Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
Theo ước tính, năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào Marketing điện tử trong tổng ngân sách
tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh tại nhiều quốc gia phát triển. Riêng các doanh
nghiệp Việt Nam có thể đầu tư 7 – 10% ngân sách marketing cho tiếp thị trên internet.
Mặt khác, do internet đang có tốc độ tăng trưởng cao, nên các doanh nghiệp tiêu dùng
nhanh cũng đẩy mạnh các hình thức tiếp thị qua internet với nhóm khách hàng tiềm năng
là giới trẻ, nhân viên văn phòng. Một ưu điểm khác là marketing trên internet không phụ
thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có
thể tiến hành hoạt động marketing và trao đổi với khách hàng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2008 ước khoảng
2% tổng doanh thu ngành quảng cáo. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so sánh với các quốc
gia phát triển (Anh gần 27%, Mỹ hơn 20%). Tại thị trường Việt Nam, trong khi các
doanh nghiệp trong nước còn đang bối rối với internet marketing thì các công ty nước
ngoài đã rầm rộ triển khai nhiều quảng cáo trực tuyến, nhất là các “đại gia” về tiêu dùng
nhanh như Unilever, P&G với các đợt như Sunsilk – Sống là không chờ đợi, Môi xinh
LipIce, Heineken chúc mừng năm mới…
Rất nhiều ngành tại Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển tiếp thị trực tuyến trong
đó ngành du lịch là ngành có cơ hội lớn nhất. Việc đưa những thông tin hấp dẫn về du
lịch Việt Nam lên mạng sẽ thu hút không nhỏ lượng khách du lịch nước ngoài, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng trên
thế giới.
Marketing online là một hình thức marketing của thời đại mới, thời đại của công nghệ
cao. Tính ưu việt của nó mang đến lợi ích chung cho toàn xã hội. Việc nghiên cứu và
nâng cao nâng lực marketing của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhất là nước ta
đang trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, marketing online sẽ giúp cho
doanh nghiệp Việt Nam đưa được sản phẩm của mình ra khắp nơi trên thế giới đồng thời
Trang 1
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
học hỏi kinh nghiệm marketing của các nước có trình kinh doanh trên mạng đạt nhiều
thành công.
Chính vì những lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số vấn đề về
Marketing điện tử tại Vietravel”, trình bày khái quát về Marketing điện tử và những
thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình áp dung tại Vietravel từ đó đưa ra các biện
pháp giải quyết vấn đề cho Công ty nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Bài tiểu luận gồm hai chương
Chương 1: Cơ sở lý luận (Trình bày khái quát về Marketing điện tử, chiến lược xây
dựng và quảng bá chiến lược)
Chương 2: Chiến lược Marketing điện tử tại Vietravel (những vấn đề cần quan tâm
trong quá trình áp dụng thực tế)
Trang 2
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Marketing điện tử là gì?
Marketing điện tử là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet
nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến
thị trường tiêu thụ.
Các quy tắc cơ bản của Marketing điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường
kinh doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành -
Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, marketing điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
của thị trường mục tiêu (số lượng người Marketing điện tử là cách thức tiếp thị vận dụng
các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng sử
dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém
thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên
Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, ....Như vậy, marketing điện tử khó
có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.
Bản chất, đặc điểm của Marketing điện tử:
Marketing điện tử (E-Marketing) là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân
phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và
cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và internet.
E - Marketing là việc áp dụng các nguyên tắc tiếp thị và kỹ thuật marketing truyền
thống thông qua phương tiện như: Internet, phương tiện truyền thông điện tử.
Về bản chất: Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống là thoả mãn nhu
cầu người tiêu dùng.
Về đặc điểm:
• Tốc độ: (được tính bằng phần nghìn giây)
• Liên tục: 24/7/365
• Phạm vi: toàn cầu
• Đa dạng hóa: sản phẩm
Trang 3
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
• Khả năng tương tác thông tin cao
• Tự động hóa các giao dịch cơ bản
• Giảm sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, kinh tế
• Đo lường hiệu quả dễ dàng.
• ROI (Return on Investment) hiệu quả trên đầu tư cao
So với Marketing truyền thống tác động lên chủ thể là con người thì E-Marketing
ngoài tác động đến con người còn tác động lên đối tượng là robots của các SearchEngine
(cổ máy tìm kiếm).
1.2Các hình thức của Marketing điện tử
+) E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi phí thấp
và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể
gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời
gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail
marketing nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách
hàng. Nếu không, các thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác. Để tránh
điều này, mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với
khách hàng.
+) Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm
( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ...) được hiển thị 24h, 365 ngày, sẵn sàng
phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh
toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu
dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Ví dụ, áp dụng
chương trình khuyến mãi miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server, dung lượng hoặc
không gian web. Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử
dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an
toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, kiểm tra dễ dàng
số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán… Hỏi đáp trực tuyến
cũng được đánh giá cao trong một website tiếp thị.
Trang 4
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
1.3Tại sao Marketing điện tử lại ra đời?
Mạng internet mà ta coi là “biển cả thông tin” đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của
giới kinh doanh và trở thành phương tiện mới cực kỳ hiệu quả trong hoạt động
marketing.
Tất cả những thông tin trên Internet được truyền đi không giới hạn về không gian, thời
gian và khoảng cách, hơn nữa việc trao đổi thông tin được diễn ra liên tục. Vì thế, cho
đến bây giờ chưa có một phương thức marketing nào khác có được những tính năng ưu
việt như vậy. Marketing điện tử có tính đặc thù của môi trường internet và mạng kết nối
internet giữa các tổ chức hay cá nhân, đó là hoạt động Marketing với cơ sở là giao tiếp
song phương giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. So với hoạt động marketing thông
thường thì marketing internet sẽ đem đến cho các doanh nghiệp những lợi ích sau:
.
- Thứ nhất, thông qua việc giao tiếp song phương đa dạng thì các doanh nghiệp có
thể tiến hành quản lý 1:1 có tính chiến lược đối với khách hàng.
- Thứ hai, marketing internet là phương tiện có thể sử dụng 24/24 vì vậy không
giới hạn về mặt thời gian. .
- Thứ ba, maketing internet tiết kiệm được chi phí quảng cáo mà dung lượng
quảng cáo lại không giới hạn. .
Ưu điểm cuối cùng là marketing trên môi trường internet không phụ thuộc vào
quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiến
hành hoạt động marketing của mình và trao đổi với tới tất cả khách hàng trên toàn thế
giới.
1.4 Quy trình xây dựng Marketing điện tử
a/ Nhận định nhu cầu:
- Xác định vai trò của E-Marketing
- Các công cụ E-Marketing nào có thể triển khai (Web, Blog, SMS, Email…)
b/ Lập kế hoạch chiến lược:
• Mục tiêu website là gì?
• Ai là khách hàng mục tiêu của website?
Trang 5
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
• Làm sao họ có thể tìm được website?
• Các công cụ quảng bá website như thế nào? Áp dụng ra sao?
c/ Triển khai thực hiện và các công cụ đánh giá:
• Website
• Blog
• Forum
• Email
• RSS
• SMS
• Công cụ đánh giá: Alexa, Google analytics,
Lưu ý trong Quy trình xây dựng chiến lược E-Marketing
_Lựa chọn tên miền
• Ngắn gọn
• Đơn giản
• Độc đáo
• Nhịp điệu
_Xây dựng thương hiệu website
• Tạo nét riêng
• Tính tương tác
• Tên miền phù hợp lĩnh vực kinh doanh
• Cung cấp các lợi ích cho khách hàng
• Luôn bổ sung nội dung, sản phẩm, dịch vụ mới
Mô hình AIDA
• Attention - Website thu hút được sự chú ý của khách hàng
• Interest - Website cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin phù hợp nhu cầu
khách hàng mục tiêu
• Desire - Có các biện pháp xúc tiến để tạo mong muốn mua hàng: giảm giá, quà
tặng
Trang 6
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
• Action - Form mẫu đẹp, tiện lợi, an toàn để khách hàng thực hiện giao dịch dễ
dàng
4. Các phương tiện để quảng bá chiến lược
Công cụ quảng bá quảng bá thường được chia thành hai nhóm:
• Nhóm miễn phí: Blog, diễn đàn, bài PR
• Nhóm tốn chi phí: Quảng cáo, banner, Bài đăng báo
Các phương tiện và hình thức quảng bá: (Nhóm chi phí)
Google AdWords:
Quảng cáo của bạn xuất hiện phía bên phải trang kết quả tìm kiếm của Google, đồng
thời kết nối bạn với khách hàng tiềm năng khi họ tìm những từ khoá có liên quan đến
doanh nghiệp của bạn.
Các bài PR đăng trên các loại:
• Báo điện tử
• Báo giấy
• Website
Lưu ý: Đăng trên các báo với lượng truy cập (Báo điện tử) và lượng xuất bản (Báo
giấy) lớn và đúng đối tượng khách hàng nhắm tới.
