Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.87 KB, 15 trang )

DANH SÁCH NHÓM GIẤY TỜ CÓ GIÁ
1. Đặng Văn Quang
2. Nguyễn Phương Linh
3. Bùi Nhật Linh
4. Trần Lệ Quỳnh
5. Nguyễn Khánh Diệp
6. Vũ Thùy Dương
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính
sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò, vị trí của mình hay
không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách
tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm hạn mức tín dụng, công cụ
dự trữ bắt buộc,tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nghiệp vụ thị trường
mở.Một trong những công cụ mà các NHTƯ các nước đang sử dụng khá hiệu
quả là nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở là các biện pháp thực
thi chính sách tiền tệ mà theo đó ngân hàng Trung ương của một nước kiểm
soát cung tiền của nước đó bằng cách mua bán các chứng khoán do chính phủ
phát hành hoặc các công cụ tài chính khác. Nghiệp vụ này được thực hiện căn
cứ theo các mục tiêu của chính sách tiền tệ, như lãi suất hay tỉ giá. Thực tế đã
chứng minh ở các nước phát triển thì công cụ này có nhiều ưu điểm hơn hẳn
các công cụ khác, vì vậy hiện nay nó là công cụ hữu hiệu nhất trong điều hành
chính sách tiền tệ. Trong phạm vi bài thảo luận chúng tôi chỉ nghiên cứu những
vấn đề xung quanh việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của NHTƯ
Hàn Quốc và tác động của nó đến thị trường tiền tệ Hàn Quốc.Và tình hình sử
dụng công cụ đó ở Việt Nam từ khi được đưa vào hoạt động đến nay.Từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả
hơn.
Bài thảo luận của chúng em gồm 2 phần chính
Chương 1: HÀN QUỐC VÀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ


Chương 2: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: HÀN QUỐC VÀ NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ
1.2. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc
1.2.1. Sự ra đời
BOK (Bank of Korea) là Ngân hàng
trung ương của Hàn Quốc, được
thành lập vào ngày 12/6/1950 theo
Luật ngân hàng của Hàn quốc với
vốn đầu tư ban đầu là 1,5 tỷ won
theo đăng ký của chính phủ. Trụ sở
chính của Ngân hàng trung ương
Hàn Quốc nằm ở Seoul, tại khách
sạn Namdaemun Street, Jung – Gu.
Theo đạo luật năm 1962 được thực
hiện sửa đổi Ngân hàng trung ương
là một tổ chức pháp lý đặc biệt
không có vốn đầu tư.
Trong những năm 1950,
ngân hàng này đưa ra các Đạo luật
về ngân hàng, kể từ đó các ngân
hàng được điều hành với các mục
tiêu duy trì sự ổn định giá trong
nước của hệ thống tài chính.
Hiện nay, thống đốc BOK là ông Lee Tae- Sung(được bổ nhiệm năm 2006).
Won là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc từ ngày 9/6/1962. Tên đầy đủ của nó là
Won Đại Hàn Dân Quốc. mã ISO 4217 của Won Hàn Quốc là KRW.
Các mệnh giá đồng won hiện đang áp dụng trong lưu thông là:
+ 1Won: tiền kim loại bằng nhôm, màu trắng.
+ 5Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và kẽm, màu vàng.

+10Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và kẽm màu vàng hoặc đồng và nhôm
màu hồng.
+50Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng, nhôm, nickel, màu trắng.
+100Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và nickel, màu trắng.
+500Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và nickel, màu trắng.
+1000Won: tiền giấy, màu xanh da trời.
+5000Won: tiền giấy, màu đỏ và vàng.
+10000Won: tiền giấy, màu xanh lá cây.
1.2.2. Chức năng
Một số chức năng quan trọng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc như sau:
• Phát hành tiền: tiền giấy và tiền xu.
• Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng.
• Là ngân hàng của chính phủ và ngân hàng của các ngân hàng.
• Quản lý hệ thống tài chính ngân hàng của quốc gia
• Giám sát các hoạt động ngân hàng
• Phân tích các tham số kinh tế của đất nước
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc duy trì sự ổn định trong hệ thống kinh tế của
đất nước, nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tăng trưởng kinh tế và
ngoại giao kinh tế của đất nước thông qua các chức năng chính.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho vay, tham gia vào các giao dịch cho các
khoản tiền gửi của Chính Phủ và các giao dịch ngân hàng khác của Chính Phủ. Nó
cũng làm cho các ngân hàng duy trì sự ổn định thông qua số dư tiền gửi tại Ngân hàng
Trung ương .
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc quy định tất cả các ngân hàng thương mại
hoạt động theo quy định chung của Luật Ngân hàng từ năm 1954. Các ngân hàng
thương mại nhân được tiền gửi, các khoản vay quốc tế và các khoản tiền vay từ ngân
hàng trung ương. Hoạt động của các ngân hàng thương mại tập trung cào các khoản
vay ngắn hạn hoặc chiết khấu, vì cho vay dài hạn vẫn thuộc về nghiệp vụ chuyên môn
của các ngân hàng chuyên môn như Ngân hàng Trao đổi Hàn Quốc, Ngân hàng Nhà
Hàn Quốc, hợp tác xã nông nghiệp và các quốc gia Liên đoàn.

