực, chúng ta phải giải quyết
triệt để những yếu tố gây cản trở quá trình giải ngân nguồn vốn này. Có tăng
được tỷ lệ giải ngân thì việc thu hút nguồn vốn ODA mới thực sự có tác dụng.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân mới làm cho đồng vốn ODA thực sự đi vào cuộc
sống góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
7
Trong những năm qua, vốn ODA thực hiện đã góp phần quan trọng vào việc
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành
và có tác động tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Biến Việt Nam từ một
nước nghèo có mức thu nhập GDP theo đầu người chỉ với 140 USD/người/năm
vào năm 1992 nay đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, với mức thu
nhập GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD vào năm 2012. Bên cạnh những
kết quả tích cực, chúng ta cũng thấy rằng, quá trình quản lý, sử dụng ODA ở
Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Ðó là năng lực hấp thu viện trợ
quốc gia chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế
hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định của các nhà
tài trợ quốc tế Nhận thức rõ việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có ý
nghĩa quan trọng, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình hình giải ngân
vốn ODA.
Chính vì vậy chủ trương của Việt Nam tiếp tục: "Tranh thủ thu hút nguồn
tài trợ phát triển chính thức (ODA) đa phương và song phương, tập trung chủ
yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa
học công nghệ và quản lý đồng thời dành một phần vốn tín dụng đầu tư cho các

ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Ưu tiên dành viện trợ
không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển. Các dự án sử dụng vốn vay
phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không
được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA
có hiệu quả và kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực". (Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, trang 197, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia Hà Nội, 1996).
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước thành công:
Trung Quốc: quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung.
Nguyên nhân thành công trong việc sử dụng vốn ODA là nhờ chiến lược
hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo
8
dõi và giám sát chặt chẽ. Đặc biệt việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai
hưởng lợi, người đó trả nợ” buộc người sử dụng phải tìm ra giải pháp để sản sinh
lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.
Ba Lan: vốn vay không hoàn lại vẫn được giám sát chặt.
Để sử dụng vốn ODA hiệu quả, trước hết tập trung vào nhân lực và năng lực
thể chế, cơ sở lập pháp rõ ràng và chính xác trong từng quá trình cùng với quá
trình giải ngân phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích.
Đặc biệt Ba Lan rất chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán để thúc đẩy quá
trình dự án.
Malaysia: Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra, đánh giá.
Ở Malaysia vốn được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh
tế Kế Hoạch, Malaysia rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá và khuyến
khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận tài trợ.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước không thành công:
Những thất bại trong việc sử dụng vốn ODA của các nước không thành
công có thể tóm tắt như sau:
Thứ nhất, thất bại do yếu kém trong khâu chuẩn bị, thực hiện và giám sát dự

án như trường hợp Tanzania (ODA dành cho xây dưng giao thông vận tải nhưng
giao thông vận tải của nước này chưa hề được cải thiện).
Thứ hai, chất lượng nguồn vốn bên ngoài nói chung và vốn ODA vẫn chưa
đủ mức cần thiết để nền kinh tế kém phát triển giữ nhịp độ tăng trưởng. Thiếu dự
trù trước, dự trù dài hạn các luồng vốn và đảm bảo tính liên tục của chúng.
Thứ ba, sự dựa dẫm thụ động vào viện trợ đã dẫn đến những tình trạng như
sử dụng vượt mức, phân bổ không hiệu quả, quản lý yếu kém, thiếu sự cam kết
của bên tiếp nhận như trường hợp của Zambia.
9
Thứ tư, thiếu động lực và năng lực quản lý trong khu vực Nhà nước như
trường hợp của Senegal trong giai đoạn từ 1986-1993.
Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có
thể vận dụng vào Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tính chủ động của bên nhận viện trợ là yếu tố quan trọng có tính
quyết định đến thành công của việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA.
Tính chủ động thể hiện qua việc chủ động hoạch định chiến lược chủ động quy
hoạch dự án và tiếp cận, phối hợp, điều phối các nhà tài trợ.
Thứ hai, nhìn nhận vốn ODA là quan trọng nhưng vốn đối ứng trong nước
có tính quyết định. Nếu sử dụng vốn ODA không hiệu quả thì không những
không có tác động tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói và giảm nghèo mà
còn đẩy đất nước vào vòng nợ nước ngoài, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài
càng trầm trọng hơn.
Thứ ba, phải coi trọng hiệu quả sử dụng vốn ODA hơn là số lượng vốn
ODA. Mục tiêu cuối cùng là hiệu quả tích cực của vốn ODA đem lại, vốn ODA
cũng tuân theo qui luật lợi ích cận biên giảm dần, nên việc thu hút và sử dụng
vốn ODA phải vừa đảm bảo tính có trọng điểm và vừa đảm bảo tính đa dạng
theo chiều rộng.
Thứ tư, vốn ODA luôn đi kèm với các điều kiện về kinh tế, chính trị và mỗi
nhà tài trợ đều có hướng tập trung vào một số lĩnh vực nào đó. Vì vậy, khi đàm
phán, ký kết tiếp nhận vốn ODA phải tuân theo nguyên tắc độc lập dân chủ và

