Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thương mại điện tử - Chương 4: Môi trường pháp lý trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.88 KB, 20 trang )

Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
CHƯƠNG 4. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG TMĐT
NỘI DUNG :
• Các vấn đề chính về luật trong TMĐT
• Định nghĩa sự riêng tư và cách để công ty hay cá nhân bảo vệ
• Định nghĩa sở hữu trí tuệ và cách bảo vệ
• Thanh toán trực tuyến trong TMĐT & vấn đề an toàn dữ liệu.
• Hợp đồng điện tử và các vấn đề nảy sinh.
• Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam
• Tóm tắt, bài tập & câu hỏi mở rộng.
1. Các vấn đề chính về luật trong thương mại điện tử
1.1. Một số tình huống điển hình
 Tình huống 1:
David LaMacchia là sinh viên của MIT, người sinh viên này đã tạo ra
1 trang tin riêng mà mọi người có thể truy cập thông qua Internet. Trên
trang này anh ta đã đưa các phần mềm Word, Excel và WordPerfect cho
mọi người tải miễn phí, thực tế các phần mềm này đều đã được các công
ty đăng ký bản quyền. Anh ta bị các công ty kiện nhưng đã không bị phạt vì
trong Điều luật lúc đó có ghi rõ "bị cáo là người có hành vi cố ý vi phạm
bản quyền để trục lợi tiền…", nhưng vì sinh viên này không trục lợi tài
chính gì từ hành vi đó nên được tha bổng. Đây là 1 lỗ hổng của Điều luật,
ngay sau vụ David LaMacchia Điều luật đã được sửa đổi.
 Tình huống 2:
Tháng 12 năm 2000, công ty Emusic.com chuyên cung cấp nhạc
trực tuyến đã làm đơn kiện công ty MP3.com do họ vi phạm bản quyền.
Nội dung đơn kiện cho rằng MP3.com vi phạm bản quyền một số album kỹ
thuật số do EMusic.com sở hữu bản quyền.
Trong năm 2000, MP3.com đã gặp phải một số vụ kiện tụng. Hiệp
hội ngành Ghi âm và Thu hình của Mỹ đã chĩa mũi dùi vào dịch vụ
My.MP3.com của công ty, dịch vụ này cho phép người dùng nghe các dĩa
CD trên bất cứ máy tính nào có nối mạng Internet.


Các công ty Warner Brothers Music Group, Sony Music
Entertainment, EMI Group, BMG Entertainment, mỗi công ty đã phải bỏ ra
20 triệu đô la để thực hiện việc kiện MP3.com. Tháng 4 năm 2000, dịch vụ
My.MP3.com đã phải bị ngưng do đang trong thời gian bị kiện tụng. Đến
tháng 12 năm 2000, dịch vụ này đã mở trở lại nhưng người dùng phải
đăng ký và không còn miễn phí như trước.
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
 Tình huống 3:
Trên trang web của Microsoft có đăng các qui định về sự riêng tư
giải thích vì sao công ty yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, những
cookies nào công ty sử dụng trên web v.v… Thêm vào đó trang web cũng
thông báo cho khách hàng biết là họ có quyền quyết định loại thông tin họ
muốn cung cấp và công ty nói rõ là sẽ dùng thông tin để cải thiện website
và các dịch vụ của công ty. Bản tin cũng đề cập rõ là công ty có thể cung
cấp thông tin của khách hàng cho bên thứ 3 tức là các đối tác của công ty,
nhưng chỉ với sự đồng ý của khách hàng. Khách hàng có thể cập nhật và
thay đổi thông tin của họ.
GeoCities có vài triệu thành viên và được xếp thứ 3 trong các
website được truy cập thường xuyên. Tháng 8 năm 1998, GeoCities đã
phải đồng ý hòa giải với Ủy ban Thương mại Liên Bang (FTC) khi bị phạt vì
đã lừa dối không nói sự thật việc sử dụng thông tin người dùng. Để làm
thành viên của GeoCities, các cá nhân người lớn và cả trẻ em phải điền
các thông tin vào một biểu mẫu trực tuyến. Qua quá trình đăng ký trực
tuyến này, GeoCities đã xây dựng một cơ sở dữ liệu lưu trữ địa chỉ điện tử,
địa chỉ bưu điện, sở thích, thu nhập, học vấn, giới tính, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp. GeoCities thông báo các thông tin "bắt buộc" sẽ được
sử dụng trong trường hợp thành viên yêu cầu các dịch vụ, sản phẩm hay
mẫu quảng cáo cụ thể, còn các thông tin "tùy chọn" (học vấn, thu nhập,
hôn nhân, sở thích, nghề nghiệp) sẽ không cung cấp cho bất kỳ ai nếu