Chức năng chính của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc là thực hiện chính sách
tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả. Ngân hàng đặt ra mục tiêu ổn định giá cả mỗi năm,
tư vấn với Chính phủ và rút ra một kế hoạch bao gồm các hoạt động của nó đối với
chính sách tiền tệ.
Để làm việc đó thì Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ, nhằm đạt được
mục tiêu cao nhất là duy trì sự ổn định giá cả, hoạt động của ngân hàng hướng theo
mục tiêu lãi suất cho vay qua đêm bằng cách sử dụng công cụ chính sách:
4
1-Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách cho vay để kiểm soát tính có ích
của vốn thành lập để ảnh hưởng đến thanh khoản trong điều kiện thị trường. Các dịch
vụ cho vay của ngân hàng bao gồm tổng hợp khoản vay tín dụng có giá cao nhất, điều
chỉnh tính thanh khoản cho các khoản thấu chi tiền vay trong ngày và khoản vay đặc
biệt.
2- Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và hoạt động khi
cần thiết để tác động đến mức dự trữ trong hệ thống ngân hàng và để đạt được mục
tiêu lãi suất cho vay chuẩn, xác định bởi Uỷ ban Chính sách tiền tệ. Các hoạt động
được tiến hành theo hai cách là: giao dịch chứng khoán và phát hành trái phiếu ổn định
tiền tệ MSBs.
3- Ngân hàng trung ương có thể đánh thuế bắt buộc trên các khoản tiền gửi phải
chịu trách nhiệm pháp lý. Hệ số bắt buộc đối với các khoản tiền gửi phải chịu trách
nhiệm pháp lý không thể vượt quá 50% nhưng trong giai đoạn tiền tệ gia tăng rõ rệt nó
có thể tùy thuộc vào ngân hàng từ việc duy trì mức dự trũ tối thiểu lớn hơn 50% hoặc
lên tới 100% dựa theo sự gia tăng trong tiền gửi của họ.
1.3. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
1.3.1. Lịch sử của nghiệp vụ thị trường mở tại NHTW Hàn Quốc (BOK- Bank of
Korea).
Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng tại Hàn Quốc từ tháng 11/1961 với việc
phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ của BOK (MSBs). Hoạt động mua, bán trái phiếu
chính phủ và trái phiếu công cộng giữa BOK với các ngân hàng được thực hiện từ
tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các định chế tài chính phi ngân hàng được tham gia

nghiệp vụ này. Từ năm 1986, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đầy đủ (full- scale
OMO- Open Market Operation) bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, cho đến tháng
3/1993, phương pháp đấu thầu cạnh tranh mới được áp dụng, các trái phiếu chính phủ
và trái phiếu công cộng được giao dịch dưới hình thức các thỏa thuận mua lại (RePos).
Từ tháng 2/1997, những trái phiếu đấu thầu không thành công hoặc trái phiếu ổn định
tiền tệ không còn được bán trực tiếp cho các định chế tài chính. Từ đó, nghiệp vụ thị
trường mở đã được hoàn thiện và chuyển sang phương pháp đấu thầu hoàn toàn cạnh
tranh. Với việc khai trương hệ thống đấu thầu điện tử thông qua mạng BOK - Wire và
hệ thống
thanh toán tổng thời gian thực của BOK (BOK’s Real Time Gross Settlement)
vào tháng 8/1997, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc thị trường đã được thiết
lập một cách vững chắc.
1.3.2. Các đơn vị thực hiện và thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
 Các đơn vị thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại BOK
- Vụ chính sách tiền tệ (Phòng chính sách tín dụng và dự trữ) chịu trách nhiệm lập
kế hoạch về nghiệp vụ thị trường mở.
- Vụ thị trường tài chính (Phòng nghiệp vụ thị trường mở) là đơn vị chịu trách
nhiệm thực thi các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày. Vụ này quyết định
5
các chi tiết của hoạt động tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn công cụ, thời gian, tần xuất và
quy mô của hoạt động.
 Thành viên tham gia OMO
Đó là các thành viên tham gia các giao dịch có liên quan đến MSBs và các
chứng khoán được BOK xác định vào tháng 8 hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí về kết
quả tham gia đấu thầu OMO, kết quả giao dịch MSBs trên thị trường thứ cấp, khối
lượng MSBs nắm giữ, chất lượng tài sản và sự lành mạnh tài chính của các định chế
tài chính. Những ngân hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn này, BOK có quyền cắt
quan hệ giao dịch.
Cho đến nay có 35 định chế tài chính được lựa chọn làm đối tác tham gia các
giao dịch chứng khoán và 42 định chế tài chính được tham gia các giao dịch phát hành