đối vời từng nhà tài trợ lớn phải có chính sách khai thác riêng.
Thứ năm, quá trình xây dựng dự án và khai thác, vận hành các dự án sử
dụng vốn ODA phải có cơ chế thu hút sự tham gia của công chúng. Có như vậy
mới tạo ra sự bền vững của dự án và hiệu quả lâu dài của vốn.
10
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN
NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012
2.1. Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA.
2.1.1. Tình hình giải ngân chung qua các năm.
Tính đến hết năm 2012, tổng vốn ODA mà cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế
cam kết hỗ trợ Việt Nam đã lên tới trên 78 tỷ USD. Tính trung bình mỗi năm
Việt Nam thu hút thêm hơn 4 tỷ USD ODA từ các nhà tài trợ. Tuy nhiên, không
phải hầu hết các cam kết viện trợ đều được hiện thực hóa. Đến nay, Việt Nam
mới nhận hơn 56 tỷ USD, đạt 72% giá trị cam kết và đã giải ngân được 38,7 tỷ
USD trong tổng giá trị nguồn vốn viện trợ. Con số này cho thấy hiện nay vẫn
còn một khối lượng lớn vốn ODA chưa được đưa vào thực hiện, đây là một sự
lãng phí lớn trong khi nền kinh tế Việt Nam đang rất cần vốn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhìn chung, về lượng tuyệt đối thì giá trị giải ngân tăng đều qua các năm.
Năm đầu tiên tiếp nhận ODA, lượng giải ngân mới chỉ đạt 413 triệu USD, nhưng
đến năm 2012 lượng giải ngân đã đạt mức 5279 triệu USD. Điều đó chứng tỏ sự
cố gắng của Việt Nam trong việc tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực quan trọng
này. Tuy nhiên xét về tỷ trọng giải ngân vốn ODA so với mức ký kết thì còn
thấp, tính chung cho cả thời kỳ 1993-2012 thì con số này chỉ là 69,5%, còn so
với mức cam kết mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thì chỉ đạt 49,1%. Nếu
nhìn cả quá trình, dù hàng năm, giải ngân ODA đều có xu hướng tăng, song nếu
nhìn vào tỷ lệ giữa vốn ODA cam kết, ký kết và vốn giải ngân, thì dường như,
khoảng cách đang "loãng" dần ra. Giai đoạn 1996 - 2000, vốn cam kết là 11,54
tỷ USD, vốn ký kết là 9 tỷ USD, vốn giải ngân là 6,14 tỷ USD; trong khi các con
số tương ứng trong giai đoạn 2001 - 2005 là 14,889 tỷ USD, 11,237 tỷ USD và

7,88 tỷ USD; còn trong giai đoạn 2006 - 2009 là 23,849 tỷ USD, 17,282 tỷ USD
và 10,3 tỷ USD, giai đoạn 2010-2012 là 23,354 tỷ USD, 14,368 tỷ USD và
12,470 tỷ USD. Con số này cũng cho ta thấy thực trạng hiện nay chúng ta chú
11
trọng nhiều đến công tác thu hút, vận động ODA tuy nhiên lại không quan tâm
thích đáng đến quá trình thực hiện, sử dụng nguồn vốn này.
Bảng 2.1.Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012.
ĐVT: Triệu USD
Năm Cam kết Ký kết
Giải
ngân
Tỷ lệ giải
ngân/cam
kết (%)
Tỷ lệ
giải
ngân/ký
kết (%)
Chênh
lệch vốn
giải ngân
ODA(+/-)
Tỷ lệ tăng
vốn giải
ngân
ODA (%)
1993 1860,8 816,68 413 22,19 50,57
1994 1958,7 2597,9 725 37,01 27,91 312 75,54
1995 2311,5 1443,5 737 31,88 51,06 12 1,66
1996