Đặt link, Banner:
Banner quảng cáo, link back từ các website:
• Website thứ hạng cao
• Website lượng khách truy cập lớn
Các phương tiện và hình thức quảng bá: (Nhóm miễn phí)
Website: Viết các bài viết hay, các chủ đề hot đýợc quan tâm theo chuyên ngành để
thu hút người xem.
Blog: Tạo Blog với các bài viết đúng chủ đề, từ khóa, link về website cần quảng bá.
Diễn đàn (Forum): Post các bài viết vào các diễn đàn đông người truy cập, đặt link
back, từ khóa phù hợp chủ đề.
Trang 7
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các
công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu
dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so
với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong
marketing trực tuyến như sau:
* Quảng cáo trực tuyến
Trong phương thức này, các công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được
sở hữu bởi các công ty khác. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong
hoạt động marketing: Khi một công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định nào đó,
họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương
trình khuyến mại của họ. Có nhiều nhiều cách để tiến hành quảng cáo trực tuyến
* Catalogue điện tử
Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty
để đưa mẫu sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn
thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó,
những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết
kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng.
* Phương thức thư điện tử
Có ba loại marketing bằng thư điện tử.
Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm
mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.
Dạng thứ hai là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng
mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của
họ
Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử
từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.
* Chương trình đại lý (Afiliate programes)
Trang 8
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
Là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên
những thoả thuận hưởng phần trăm hoa hồng.
* Search Engines (công cụ tìm kiếm)
Là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề
xác định. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp
nhất với từ khoá mà bạn tìm kiếm.
Email Marketing thích hợp cho những hoạt động:
• Branding
• PR
• Promotion
• Thông cáo báo chí
• Tổ chức sự kiện
• Quảng cáo
• Củng cố các mối quan hệ
• Dịch vụ Email Marketing của InterBrand Media mang đến cho khách hàng những
lợi ích sau:
• Quá trình thực hiện nhanh và dễ sử dụng hơn những cách marketing truyền thống
khác.
• Có thể linh hoạt về thời gian truyền tải thông điệp đến khách hàng.
• Theo dõi được quá trình gửi - nhận thông tin (Gửi đi bao nhiêu địa chỉ email; Gửi
vào lúc nào; Số lượng gửi đi thành công; Người xem nhận được khi nào).
• Biết được email có được đọc hay không, đọc khi nào.
• Tiếp cận trực tiếp và tương tác với đối tượng nhận thông tin qua các chế độ reply,
subscribe, unsubscribe.
• Biết người nhận là ai, thuộc đối tượng nào.
• Nhận thông tin phản hồi cực nhanh.
• Không hạn chế về khả năng sáng tạo, thiết kế.
• Mang phong cách đặc thù, đặc sắc, thu hút sự chú ý tuyệt đối của người nhận.
• Tính năng lưu trữ cho phép xem lại bất cứ lúc nào.
Trang 9
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
• Tính năng forward giúp dễ dàng truyền tải thông điệp, mở rộng đối tượng khách
hàng.
• Chi phí thấp hơn việc quảng bá trên các phương tiện truyền thống.
Trang 10
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
CHƯƠNG 2 – CHIẾN LƯỢC MAKETING ĐIỆN TỬ TẠI
VIETRAVEL
2.1 Đặt vấn đề
Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2009 là 23.600 tỷ đồng,
tăng 9 % so cùng kỳ năm 2008, đạt 69 % kế hoạch năm 2009. Nhằm thu hút khách du
lịch đến hàng năm, ngành du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng dịch
vụ, sản phẩm.
Giải pháp được ngành du lịch xem là quan trọng nhất đó là xây dựng chiến lược
marketing để phát triển du lịch bền vững.
Mặc dù được đánh giá là đạt kết quả khả quan tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ thu hút khách so với các nước trong
khu vực cũng như quốc tế. Một cuộc hội thảo đã được tổ chức tại thành phố Nha Trang-
Khánh Hòa nhằm thu thập các ý kiến của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hoạt động
trong ngành du lịch. Trong hội thảo này, các đơn vị làm du lịch đã nhìn nhận thực tế chất
lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch của chúng ta hiện nay; những thuận lợi và thách thức
đồng thời những hạn chế mà ngành du lịch đang gặp phải. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý
và doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến giải pháp nhằm xây dựng chiến lược marketing du lịch
Việt Nam phát triển bền vững từ nay đến năm 2015, triển khai chiến lược và quy hoạch
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, nâng cao năng lực xúc tiến điểm đến của cán
bộ thực hiện công tác xúc tiến du lịch từ trung ương đến địa phương. Bà Nguyễn Thanh
Hương- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến du lịch- Tổng cục Du lịch Việt Nam nói: “Các
hoạt động xúc tiến của chúng ta vẫn còn hạn chế. Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu
tổng thể nào về kế hoạch sản phẩm, thị trường do vậy những hoạt động xúc tiến của ta
mới chỉ dựa trên những kinh nghiệm, cảm tính. Chúng tôi mong muốn kế hoạch
marketing sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở, các doanh nghiệp, các địa phương và và trên
cơ sở phân tích khoa học sau này chúng tôi sẽ có kế hoạch có tính chất khoa học và tính
khả thi cao”.