MSBs. BOK không thông báo đến công chúng danh sách các đối tác này cũng như các
tiêu chuẩn đối với các đối tác, vì không muốn có những hiểu lầm không cần thiết về
các định chế không phải là đối tác.
1.3.3. Dự báo vốn khả dụng và quản lý vốn khả dụng hàng ngày của BOK.
 Dự báo vốn khả dụng
Vào cuối mỗi kỳ dự trữ, BOK tính dự trữ của ngân hàng trong kỳ dự trữ tiếp
theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính dự trữ bắt buộc) với tỷ lệ
dự trữ bắt buộc. Con số này thể hiện cầu về dự trữ của các ngân hang và phải phù hợp
với lượng tiền dự trữ và khối tiền M3. BOK cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư
nhân- đây là một chỉ số quan trọng phản ánh cầu về dự trữ của ngân hàng- dựa trên
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng
thanh toán của các công ty lớn, theo kế hoạch các ngày nghỉ quốc gia các ngày lễ và
xu hướng mang tính lịch sử của các luồng tiền mặt.
Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, BOK dự báo cung dự trữ
của các ngân hàng, chú trọng đến các yếu tố tự sinh (autonomous factors) tạo ra cung
dự trữ. Trong quá trình dự báo cung dự trữ, BOK tính đến thời hạn phát hành và thanh
toán trái phiếu chính phủ, các khoản vay tái chiết khấu và thanh toán của BOK, sự can
thiệp trên thị trường ngoại hối của BOK và luồng tiền vào/ra của các ngân hàng. Trong
kỳ duy trì dự trữ, BOK ước lượng các yếu tố tự sinh dự trữ này và hàng ngày xem xét
lại con số dự báo dưa trên những thông tin mới nhận được.
Trong quá khứ, mạng lưới cho vay Chính phủ là bộ phận hay thay đổi nhất ở
Hàn Quốc. Sự bất ổn đặc biệt thể hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10- đến tháng
12, điều này phản ánh sự tập trung nhiều chi tiêu Chính phủ vào thời diểm cuối năm.
Sự biến đổi trong mạng lưới tài sản nước ngoài cũng khá đáng kể, đặc biệt là khi thị
trường ngoại hối không ổn định. Sự dự đoán nhân tố tự sinh ảnh hưởng đến dự trữ của
ngân hàng khó tránh khỏi sai sót, mặc dù nguồn đáng kể được dùng để thu thập thông
tin cùng một thời điểm trong quá khứ và trong tương lai được coi là những yếu tố bất
ổn định.
Mạng lưới tài sản nước ngòai cũng khó dự đoán, đặc biệt là khi BOK có ý muốn can
thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, từ khi số ngày giá trị của trong

một khuôn khổ giao dịch chính trên thị trường ngoại hối là thay đổi từ hoặc “giá trị
hàng ngày”, hoặc “giá trị tương lai” hay giá trị giao ngay” như là một phần của sự đổi
mới thị trường ngoại hối năm 1994. Nhờ đó, nhân viên ngân hàng có thể biết trước
mức độ can thiệp của Chính phủ trước khi thỏa thuận ít nhất một ngày.
6
 Quản lý vốn khả dụng hàng ngày
Ủy ban Chính sách tiền tệ chủ yếu chịu trách nhiệm về việc đưa ra chính sách
tiền tệ, Ban thị trường tài chính chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện. Đội ngũ
nhân viên của Ban thị trường tài chính quyết định chi tiết về hoạt động tiền tệ bao gồm
việc lựa chọn các công cụ, thời gian, tần xuất và kích thước của hoạt động. Vào cuối
mỗi kỳ dự trữ, nhân viên hoàn tất việc dự đoán dự trữ của ngân hàng. Trong cùng thời
gian đó, họ chắc chắn rằng những dự đoán đó là phù hợp với tiền dự trữ hoặc khối tiền
M3. Dựa trên những thông tin này, nhân viên quyết định hướng đi chung của hoạt
động tiền tệ bao gồm việc đặt ra khối lượng tiền dự trữ trong kỳ dự trữ.
Hoạt động điều chỉnh hàng ngày, bao gồm việc xem xét những dự báo mới nhất
về dự trữ của ngân hàng, dự trữ bắt buộc của ngân hàng, khối tiền hoạt động và update
những thông tin mới nhất thông qua sự biến đổi các chỉ số bổ sung.
Sự lựa chọn các chỉ số bổ sung và sự quan trọng của chúng phụ thuộc vào sự ưu
tiên của mục tiêu chính sách và các điều kiện liên tục về tài chính tiền tệ và môi
trường. Ví dụ, để đạt được sự ổn định của thị trường ngoại hối, thì vai trò của Hội
đồng chính sách tiền tệ trở nên đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ ngày
càng trở thành công cụ quan trọng trong việc điều tiết thị trường ngoại hối. Căn cứ vào
các giao dịch hàng ngày, các nhân viên ngân hàng sẽ quyết định công cụ và kích thước
của giao dịch. Sau khi thực hiện các hoạt động tiền tệ, nhân viên ngân hàng kiểm tra
xem kết quả của các hoạt động có phù hợp với mục đích của Hội đồng chính sách tiền
tệ hay không.
Một nhiệm vụ chính của OMO là điều tiết dự trữ của các ngân hàng để giữ cho
lãi suất trên thị trường qua đêm (call market) phù hợp với lãi suất mục tiêu Hội đồng
chính sách tiền tệ đưa ra. Tại Hàn Quốc, cả các ngân hàng và các định chế tài chính
phi ngân hàng tham gia thị trường qua đêm; dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của