2430,9 1597,4 900 37,02 56,34 163 22,12
1997
2377,1 1685,8 1000 42,07 59,32 100 11,11
1998
2192 2444,3 1242 56,66 50,81 242 24,20
1999
2146 1503,2 1350 62,91 89,81 108 8,70
2000
2400,5 1772,1 1650 68,74 93,11 300 22,22
Tổng
17677,5 13860,9 8017 45,35 57,84
2001
2399,1 2427,4 1500 62,52 61,79 -150 -9,09
2002
2462 1826,1 1528 62,06 83,68 28 1,87
2003
2838,4 1772,9 1422 50,10 80,21 -106 -6.94
2004
3440,7 2569,2 1650 47,96 64,22 228 16,03
2005
3748 2529,1 1782 47,55 70,46 132 8,00
Tổng
14888,2 11124,7 7882 52,94 70,85
2006
4445,6 2824,6 1785 40,15 63,20 3 0,17
2007
5426 3795,9 2176 40,10 57,33 391 21,90
2008
5014,6 4348,5 2253 44,93 51,81 77 3,54
2009

8063,78 6131,4 4105 50,91 66,95 1852 82,20
Tổng
22950 17100,4 10319 44,96 60,34
2010
7905 3172 3541 44,79 111,63 -564 -13,74
2011
7880 5477 3650 46,32 66,64 109 3,08
2012
7386 4919 5279 71,47 107,32 1629 44,63
Tổng
23171 13568 12470 53,82 91,91
Tổng
cộng
78686,7 55654 38688 49,17 69,52
12
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Biểu đồ 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-
2012.
Đvt: Triệu USD
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Giai đoạn 1993-2000: Theo biểu đồ ta thấy giai đoạn 1993-2000 lượng vốn
giải ngân liên tục tăng, tình hình giải ngân nguồn ODA có sự tiến bộ dần qua các
năm, đạt hơn 8 tỷ USD chiếm hơn 45% vốn ODA đã cam kết. Có được kết quả
này là nhờ chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam đã
giành được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua việc
cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam. Nhưng từ năm 1997 đến 1999 mặc
dù có sự sụt giảm về lượng vốn cam kết do lúc này nền kinh tế thế giới đang rơi
vào cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Nhưng mức giải ngân vẫn
liên tục tăng thể hiện sự nỗ lực và cố gắng của Việt Nam và các nhà tài trợ dù
tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Một số chương trình, dự án

ODA thực hiện xong và đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên
nhiên Phú Mỹ 2 - giai đoạn 1 (công suất 400 MW). Một số công trình giao thông
13
quan trọng đã đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả như Quốc lộ 5; Quốc lộ 1A
đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn TPHCM - Cần Thơ, đoạn TPHCM - Nha Trang. Cảng
Hải Phòng; các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt ở Hà Nội, Lào Cai, Hoà Bình
Nhiều bệnh viện ở các thành phố và thị xã như Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố
Hồ Chí Minh), Việt Đức (Hà Nội) và 9 bệnh viện ở Hà Nội Chương trình tiêm
chủng mở rộng quốc gia, các chương trình y tế khác (chống sốt rét, bướu cổ,
AIDS - HIV ) được thực hiện có hiệu quả. Nhiều trường học nhất là các trường
tiểu học ở các tỉnh hay bị bão, lũ lụt ở miền Bắc và miền Trung đã được xây
dựng.
Giai đoạn 2001-2006, nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân
sách nhà nước (không bao gồm phần giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ,
chi cho chuyên gia ) trong giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2005 đạt khoảng
7.882 triệu USD, bằng 71,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết
và bằng 55% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này. Nếu so với mức
giải ngân kế hoạch của chính phủ Việt Nam đề ra thì việc giải ngân vốn ODA
luôn luôn là thấp hơn so với cái mức mà nhà nước đặt ra (giải ngân 10 tỷ USD),
năm 2001 mới giải ngân được 1.500 triệu USD, năm 2002 giải ngân được 1.526
triệu USD,tăng 1,87% so với năm 2001 và năm 2003 thì giảm xuống chỉ còn
1.422 triệu USD, giảm 106 triệu USD, năm 2004 mức giải ngân đạt 1.650 triệu
USD và năm 2005 là 1.782 triệu USD. Theo biểu đồ ta thấy mức giải ngân năm
2001, 2002, 2003 thấp hơn so với mức giải ngân 2000 do chú trọng đưa vốn
ODA vào các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông…Quy chế
quản lý sử dụng ODA còn nhiều vướng mắc đã làm chậm tốc độ giải ngân nguồn
vốn ODA vào đầu tư phát triển. Mức giải ngân năm 2002 tăng lên là do một số
nhà tài trợ lớn chuyển sang áp dụng cơ chế giải ngân nhanh các khoản vốn ODA.
Điều này đã bù lại cho mức giải ngân thấp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sau khi