không được phép của người dùng. Nhưng thực tế các thông tin này đã
được tiết lộ cho các đối tác khác để họ phân loại khách hàng mục tiêu và
thực hiện quảng cáo chiêu thị.
Đây là trường hợp đầu tiên của FTC liên quan đến sự riêng tư trên
Internet. Theo sự hòa giải này, GeoCities phải đăng một thông báo rõ ràng
cho người dùng biết thông tin nào sẽ được thu thập, để làm gì, dùng bởi ai,
làm thế nào người dùng có thể truy cập và xóa thông tin của họ. GeoCities
cũng phải được sự đồng ý của cha mẹ khi thu thập thông tin của trẻ em từ
12 tuổi trở xuống.
 Tình huống 4:
Không mấy khó khăn để truy ra những tên miền (TM) đang bị rao
bán. Chỉ cần vào trang tìm kiếm www.google.com.vn và gõ cụm từ “bán
TM” là có thể tìm được hàng loạt website rao bán TM. Tại địa chỉ
www.raobandomain.com, có tới 2.490 TM được rao bán, gồm cả những
TM VN (“đuôi” .vn) và các TM quốc tế. Qua một hồi tìm kiếm, chúng tôi có
trong tay 50 TM của VN do VNNIC cấp phát đang bị rao bán.
150.000 USD (khoảng 2,38 tỉ đồng) là giá TM 365.com.vn được rao
bán trên trang web www.raobandomain.com.vn. Không dám chắc đây là
TM VN đắt giá nhất nhưng đó là TM có giá bán cao nhất trong số 50 TM
chúng tôi tìm thấy. Theo thông tin cung cấp từ website của VNNIC
(www.vnnic.net.vn), TM này thuộc chủ sở hữu là Công ty cổ phần Cung
cấp dịch vụ thông tin (ISSC). TM 365.com.vn hiện chỉ hoạt động dưới một
website sơ sài thông báo nội dung chương trình nhắn tin trúng thưởng xe
BMW do ISSC tổ chức. Người rao bán 365.com.vn ghi tên Nguyen Hoang
Long, điện thoại liên lạc là 0904.286xxx. TM này được chủ nhân quảng cáo
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
là “vô cùng phù hợp với trang tin tức hoặc mọi trang về thương mại điện
tử. Chắc chắn hay hơn vì một năm có 365 ngày liên
tục, liên tục, liên tục”.

Bấm điện thoại gọi vào số máy trên, người nhấc máy xưng tên Linh
(?) nhưng thừa nhận mình đang rao bán TM 365.com.vn. Linh cho biết đã
có một số người liên hệ và trả giá 120.000 USD nhưng anh chưa đồng ý
bán. Anh này cũng nói chủ thể đăng ký TM này là ISSC nhưng đưa rao
bán thì không thể đăng tên công ty. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua TM này,
Linh nói giá bán có thể hạ so với giá rao nhưng không thể thấp hơn
120.000 USD.
1.2. Luật, đạo lý và các qui định chung trong TMĐT
Luật và đạo lý là thành phần điều tiết chính trong mọi môi trường
kinh doanh. Sự bùng nổ TMĐT mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, hình thành
nhiều mô hình kinh doanh và tạo ra một môi trường kinh doanh mới. Điều
này tạo ra những luật lệ mới kèm theo những vấn đề về đạo đức mà
doanh nhân trong nền kinh tế số phải làm quen để hoạt động hiệu quả và
hợp lý.
Trong mỗi quốc gia đều tồn tại 3 nhóm người sử dụng TMĐT là
doanh nghiệp, cá thể và tổ chức chính phủ. Các nhóm này đều có mối
quan tâm khác nhau, do vậy điều tiết hoạt động giao dịch giữa các nhóm
này là công việc rất khó khăn. Nếu mở rộng TMĐT ra khỏi biên giới một
quốc gia thì sự phức tạp còn nhiều hơn, và là một thử thách lớn cho việc
xây dựng luật và các qui định chung.
Ví dụ 1 bên trên nói về sự phân phối phần mềm tự tiện và không
đúng đạo lý, liên quan sở hữu trí tuệ và sao chép phần mềm, ngày nay
hành vi này là sự phạm pháp. Ví dụ 2 đề cập đến hoạt động phân phối
nhạc số vi phạm bản quyền tác giả. Ví dụ 3 nói về quyền riêng tư cá nhân,
các công ty phải rõ ràng trong chính sách sử dụng thông tin của khách
hàng. Ví dụ 4 nói đến sự đầu cơ và kinh doanh tên miền được xem làm vi
phạm luật pháp Việt Nam hiện nay.
TMĐT còn quá mới đòi hỏi sự tiếp tục cập nhật và bổ sung các điều
khoản về luật, đạo lý và các qui định chung khác cần thiết cho sự phát triển
TMĐT. Trong hầu hết các cuộc khảo sát, kết quả cho thấy các yếu tố cản

