Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NCKH CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.82 KB, 6 trang )

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NCKH
CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM
Sinh viên Việt Nam năng động, sáng tạo, chủ động trong học tập và
nghiên cứu khoa học, với mong muốn áp dụng những công trình khoa học của
mình vào ứng dụng trong thực tế. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô
cùng cần thiết đối với sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đó là một
trong những hoạt động hữu ích nhằm giúp sinh viên làm rõ lý thuyết được học
trên giảng đường, nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề từ nóng bỏng nhất
đến cố hữu nhất. Thông qua nghiên cứu khoa học, sinh viên có cơ hội tiếp cận
và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một số vấn đề
của khoa học và thực tiễn, tiếp cận với những kiến thức mới; bày tỏ suy nghĩ,
quan điểm đối với những vấn đề mình thực sự quan tâm cũng như ước mơ hay
hoài bão của mình; rèn luyện khả năng tư duy, phát huy tính sáng tạo, năng
động thông qua sự định hướng và hướng dẫn của các giảng viên.
Hiện nay, số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên ngày càng tăng, đòi hỏi công tác chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học một cách toàn diện, tránh tình trạng các đề tài kém
chất lượng và không có khả năng ứng dụng vào thực tế. Giúp sinh viên tránh
khỏi những sai sót, tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn và hoàn thành quá
trình nghiên cứu khoa học với hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có một số thuận
lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
Do tuổi đời còn rất trẻ nên sinh viên rất ham học hỏi, tìm tòi, khám phá
cái mới. Với sự năng động, linh hoạt cũng như nhạy bén của tuổi trẻ, sinh viên
nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp đáp ứng
các nhu cầu đó.
PHẠM THỊ THANH HOA
1
Sinh viên có sự sáng tạo cao cộng với chất táo bạo sẵn có. Sự táo bạo


trong khoa học của họ bắt đầu với niềm say mê về một chủ đề nào đó, tiếp đó
lựa chọn chính xác một cơ sở nghiên cứu hoặc một người cố vấn và tìm ra bài
toán quan trọng cần giải quyết. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, lăn sả vào những
đề tài mới, khó nhưng có khả năng ứng dụng thực tế cao. Chính vì thế, họ trở
thành những người đi đầu phong trào trong áp dụng cái “mới” bài trừ xu hướng
“bảo thủ”, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo và những nhiệt huyết cháy bỏng
trong nhóm những người nghiên cứu đề tài khoa học.
Hiện nay, cùng với các nguồn tài liệu từ sách, báo, Internet, thì với sự
phát triển của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu trở nên dễ
dàng hơn với số lượng tài liệu ngày càng phong phú hơn. Ngoài ra, sinh viên
không ngừng trao đổi khả năng ngoại ngữ nên có trình độ ngoại ngữ khá tốt.
Bên cạnh việc nghiên cứu các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt, sinh viên còn tận
dụng, khai thác các nguồn tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Nhà trường dành sự quan tâm, chỉ đạo cũng như động viên, khuyến
khích, hỗ trợ cho những sinh viên nghiên cứu khoa học, xem đây là một trong
các hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của
Nhà trường. Giải quyết những khó khăn về kinh phí, quản lí nghiên cứu, hoàn
thiện chính sách khuyến khích sinh viên và cán bộ hướng dẫn tham gia hỗ trợ
sinh viên thực hiện đề tài.
Giảng viên hướng dẫn đóng một vai trò không kém phần quan trọng
trong sự thành bại đối với đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Họ là
những thạch sĩ, tiến sĩ nhiệt tình, có kinh nghiệm, trách nhiệm với vai trò là
những người định hướng và hướng dẫn sinh viên, theo sát sinh viên trong quá
trình thu thập tài liệu, xử lý thông tin… và là người tham định chất lượng bài
viết trước khi sinh viên chính thức nộp bài. Họ không ngừng học hỏi, tìm hiểu
và nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành những cá nhân xuất sắc có khả
năng và nhiều kinh nhiệm hơn.
Ngoài nhà trường, các tổ chức, các doanh nghiệp, cũng dành sự quan
tâm không nhỏ đến những đề tài nghiên cứu của sinh viên. Họ tài trợ cho các
đề tài, giúp sinh viên giải quyết vấn đề chi phí, giảm nhẹ gánh nặng trong

