Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đại cương tâm thần học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.04 KB, 22 trang )

đạI CƯƠNG tâm thần học
1
1. kháI niệm về sức khoẻ tâm thần
- Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là
một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì
cần phải có một chất lợng nuôi sống tốt, có đợc sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trờng
xung quanh và môi trờng xã hội (Nguyễn Việt - 1999). Nh vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng
đồng là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt đợc niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của ngời khác.
3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trớc mọi tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất cân bằng, căng
thẳng.
(R. Jenkins; A. Culloch và C. Parker Tổ chức Y tế thế giới - 1998)
2. phân loại các rối loạn tâm thần theo ICD 10.
Bảng phân loại gồm các chơng mục mã chẩn đoán sau:
F00 - F09: Các rối loạn tâm thần thực tổn
Bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng
Nhìn tổng quát phần này
F00 Mất trí trong bệnh Alzheimer.
F01 Mất trí trong bệnh mạch máu.
F02 Mất trí trong các bệnh lý đợc xếp loại ở chỗ khác.
F03 Mất trí không biệt định.
F04 Hội chứng quên thực tổn, không do rợu và các chất tác dộng tâm thần khác.
F05 Sảng không do rợu và các chất tác động tâm thần khác.
F06 Các rối loạn tâm thần khác do tổn thơng não và rối loạn chức năng não và bệnh cơ thể.
F07 Các rối loạn hành vi và nhân cách do bệnh lý não, tổn thơng não và rối loạn chức năng
não.
F09 Rối loạn tâm thần triệu chứng hoặc thực tổn, không biệt định.
F10 F19: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần: rợu,


thuốc phiện, cần sa, cocain, do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafein, các chất gây ảo
giác, thuốc lá, các dung môI dễ bay hơi.
F20-F29: Bênh tâm thần phân liệt ,các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tởng
F30-F39: Rối loạn khí sắc(cảm xúc)
F40-F48:Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể
Nhìn tổng quát phần này.
F40 Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ.
F41 Các rối loạn lo âu khác.
1
F42 Rối loạn ám ảnh nghi thức.
F43 Phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng.
F44 Các rối loạn phân ly (chuyển di).
F45 Các rối loạn cơ thề.
F48 Các rối loạn tâm căn khác.
F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp vơI các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể
F60-F69: Các rối loạn nhân cách và hành vi ở ngời thành niên
F70-F79: Chậm phát triển tâm thần
F80-F89: Các rối loạn về phát triển tâm lý
F99: rối loạn tâm thần không biệt định
3. những nguyên nhân đã gây ra các rối loạn tâm thần
1. Các nguyên nhân thực tổn.
Chấn thơng sọ não.
Nhiễm khuẩn thần kinh (Viêm não, giang mai thần kinh, ).
Nhiễm độc thần kinh (Nghiện các chất, nhiễm độc nghề nghiệp, ).
Các bệnh mạch máu não.
Các tổn thơng não khác (U não, teo não, xơ rảI rác, ).
Các bệnh cơ thể ảnh hởng đến hoạt động của não.
2. Các nguyên nhân tâm lý.
Chủ yếu các Stress tâm lý xã hội tác động vào các nhân cách có đặc điểm riêng, gây ra:
Các rối loạn tâm căn.

Các rối loạn liên quan đến Stress.
Các rối loạn dạng cơ thể.
3. Các nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thờng và phát triển tâm thần bệnh lý.
Chậm phát triển tâm thần.
Nhân cách bệnh.
4. Các nguyên nhân cha rõ ràng (hay các nguyên nhân nội sinh).
Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (Di truyền, chuyển hoá, miễn
dịch, cấu tạo thể chất, ) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần th ờng gọi là
nội sinh nh:
Bệnh tâm thần phân liệt.
Rối loạn cảm xúc lỡng cực.
Động kinh nguyên phát.
4. các nguy cơ về sức khoẻ tâm thần hiện nay
A. Các rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (TTN):
B.Tự sát (suicide)
C. Lạm dụng chất (Substance abuse)
D. Trầm cảm (Depression)
5. triệu chứng và hội chứng tâm thần
- ảo tởng: tri giác sai lầm hoàn toàn về một sự vật có thật ở hiện tại
- ảo giác: tri giác nh thật về một sự vật không có thật
- Hoang tởng: ý tởng sai, bệnh nhân cho là mình đúng, giải thích chứng minh vẫn không hết ý tởng sai. Gồm:
hoang tởng bị hại, bi theo dõi, nghi bệnh
- ám ảnh: ý tởng sai, bn biết sai, đấu tranh xóa bỏ nhng không đợc, xuất hiện có tính chất cỡng bớc
- định kiến: ý tởng sai, không biết mình sai nhng kiên trì giải thích và chứng minh thì hết
Các rối loạn tâm thần thực tổn
I. Khái niệm chung
Rối loạn tâm thần thực tổn là những rối loạn tâm thần liên quan trực tiếp đến những tổn thơng
thực thể não (u não, viêm não, thoái hoá ) hay những bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm
trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá ) ảnh hởng đến chức năng hoạt động của não bộ.
Rối loạn tâm thần thực tổn phát sinh và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ

thuộc vào mức độ tổn thơng nặng nhẹ và vị trí tổn thơng thực thể não cục bộ hay lan toả.
Rối loạn tâm thần thực tổn liên quan đến tất cả các chuyên khoa lâm sàng khác, thể hiện mối
liên quan không thể chia cắt giữa cơ thể và tâm thần. Đòi hỏi các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần
cần phải có kiến thức vững vàng về bệnh học cơ thể chung, kể cả các thầy thuốc đa khoa cũng cần có
những kiến thức cơ bản về tâm thần học để trong thực hành chủ động phát hiện can thiệp sớm toàn
diện có hiệu quả.
Đặc điểm tiến triển hay thoái triển của rối loạn tâm thần thực tổn tuỳ thuộc vào nhân tố nằm
bên dới (bệnh cơ thể, tổn thơng não).
II. biểu hiện lâm sàng
Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thơng và các giai đoạn phát triển của bệnh cơ bản (tại não hoặc
ngoài não), biểu hiện lâm sàng thờng chia làm hai loại: cấp và muộn (hoặc kéo dài).
1. Rối loạn tâm thần thực tổn cấp
Rối loạn tâm thần thực tổn cấp thờng đợc biểu hiện bằng các hội chứng tâm thần sau:
1.1. Các hội chứng rối loạn ý thức
Rối loạn tâm thần thực tổn cấp thờng diễn ra với tình trạng rối loạn ý thức u ám, mê sảng, mê
mộng, lú lẫn, hoàng hôn, hoặc bán hôn mê, hôn mê. Ngời bệnh rối loạn các năng lực định hớng, hoạt
động tâm thần bị chậm lại, ý thức bị trống rỗng, tri giác sự vật và hiện t ợng chung quanh không rõ
ràng, khó đầy đủ. Nét mặt thờ ơ, bàng quan, lờ đờ. Trong những trờng hợp nặng, ngời bệnh mất khả
năng phản ứng với môi trờng chung quanh, giảm hoặc mất các phản xạ thần kinh, xuất hiện nhiều rối
loạn thần kinh thực vật nội tạng trầm trọng.
1.2. Kích động giống động kinh
thờng trong trạng thái mù mờ ý thức ngời bệnh có kích động giống động kinh. Kích động mãnh
liệt mang tính chất xung động, vùng bỏ chạy trốn ngời truy hại mình. Kèm theo ngời bệnh sợ hãi, la
hét, vẻ mặt hoảng hốt lo âu. Trạng thái này diễn ra trong một thời gian ngắn rồi đột nhiên chấm dứt.
1.3. Rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakop nhất thời)
rối loạn trí nhớ trong rối loạn tâm thần thực tổn thờng xuất hiện sau chấn thơng sọ não, biểu
hiện rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra (rối loạn trí nhớ gần) do ghi nhận kém và dẫn đến mất
định hớng do quên. thay vào chỗ quên có thể có bịa chuyện. Rối loạn trí nhớ chỉ xuất hiện nhất thời và
có khả năng hồi phục đợc.
1.4. Giảm sút trí tuệ