trở TMĐT được xếp đầu danh sách đều là các vấn đề qui định luật.
1.3. Tổng quan các vấn đề về luật và đạo lý
Tính riêng tư (privacy): ngày nay đây là điều quan trọng nhất với người
tiêu dùng, nó được hầu hết các web site TMĐT nêu ở trang đầu tiên trước
khi người dùng sử dụng dịch vụ.
Sở hữu trí tuệ (Intellectual property): Bảo vệ sở hữu trí tuệ là công việc
rất khó khăn vì thông tin số rất dễ sao chép và truyền bá với chi phí rất
thấp hoặc miễn phí.
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
Tự do ngôn luận (Free speech): Internet là nơi có nhiều cơ hội để tự do
ngôn luận, nhưng sự tự do này có thể gây hại cho người khác hoặc vi
phạm thuần phong mỹ tục. Điều này cũng là một minh chứng cho ranh giới
không rõ ràng giữa sự phạm pháp và vi phạm đạo lý.
Đóng thuế: Hiện nay, tại Mỹ, việc đánh thuế doanh thu mới từ kinh doanh
Internet là không đúng luật. Luật liên bang và luật từng bang về thuế vẫn
còn nhiều mâu thuẫn. Luật thuế giữa các quốc gia khác nhau cũng có
những mâu thuẫn. Luật về thuế doanh thu từ các giao dịch trên Internet
vẫn còn đang điều chỉnh bổng sung.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có nhiều điều khoản luật để bảo vệ
người tiêu dùng, từ sự xuyên tạc đến những kiểu lừa gạt khác nhau liên
quan đến kinh doanh điện tử.
Các vấn đề khác về luật: liên quan các chủ đề như thế nào là một hợp
đồng điện tử có giá trị, quyền thực hiện mậu dịch, các qui định về mã hóa,
cờ bạc hợp lệ trên Internet.
Luật và đạo lý. Về lý thuyết người ta có thể phân biệt giữa những vấn đề
liên quan đến luật và những vấn đề liên quan đạo lý. Một người làm điều gì
đó tuy sai đạo lý nhưng có thể lại không vi phạm luật. Bài toán đặt ra trong
môi trường IT và kỹ thuật số là các vấn đề liên quan đến luật và đạo lý
không phải lúc nào cũng phân biệt rõ và tranh cãi được.

Các vấn đề về đạo lý (Ethical issues)
Sau đây là vài tình huống trong đó việc phân biệt đúng và sai không phải
lúc nào cũng rõ ràng.
 Một công ty thu thập thông tin các khách hàng tiềm năng thông qua bản
câu hỏi và cookies sau đó bán danh sách cho các nhà quảng cáo. Một
số thông tin không chính xác, hậu quả là khách hàng đó nhận rất nhiều
e-mail không phù hợp.
 Cấp quản lý một công ty cho phép nhân viên sử dụng Web cho một số
mục đích cá nhân qua đó theo dõi việc sử dụng của họ nhưng không
cho họ biết.
 Chủ tịch của một công ty phát triển phần mềm đã tiếp thị trên mạng một
chương trình giúp tính thuế và biết rằng phần mềm này còn lỗi tuy
không lớn lắm. Kết quả là một số khách hàng bị phạt do tính thuế sai.
Các hành vi trên được xem là đúng hay sai tùy thuộc vào từng tổ chức,
từng quốc gia và tùy vào một số điều kiện và chi tiết cụ thể hơn.
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
Mason (1995) đã sắp xếp các vấn đề đạo lý trong môi trường IT thành các
thành phần sau:
 Tính riêng tư (privacy) - thu thập, lưu trữ và truyền bá thông tin của các
cá nhân.
 Tính chính xác (accuracy) - tính hợp pháp, tính trung thực, chính xác
của các thông tin được thu thập và xử lý.
 Tính sở hữu (property) - quyền sở hữu và giá trị của thông tin, sở hữu
trí tuệ.
 Tính truy cập (accessibility) - quyền truy cập thông tin và trả phí để truy
cập.
Tóm lại, luật và đạo lý rất quan trọng cho sự thành công của TMĐT
2. Bảo vệ sự riêng tư
2.1. Khái niệm chung