các ngân hàng là một biến số quan trọng do sự dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của
các định chế tài chính phi ngân hàng được thể hiện trên tài khoản của họ tại các ngân
hàng. BOK có thể tác động đến thị trường qua đêm một cách trực tiếp thông qua
OMO. Khi BOK tiếp thêm hoặc rút bớt vốn khả dụng, dự trữ trên tài khoản của các
ngân hàng tại BOK thay đổi, đồng thời các ngân hàng cố gắng xử lý tình trạng dư thừa
hoặc thiếu hụt vốn khả dụng thông qua thị trường qua đêm. Để giữ cho lãi suất trên thị
trường qua đêm phù hợp với lãi suất mục tiêu, cung và cầu về dự trữ phải cân bằng, vì
thế BOK cố gắng dự báo cung, cầu dự trữ càng chính xác càng tốt. Trên cơ sở so sánh
cung, cầu dự trữ, BOK tính toán mức độ thiếu hụt hay dư thừa vốn khả dụng trước khi
quyết định quy mô của nghiệp vụ thị trường mở. Bên cạnh đó, các chỉ số bổ sung khác
cũng được BOK tính đến khi quyết định các hoạt động tiền tệ hàng ngày, như: tỷ giá
hối đoái, cung tiền M2, M3, lãi suất dài hạn, tín dụng trong nước,…
1.3.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở, hình thức giao dịch, phương pháp hoạt
động nghiệp vụ thị trường mở.
Trong việc triển khai thực hiện các hoạt động tiền tệ, BOK chủ yếu sử dụng ba
công cụ truyền thống: Chính sách dự trữ, cho vay và tái chiết khấu và các nghiệp vụ
thị trường mở để tác động đến lợi ích và tính thanh khoản các công cụ ngân hàng và
tác động đến toàn bộ khối tiền và các điều kiện tín dụng. Ngoài các công cụ chính sách
truyền thống đó, ngân hàng còn sử dụng các công cụ chính sách khác như việc thiết
lập và thay đổi lãi suất, kiểm tra, kiểm soát trực tiếp khối lượng tín dụng của ngân
hàng trong thời kỳ mở rộng cung tiền và lạm phát. Đồng thời trong số ba công cụ
7
truyền thống, các sự thay đổi trong yêu cầu tỷ lệ dự trữ có thể không phù hợp cho các
hoạt động tiền tệ bình thường trong phạm vi điều chỉnh linh hoạt mức trần tín dụng,
các thông báo hiệu quả của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu là rất hạn chế. Do đó, hoạt
động thị trường mở có thế trở thành công cụ chính và là hoạt động tiền tệ hàng ngày.
1.3.4.1. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
(i) Trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) do BOK phát hành. MSBs là công cụ chính
sách tiền tệ chủ yếu khi khối lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng phục
vụ cho hoạt động của OMO còn hạn chế. MSBs bao gồm các trái phiếu chiết khấu