nghiên cứu khoa học và giúp hiện thực hóa những đề tài thành công của sinh
viên. Góp phần cải tạo tình hình kinh tế - xã hội, tăng thêm động lực cho những
sinh viên nghiên cứu khoa học.
PHẠM THỊ THANH HOA
2
Việc đẩy mạnh giao lưu nghiên cứu trong nội bộ các trường, giữa các
trường, khoa là các hội thảo chuyên môn được tổ chức định kỳ cho mọi thành
phần (giảng viên, sinh viên, những người quan tâm) – nội dung là việc báo cáo
các hướng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, dự án nghiên cứu, chia sẻ thông tin
hay trao đổi bình luận các bài báo khoa học mà báo cáo viên có thể là bất cứ ai.
Nó cũng là cơ hội cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm và phương pháp nghiên
cứu từ những người đi trước, cũng như tham gia vào các dự án nghiên cứu do
giảng viên thực hiện.
Ngoài nâng cao chất lượng đào tạo cho không sinh, bên cạnh các tiêu
chí về chất lượng nghiên cứu, bao gồm rèn luyện kỹ năng thực nghiệm, kỹ
năng mềm, mở rộng kiến thức môn học, thái độ làm việc, khả năng phát hiện
vấn đề thực tiễn, tiếp cận công nghệ mới, thực tập nghiên cứu… Sinh viên
được tiếp cận thiết bị công nghệ cao trong nghiên cứu khoa học, quan sát,
nghiên cứu và thực hành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiên cứu, có
điều kiện được làm việc trong những môi trường thực tế, tiếp xúc với nhiều
tình huống thực và làm việc độc lập với kỹ năng thành thạo.
Khó khăn:
Hiện nay, sinh viên vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc thực
hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn sinh viên đều chưa từng
thực hiện đề tài, trong đó, một bộ phận sinh viên thích làm những đề tài lớn mà
chưa hiểu rằng những đề tài nhỏ rất phù hợp với điều kiện của sinh viên và có
tính thực tế cao. Các thầy/cô từ gợi ý nội dung đề tài, đề cương, nội dung từng
chương, mục nhưng sinh viên vẫn chưa có sự chủ động trong việc thực hiện
một công trình nghiên cứu khoa học từ đầu đến cuối.
Sinh viên không có nhiều thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu

khoa học. Ngoài việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn phải đảm bảo việc
ôn luyện, thi cử và học tập trên giảng đường đại học nên phải chịu không ít
những áp lực. Chính vì thế, sinh viên thường thiếu thời gian cho việc tìm tòi,
nghiên cứu khoa học. Hiện nay, sinh viên chưa được trang bị tốt phương pháp
nghiên cứu nên hầu hết đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, làm gì và
muốn đạt kết quả nào, cho ai do thiếu phương pháp nghiên cứu khoa học.
Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sở hữu rất ít những điểm
sáng tạo, đột phá. Sinh viên sợ gặp phải những khó khăn, rủi ro trong quá trình
thực hiện, hoặc là thiếu sự tự tưởng vào bản thân hay không có đủ động cơ để
PHẠM THỊ THANH HOA
3
phát triển, gắn kết những điểm sáng tạo và kiểm chứng nó. Một bộ phận sinh
viên chưa thực sự tâm huyết với đề tài của mình, thụ động trong thực hiện
nghiên cứu khoa học, ít chịu tìm tòi, ngại nghiên cứu tài liệu, nhất là tài liệu
nước ngoài và không say mê thực hành trong phòng thí nghiệm, trải nghiệm
trong thực tế. Trong khi đó hoạt động nghiên cứu khoa học đòi hỏi sinh viên
phải chuẩn bị kiến thức sâu, kỹ năng tốt và thái độ làm việc nghiêm túc, có kỷ
luật cao. Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên thường bị
sự cạnh tranh rất lớn từ những giảng viên, những cá nhân có kinh nghiệm nên
đề tài của họ thường ít được lựa chọn.
Đối với giảng viên hướng dẫn, do thời gian diễn ra những đợt nghiên
cứu khoa học của sinh viên quá ngắn dẫn đến áp lực chỉnh sửa bài viết đối cho
sinh viên cộng với áp lực về việc giảng dạy nên bị hạn chế về thời gian theo
sát sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Giảng viên hướng dẫn chưa được sự
ghi nhận xứng đáng. Hơn thế nữa, sự không hợp tác, thiếu chủ động của một
số sinh viên tạo tâm chán nản, thiếu nhiệt tình trong giảng viên hướng dẫn.
Một bộ phận sinh viên thu thập những số liệu từ các nguồn đã có trên
mạng hay các tài liệu khác, tự nghĩ ra các số liệu sao cho hợp lý, hoặc tạo ra
các số liệu ảo thông qua một vài số liệu thực tế, nghiên cứu những gì “có sẵn”
để nhằm “hoàn thành đúng hạn” dẫn tới rất nhiều công trình sau khi nghiệm