Thông tin riêng tư của bạn có thể bị người khác thu thập thông qua:
 Đọc bản tin nhóm trên mạng của bạn
 Tìm kiếm bạn trên Internet thông qua các thư mục
 Cài đặt trình duyệt web ghi nhận thông tin về bạn
 Đọc email của bạn
Đăng ký qua web và dùng cookies là hai nguồn thông tin chính để
các công ty tìm và thu thập thông tin cá nhân. Trong quá trình đăng ký để
dùng dịch vụ trên web, người dùng phải điền thông tin và các bản câu hỏi
như tên, địa chỉ, số điện thoại, sở thích và mối quan tâm đề nhận được mật
khẩu truy cập dịch vụ. Các thông tin này có thể bán lại và được sử dụng
theo cách nào đó. Tuy nhiên một cuộc khảo sát năm 1988 cho thấy 40%
người dùng giả mạo thông tin khi đăng ký trực tuyến vì lý do là họ không tin
tưởng vào trang Web, cho rằng việc cung cấp thông tin không liên can mật
thiết với dịch vụ sử dụng, không biết thông tin sẽ dùng làm gì.
Cookie là một mẫu thông tin cho phép website ghi nhận sự ra hay
vào web của người dùng. Websites có thể nhớ thông tin về người dùng,
thu thập những thói quen truy cập như giờ giấc, nội dung thường truy cập
trên các trang web, hồ sơ thông tin cá nhân thu thập bởi cookie chính xác
hơn so với nguồn thông tin họ đăng ký qua web.
Có một số cách để xử lý cookies như sau, người dùng có thể xóa
các cookies lưu trong máy tính của mình, tuy nhiên khi xóa toàn bộ các tập
tin cookies, thì khi truy cập web trình duyệt web phải thao tác lại từ ban đầu
cho nên thời gian sẽ lâu hơn. Cách thứ hai là dùng phần mềm chống
cookie gọi là anticookie ví dụ Pretty Good Provacy's Cookie Cutter, Cookie
Crusher. Ngày nay các trình duyệt web như IE, Netscape đều có chọn lựa
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
cho phép người dùng thiết lập chế độ khóa tất cả các cookie hoặc thông
báo để người dùng quyết định chấp nhận hay bỏ cookie.
2.2. Năm nguyên lý các tổ chức phải tuân thủ khi thu thập và

sử dụng thông tin cá nhân:
1. Thông báo trước. Người dùng phải được báo trước về việc thu
thập thông tin, các loại thông tin sẽ được thu thập
2. Có sự ưng thuận. Người dùng phải có chọn lựa trong quá trình
cung cấp thông tin để có thể ngưng hoặc ưng thuận việc thu
thập thông tin của mình
3. Truy cập. Người dùng phải được truy cập vào thông tin cá nhân
của mình và xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu
4. Tính nguyên vẹn/an toàn. Người dùng phải được đảm bảo dữ
liệu của họ là an toàn và giữ nguyên chính xác. Dữ liệu không
được bị mất, truy cập bất hợp pháp, lợi dụng để lừa gạt.
5. Cưỡng chế/bồi thường. Phải có phương pháp để cưỡng chế
và khắc phục khi có vấn đề xâm phạm thông tin riêng tư. Đó có
thể là sự can thiệp của chính phủ, luật bồi thường, tự dàn xếp.
2.3. Chín đề xuất bảo vệ thông tin riêng tư mà người dùng nên
lưu ý:
1. Suy nghĩ trước khi đưa thông tin cá nhân lên mạng
2. Theo dõi việc sử dụng tên của mình trên mạng
3. Dùng cơ chế ẩn danh khi duyệt Internet (xem phụ lục 1)
4. Không lưu trữ thông tin trên bản tin nhóm
5. Đề phòng và khóa cookie
6. Dùng chế độ ẩn danh trong tên email gửi trả lại
7. Dùng mã hóa
8. Cài đặt chế độ tự chuyển email ra khỏi hộp thư văn phòng làm
việc
9. Hỏi rõ chính sách thông tin riêng tư của ISP và công ty đang
làm việc
3. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
3.1. Định nghĩa về sở hữu trí tuệ :
Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình do cá nhân hay công ty tạo ra và