(discount bonds- với các thời hạn 14 ngày, 28 ngỳa, 63 ngày, 91 ngày, 140 ngày, 182
ngày, 364 ngày, 371 ngày, 392 ngày và 546 ngày) và cac trái phiếu coupon (coupon
bonds- thời hạn 2 năm với phiếu lĩnh hàng quý). MSBs được sử dụng như công cụ
điều chỉnh cơ cấu với những tác động kéo dài.
(ii) Chứng khoán sử dụng trong OMO bao gồm trái phiếu chính phủ, các trái phiếu
bảo lãnh của Chính phủ, các trái phiếu phát triển đất đai (Land Development Bonds).
1.3.4.2. Hoạt động thị trường mở
BOK hiện nay có hai công cụ cho hoạt động thị trường mở: Trái phiếu ổn định
tiền tệ (MSBs) và các nghiệp vụ thị trường mở, bồm hai hình thức là các giao dịch
mua- bán hẳn và các hợp đồng mua lại (Repos).
*Đối với MSBs:
Hiện nay, BOK sử dụng hai hình thức là đấu thầu hoặc bán trực tiếp MSBs.
Mức lãi suất trên một MSB được đưa ra bởi đấu giá cạnh tranh được áp dụng bình
đẳng cho tất cả các tổ chức ký nhận trong phương thức đấu giá kiểu Hà Lan, trong khi
đó, lãi suất bán trực tiếp được xác định tại một mức độ cạnh tranh lãi suất thấp hơn để
khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính trong việc trả giá thầu
cạnh tranh. Trên thực tế, BOK thông báo cho các bên tham gia đấu thầu MSBs như
các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, thông qua
mạng BOK- wire vào thứ 5 hàng tuần, cuộc đấu thầu diễn ra vào lúc 2 p.m ngày thứ 6
cùng tuần đó bởi việc trả giá thầu qua mạng điện tử. Ngân hàng cũng thông báo giá
trúng thầu vào ngày thứ 2 của tuần tiếp theo.
Có 11 loại kỳ hạn cho MSBs từ 14 ngày đến 2 năm: 14 ngày, 28 ngày, 63 ngày,
91 ngày, 140 ngày, 182 ngày, 364 ngày, 371 ngày, 392 ngày, 546 ngày và kỳ hạn 2
năm. Trong đó MSBs kỳ hạn 2 năm và 91 ngày được phát hành vào tuần thứ nhất và
thứ ba hàng tháng, kỳ hạn 364 ngày phát hành vào tuần thứ hai và kỳ hạn 182 ngày
phát hành vào tuần thứ tư. Tần xuất, quy mô phát hành MSBs hàng tuần được xác định
dựa trên các yếu tố như việc thanh toán MSBs, các điều kiện tiền tệ và dự trữ. Phương
thức bán trực tiếp được thực hiện vào các ngày thứ 6 khi cần thiêt. BOK xác định lợi
tức của MSBs với mức cao hơn lãi suất thị trường và các đối tác không phải đăng ký,
ai đến mua trước được mua trước. Các giao dịch liên quan đến MSBs đều thực hiện

theo hình thức ghi sổ. Giới hạn khối lượng phát hành MSBs do Hội đồng chính sách
tiền tệ xác định theo tỷ lệ % của M2, hiện nay mức trần này là 50% M2.
* Đối với các giao dịch chứng khoán tại OMO:
8
Các giao dịch này được chia thanh 2 hình thức là giao dịch mua, bán hẳn và các
hợp đồng mua lại (Repos).
Các Repos được sử dụng khi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng mang tính
tạm thời hoặc lãi suất ngắn hạn cần phải điều chỉnh, trong khi các giao dịch mua, bán
thẳng (và các MSBs) được sử dụng khi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng được xác
định là một hiện tượng cơ cấu (structủal phenomenon).
Trong các hình thức giao dịch OMO, hình thức bán thẳng (hút bớt vốn khả
dụng) ít được sử dụng vì nó có tác dụng tương tự như phát hành MSBs. Hình thức mua
thẳng (cung ứng vốn khả dụng) cũng ít được sử dụng do thủ tục phức tạp trong chuyển
nhượng sở hữu trái phiếu. Hơn nữa, vốn khả dụng cũng có thể được cung ứng thông
qua hình thức mua lại MSbs. Tuy nhiên, các giao dịch mua, bán thẳng các trái phiếu đã
được sử dụng thường xuyên hơn khi thị trường thứ cấp dành cho các trái phiếu này
hoạt động tích cực, hiệu quả hơn.
- Sự hoạt động của Repos:
Từ năm 1989, BOK đã phát triển các Repos như là một công cụ chính trong
hoạt động thị trường mở. Điều này là do hoạt động Repos không đòi hỏi một thị
trường thứ cấp thanh khoản (điều này rất quan trọng o Hàn Quốc vì thị trường thứ cấp
dành cho các trái phiếu chính phủ và trái phiếu bảo lãnh của Chính phủ chưa thực sự
phát triển), Vì vậy, các giao dịch trên OMO chủ yếu là các giao dịch Repos. Repos
thường được sử dụng để tinh chỉnh tính thanh khoản ngân hàng. Mặc dù các Repos có
thời hạn từ 1- 91 ngày, nhưng các thời hạn 10 ngày hoặc ngắn hơn được sử dụng nhiều
hơn. Nhìn chung, các Repos thời hạn 7- 15 ngày được sử dụng để hút bớt hoặc cung
cấp vốn khả dụng trong trường hợp dư thừa hoặc thiếu hụt không nhất thời (non
temporary), trong khi những Repos rất ngắn (1- 3 ngày) được sử dụng để điều tiết
những biến động hàng ngày về dự trữ của các ngân hàng.
Khi BOK phát hiện một xu hướng rõ rang thừa (thiếu) dự trữ, nó chọn Repos