ngời bệnh khó tập trung chú ý, định hớng chung quanh không đầy đủ dẫn đến khó khăn để
lĩnh hội kiến thức mới. Sự suy yếu về t duy và năng lực phán đoán suy luận giảm sút nên khả năng tính
toán học tập sút kém. Trong một số trờng hợp ngời bệnh có sự suy thoái về tính kiềm chế cảm xúc,
cảm xúc không ổn định hoặc kích thích giận dữ hoặc bàng quan vô cảm. ngời bệnh không thể giải
quyết những công việc trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân.
2. Rối loạn tâm thần thực tổn muộn (hoặc kéo dài)
Khi có sự kết hợp với các hoàn cảnh bất lợi, một số bệnh cơ thể có thể trở nên mạn tính, hoặc
tuỳ theo mức độ phát triển của bệnh cơ bản, hội chứng rối loạn ý thức đợc thay thế bằng các hội chứng
quá độ diễn biến không có rối loạn ý thức. Trong những trờng hợp nh vậy gọi là rối loạn tâm thần thực
tổn muộn hoặc kéo dài.
biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng, hội chứng nh ảo giác - hoang tởng, trầm cảm -
hoang tởng, hng cảm, lo âu, và trong trạng thái cuối có hội chứng tâm thần thực tổn với sự biến đổi
nhân cách đáng kể.
2.1. Hội chứng ảo giác - hoang tởng
Trong rối loạn tâm thần thực tổn kéo dài thờng gặp các hoang tởng bị theo dõi, hoang tởng
liên hệ hoặc bị hại, kèm theo ảo giác và ảo tởng lời nói. Trong một số trờng hợp, trạng thái này có thể
phát triển thành hiện tợng tâm thần tự động, hoặc có thể mất đi khi thay đổi hoàn cảnh. Một số trờng
hợp khác có thể chuyển thành trạng thái vô cảm.
2.2. hội chứng trầm cảm - hoang tởng
hội chứng đợc đặc trng là hoang tởng bị tội. Ngời bệnh buồn rầu, chán nản lo âu với sợ hãi,
kèm theo trạng thái mệt mỏi suy nhợc.
2.3. hội chứng trầm cảm
hội chứng trầm cảm trong rối loạn tâm thần thực tổn kéo dài mang tính chất không điển hình.
Ngời bệnh trầm cảm kèm theo kích thích vật vã, lo âu, bối rối lặp đi lặp lại một vài lời, vài câu. khi bệnh
cơ bản nặng lên, trạng thái trầm cảm chuyển thành trầm cảm hoang tởng.
2.4. hội chứng hng cảm
ngời bệnh vui vẻ, tăng hng phấn vận động, kèm theo trạng thái kích thích suy nhợc. Trong một
số trờng hợp, khi hng cảm phát triển với đỉnh cao có thể chuyển sang hng cảm lú lẫn.
2.5. hội chứng tâm thần thực thể
hội chứng này đợc hình thành ở giai đoạn cuối của rối loạn tâm thần thực tổn, sự xuất hiện từ

từ và ngày một nặng. Đây là trạng thái cuối cùng, có tác giả gọi là hội chứng n o tổn thã ơng vĩnh viễn -
biểu hiện sự suy yếu chung về mặt tâm thần: trí nhớ rối loạn, trí năng suy yếu, cảm xúc không ổn định.
+ Trí nhớ: khả năng ghi nhớ và chú ý giảm sút, đãng trí, hồi ức kém các sự kiện quá khứ gần.
+ Trí năng: rối loạn các năng lực định hớng, ngời bệnh ngây độn, khó lĩnh hội, giảm khả năng phán
đoán và suy luận, liên tởng chậm, các hiểu biết cũ bị mất dần.
+ cảm xúc không ổn định và dễ thay đổi, nôn nóng, giận dữ
ngời bệnh t duy nghèo nàn, mất hứng thú với những công việc trớc đây, ăn mặc trở nên cẩu
thả, không chú ý đến vệ sinh thân thể. Cuối cùng, khi hội chứng tâm thần thực tổn nặng hơn ngời bệnh
biến đổi nhân cách trầm trọng và trở nên sa sút tâm thần.
iii. các nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần thực tổn
1. Tổn thơng ở n oã
chấn thơng sọ não, tai biến mạch máu não, xơ vữa mạch não, u não, viêm não, viêm màng
não, thoái hoá não (Alzheimer, Pick, Creutzfeldt Jacob ).
2. các nguyên nhân ngoài n oã
* Các bệnh cơ thể không nhiễm khuẩn
+ viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính
+ Xơ teo gan cấp, thoái hoá gan - não (bệnh Wilson)
+ Suy thận tăng urê huyết
+ Suy tim, nhồi máu cơ tim
+ bệnh thiếu máu ác tính
+ bệnh luput ban đỏ hệ thống
+ bệnh suy dinh dỡng, thiếu vitamin PP, vitamin B12
* Các bệnh nhiễm khuẩn
+ thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler)
+ sốt rét ác tính (thể não, thể phổi)
+ viêm phổi do virut, bệnh lao phổi
+ bệnh viêm gan siêu vi trùng
+ nhiễm trùng hậu sản
+ nhiễm HIV/AIDS
* Các bệnh nội tiết

+ bệnh Basedow (cờng giáp), bệnh suy giáp
+ bệnh Cushing, Addison
+ bệnh tiểu đờng
* Các nguyên nhân do nhiễm độc
+ nhiễm độc rợu mãn tính gây ra sảng rợu; hoang tởng, ảo giác do rợu, Korsakop do rợu
+ nghiện ma tuý
+ ngộ độc chì, thuỷ ngân, oxytcacbon, photpho, mangan
+ atropine, barbiturat, cafein, cyclodol
iV. đặc điểm chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn
Dựa vào 04 đặc điểm để xác định chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn:
1. bằng chứng có tổn thơng não, bệnh lý não hoặc cơ thể liên quan đến quá trình phát sinh
các triệu chứng, hội chứng loạn thần.
2. Tìm thấy mối liên quan về thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) giữa sự phát triển của bệnh
thực tổn nằm bên dới với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.
3. Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của
nguyên nhân thực tổn
4. Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân xen kẽ của hội chứng tâm thần (nh tiền sử
gia đình nặng nề về bệnh tâm thần phân liệt, hoặc bệnh lý do stress thúc đẩy).
V. nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần thực tổn
dựa vào 04 nguyên tắc cơ bản để điều trị rối loạn tâm thần thực tổn:
1. Điều trị nguyên nhân gây nên rối loạn tâm thần là chính, không nhất thiết phải chuyển sang
bệnh khoa tâm thần, nhất là các bệnh nhân bị bệnh cơ thể nặng. Trong trờng hợp cần thiết thì mời bác
sĩ chuyên khoa tâm thần hội chẩn để phối hợp điều trị tại chuyên khoa liên quan.
2. Chỉ chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khi rối loạn trầm cảm nặng có ý tởng và
hành vi tự sát mãnh liệt, kích động dữ dội, rối loạn hành vi tác phong nặng. Tuy nhiên vẫn cần phối
hợp với bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt căn nguyên.
3. Bệnh nhân rối loạn tâm thần thực tổn khả năng dung nạp thuốc kém, nên khi sử dụng các
thuốc hớng thần điều trị cần chú ý:
+ chọn loại thuốc ít gây ra tác dụng phụ và biến chứng về cơ thể, đặc biệt về tim mạch, gan
thận

+ chọn liều phải tăng dần từ thấp đến liều có hiệu quả phù hợp với từng cá thể.
+ cần theo dõi thờng xuyên chặt chẽ về cơ thể, thể dịch để tránh những tác dụng phụ và tai
biến do thuốc gây ra.
4. Đi đôi với điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng rối loạn tâm thần cần chú ý chăm sóc,
nuôi dỡng, nâng cao thể trạng, tăng cờng sức đề kháng của cơ thể nhằm hỗ trợ cho ngời bệnh chóng
hồi phục.
Trầm cảm
I. tổng quan.
1. Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh phức tạp, một hình thái phản ứng phức hợp tâm sinh học
làm thay đổi rất nhiều không chỉ những rối loạn đặc trng về tâm thần, mà còn những biến loạn rất lớn
về cơ thể, thần kinh nội tiết, mà những giả thuyết về vai trò của Cathechlamine trong đó có sự suy
giảm hoạt tính hệ thống Andrenalin làm giảm sự tâp trung của Noradrenalin, mất cân bằng Serotonin ở
một số vùng của đại não dẫn đến những biến đổi thần kinh nội tiết trong đó có vai trò trớc hết của hạ
khâu não, tuyến yên, giáp trang và thơng thận đã đợc nhiều tác giả trình bày nh M.D.Maskovki,
N.L.Andreva và cộng sự 1984, V.N.Xinhiki 1984.
2. N.A.Sartorins và A.S.Jablenski 1984 đã công bố có khoảng 3-5% nhân loại trên hành tinh
của chúng ta tức là khoảng xấp xỉ 200 triệu ngời đã lâm vào trầm cảm rõ rệt.
3. Nhiều nghiên cứu mới của Anh, Pháp, Mỹ và khu vực nêu tỷ lệ mắc trầm cảm trong đời
(Lifetime Prevalence) từ 15%-24%.
4. ở Việt Nam cha có công trình nghiên cứu nào lớn có hệ thống và chặt chẽ về phơng pháp,
nhng bằng tài liệu nghiên cứu 2 quần tập: một ở 1 xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, một ở một phờng
của thành phố Hà nội (khoảng 10.000 dân) với sự giúp đỡ của bộ câu hỏi CIDI kết hợp với khám trên
lâm sàng và các test sàng lọc CES, BECK cũng cho thấy tỉ lệ ngời mắc trầm cảm trong nhân dân xấp
xỉ 2-5% (Trần Viết Nghị, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Văn Siêm và cộng sự
1997).
II. nguyên nhân trầm cảm:
1. Trầm cảm căn nguyên thực tổn:
- Trầm cảm thực tổn ( do tổn thơng não, chấn thơng, lạm dụng rợu, nghiện ma tuý )
- Trầm cảm triệu chứng (do các bệnh cơ thể ngoài não) nh bệnh nội tiết: base dow, thiếu
vitamin B12 )