được bảo vệ dưới dạng luật bản quyền (copyright), bí quyết thương mại
(trade secret), bằng sáng chế (patent)
Bản quyền là một khế ước ấn định theo luật cho phép người tạo ra
tài sản trí tuệ có quyền sở hữu nó trong 28 năm. Họ có quyền thu phí từ
những ai muốn sao chép hay sử dụng tài sản. Luật bản quyền phần mềm
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
liên bang (1980) có điều khoản bảo vệ mã gốc và mã đối tượng tuy nhiên
lại tồn tại bài toán là không xác định rõ đối tượng nào đủ tiêu chuẩn để bảo
vệ bản quyền. Ví dụ trong công nghiệp phần mềm, các khái niệm giống
nhau, các hàm chức năng và các đặc điểm chung (màu sắc, biểu tượng,
thực đơn kéo xuống) không được bảo vệ bởi luật bản quyền.
Bí quyết thương mại là thành quả trí tuệ ví dụ như kế hoạch kinh
doanh, là một bí mật của công ty không phải là thông tin chung của dân
chúng. Tại Mỹ, luật về bí mật thương mại được xây dựng trong phạm vi
bang.
Bằng sáng chế là một văn bản cho phép một cách hợp pháp người
giữ phát minh có sự độc quyền trong 17 năm. Có hàng ngàn bằng sáng
chế liên quan đến IT được cấp trong các năm qua. Ví dụ công ty Open
Market được cấp bằng độc quyền TMĐT về các phát minh Giám sát và
Điều khiển Truy cập Máy chủ Internet (số 5708780), Hệ thống Bán hàng
Mạng (5715314) và Quảng cáo Hiệu lực Kỹ thuật số (5724424)
3.2. Bản quyền
Là dạng sở hữu trí tuệ phổ biến nhất trong TMĐT
Luật bản quyền cần phải thay đổi để phản ảnh sự duy nhất trên
Internet. Ban đầu không có luật nào quản lý quyền bảo hộ phần mềm máy
tính, luật bản quyền đã được dùng nhưng chỉ viết cho sản phẩm vật lý
không soạn cho phần mềm số hóa. Các công ty lập luận rằng không gian
ảo sớm trở thành nơi vi phạm quyền sở hữu phần mềm, CD, phim ảnh và
triệt tiêu hàng ngàn công việc và hàng triệu USD doanh thu. Hiệu lực bản

quyền không chặt sẽ ảnh hưởng đến quyền nghe, đọc, nghiên cứu không
trả phí của công dân. Tóm lại cần phải có một dự luật bảo vệ sở hữu trí tuệ
và quyền chi trả để truy cập tài sản trí tuệ đó.
Về mặt công nghệ, có thể mã hóa tài sản trong không gian ảo bằng
cách thêm vài đoạn mã chống sao chép. Luật hiện nay đang quan tâm đến
công nghệ con dấu kỹ thuật số (digital watermark) và mã hợp lệ (validation
code). Dấu kỹ thuật số là những dấu hiệu không nhìn thấy và được nhúng
vào sản phẩm số, đó là một chuỗi bit dữ liệu. Tuy rằng con dấu kỹ thuật số
không thể ngăn ngừa sự nhân đôi nhạc nhưng có thể nhận dạng người
truyền bá bản sao chép được tải về từ mạng.
Ở Mỹ, năm 1998, từ đạo luật Digital Millennium Copyright một dự
luật được quốc hội thông qua như sau:
o Xác nhận sự tồn tại bản quyền trong không gian ảo.
o Mọi cố gắng hoặc thử phá/bẻ gãy công nghệ chống sao chép là bất
hợp pháp.
o Yêu cầu Ban Thông Tin và Viễn Thông Quốc Gia rà soát sự hiệu
quả của dự luật tác động lên dòng tự do thông tin và kiến nghị
những sửa đổi trong thời gian 2 năm khi dự luật được ký thành luật.
o Cho phép các công ty và thường dân dùng công nghệ chống sao
chép khi cần thiết để làm cho phần mềm hay phần cứng tương thích
& - 79 - ü
Chương 4 – Môi trường pháp lý trong TMĐT Môn học : Thương Mại Điện Tử
với các sản phẩm khác, để thực hiện các nghiên cứu mã hóa, và để
bảo vệ thông tin cá nhân không bị đánh cắp.
o Ngăn cấm sao chép quá mức cơ sở dữ liệu, ngay cả cơ sở dữ liệu
này chứa thông tin đã có sẵn trên miền công cộng (public domain).
Năm 1996 Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) bắt đầu thảo
luận sự cần thiết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên Internet. Hơn 60 quốc
gia thành viên đã thảo luận dựa trên sự khác biệt văn hóa, chính trị và đi
đến một hiệp ước quốc tế. Hiện nay tổ chức này vẫn tiếp tục hoạt động để

giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng về sở hữu trí tuệ.
3.3. Tên miền
Có hai quan điểm tranh luận về tên miền (domain names). Một phía
liên quan đến việc có nên bao gộp đuôi cấp cao vào tên miền hay không
(ví dụ như .com, .org, .gov) phía kia thì liên quan việc các công ty dùng tên
thương mại của công ty khác làm tên miền của mình.
Công ty Giải pháp Mạng (Network Solutions Inc. - NSI) đã được
chính phủ Mỹ ký hợp đồng chịu trách nhiệm đăng ký tên miền. Công ty đã
nhận đăng ký các tên miền cấp cao như .com, .org, .edu, .net. Mỹ và các
nước còn lại đều lệ thuộc vào các tên miền của NSI. Đến tháng 6, 1998 sự
độc quyền về tên miền của NSI chấm dứt, công ty đã tạo ra một hệ thống
đăng ký và chia sẻ cho các công ty cạnh tranh khác và làm cho phí đăng
ký tên miền rớt xuống. Nhóm khu vực tư Châu âu, Council of Registrars
(CORE) tạm dịch là Hội đồng các Tổ chức Đăng ký và nhóm khu vực tư
Mỹ, Global Internet Project (GIP) tạm dịch là Dự án Internet Toàn cầu đang
muốn tăng số đuôi miền cấp cao. Một trong những mục tiêu là tạo một tên
miền cấp cao chỉ dành cho người lớn, điều này sẽ ngăn chặn dễ hơn trẻ
em tình cờ hay chủ ý truy cập các tài liệu người lớn.
Cả CORE và GIP có mong muốn khắc phục các cuộc tranh cãi tên
thương mại trên các tên miền. Các công ty đang sử dụng tên thương mại
của các công ty khác làm địa chỉ tên miền của mình để thu hút sự truy cập
website. Các tổ chức đăng ký sẽ phải giải quyết các tranh chấp này trước
khi có nhiều vụ kiện liên quan đến các vấn đề khác nổi lên. Vấn đề nóng
bỏng này cũng vượt ra ngoài biên giới quốc gia vì có nhiều công ty khác
nhau ở các quốc gia khác nhau lại dùng cùng một tên công ty. (Xem thêm
cách đầu tư tên miền tại Việt nam trong phần phụ lục 2)
3.4. Tự do ngôn luận trên Internet, bảo vệ trẻ em và kiểm
duyệt của chính phủ
Nhiều khảo sát cho thấy vấn đề kiểm duyệt là mối quan tâm hàng
đầu của những người lướt web. Kiểm duyệt nói đến nỗ lực của chính phủ

nhằm kiểm soát các tài liệu truyền bá trên Internet.
Internet là một phương tiện tột bực để tự do ngôn luận, mọi người
không phân biệt giàu nghèo, quyền lực, văn hóa, quan điểm đều có cơ hội
như nhau để bày tỏ. Internet đã tạo ra sự tự do ngôn luận chưa từng có.
Điều này lại tạo ra thử thách cho các bậc cha mẹ và cơ quan chính phủ.
Một dự luật được hình thành đề nghị hạn chế truyền thông ở Mỹ trong đó
có Internet, tuy nhiên nó lại đi ngược hiến pháp vì mâu thuẩn với một đạo
& - 79 - ü

×