dài hạn để thắt chặt (nới lỏng) dự trữ ngân hàng. Những Repos dai hạn hoạt động gọi
là “hoạt động chủ đạo”. Thông qua đó, ngân hàng có thể đưa ra tín hiệu rõ ràng cho
các tổ chức tài chính để họ có thể điều chỉnh dự trữ phù hợp trong kỳ hạn duy trì dự
trữ.
Repos ngắn hạn đang được triển khai thực hiện chủ yếu để giải quyết tạm thời
sự biến động dự trữ xuất hiện bất ngờ và khó tránh. Repos được thực hiện trên cơ sở
số tiền đấu thầu.
BOK bắt đầu các hoạt động Repos với các ngân hàng thương mại vào thang
12/1997, với các công ty chứng khoán vào thang 10/1997, và với các công ty đầu tư,
công ty tín nhiệm vào tháng 12/1997.
1.3.4.3. Phương pháp hoạt động
OMO được thực hiện thông qua quá trình đấu thầu cạnh tranh qua mạng BOK-
Wire và MSBs cũng được bán trao tay với các mức giá định trước thông qua trụ sở
chính hoặc các chi nhánh của BOK. BOK xác định mức giá (lãi suất) trước khi mời
thầu.
Trong trường hợp bán RePos, BOK sẽ bán trái phiếu cho các định chế tài chính
chào thầu với giá cao hơn (lãi suất thấp hơn). Phương pháp bán RePos này có lợi cho
các nhà thầu, và có tính đến một thực tế là các định chế tài chính ít có động cơ tham
9
gia đấu thầu bán RePos, do nếu tham gia đấu thầu thì dự trữ sẽ giảm khả năng cho vay
của họ.
Trong trường hợp mua Repos, BOK mua trái phiếu từ các định chế tài chính có
mức chào thấp hơn giá của BOK (lãi suất cao hơn). Đây được gọi là phương pháp cổ
truyền (Conventional method). Phương pháp mua Repos này đã được sử dụng khi tính
đến thực tế là BOK không cần phải tạo điều kiện thuận lợi khi các định chế tài chính
có nhiều động cơ tham gia đấu thầu mua Repos.
Trong trường hợp phát hành MSBs thông qua đấu thầu cạnh tranh, lãi suất
MSBs được áp dụng chung cho tất cả các giao dịch trúng thầu theo phương pháp Hà
Lan. Ngược lai, BOK lựa chọn phương pháp cổ truyền khi thực hiện thanh toán trước
hạn MSBs (về nguyên tắc, MSBs không được thanh toán trước hạn, việc thanh toán

trước hạn MSBs chỉ được thực hiện khi Hội đồng chính sách tiền tệ xét thấy cần thiết).
1.3.5. Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở thông thường:
Thủ tục Ngày Thời gian Chú thích
Dự báo dự trữ trong nửa
tháng
D-2
Sau khi thực
hiện dự trữ bắt
buộc của nửa
tháng
Kiểm tra các yếu tố dễ
bị thay đổi trong khu
vực chính phủ, các
định chế tài chính và
khu vực nước ngoài
Kiểm tra các yếu tố tác động
tới cung cầu dự trữ
D-1
Trong thời
gian làm việc
Dự báo dự trữ của ngân
hàng trong ngày làm việc
tiếp theo
D-1
Sau khi kết
thúc ngày làm
việc
Cân nhắc chênh lệch
giữa mức dự trữ được
dự báo trong ngày với

dự trữ bắt buộc, lãi
suất mục tiêu và các
yếu tố khác
Đánh giá xu hướng của thị
trường tài chính trong ngày
D 8: 30 – 9: 30
Quyết định và công bố các
công cụ, quy mô và số lần
điều chỉnh thanh khoản
” 9: 30 -10: 50
Quyết định mức lãi suất cho
phiên đấu thầu buổi sang
” 11: 00
Phát hành MSBs hoặc
các giao dịch RePos
dài hạn để điều chỉnh
Thực hiện mời thầu buổi
sang
” 11:10 – 11:20
Thông báo kết quả trúng ” 11: 40
10
thầu
Quyết định lãi suất cho
phiên đấu thầu buổi chiều
” 14: 50
Mời thầu buổi chiều ” 15: 00- 15:10
Thông báo kết quả trúng
thầu
” 15: 30
Trong trường hợp lãi