2. Trầm cảm nội sinh:
- Giai đoạn trầm cảm.
- Trầm cảm tái diễn.
- Trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lỡng cực.
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc, khí sắc chu kỳ )
- Trầm cảm trong rối loạn phân liệt cảm xúc.
3. Trầm cảm tâm sinh:
- Trầm cảm tâm căn.
- Trầm cảm trong rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)
- Rối loạn sự thích ứng.
III. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán.
1. Trầm cảm điển hình.
Đợc mô tả bằng sự ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần (Nguyễn Việt, 1982), biểu
hiện bằng:
1. Giảm khí sắc: bệnh nhân buồn, mất mọi quan tâm thích thú, tri giác xung quanh ảm đảm,
nhận cảm không thoải mái, đau đớn nặng nề trong lòng, nỗi buồn sinh thể , th ờng bi quan, không thể
cố gắng kể cả trong công việc tối thiểu trong lao động cả chân tay và trí óc.
2. Suy nghĩ chậm, thờng khó tập trung, giảm chú ý, liên tởng khó khăn, giao tiếp chậm chạp,
thờng lồng ý tởng xám hối, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trờng hợp kết tinh thành hoang tởng bị
buộc tội hoặc tự buộc tội là nguyên nhân dẫn đến tự sát, tử vong.
3. Bệnh nhân thờng giảm hoạt động, nằm ngồi một chỗ, không muốn và không thích tham gia
bất kể công việc gì, kể cả tự chăm sóc cá nhân kèm theo thờng lo âu, ám ảnh, nghi bệnh và thờng rối
loạn giấc ngủ: mất ngủ, thức giấc sớm, chán ăn đôi khi từ chối ăn uống dẫn đến suy kiệt rất nặng nề,
nếu không đợc điều trị.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán.
Dù ở mức độ nào điển hình, không điển hình, mức độ nặng, trung bình hay nhẹ, chẩn đoán
trầm cảm ở Việt Nam trong những năm gần đây đều đợc áp dụng các nguyên tắc chẩn đoán đã đợc
mô tả trong ICD.10.
Trong đó phải có triệu chứng đặc trng sau:
1. Khí sắc trầm.

2. Mất quan tâm thích thú.
3. Giảm năng lợng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ.
Và thờng có những triệu chứng phổ biến khác là:
1. Giảm sút sự tập trung và chú ý.
2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tin.
3. Có ý tởng bị tội, không xứng đáng.
4. Nhìn vào tơng lai ảm đạm, bi quan.
5. ý tởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
6. Rối loạn giấc ngủ.
7. Ăn ít ngon miệng.
- Khi trầm cảm nặng thờng có triệu chứng sinh học, trầm cảm đó là: sút cân (5% trọng lợng cơ
thể trong vòng 4 tuần), giảm dục năng, ít ngủ, thức giấc sớm, sững sờ.
- Ngoài ra trong lâm sàng ở Việt Nam còn sử dụng Test BECK để hỗ trợ chẩn đoán và theo
dõi trên lâm sàng và kết quả điều trị.
3. Mức độ trầm cảm
- Trầm cảm nhẹ: có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trng, có ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến, không
có triệu chứng sinh học của trầm cảm, và các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Trầm cảm vừa: có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trng, có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến, các
triệu chứng gây nhiều trở ngại cho hoạt động xã hội nghề nghiệp và sinh hoạt của bệnh nhân, các
triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Trầm cảm nặng: có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trng, có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến, bệnh
nhân hầu nh không tiếp tục duy trì công việc hoạt động xã hội. Khi trầm cảm nặng có thể có các triệu
chứng loạn thần nh hoang tởng, ảo giác kèm theo.
Ngoài ra trong thực hành tâm thần học còn chia thành:
- Trầm cảm có lo âu.
- Trâm cảm không có lo âu.
- Trầm cảm với triệu chứng cơ thể.
- Trầm cảm không theo các triệu chứng cơ thể.
IV. Các hình thái biểu hiện của trầm cảm trong thực hành đa khoa.
1. Trầm cảm suy nhợc (Trầm cảm uể oải)

Trên nền khí sắc giảm, biểu hiện nên vị trí hàng đầu là sự suy nhợc mệt mỏi, uể oải, bệnh
nhân cảm giác không còn sinh lực, mất thích thú không còn ham muốn thông thờng cả dục năng, thờ
lạnh nhạt với xung quanh, thiểu lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Tình trạng suy nhợc kéo dài là lý do tr-
ớc đây thờng lầm lẫn chẩn đoán là Tâm căn suy nh ợc Neurasthenie. Trầm cảm suy nh ợc là một
trạng thái lâm sàng hay gặp ở nớc ta.
2. Trầm cảm vật v .ã
Khi sắc giảm không kèm theo ức chế vận động, mà trái lại bệnh nhân thờng đứng ngồi không
yên, cầu xin, rên rỉ, than vãn về tình trạng khó ở của mình, tự phê phán bản thân, sợ hãi, hoảng sợ,
cầu cứu sự giúp đỡ kẻo những tai vạ khó lờng sắp xảy ra đối với bệnh nhân, ngời thân. Trong cơn xung
động trầm cảm có thể tự kết liễu nếu không đợc xử trí kịp thời. Trạng thái này cũng rất hay gặp trong
thực hành y học chung.
3. Trầm cảm mất cảm giác tâm thần.
Hình ảnh lâm sàng chủ yếu là bệnh nhân than vãn mình không còn cảm giác, không còn nhận
cảm đợc tình cảm của ngời thân, không còn biết đau buồn, vui sớng, mất phản ứng cảm xúc thích hợp.
Họ khẳng định rằng họ không có đợc cảm xúc gì, và đau khổ vì tình trạng đó. Hiện nay ít gặp
hơn trớc đây nhiều.
4. Trầm cảm với hoang tởng tự buộc tội.
Ngời bệnh tự quở trách mình rằng họ có nhiều khuyết điểm, có nhiều hành động xấu xa, đồi
bại, ăn bám, giả tạo. Bệnh nhân thờng sám hối về các tội và xin đợc trừng phạt. Trong một số trờng
hợp sai phạm trong ý tởng tự buộc tội có liên quan tới sự việc có thực. Nhng thờng bị thổi phồng lên
trong tình trạng bệnh lý, không thể giải thích đả thông đợc. Hay gặp trong thực hành tâm thần học.
5. Trầm cảm sững sờ.
Khi sắc trầm kèm theo ức chế vận động đến sững sờ, đôi khi không vận động có khi hoàn toàn
bất động rất dễ nhầm với sững sờ căng trơng lực.
6. Trầm cảm lo âu.
Trên nền khí sắc trầm, buồn rầu, kèm theo lo âu, bệnh nhân thờng lo âu với mọi chủ đề không
còn mang tính thời sự, lo lắng chờ đợi rủi ro, bất hạnh không gắn vào bất kỳ sự kiện nào đặt ra trong
đời thờng kèm theo nhiều rối loạn thực vật nội tạng nh vã mồ hôi đánh trống ngực, ớn lạnh rét run
Rất hay gặp trong thực hành tuyến cơ sở.
7. Trầm cảm với hoang tởng mở rộng.