thu đều được đóng bìa cứng xếp vào tủ kính. Chính vì thế, trình độ của sinh
viên nghiên cứu không được nâng cao, những đề tài không mang lại hiệu quả
gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
Hiện nay, nguồn kinh phí dành cho sinh viên để thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học là khá eo hẹp, thậm chí một số sinh viên phải tự bỏ tiền
túi ra để thực hiện các đề tài nghiên cứu mà chi phí cho hoạt động nghiên cứu
là rất lớn. Mặt khác, hầu hết sinh viên vẫn là những đối tượng nhận chu cấp từ
gia đình. Chính vì thế, công tác nghiên cứu khoa học gặp khá nhiều vấn đề khó
khăn, thậm chí còn bị bỏ dở giữa chừng.
Cơ sở vật còn thiếu, chưa đồng bộ và hiện đại. Nhiều trang thiết bị đã
được nhà trường quan tâm đầu tư và cải thiện đáng kể trong nhưng vẫn chưa
được khai thác có hiệu quả. Sinh viên không có nhiều cơ hội tiếp cận với
những thiết bị công nghệ cao, đắt tiền hoặc vận hành phức tạp. Việc tìm tài
liệu cũng là một khó khăn không nhỏ bởi đa số sinh viên không có điều kiện
tiếp cận với nhiều tài liệu khác nhau. Những khó khăn về nguồn lực tài chính,
PHẠM THỊ THANH HOA
4
sự thiếu kinh nghiệm trong việc tổng hợp, phân tích những kiến thức có được
cũng là những vấn đề đối với sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học.
Việc đánh giá các kết quả tìm được trong các nghiên cứu của sinh viên
vẫn còn bị coi nhẹ. Một số sinh viên thực hiện những nghiên cứu hoàn chỉnh
với kết quả thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhưng kết quả không cao
hoặc không được coi trọng, ứng dụng, gây tâm lý chán nản trong quá trình
phát triển những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên hay trong những lần
thực hiện đề tài tiếp theo.
Một số biện pháp khắc phục:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền lợi ích của việc nghiên cứu
khoa học đối với sinh viên và có những khích lệ thích đáng để khuyến khích
sinh viên theo đuổi đến cùng việc nghiên cứu khoa học của mình. Đưa ra
những chính sách khuyến khích đối với những sinh viên có kết quả xuất sắc.

Hướng dẫn sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học với phương pháp tiên
tiến, hiệu quả. Giảng viên cần nghiên cứu, đọc bài và góp ý cho sinh viên một
cách kỹ càng và sâu sắc.
Sinh viên phải làm thật, làm thật ở đây có nghĩa là tiến hành thực
nghiệm thật, tiến hành phỏng vấn thật, tiến hành điều tra thật. Chứ không phải
thu thập những số liệu từ các nguồn đã có trên mạng hay các tài liệu khác,
cũng không phải là ngồi mà nghĩ ra các số liệu cho hợp lý, hoặc tạo ra các số
liệu ảo thông qua một vài số liệu thực tế. Từ đó, dựa trên những kỹ năng viết,
trình bày, phân tích số liệu, thể hiện rõ ràng cụ thể và thuyết phục trong bài
báo cáo, thuyết trình.
Xem xét kéo dài thời gian viết bài cho sinh viên nhằm giảm áp lực về
thời gian viết bài cũng như áp lực về thời gian chỉnh sửa bài viết đối với các
giảng viên. Tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao năng lực của bản thân, đánh
giá đúng những đóng góp của giảng viên trong công tác trợ giúp sinh viên
nghiên cứu khoa học.
Cho sinh viên tiếp cận thiết bị công nghệ cao trong nghiên cứu khoa
học, làm việc độc lập với kỹ năng thành thạo được đào tạo. Tăng cường cơ sở
vật chất một cách đồng bộ và hiện đại cho công tác nghiên cứu khoa học. Thư
viện và các nhóm nghiên cứu cần được bổ sung các tài liệu chuyên sâu phục
vụ nghiên cứu, nhất là đăng ký, đặt mua và sử dụng trực tuyến các tạp chí khoa
học quốc tế. Tằng nguồn kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học, công
PHẠM THỊ THANH HOA
5
bằng, công khai dựa trên thực tế và khả năng đóng góp, ứng dụng của đề tài.
Đồng thời cũng xin thêm các nguồn viện trợ từ các quỹ hội cũng như các tổ
chức, giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến chi phí.
Thành lập những câu lạc bộ, mở các hội thảo về vấn đề nghiên cứu
khoa học, tạo môi trường để cùng nhau học hỏi, chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm. Khuyến khích sinh viên tham gia vào các tổ chức Đoàn, Hội, CLB,
nhóm để sinh viên có khả năng hoạt động chung, rèn luyện kỹ năng mềm và

những kỹ năng khác được nâng cao. Mở những cuộc thi nhằm tạo tính cạnh
tranh, thi đua trong sinh viên về nghiên cứu khoa học.
Khi đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên, cần đánh
giá chính xác chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, hay khả năng
của sinh viên trong việc hình thành các ý tưởng và triển khai (một phần hay
toàn bộ) quá trình nghiên cứu một các khoa học, tính ứng dụng của những đề
tài nghiên cứu khoa học vào trong thực tế.
PHẠM THỊ THANH HOA
6

×