suất qua đêm dự kiến
dao động mạnh do sự
mở rộng khối lượng
thanh khoản dư thừa
hoặc thiếu hụt vì
những ly do không dự
kiến trước được
Quyết định điều chỉnh thanh
khoản khẩn cấp vào cuối
ngày nêú cần thiết và mời
thầu cạnh
16: 30
Chuyển chứng khoán và
thanh toán
” 16: 30 –17:00
- Quá trình đấu thầu phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ MSBs của BOK:
Thủ tục Ngày Thời gian Chú thích
Dự báo dự trữ ngân hàng
trong dài hạn
D-1 trong giờ làm
việc
Tính đến triển vọng dự
trữ nửa tháng, lượng
tiền hàng tháng và
hàng quý
Quyết định về khối lượng và
thời gian của MBSs có thể
phát hành
D Khoảng 10:00
Thông báo mời thầu ” Khoảng 10: 30

Quyết định về lãi suất của
MBSs
” Khoảng 11:00 Tính đến lợi tức trái
phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, giấy
nhận nợ tài chính,
chứng chỉ tiền gửi và
diễn biến tỷ giá hối
đoái
11
Mời thầu cạnh tranh ” 11: 00 – 11:40
Thông báo kết quả trúng ” 11: 40 Thông báo tổng khối
lượng và lãi suất trúng
thầu thông qua các
phương tiện
Phát hành MBSs và thanh
toán
D + 2 16: 30 – 17:00 Phát hành MBSs bằng
cách đăng ký qua
mạng BOK- Wire theo
hình thức ghi sổ
12
Sau khi tiến hành các giao dịch OMO, BOK kiểm tra xem kết quả của hoạt động trên thị
trường có phù hợp với ý định của mình không và xác định xem có cần phải thực hiện các hoạt
động bổ sung hay không. Do dự đoán của BOK về dự trữ của các ngân hàng thường có sai số,
nên việc theo dõi sát sao phản ứng của các thành viên thị trường là rất cần thiết và quan trọng
để kiểm tra tính chính xác của dự đoán và thực hiện các hoạt động bổ sung khi cần. Vào cuối
ngày làm việc, BOK đánh giá hoạt động trong ngày và sửa đổi con số dự đoán về dự trữ của
các ngân hàng trên cơ sở các thông tin có được trong ngày làm việc này.
1.4. Đánh giá tác động của nghiệp vụ thị trường mớ tới nền kinh tế Hàn Quốc

Công cụ của hoạt động thị trường mở
( Cơ sở số dư bình quân, nghìn tỷ won, % )
2009 2010 2011 Jan.~Nov.2012
Số dư tài khoản MSBs
1)
152.0
<62.5>
161.9
<67.2>
166.2
<70.6>
162.2
<67.9>
Hợp đồng
mua lại
Doanh thu
2)
13.3
<100.0>
12.7
<100.0>
13.1
<99.6>
14.7
<77.2>
Khối lượng
mua
2.8 1.8 1.3 -
Số dư tài khoản MSAs - 0.4 3.3 6.8
1) <> Trái phiếu MSBs thời hạn 2 năm.

2) <> Trái phiếu MSBs thời hạn 7 ngày.
Mặc dù thị trường đã ghi nhận một sự tăng liên tục trong số dư tài khoản MSB từ năm
2009 ở mức 152 ngìn tỉ won đến mức 166.2 nghìn tỉ won năm 2011, nhưng trong giai
đoạn từ tháng một đến tháng Mười Một năm 2012 tài khoản MSB (trái phiếu ổn định thị
trường tiền tệ) đã được phát hành và đang được rất quan tâm có số dư bình quân giảm 4
nghìn tỉ so với năm 2011 và giữ ở mức 162.2 nghìn tỉ won,. Trong đó, MSB với thời hạn
2 năm chiếm 67,9%; MSB với thời hạn 1 năm, chiếm 16,5% ; MSB với thời hạn 182
ngày chiếm 3,8%; và MSB với thời hạn 91 ngày chiếm 9,6%.
Đối với doanh thu từ hợp đồng mua lại, con số này tăng giảm qua từng năm. Năm 2009,
doanh thu bán RP là 13.3 nghìn tỉ won nhưng đến năm 2010 giảm chỉ còn 12.7 nghìn tỉ
won. Sau đó, mức doanh thu này tăng ở mức 13.1 nghìn tỉ won vào năm 2011, còn trong
giai đoạn từ tháng một đến tháng Mười Một năm 2012, doanh thu bán RP (hợp đồng mua
lại) đạt 14,7 nghìn tỷ won, chủ yếu là tạo ra từ doanh số bán của RP 7 ngày (77,2%). Thị
trường không thực hiện bất kì giao dịch mua RP nào trong giai đoạn này của năm 2012
13
trong khi khối lượng mua RP các năm trước 2009, 2010, 2011 lần lượt là 2.8nghìn tỉ
won, 1.8 nghìn tỉ won, 1.3. nghìn tỉ won.
MSA là tài khoản ổn định thị trường tiền tệ mà được sử dụng từ năm 2010 với số dư khá
khiêm tốn 0.4 nghìn tỉ, nhưng sau đó tài khoản này được sử dụng khá tích cực và số dư
bình quân đã tăng nhanh chóng đạt ở mức 6.8 nghìn tỉ won trong giai đoạn mười một
tháng đầu năm 2012.
2. So sánh với cấu trúc của Việt Nam.
Hàn Quốc Việt Nam
Thời điểm bắt
đầu được áp
dụng
Tháng 11/1961 12/7/2000
Các đơn vị
thực hiện
- Vụ các chính sách tiền tệ: lập