hoàn thành một số dự án lớn về năng lượng trong giai đoạn 2000-2001 khiến cho
mức giải ngân 2001 giảm đáng kể. Sự suy giảm trong năm 2001 là sự suy giảm
đầu tiên kể từ năm 1993. Mức giải ngân giảm 9,09% sau 8 năm liên tục tăng.
Nguyên nhân là do một số dự án, chương trình do Nhật Bản tài trợ đã được hoàn
thành như Dự án nhà máy thủy điện Phú Mỹ, Phả Lại, Hàm Thuận-Đa Mi, cũng
như sáng kiến Miyazawa hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, cải cách doanh
nghiệp nhà nước và thương mại. Một số công trình quan trọng đã được hoàn
14
thành trong giai đoạn này là cầu Cần Thơ (370 triệu USD), dự án khôi phục 10
cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thông Nhất (1074 triệu USD), cầu Bãi Cháy
(180 triệu USD), dự án Đông Tây (9.700 triệu USD), dự án khôi phục quốc lộ 1
(615,6 triệu USD), dự án giáo dục đại học (108 triệu USD), dự án phát triển giáo
viên tiểu học (36 triệu USD), dự án đường xuyên Á (46 triệu USD), dự án nâng
cấp tỉnh lộ (121 triệu USD), dự án giáo dục kĩ thuật và dạy nghề (121 triệu
USD), dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1 – CHLB Đức tài trợ (701 triệu USD)

Giai đoạn 2006-2009: Tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện
nhất định với chiều hướng tích cực mức giải ngân kỷ lục lên tới 10,319 tỉ USD.
Năm 2009, giải ngân đạt mức khá cao là 4.105 triệu USD, tăng 82,2% so với
mức giải ngân năm 2008, nhưng trong đó có đến 1.843,5 triệu USD cung cấp
theo hình thức hỗ trợ ngân sách thông qua một số khoản vay của các nhà tài trợ
nhằm thực hiện các chính sách cải cách kinh tế, khắc phục hậu quả khủng hoảng
kinh tế và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Như vậy, nếu không tính
các khoản hỗ trợ ngân sách này thì thực tế giải ngân vốn ODA năm 2009 chỉ
tăng 19% so với kế hoạch đề ra và tăng 0,38% so với năm 2008. Mức giải ngân
trong giai đoạn này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế
giới và khu vực theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế. Tỉ lệ giải ngân trung
bình của khu vực trong thời điểm này là 20%, trong khi VN chỉ đạt 14%. Một số
dự án quan trọng được hoàn thành trong giai đoạn này là dự án cải tạo cảng Hải