Trầm cảm với hoang tởng phủ định rộng lớn. Bệnh nhân khẳng đinh rằng thế giới, vũ trụ đổ vỡ,
không tồn tại, bệnh nhân bị ngời ta ghép những lỗi nặng nề, cơ quan phủ tạng bị thối rữa, bệnh nhân
phải gánh chịu tội lỗi, sự tra tấn hàng nghìn năm. Bệnh nhân bị mất hết nhà cửa, gia đình và những ng-
ời thân thích. (Hội chứng Cotard). Tình trạng này ngay nay ít gặp trong thực hành tâm thần học.
8. Trầm cảm Paranoide.
Liên quan với trầm cảm, trong bệnh cảnh xuất hiện nhiều hoang tởng với nội dung khác nhau:
bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, hoang tởng liên hệ, bị buộc tội. Khi rối loạn có thể kèm theo rối loạn
ý thức kiểu mê mộng với nội dung trầm cảm kèm theo nhiều ảo giác thật hoặc giả với nội dung chê
bai, nói xấu, bình phẩm. Hay gặp trong thực hành ở các bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
9. Trầm cảm rối loạn cơ thể và thực vật.
Tình trạng bệnh đợc bệnh nhân kể ra ở vị trí hàng đầu là các rối loạn cơ thể thực vật nội tạng,
suy nhợc, loạn cảm giác bản thể nh: cơn đánh trống ngực, dao động huyết áp, ngoại tâm thu, vã mồ
hôi, chân tay lạnh, nôn, kèm ăn, sợ sệt Trong khi khí sắc biểu hiện không rõ, bệnh nhân không hề
than vãn buồn phiền.
ở một số khác lại biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể nh đau dai dẳng ở vùng ngực,
nghẹt thở, hụt hơi, chóng mặt rối loạn tiêu hoá, chán ăn. Những lời than vãn của bệnh nhân thờng dẫn
họ đến với nhiều loại thầy thuốc chuyên khoa khác nhau, nhng không phát hiện ra tổn thơng thực tổn
tơng xứng.
Vì không có những biểu hiện trầm cảm rõ rệt là lý do để nhiều tác giả gọi những biểu hiện này
là trầm cảm che đậy (Masked Depression). Trầm cảm không trầm cảm (Depression sans depression),
trầm cảm tơng đơng. Rất hay gặp trong thực hành ở các tuyến cơ sở.
10. Trầm cảm loạn cảm giác bản thể.
Trầm cảm với cảm giác khó chịu không xác định rõ ràng ơ các cơ quan, bộ phận khác nhau
trong cơ thể. Bệnh nhân thờng than vãn đầu óc nặng nề, cảm giác đặc sệt nh đất thó, bã đậu, hoặc
rỗng tếch, bị bóp thắt, làm cho bệnh nhân trở ngại t duy, khó khăn diễn đạt. Rất hay gặp trong thực
hành y học chung.
11. Trầm cảm ám ảnh.
Các hiện tợng ám ảnh đợc hình thành trên nền tảng trầm cảm với các nội dung ám ảnh sợ
khoảng trống, sợ chỗ rỗng, sợ lây bệnh, sợ tim ngừng đập và bệnh nhân bị chết đột ngột Th ờng có ở
những ngời có tính cách hoài nghi- lo âu. Rất hay gặp trong thực hành lâm sàng.

12. Trầm cảm nghi bệnh.
Trên nền khí sắc giảm bệnh nhân xuất hiện những cảm giác rất khó chịu khác nhau và từ đó
khẳng định rằng mình bị mắc một bệnh rất nặng không thể điều trị đợc. Vì lý do này bệnh nhân thờng
kiên trì đi tìm sự giúp đỡ của nhiều thầy thuốc, khám xét nhiều lần, nhiều chuyên khoa. Bệnh nhân th-
ờng đến muộn với chuyên khoa tâm thần sau nhiều năm theo đuổi điều trị ở các chuyên khoa khác mà
không hề tìm ra đợc một dấu hiệu nào về một bệnh lý cụ thể tơng xứng, và điều trị cũng không đạt kết
quả.
V. Nguyên tắc điều trị
1. Phát hiện đựơc sớm chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm (kể cả trầm cảm nhẹ,
trầm cảm che đậy).
2. Xác định đợc mức độ trầm cảm hiện có ở ngời bệnh (nhẹ, trung bình hay nặng).
3. Xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm phản ứng hay trầm cảm
thực tổn.
4. Nhận rõ trầm cảm có kèm theo những rối loạn thần khác hay không (hoang tởng, ảo giác,
căng trơng lực ).
5. Chỉ định sớm các thuốc chống trầm cảm (Antidepressants) biết chọn lựa đúng nhóm thuốc,
loại thuốc, liều lợng thích hợp với từng trạng thái bệnh, từng ngời bệnh.
6. Phải biết chỉ định kết hợp thích hợp các thuốc an thần kinh khi cần thiết tuỳ từng thể loại
trầm cảm.
7. Sốc điện (ECT) còn tranh chấp với thuốc trầm cảm trong các trờng hợp trầm cảm nặng có ý
tởng hành vi tự sát và những trờng hợp kháng thuốc.
8. Tránh sử dụng IMAO vì những biến chứng làm tái phát bệnh, vì IMAO không sử dụng kết
hợp với các thuốc hng thần khác và thờng gây biến chứng nguy hiểm khi phối hợp thuốc này không
đúng.
9. Đi đôi với sử dụng thuốc chống trầm cảm, thực hành tâm thần học còn sử dụng liệu pháp
hành vi (Behaviour therapie), liệu pháp nhận thức (cognitive therapie).
Bệnh tâm cn Histeria
I. Khái niệm
Hystérie là một thuật ngữ cổ (tiếng Hy Lạp là Matrice) có nghĩa là tử cung vì thời cổ xa ngời ta
thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan này và một số rối loạn tâm thần ở nữ. Hiện nay, thuật ngữ này dùng

để chỉ một loại bệnh tâm căn rất thờng gặp, bệnh này đợc gặp nhiều hơn ở nữ song cũng gặp ở nam
tuy với tỉ lệ thấp hơn. Bệnh gặp ở ngời trẻ nhiều hơn so với ngời già.
Hystérie xếp vào loại bệnh tâm căn, căn nguyên của bệnh là sang chấn tâm thần tác động vào
một ngời có nhân cách yếu với những đặc điểm tơng đối đặc biệt của nhân cách nh tính tăng biểu lộ
của cảm xúc, tăng tởng ý, tăng tính bị ám thị, phô trơng, muốn kéo sự chú ý của ngời khác vào mình
Bệnh tâm căn hysterie đợc biểu hiện bằng rất nhiều loại triệu chứng của các bệnh cơ thể và
tâm thần. Do vậy các bác sĩ đa khoa cũng nh chuyên khoa cần nắm chắc về bệnh này để chẩn đoán
phân biệt với các bệnh khác, giúp cho công tác điều trị đợc tốt hơn.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về bệnh căn và bệnh sinh của bệnh tâm căn Hystérie và do
vậy cách điều trị cũng đợc các tác giả đa ra khác nhau tuỳ theo quan điểm của họ về bệnh căn bệnh
sinh của bệnh.
Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, bệnh tâm căn hystérie đợc thay bằng các rối
loạn phân li. Thuật ngữ chuyển di cũng đợc sử dụng để chỉ các rối loạn của bệnh với sự giải thích là
những cảm xúc khó chịu gây ra do những vấn đề và những xung đột mà cá nhân không giải quyết nổi
thì chuyển thành các triệu chứng khác nhau. Rối loạn phân li cũng đợc coi là có nguồn gốc tâm sinh
nghĩa là bệnh có nguyên nhân tâm lí và xếp vào chơng F4 ( Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan
đến stress và dạng cơ thể), mã của bệnh là F44.
II. Triệu chứng lâm sàng
1 1. Các đặc điểm của nhân cách:
Tăng đòi hỏi về cảm xúc: Cảm xúc thái quá
Sự tăng biểu đạt và sự lỏng lẻo về cảm xúc:
- Tất cả những biểu hiện cảm xúc là sự sống động và lỏng lẻo.
- Có sự tăng nhạy cảm với những điều vui và các hẫng hụt.
- Các ứng xử gây sự chú ý của ngời khác
- Có tính chất kịch tính do sự tăng các biểu hiện và dáng vẻ nông cạn của các biểu hiện đó.
Sự tăng cao cuộc sống tởng tợng :
- Tăng hoạt động tởng tợng, xu hớng mơ mộng, nó có thể tràn ngập ý thức và làm rối loạn sự
nhận biết hiện thực, đôi khi gây nên bệnh lý bịa chuyện hoang đờng.
- Xu hớng tự tởng tợng tạo nên tính chất kịch tính.
2. Các triệu chứng cơ thể chuyển di Hystérie:

Mức độ quan trọng của nó không tơng quan với cờng độ rối loạn nhân cách.
2.1. Các biểu hiện cơ thể:
Có thể gặp các loại rất khác nhau. Hystérie có thể giả vờ tất cả các bệnh.
Cơn:
- Cơn co giật ( cơn vật v dẫy dụa) hysterieã : cơn giả động kinh. Có thể phân biệt với cơn
động kinh bằng những tính chất sau:
+ Lâm sàng:Thờng lên cơn lúc có ngời ở xung quanh
Biết trớc cơn và chuẩn bị t thế nằm hay ngã.
Cơn thờng kéo dài
ý thức không bị mất hoàn toàn
Sau cơn tỉnh táo ngay
Có thể cắt cơn bằng ám thị.
+ Nhân cách Hystérie:
+ Điện não: Không có các sóng bệnh lí của động kinh
+ Điều trị: có kết quả với các trị liệu tâm lí thích hợp và không đáp ứng với các thuốc kháng động
kinh
- Cơn kích động cảm xúc Hystérie: triệu chứng đa dạng nh cời, khóc, gào thét, nói linh tinh,
chịu sự ám thị trong cơn
- Cơn giả hôn mê: Không mất ý thức, còn chịu tác dụng của ám thị, không có các phản xạ
bệnh lí. Các dấu hiệu để xác định nh thở dài, mắt chơm chớp, hoàn cảnh xuất hiện sau sang chấn,
nhân cách Hystérie . Khám lâm sàng và cận lâm sàng không tìm thấy nguyên nhân thực thể.
Các biểu hiện kéo dài:
- Triệu chứng vận động: liệt một chi, hai chi, tứ chi, triệu chứng không đứng không đi, run tay
chân, gật đầu, lắc đầu, co rút, rối loạn thăng bằng
- Rối loạn cảm giác: mất cảm giác, dị cảm, tăng cảm giác
- Rối loạn giác quan: thị giác ( mù Hystérie), thính giác ( điếc Hystérie)
- Rối loạn ngôn ngữ: mất tiếng,nói khó, không nói (câm Hystérie)
- Rối loạn chức năng khác: nh nuốt, tiểu tiện, hô hấp, các rối loạn thần kinh thực vật
Tất cả các rối loạn này có những tính chất chung:
- Không tuân theo quy luật giải phẫu, sinh lý và bệnh lý

- Không liên quan đến các triệu chứng cơ thể mà ngời ta có thể mắc.
- Chỉ liên quan đến cuộc sống quan hệ
- Tuy nhiên nó có thể đợc liên hợp với một số rối loạn thực thể tạo nên gai kích thích làm cho
nó xuất hiện dễ dàng hơn, nhng nó không đủ để giải thích các triệu chứng đó.
2.2. Các biểu hiện tâm thần kết hợp:
- Tâm thần tràn ngập những biểu tợng.
- Có thể mất tri giác sáng sủa về cơ thể.
- Rối loạn nhân cách trầm trọng với kiểu Hystérie.
- Đòi hỏi đợc săn sóc.
- Hoặc trái lại quên các rối loạn
- Thờng sử dụng chuyển di để đạt đợc lợi lộc thứ phát: đợc vây quanh, chiều chuộng hoặc điều
khiển ngời khác.
- Nhng nó không thuộc về sự giả vờ. Chủ thể tin chắc rối loạn là có thực.
III. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định: Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, để chẩn đoán bệnh tâm căn
hystérie ( rối loạn phân li) cần phải có các tiêu chuẩn sau :
Lâm sàng :
- Nhân cách hystérie làm thành những nét ổn định .
- Các triệu chứng cơ thể chuyển di.
Không có bằng chứng của một rối loạn cơ thể nào có thể giải thích các triệu chứng
Bằng chứng có nguyên nhân tâm lí
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1. Hystérie và bình thờng:
Có nhiều mức độ giữa bình thờng và bệnh tâm căn
- Tăng cảm xúc đơn thuần
- Có một vài phản ứng hystérie kín đáo ở ngời hoàn toàn bình thờng.
- Xu hớng hystérie rõ ràng nhng với cờng độ thấp hơn so với bệnh tâm căn và ngời ta gọi nó là
nhân cách bệnh lý.
- Sự mở rộng các triệu chứng trong thời gian mắc bệnh thực thể.
2.2. Hystérie và các bệnh tâm căn khác

- Tâm căn ám ảnh gần nh đối lập với Hystérie với:
- Cảm xúc lạnh nhạt
- ít mối quan hệ
- ổn định và cứng nhắc của nhân cách
- Tâm căn ám ảnh sợ gần với Hystérie vì thờng có những ám ảnh sợ liên hợp với một nhân
cách Hystérie.
- Tâm căn lo âu có thể bao gồm nhiều loại nhân cách trong đó có nhân cách hystérie, ngời ta
gọi dạng liên hợp này là Hystérie lo âu.
2.3. Hystérie và tâm thể: Ngời ta phân biệt Hystérie chuyển di với:
Các rối loạn tâm thể bởi:
- Sự khác nhau giữa khu trú của rối loạn, rối loạn tâm thể liên quan đến nội tạng, trong khi
chuyển di liên quan đến hệ thống cảm giác vận động.
- Sự khác nhau giữa các triệu chứng tâm thần kết hợp, trong trờng hợp tâm thể là ức chế tởng ý,
t duy thao tác đơn thuần không có cảm xúc.
Nghi bệnh:
- Trong đó chủ thể phàn nàn về bệnh của mình, còn ngời bệnh Hystérie quên đi các triệu
chứng chuyển di của họ.
2.4. Hystérie và rối loạn cảm xúc.
- Tính chất kịch tính có thể gây nên một kích động hng cảm, nhng trong Hystérie nó không thái
quá và không có t duy phi tán.
- Với trầm cảm có thể đặt ra 2 vấn đề khác nhau.
- Hoặc là vấn đề chẩn đoán phân biệt giữa phụ thuộc về cảm xúc trong tâm căn hystérie và
trầm cảm.
- Hoặc là vấn đề chẩn đoán liên hợp: Trầm cảm trong thời gian mắc bệnh tâm căn Hystérie.
2.5. Hystérie và hội chứng hoang tởng.
Trong kiểu điển hình, sự phân biệt dễ bởi vì trong loạn thần có:
- Rối loạn nhận biết về thực tại.
- Không ý thức về bản chất bệnh lý của rối loạn.
- Rối loạn nhân cách: tự kỉ, thiếu hoà hợp.
Trong một số dạng Hystérie hoặc hoạt động tởng ý trở nên mạnh, ngời ta có thể gặp

những bệnh cảnh lâm sàng giống loạn thần:
- Trạng thái thứ phát, có thể có ảo giác.
- Trạng thái giả hoang tởng, gọi là loạn thần Hystérie
IV. Nguyên tắc điều trị.
1. Tâm lý trị liệu.
Có nhiều phơng pháp và thay đổi đa dạng tuỳ theo học thuyết và định hớng cá nhân của ngời
điều trị. Tâm lí trị liệu là liệu pháp điều trị chính. Trong trị liệu tâm lí, ngời điều trị cần chú ý đến thái độ
đối với bệnh nhân. Tránh hai thái độ, hoặc là xem thờng bệnh nhân, cho bn giả vờ bệnh, các triệu
chứng chỉ là chức năng, không nguy hiểm, không cần điều trị, hoặc là quá lo lắng, quá chiều chuộng
bn, cho bệnh của bn là quá nặng
Rối loạn nhân cách có thể đợc điều trị:
Với mục đích chữa triệu chứng, dùng th giãn, tâm lý trị liệu nâng đỡ.
Với mục đích thay đổi cơ cấu nhân cách, bởi:
- Điều trị hành vi tìm cách tạo nên một điều kiện hoá mới.
- Liệu pháp phân tâm: nhằm giải quyết các xung đột bên trong tâm thần.
Các triệu chứng chuyển di có thể đợc điều trị bởi:
Với mục đích điều trị triệu chứng, nhằm loại bỏ các triệu chứng:
- Liệu pháp hành vi, điều trị các triệu chứng chuyển di nh là điều kiện hoá bệnh lý mà cần phải
làm giảm đi và thay thế bằng một cái khác.
- ám thị, dới nhiều dạng khác nhau:
- Cách ly khỏi môi trờng gia đình.
- Loại bỏ các lợi lộc thứ phát.
Với mục đích điều trị bệnh căn: ngời ta có thể muốn tác động trên cơ chế tâm thần chịu trách
nhiệm về các triệu chứng chuyển di.
- Hoặc là nhận thức xung đột tâm thần và làm rõ các biểu tợng đã bị dồn nén (đó là mục đích
của liệu pháp phân tâm).
- Hoặc là tạo nên sự giải toả cảm xúc bị dồn nén. Phơng pháp này gọi là tẩy cải thiện hoạt
động tâm thần nhng không cho phép giải quyết các xung đột bên trong tâm thần.
Những phơng pháp khác nhau đợc thay đổi trong thời gian tiến triển của bệnh tâm căn, tuỳ vào:
- Những biểu hiện.