kế hoạch về nghiệp vụ thị
trường mở.
- Vụ thị trường tài chính (phòng
nghiệp vụ thị trường mở): thực
thi các hoạt động thị trường mở
hàng ngày.
- Ban điều hành nghiệp vụ thị
trường mở: lập kế hoạch và
quyết định thực thi các hoạt
động thị trường mở.
- Các phòng, bộ phận liên quan:
triển khai những nghiệp vụ mới
phục vụ cho nghiệp vụ thị
trường mở.
Các thành phần
tham gia thị
trường
- Ngân hàng Hàn Quốc (BOK).
- Các định chế tài chính được
BOK lựa chọn.
- Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Các tổ chức tín dụng được
thành lập và hoạt động theo luật
các tổ chức tín dụng và đáp ứng
đủ các điều kiện theo quy định.
Hàng hoá trên
thị trường
- Trái phiếu ổn định tiền tệ
(MSBs) do BOK phát hành

gồm: Trái phiếu chiết khấu và
trái phiếu coupon.
- Chứng khoán sử dụng gồm:
Trái phiếu chính phủ, các trái
phiếu bảo lãnh của chính phủ,
các trái phiếu phát triển đất đai.
- Tín phiếu kho bạc.
- Tín phiếu NHNN.
- Trái phiếu kho bạc.
- Trái phiếu đầu tư do NHTW
thanh toán.
- Công trái.
- Trái phiếu công trình TW.
- Các loại GTCG khác do Thống
đốc quy định.
Tần suất giao
dịch
- Giao dịch hàng ngày.
Riêng với MSBs, thực hiện đấu
- Mỗi tuần 3 phiên vào thứ hai,
thứ tư và thứ sáu.
14
thầu vào thứ ba hàng tuần, thực
hiện bán trực tiếp vào các ngày
thứ sáu khi cần thiết.
Phương thức
hoạt động
- Sử dụng phương thức mua
bán trực tiếp: Mua bán hẳn và
các hợp đồng mua lại.

- Sử dụng phương pháp đấu
thầu.
- Sử dụng phương thức mua bán
trao tay: Mua bán hẳn và giao
dịch có kỳ hạn.
- Sử dụng phương thức đấu thầu.
Phương thức
đấu thầu và xét
thầu
- Các nghiệp vụ được thực hiện
thông qua đấu thầu cạnh tranh
qua mạng BOK-Wire.
- BOK sử dụng phương pháp
xét thầu thống nhất trong
trường hợp bán các thoả thuận
mua lại hoặc phát hành trái
phiếu ổn định tiền tệ.
- BOK sử dụng phương pháp
đấu thầu riêng lẻ trong trường
hợp mua các thoả thuận mua lại
hoặc thanh toán trái phiếu ổn
định tiền tệ trước hạn.
- NHNN chủ yếu sử dụng
phương thức đấu thầu lãi suất.
- NHNN áp dụng phương thức
xét thầu thống nhất và phương
thức xét thầu riêng lẻ trong các
phiên giao dịch nghiệp vụ thị
trường mở trong từng thời kỳ
khác nhau.

Trên đây chỉ là phân tích chủ quan về những biến động điển hình của nền kinh tế Hàn
Quốc trong những mốc thời gian, thời điểm nhất định và những hành động của NHTW
Hàn Quốc sử dụng OMO để tác động lên nền kinh tế mà chúng tôi thấy nó phát huy tác
dụng một cách rõ ràng nhất. Có thể còn có rất nhiều thời điểm mà NHTW sử dụng OMO
một cách hiệu quả hơn nhưng ở đây chỉ đưa hai ví dụ điển hình mà chúng em đã nghiên
cứu để chứng minh vai trò quan trọng của OMO tác động tới nền kinh tế như thế nào.
15

×