Phòng giai đoạn 1 và 2 (2.540 triệu USD), khôi phục cầu quốc lộ 1 đoạn Cần
Thơ- Năm Căn (50 triệu USD), dự án 5 trường dạy nghề - Hàn Quốc tài trợ (43
triệu USD),
Giai đoạn 2010-2012: Tổng mức giải ngân trong giai đoạn này là 12,488 tỷ
USD, chiếm 52,82% số vốn cam kết và 91,91% số vốn ký kết. Riêng số vốn cam
kết năm 2010 thấp hơn một chút so với năm 2009 vì năm trước có nhiều nguồn
tài trợ nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 giải ngân đạt mức cao
nhất trong 20 năm với 5.279 triệu USD được giải ngân chiếm 71,47% vốn cam
kết. Chính phủ Việt Nam đã chọn năm 2012 là “năm giải ngân” nguồn vốn
ODA, ngoài ra chính phủ đã nâng cấp Tổ công tác ODA thành Ban chỉ đạo Quốc
15
gia về ODA, nhờ đó kết quả giải ngân ODA năm 2012 đã tăng 44,63% so với
năm trước, với kết quả này nhiều chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao sự nỗ lực
của Việt Nam. Một số dự án được hoàn thành trong giai đoạn này là dự án khôi
phục 44 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất (2.472 triệu USD), dự
án phát triển giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2 (80 triệu USD)…
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động,
cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã
hội của Việt Nam. Thực tế, các nhà tài trợ luôn đánh giá Việt Nam là nước sử
dụng tốt vốn ODA. Tuy nhiên, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại đang giảm dần và
một số nhà tài trợ đã cho biết sẽ có những thay đổi trong chính sách cho vay theo
hướng sẽ ít dần các khoản vay ưu đãi. Điều đó thể hiện rõ trong cơ cấu ODA
thời gian qua. Nếu như ở giai đoạn 1993-2000, 20% vốn ODA là viện trợ không
hoàn lại và 80% là vốn vay thì đến giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ này là 19% và
81%, tiếp tục thay đổi là 7% và 93% trong giai đoạn 2006 -2009 và gần đây đã ở
mức 95,7% trong hai năm 2011-2012. Dù đóng vai trò quan trọng, song nguồn
vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi nếu ODA không được sử dụng hiệu
quả, nhất là khi mà tỷ lệ vốn ưu đãi giảm đi.
Trong khi đó, theo phân tích của WB tại Việt Nam thì sự lên giá một số
đồng tiền ở một số nhà tài trợ cùng với việc thay đổi tỷ giá trong nước đã khiến

số tiền trả nợ của Việt Nam nhiều lên, khoản vay đắt hơn. Thực tế này đặt ra cho
Việt Nam yêu cầu phải sử dụng vốn ODA với hiệu quả cao nhất, phải lựa chọn
mục tiêu và lĩnh vực ưu tiên đầu tư, đồng thời phải có các chính sách, giải pháp
về an toàn nợ nước ngoài.
Rõ ràng, ODA đang là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, đồng thời là
nguồn lực bổ sung cho đầu tư khi được sử dụng hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều hậu quả bất lợi nếu không được sử dụng hiệu quả.
2.1.2. Tình hình giải ngân theo ngành, lĩnh vực:
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện giải ngân vốn
ODA vẫn còn chưa đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương. Các dự án
sử dụng vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, xóa
16
đói giảm nghèo. Mức độ giải ngân khá chỉ tập trung ở các chương trình, dự án
thuộc lĩnh vực công nghiệp, năng lượng điện, giáo dục – đào tạo, nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Bảng 2.2. Tình hình, ký kết giải ngân ODA theo ngành, lĩnh vực:
ĐVT: triệu USD
Ngành, lĩnh vực Ký kết
Giải
ngân
Tỉ lệ giải ngân/ ký
kêt (%)
Giao thông vận tải - bưu chính
viễn thông
16473 8529,74 51,78
Công nghiệp - năng lượng 11502 9168,21 81,92
Nông nghiệp phát triển nông
thôn, xóa đói giảm nghèo
8850 7245 81,86
Môi trường- đô thị 7845 4934,7 61,99

Giáo dục - đào tạo 2137 1845,1 86,34
Y tê-xã hội 2148 1046,42 48,72
Ngành khác 6893 5898,83 85,58
Tổng cộng 55654 38668 69,48
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Lĩnh vực giao thông vận tải-bưu chính viễn thông: Lĩnh vực giao thông
vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn
ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16.473 triệu USD, trong đó
15.912 triệu USD là ODA vốn vay. Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thông
vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án, trong đó đã hoàn thành 83 dự
án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA
khoảng 12 tỷ USD.
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, với rất
nhiều công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn này, như Quốc lộ 5,
10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân, các
cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi
17
Cháy, hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và Internet cộng
đồng,…
Trái ngược với số vốn luôn đứng tốp đầu, vị trí quen thuộc của các dự án
giao thông về giải ngân lại luôn chậm trong nhóm các bộ, ngành sử dụng vốn của
các tổ chức tài trợ nước ngoài. Hiện tại, số vốn ODA chưa giải ngân là 8.529,74
triệu USD, bằng 22,05% mức giải ngân của cả nước và bằng 51,78% vốn ODA
ký kết cho lĩnh vực này. Đến năm 2015, số vốn dự kiến chưa kịp giải ngân sẽ lên
tới 10 tỷ USD. Các dự án giải ngân ODA thấp là dự án hành lang ven biển phía
Nam (0,03%), cầu Nhật Tân (0,96%), cảng Cái Mép- Thị Vải (2,57%), quốc lộ 3
mới Hà Nội - Thái Nguyên (7,15%)
Việc rất nhiều dự án giao thông trọng điểm khởi động chậm dẫn đến sự
chậm trễ trong việc hưởng lợi từ dự án. Nhiều dự án đã phải gia hạn nhưng tiến
độ giải ngân vẫn chậm chạp. Nguyên nhân chính chậm triển khai các dự án ODA