- Tình hống và hoàn cảnh sống của chủ thể.
2. Hoá dợc.
Các thuốc hớng thần chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong điều trị tâm căn hystérie.
Nó đợc sử dụng nh thuốc điều trị triệu chứng.
- Thuốc giải lo âu để chữa lo âu và làm giảm tính tăng cảm xúc.
- Thuốc chống trầm cảm, dùng trong trờng hợp có trầm cảm .
Rối loạn dạng cơ thể
I/ Đại cơng
Khái niệm: Rối loạn dạng cơ thể là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể với những yêu cầu
dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu
chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể.
Rouillon và cộng sự nghiên cứu trên 1356 bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể đã ghi nhận đợc các
triệu chứng nh sau: suy nhợc, choáng váng, nhức đầu, đau bụng, hồi hộp, đầy hơi, lợm giọng, chóng
mặt, đau khớp, buồn ngủ, đau ngực, khó nuốt, khó thở, ớn lạnh, táo bón, nôn mửa, ngứa, tiêu chảy,
khó tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt v.v Các triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể đa dạng và phong
phú.
Các chuyên gia y học gắn cho các hội chứng này các tên khác nhau, nhng chúng có một điểm
hành vi chung là sự bận tâm về thực tổn và hành vi tìm kiếm sự chăm sóc.
Mặc dù y học đã đi đến xác nhận tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý trong bệnh tật, mâu
thuẫn về vấn đề này còn đợc chứng minh. Những ngời tìm đến thầy thuốc là do sự bận tâm dai dẳng
về bệnh tật. Đó là các hội chứng không có nguyên nhân thực tổn và đôi lúc cũng không tìm thấy căn
nguyên tâm lý. Việc chẩn đoán gặp khó khăn, vì vậy cần đánh giá tất cả các khía cạnh bao gồm hoàn
cảnh và hành vi bệnh lý của bệnh nhân.
Một số tác giả nhận thấy rằng trong những bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể có khoảng 1/2 số
bệnh nhân liên quan đến các yếu tố về nhân cách.
Quan niệm về rối loạn dạng cơ thể đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau. Hiện nay xu thế toàn
cầu hóa, sự cách biệt trong chẩn đoán các rối loạn tâm thần của các trờng phái khác nhau dần dần
thu hẹp lại. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Hiệp hội
tâm thần học Mỹ có bảng phân loại riêng: DSM-IV. Hai bảng phân loại cơ bản gần giống nhau, sự
khác biệt không lớn lắm.

Trong DSM-IV, các rối loạn dạng cơ thể có những thể loại lâm sàng nh sau: rối loạn chuyển di,
rối loạn đau, rối loạn cơ thể hóa, rối loạn dạng cơ thể không biệt định, nghi bệnh, rối loạn biến dạng cơ
thể.
Trong ICD-10, các thể loại lâm sàng của rối loạn dạng cơ thể (F45) đợc mã hóa nh sau:
F45.0: Rối loạn cơ thể hóa.
F45.1: Rối loạn dạng cơ thể không biệt định
F45.2: Rối loạn nghi bệnh.
F45.3: Rối loạn chức năng thần kinh dạng cơ thể.
F45.4: Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng.
F45.8: Rối loạn dạng cơ thể khác.
F45.9: Rối loạn dạng cơ thể, không biệt định.
II. Đặc điểm lâm sàng:
Bệnh nhân than phiền dai dẳng nhiều triệu chứng cơ thể khác nhau mà không tìm thấy một
giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể. Các triệu chứng có thể rất da dạng, phong phú; cũng có thể chỉ
tập trung vào một hoặc hai cơ quan, bộ phận nh: tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, thần kinh thực vật v.v
Ngời bệnh thờng xuyên đi khám bệnh, từ chuyên khoa nọ đến chuyên khoa kia mặc dù các xét
nghiệm đều âm tính và các thầy thuốc đã giải thích nhiều lần là không có bệnh cơ thể.
Nếu có bất kỳ rối loạn cơ thể nào, thì chúng cũng không giải thích đợc bản chất và phạm vi
của các triệu chứng hoặc sự đau khổ và bận tâm của bệnh nhân. Ngay cả khi các triệu chứng khởi đầu
và duy trì có mối quan hệ chặt chẽ với những sự kiện đời sống khó chịu hoặc với những khó khăn hay
những xung đột, bệnh nhân thờng chống lại những cố gắng muốn thảo luật về khả năng có nguyên
nhân tâm lý. Mức độ hiểu biết về mặt cơ thể hoặc về mặt tâm lý để có thể tìm ra nguyên nhân của các
triệu chứng thờng làm cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều bất toại và thất vọng.
Trong các rối loạn này, thờng có một mức độ hành vi gợi sự chú ý, đặc biệt có những bệnh
nhân tức giận vì đã thất bại là không thuyết phục đợc bác sĩ tin là bản chất bệnh mình chủ yếu là bệnh
cơ thể và cần đợc khám xét thêm.
Một số bệnh nhân quan tâm đến việc điều trị để làm giảm nhẹ các triệu chứng, nhng số khác
lại lo mình bị mắc một bệnh cơ thể, thờng là nặng, khó chữa nằm bên dới các triệu chứng hiện có, th-
ờng xuyên đi khám bệnh là để tìm cho bằng đợc bệnh cơ thể và không tin rằng mình không hề bị bệnh.
Có thể có các triệu chứng lo âu và trầm cảm rõ rệt trên nền tảng của sự đau khổ và bận tâm

dai dẳng về bệnh cơ thể.
III. Chẩn đoán :
1. Chẩn đoán xác định:
Chẩn đoán quyết định đòi hỏi tất cả những điều sau:
a) Bệnh nhân than phiền dai dẳng các triệu chứng cơ thể nhiều loại mặc dù kết quả âm tính
nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể.
b) Yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế để điều trị các triệu chứng hoặc để tìm một bệnh cơ
thể nằm bên dới các triệu chứng hiện có.
c) Bệnh nhân thờng dừng lại những cố gắng muốn thảo luận về khả năng có nguyên nhân tâm
lý.
d) Trầm cảm và lo âu thờng có và có thể biện minh cho sự điều trị đặc hiệu.
Cần loại trừ các rối loạn sau đây ra khỏi chẩn đoán: các rối loạn phân ly (F44.), hội chứng
Tourette (F95.2), chứng giật tóc (F63.3), rối loạn chức năng tình dục không do bệnh thực thể (F52.),
nói ngọng (F80.0), nhổ tóc (F98.4), cắn móng tay (F98.8), nói bập bẹ (F80.0) v.v
2. Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với:
a) Hoang tởng nghi bệnh: trong hoang tởng nghi bệnh ý tởng nghi bệnh thờng cố định, không
căn cứ vào thực tế, bệnh nhân còn tin rằng họ có vẻ bề ngoài khó coi hoặc dị hình, đôi khi có ảo giác
thô sơ, bệnh nhân thờng từ chối các biện pháp điều trị.
Trong rối loạn dạng cơ thể mặc dù niềm tin của bệnh nhân là dai dẳng và có vẻ ngợc với lẽ
phải, vẫn có thể thuyết phục ở một chừng mực nào đó trong một thời gian ngắn, bởi sự lập luận, trấn
an, sự khám nghiệm và nghiên cứu khác. Thêm vào đó việc có các cảm giác cơ thể khó chịu và đe
dọa có thể là cách giải thích đợc thừa nhận về mặt văn hóa đối với niềm tiên dai dẳng của bệnh nhân
về các bệnh cơ thể.
b) Rối loạn phân ly (chuyển di).
Rối loạn chuyển di đợc xếp vào các rối loạn dạng cơ thể trong DSM-IV, nhng trong ICD-10 đ-
ợc tách ra thành một mục riêng (F44.).
Trong rối loạn phân ly có các triệu chứng cơ thể có tính chất chức năng nh liệt, mù, câm, điếc,
rối loạn cảm giác v.v và cũng không tìm thấy bằng chứng của một bệnh cơ thể. Nhng có bằng chứng
về căn nguyên tâm lý rõ rệt, dới dạng kết hợp về thời gian với sự kiện gây sang chấn.
Trong rối loạn phân ly, thờng gặp những ngời có nhân cách nghệ sĩ yếu, dễ bị ám thị. Điều trị