giao thông là do thiếu vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện giải
phóng mặt bằng và tái định cư. Điều đáng nói, dự án càng chậm tiến độ lại càng
đội giá so với dự toán ban đầu, khiến giải ngân thêm khó khăn.
Lĩnh vực công nghiệp-năng lượng: Ngành năng lượng và công nghiệp có
tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 1993-2012 đạt 9.168,21 triệu USD,
trong đó viện trợ không hoàn lại không đáng kể, khoảng 0,1%. Tổng số nhà tài
trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài trợ đa
phương. Năng lượng và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với sự cải tạo,
nâng cấp, phát triển mới nhiều công trình, như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại,
Phú Mỹ, Ô Môn,… các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh,…;
cải tạo, phát triển mạng tuyền tải và phân phối điện quốc gia,…
Hiện nay, 81,92% số vốn ODA ký kết đã được giải ngân, chiếm tỷ trọng
23,71% mức giải ngân của cả nước. Riêng trong lĩnh vực năng lượng giải ngân
nguồn vốn ODA là 23,3%. Các dự án đang còn hiệu lực chủ yếu là các dự án
chuyển tiếp từ các năm trước. Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của ngành
công nghiệp.
18
Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, việc thực hiện các dự án từ nguồn
ODA đã có bước thuận lợi hơn, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng, tạo
điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
Lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo: Lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận được
nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8.850 triệu USD
(ODA vốn vay: 7.430 triệu USD, ODA viện trợ không hoàn lại: 1.420 triệu
USD), giải ngân đạt 7.245 triệu USD, bằng 18,74% tổng giá trị vốn ODA giải
ngân của thời kỳ. Tỷ trọng ODA giải ngân so với ODA ký kết đạt 81,86%.Trong
đó lĩnh vực thủy lợi chiếm 45% tổng số vốn, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp
(21%), phát triển nông thôn (15%), lâm nghiệp (15%) và thủy sản (4%).
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo chiếm tỷ
trọng lớn thứ ba, với các chương trình, dự án như giảm nghèo các tỉnh vùng núi

phía Bắc, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dựa vào cộng đồng, phát triển kinh
tế miền Trung, cấp nước giao thông và điện khí hoá nông thôn, thủy lợi đồng
bằng sông Cửu Long, nhiều dự án phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm
nghèo khác,
Năm 1993 mức giải ngân ODA mới chỉ là 73 triệu USD chiếm tỷ lệ 17,6%
trong tổng số vốn ODA giải ngân của năm. Năm 1999, mức giải ngân đạt 240
triệu USD chiếm 17,7%. Trong giai đoạn 2006-2011, tổng giá trị hiệp định về
ODA đã được ký kết lên đến hơn 26,897 tỷ USD, với hơn 94% là nguồn vốn vay
ưu đãi, trong đó vốn đầu tư dành cho nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp và thuỷ
sản kết hợp phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo là 3,833 tỷ
USD. Dư nợ cho vay theo cơ chế thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ bình quân gần 24%/năm. Vốn ODA
cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn 2006-2011 tập trung cho
nhu cầu xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào
hỗ trợ NSNN để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình
135, Chương trình tín dụng chuyên ngành đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát
triển nông nghiệp và nông thôn, lâm nghiệp, thuỷ lợi, xóa đói giảm nghèo, cung
cấp tín dụng nông thôn, góp phần đáng kể về giảm nghèo của Việt Nam.
19

×