bằng ám thị bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn, tuy nhiên dễ bị tái phát.
c) Giả bệnh:
Giả bệnh có các triệu chứng đợc thể hiện dới sự kiểm soát chủ ý (liên quan đến lợi ích vật chất
rõ rệt nh sự bồi thờng). Rối loạn giả tạo ở đây cũng không giải thích đợc về bằng chứng thực tổn. Th-
ờng liên quan đến các tranh chấp dân sự, đến các yêu sách đòi hỏi phải bồi thờng. Bệnh thờng đợc ổn
định sau một thời gian khi yêu sách đòi hỏi đợc thỏa mãn v.v
IV. Các thể loại lâm sàng:
1. Rối loạn cơ thể hóa (F45.0).
Các nét chính là các triệu chứng cơ thể nhiều loại, tái diễn, luôn thay đổi, chúng thờng có
nhiều năm trớc khi bệnh nhân đến thầy thuốc tâm thần. Các triệu chứng có thể qui vào một bộ phận
hay một hệ thống nào đó của cơ thể. Những triệu chứng phổ biến nhất là những cảm giác ở dạ dạy
ruột (đau, ói, ợ, nôn, buồn nôn v.v ), cảm giác da khác th ờng (ngứa, cháy bỏng, tê cóng, đau đớn
v.v ), cảm giác dây bẩn. Các phàn nàn về tình dục và kinh nguyệt cũng phổ biến.
Trầm cảm và lo âu thờng có và có thể biện minh cho sự điều trị đặc hiệu. Lạm dụng thuốc an
dịu và giảm đau thờng do quá trình dùng thuốc nhiều lần.
Tiến triển của rối loạn là mạn tính và giao động. Rối loạn phổ biến ở nữ nhiều hơn nam, và th-
ờng bắt đầu ở tuổi thành niên sớm.
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: chẩn đoán quyết định đòi hỏi tất cả những điều sau:
a) ít nhất 2 năm có những triệu chứng cơ thể nhiều loại và thay đổi mà không tìm thấy một giải
thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.
b) Dai dẳng từ chối lời khuyên của thầy thuốc rằng không cắt nghĩa đợc các triệu chứng chứng
về mặt cơ thể.
c) Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể qui vào bản chất của các
triệu chứng và hành vi đã gây ra.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với các rối loạn sau:
a) Các rối loạn cơ thể: phân biệt với các bệnh lý nội khoa nh xơ cứng rải rác, nhợc cơ, lupus
ban đỏ, AIDS, cờng giáp trạng, cờng đối giao cảm v.v
Cần phải khám lâm sàng và làm xét nghiệm để loại trừ. Nếu bệnh khởi phát ở bệnh nhân trên
40 tuổi, trớc tiên phải nghĩ đến nguyên nhân thực thể.
Cần lu ý rằng, những bệnh nhân có rối loạn cơ thể hóa kéo dài đều có khả năng phát triển

thành rối loạn cơ thể độc lập nh bất kỳ ngời nào cùng lứa tuổi.
b) Các rối loạn lo âu và trầm cảm:
Các rối loạn cơ thể hóa thờng kèm theo rối loạn lo âu và trầm cảm ở các mức độ khác nhau, vì
vậy cần phân biệt với rối loạn lo âu và trầm cảm.
Trong rối loạn lo âu và trầm cảm thì lo âu và trầm cảm đủ rõ rệt và dai dẳng và còn kèm theo
các triệu chứng khác của lo âu và trầm cảm. Điều trị bằng các thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm
cảm bệnh thuyên giảm rõ rệt.
c) Rối loạn nghi bệnh:
Trong rối loạn nghi bệnh các triệu chứng thờng chỉ tập trung vào một số hệ thống cơ quan nội
tạng, bệnh nhân chỉ bận tâm vào một số rối loạn dạng cơ thể và tin vào khả năng bị một bệnh cơ thể
nằm bên dới các triệu chứng hiện có. Bệnh nhân có khuynh hớng đòi hỏi đợc nghiên cứu để khẳng
định bản chất của bệnh nằm bên dới, trong khi đó sợ uống thuốc và tác dụng phụ của thuốc và tìm
kiếm sự trấn an bằng cách thờng xuyên đến khám tại các thầy thuốc khác nhau.
d) Các rối loạn hoang tởng:
Trong rối loạn hoang tởng nh các hoang tởng về cơ thể trong tâm thần phân liệt, hoang tởng
nghi bệnh trong các rối loạn trầm cảm có loạn thần v.v thì các triệu chứng cơ thể ít có tính chất cố
định hơn, tính chất lạ kỳ của những điều bệnh nhân tin là điển hình nhất của các rối loạn hoang tởng.
2. Rối loạn nghi bệnh (F45.2) :
Nét chính là một sự bận tâm dai dẳng vào khả năng mắc một hoặc nhiều rối loạn cơ thể nặng
và tiến triển. Bệnh nhân biểu hiện những lời phàn nàn dai dẳng về cơ thể hoặc sự bận tâm dai dẳng về
biểu hiện cơ thể của họ.
Sự chú ý thờng tập trung vào chỉ một hoặc hai cơ quan hoặc hệ thống cơ thể. Mức độ tin tởng
về sự có mặt của các rối loạn và việc nhấn mạnh vào một số rối loạn này hơn rối loạn khác thờng thay
đổi giữa các lần khám bệnh.
Trầm cảm và lo âu rõ rệt thờng có, có thể biện minh cho một chẩn đoán phụ. Rối loạn giấc
ngủ, khả năng lao động giảm sút dẫn đến thờng xuyên đi khám bệnh. Yếu tố tâm lý thờng là nhân tố
thúc đẩy, nhng cũng có khi không tìm thấy có sự liên quan đến các stress tâm lý. Các rối loạn xuất
hiện lần đầu tiên sau 50 tuổi hiếm gặp. Tiến triển của cả triệu chứng lẫn rối loạn chức năng hoạt động
thờng mạn tính và giao động. Phải không có các hoang tởng cố định về chức năng và hình dạng cơ
thể. Hội chứng này xẩy ra ở nam lẫn nữ, và không có đặc điểm gia đình đặc biệt (trái với rối loạn cơ thể

hóa). Trớc khi đến chuyên khoa Tâm thần bệnh nhân thờng đã trải qua nhiều năm khám và điều trị
trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc ở các chuyên khoa ngoài tâm thần.
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán :
Để chẩn đoán quyết định phải có cả hai điều sau :
a) Dai dẳng tin vào khả năng bị một bệnh cơ thể nặng nằm bên dới các triệu chứng hiện có,
mặc dù khám lâm sàng và làm xét nghiệm nhiều lần đã không chứng minh đợc điều đó, hoặc là bận
tâm dai dẳng cho là có dị hình hoặc biến dạng.
b) Dai dẳng từ chối lời khuyên và trấn an của thầy thuốc là không có bệnh cơ thể hoặc một sự
bất thờng nào bên dới các triệu chứng.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với :
a) Rối loạn cơ thể hóa : các triệu chứng đa dạng và thờng có khả năng biến đổi, còn trong
nghi bệnh thờng chỉ bận tâm vào một hoặc hai rối loạn dạng cơ thể và tin vào khả năng bị một bệnh cơ
thể nằm bên dới triệu chứng.
Trong rối loạn cơ thể hóa thờng xuyên đi khám bệnh để điều trị làm mất các triệu chứng. Còn
trong rối loạn nghi bệnh thờng xuyên đi khám bệnh là để tìm một bệnh cơ thể nằm bên dới các triệu
chứng.
b) Các rối loạn trầm cảm: nếu các triệu chứng trầm cảm đặc biệt trội lên và đi trớc sự phát
triển các ý tởng nghi bệnh thì rối loạn trầm cảm ấy có thể là nguyên phát.
c) Các rối loạn hoang tởng: những niềm tin trong rối loạn nghi bệnh không cố định nh hoang t-
ởng cơ thể trong tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm có loạn thần. Một rối loạn trong đó bệnh nhân tin
họ có vẻ bề ngoài khó coi hoặc dị dạng cơ thể đợc phân loại ở rối loạn hoang tởng (F22.) .
d) Các rối loạn lo âu và hoảng sợ : các triệu chứng cơ thể của lo âu đôi khi đợc suy diễn nh là
dấu hiệu của bệnh cơ thể nặng, nhng bệnh nhân thờng yên lòng nhờ những giải thích về tâm lý, và
những lời khẳng định không có bệnh cơ thể nào phát triển.
3. Loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể (F45.3).
Các triệu chứng đợc bệnh nhân trình bày nh thể do rối loạn cơ thể ở một hệ thống hoặc cơ
quan do sự kiểm soát của hệ thần kinh tự trị nh hệ tim mạch, hệ thóng dạ dày ruột, hô hấp, tiết niệu
sinh dục v.v
Các triệu chứng thờng chia làm 2 loại đợc bệnh nhân phàn nàn dựa trên các dấu hiệu khách
quan của hng phấn thần kinh tự trị, nh đánh trống ngực, ra mồ hôi, đỏ mặt và run. Loại thứ hai, đợc

đặc trng bằng các triệu chứng chủ quan và không đặc hiệu hơn nh cảm giác đau thoáng qua, cháy
bỏng, nặng nề, bị bó chặt, hoặc cảm giác sng phù hay căng da.
ở nhiều bệnh nhân có bằng chứng là có stress tâm lý, hoặc những khó khăn hay những vấn đề
hiện hành tỏ ra có liên quan với rối loạn đó.
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán :
Chẩn đoán quyết định đòi hỏi tất cả những điểm sau :
a) Triệu chứng hng phấn thần kinh tự trị nh đánh trống ngực, ra mồ hôi, run, đỏ mặt dai dẳng
và khó chịu.
b) Các triệu chứng chủ quan thêm vào đợc qui cho một cơ quan hoặc hệ thống đặc hiệu.
c) Bận tâm dai dẳng và đau khổ về khả năng có một rối loạn trầm trọng của một cơ quan hoặc
hệ thống đợc nêu ra, nhng không đáp ứng sự giải thích và sự trấn an nhiều lần của thầy thuốc.
d) Không có bằng chứng là có rối loạn đáng kể về cấu trúc hoặc chức năng của hệ thống hay
cơ quan đợc nêu.
Chẩn đoán phân biệt : cần phân biệt với :
a) Rối loạn lo âu lan tỏa : sự sợ hãi và lo âu báo trớc trong rối loạn lo âu lan tỏa và thiếu sự
bận tâm dai dẳng đối với các triệu chứng khác.
b) Rối loạn cơ thể hóa : các triệu chứng thần kinh tự trị có thể xẩy ra nhng không nổi trội lên,
cũng không dai dẳng so với nhiều cảm giác khác, và bệnh nhân cũng không dai dẳng coi các triệu
chứng ấy là của một cơ quan hoặc hệ thống đã nêu.
4. Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng (F45.4).
Than phiền đau đớn dai dẳng, trầm trọng và gây đau khổ mà không thể giải thích đầy đủ bằng
quá trình sinh lý hoặc rối loạn thực thể. Đau xẩy ra kết hợp với xung đột về cảm xúc hoặc những vấn
đề tâm lý xã hội đủ để cho phép kết luật chúng là nguyên nhân chính. Các loại đau thờng gặp là đau
thắt lng, đau đầu, đau mặt không điển hình, đau hông mạn v.v Kết quả là thờng làm tăng rõ rệt sự
ủng hộ và chú ý của cá nhân hoặc của y tế.
Đau có đặc điểm là không phù hợp với định khu giải phần của hệ thần kinh, thờng đã đến
khám nhiều thầy thuốc, đã sử dụng nhiều loại thuốc, thậm chí đòi đợc điều trị bằng phẫu thuật.
Đau không phải do cố ý tạo ra, không phải do rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm
thần khác gây ra.
Thờng gặp ở nữ nhiều hơn nam và thờng xuất hiện ở lứa tuổi 40 50 tuổi.

Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: chẩn đoán xác định đòi hỏi tất cả những điểm sau :
a) Than phiền dai dẳng đau đớn, trầm trọng và gây đau khổ mà không thể giải thích đợc bằng
quá trình sinh lý hoặc rối loạn cơ thể.
b) Đau thờng kết hợp với xung đột về cảm xúc hoặc những vấn đề tâm lý xã hội.
c) Đau không phải do một rối loạn tâm thần khác gây ra.
d) Thờng làm tăng rõ rệt sự ủng hộ và chú ý của cá nhân hoặc của y tế.
Chẩn đoán phân biệt : cần phân biệt với :
a) Đau do căn nguyên thực tổn.
Đau thực thể khi cha đợc chẩn đoán xác định có thể dễ dàngg trở thành hoảng sợ hoặc tức
giận, đa đến hành vi gợi sự chú ý nhng không dai dẳng hoặc không u thế hơn các phàn nàn khác.
b) Đau trong rối loạn trầm cảm :
Đau trong trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ẩn có triệu chứng đau nhng thờng kèm theo các
triệu chứng khác của trầm cảm. Đau không dai dẳng nh trong rối loạn đau dạng cơ thể, điều trị khỏi
bằng thuốc chống trầm cảm.
c) Đau có nguồn gốc tâm sinh (đặc biệt trong rối loạn phân ly ). Đau có nguồn gốc tâm sinh
có liên quan chặt chẽ đến sang chấn tâm lý, khi giải quyết đợc stress tâm lí thì đau giảm hoặc mất đi.
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý ám thị thì hết đau. Yếu tố nhân cách dễ bị ám thị, khác với bệnh
nhân rối loạn dạng cơ thể.
5. Rối loạn dạng cơ thể không biệt định (F45.1) .
Bệnh nhân phàn nàn về nhiều triệu chứng cơ thể, thay đổi và dai dẳng nhng không có đủ một
bệnh cảnh lâm sàng toàn vẹn và điển hình của rối loạn cơ thể hóa. Ví dụ, có thể thiếu ph ơng thức
phàn nàn mạnh mẽ và bi đát, các lời phàn nàn có thể tơng đối ít, tật chứng về kết hợp hoạt động xã hội
và gia đình có thể hoàn toàn không có.
Có thể có hoặc không có cơ sở để phán đoán căn nguyên tâm lý, nhng phải không có cơ sở
thực tế của các triệu chứng dùng làm chẩn đoán một bệnh tâm thần khác.
Chẩn đoán phân biệt nh đối với hội chứng đầy đủ của rối loạn cơ thể hóa.
V. Nguyên tắc điều trị.
1. Đánh giá và t vấn:
Tìm hiểu bệnh sử, nghiên cứu tìm bệnh lý thực thể, nghiên cứu tìm các yếu tố tâm lý xã hội và
bệnh tâm sinh, xem xét vai trò của nền văn hóa ảnh hởng lên bệnh cảnh lâm sàng. Dành cho bệnh

nhân một thời gian để họ kể bệnh một cách tờng tận. Giải thích và giáo dục cho bệnh nhân và những
ngời liên quan khác về các cơ chế của bệnh. Thỏa thuận một kế hoạch điều trị thống nhất với bệnh
nhân và những ngời khác có liên quan. Dự định duy trì một tiếp cận chặt chẽ, thống nhất do tất cả
những ngời chăm sóc sức khỏe tham gia.
Cần nhận thức rằng các triệu chứng của bệnh nhân là có thật. Họ không nói dối hoặc bịa ra.
Hỏi bệnh nhân về niềm tin (cái gì gây ra triệu chứng đó ?) và sự sợ hãi (nỗi lo sợ của họ là gì ?). Dựa
vào bệnh sử nội khoa và tâm thần, tiến hành làm các thăm dò thích hợp.
T vấn cho bệnh nhân và thuyết phục họ đến khám đều đặn đóng vai trò rất quan trọng.
An ủi bệnh nhân một cách hợp lý (ví dụ: đau bụng không có nghĩa là bị ung th). Khuyên bệnh
nhân không nên quá chú ý vào những lo lắng bệnh tật.
Thảo luận về những stress tâm lý liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng. Khuyến khích
bệnh nhân và tham gia các hoạt động mà họ thích. Bệnh nhân không cần chờ đến khi các triệu chứng
mất hết mới trở lại các hoạt động ngày thờng.
Đối với những bệnh nhân bị những triệu chứng dai dẳng hơn, những cuộc hẹn khám bệnh đều
đặn trong khoảng thời gian hạn chế có thể dự phòng đợc những lần phải đi khám cấp cứu.
2. Điều trị đặc hiệu:
Trớc hết làm việc với bệnh nhân và tạo ra sự giao tiếp cởi mở và có hiệu quả để đạt đợc các
mục đích. Kê đơn thuốc một cách thận trọng, dới sự giám sát, và ngừng thuốc khi không có hiệu quả.
áp dụng liệu pháp tâm lý khi có dự định.
a) Thuốc:
Thuốc men chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng. Điều trị thuốc đặc hiệu có lợi cho các
bệnh nhân lo âu hoặc trầm cảm. Tuy nhiên các bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể thờng nhạy cảm với
các tác dụng phụ. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI cần cho liều thấp. Các thuốc giải lo âu
(Benzodiazepin) chỉ nên dùng cho các chỉ định đặc biệt bởi vì có vấn đề lạm dụng thuốc. Tránh dùng
các thuốc giảm đau không cần thiết. Bệnh nhân có cờng giao cảm rõ rệt có thể dùng liều thấp thuốc
chẹn bêta nh Propranolol. Đau có khuynh hớng không đáp ứng thuốc, tuy nhiên, các khía cạnh quan
trọng của quản lý đau mạn tính không phải là thuốc mà là quản lý hành vi và tái thích ứng.
Trong các rối loạn cơ thể hóa mạn tính, đôi khi gợi ý dùng các thuốc chống loạn thần, tuy
nhiên cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc, nên tiến hành dới sự giám sát chặt chẽ, và ngừng thuốc
khi không có cải thiện tốt.

b) Liệu pháp tâm lý :
Liệu pháp tâm lý nhằm mục đích giúp bệnh nhân giải quyết các xung đột nội tâm hoặc tạo
cảm giác th dãn, giúp kiểm soát các triệu chứng cũng nh tình trạng lo âu.
- Liệu pháp tâm lý nhóm tạo ra những nâng đỡ và quan hệ xã hội cần thiết để giúp ngời bệnh
vợt qua những khó khăn về tâm lý.
- Các phơng pháp th dãn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng.
- Liệu pháp nhận thức : thảo luận với bệnh nhân về những niềm tin sai lệch, tránh củng cố
niềm tin sai lệch của họ, giúp ngời bệnh đơng đầu với các triệu chứng và từng bớc loại bỏ chúng, hớng
dẫn họ cách ứng phó với một bệnh mạn tính và chấp nhận chế độ điều trị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×