Trang 11
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
Miền Trung được đánh giá rất tiềm năng phát triển du lịch. Lợi thế biển đảo, cảnh đẹp
tự nhiên và nhiều di sản quốc gia chính là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Tuy vậy,
sự phát triển du lịch của mỗi tỉnh không đồng đều, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ
chưa đạt tiêu chuẩn phục vụ khách- nhất là khách chi trả cao. Một trong những nguyên
nhân đó là công tác quảng bá xúc tiến du lịch ở khu vực miền Trung trong đó có Khánh
Hoà chưa mang tính chuyên nghiệp, chấp lượng chuyên môn còn thấp nên chưa mang lại
hiệu quả, mức độ đầu tư vào hoạt động xúc tiến quảng bá chưa nhiều. Chính vì vậy, rất
nhiều giải pháp đã được đưa ra thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch các tỉnh của miền
Trung trong đó có Khánh Hoà đặc biệt là tăng cường liên kết giữa các tỉnh, vùng tạo nên
dịch vụ sản phẩm du lịch độc đáo. Ông Nguyễn Văn Thành- Giám đốc Trung tâm Xúc
tiến Du lịch- thương mại Khánh Hoà nhận xét: “Liên kết và lựa chọn thị trường là quan
trọng. Ở trong nước, chúng ta liên kết các điểm đến trong vùng như Nha Trang- Đà Lạt-
thành phố Hồ Chí Minh hoặc Huế- Đà Nẵng- Hà Nội. Ngoài nước, ta phải nghiên cứu
được thị trường như Châu Âu. Từ đó đưa những sản phẩm như tờ gấp, đĩa CD quảng bá
trên truyền hình quốc tế để khách du lịch biết đến Nha Trang- Khánh Hòa và đến Việt
Nam của chúng ta”.
Việc đưa ra chiến lược marketing phát triển du lịch ngay từ bây giờ là cơ sở để ngành
du lịch Việt Nam triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để
ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du
lịch quốc tế nhiều hơn trong thời gian tới.
2.2 Thực trạng xây dựng chiến lược E- Marketing tại Vietravel
2.2.1 Tình hình chung về Marketing điện tử ngành du lịch tại Việt Nam
Dù đã gặt hái những thành công nhất định trong việc triển khai các dịch vụ trực tuyến
như cung cấp thông tin khuyến mại của các tour du lịch, giới thiệu và bán tour qua mạng,
các trang web du lịch Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế về cách trình bày và nội dung.
Về cách trình bày, đặc thù của web du lịch là hình ảnh đẹp, sống động. Nhưng các web
du lịch Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn trình bày theo lối chữ nhiều, ảnh ít và nhỏ, không
chuyển tải được nội dung câu chuyện bằng hình ảnh.
Trang 12
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
Các web về du lịch ở Việt Nam hiện sử dụng các công cụ quảng bá như Search
Engine - tìm kiếm theo từ khóa; quảng cáo trực tuyến - banner; gửi quảng cáo qua e-
mail và đăng thông tin trên các trang vàng trực tuyến, các trang B2B, B2C để quảng bá
thông tin giúp người dùng tìm kiếm dễ hơn.
Các công cụ quảng bá này có điểm mạnh là sử dụng hình thức quảng cáo web truyền
thống, tương đối phù hợp với người dùng Việt Nam và hạ tầng viễn thông ở Việt Nam.
Nhưng chúng cũng bộc lộ những điểm yếu. Một trong những điểm yếu này là đa số
trang web được thiết kế sơ sài, nội dung đơn điệu, thiết kế kém thu hút về mặt đồ họa.
Đa số doanh nghiệp không có bộ phận chuyên môn về biên tập nội dung, hình ảnh và
quản trị web, ứng dụng chỉ ở mức cơ bản, không có khả năng độc lập với phía đối tác kỹ
thuật (nghĩa là phụ thuộc vì thiếu chuyên môn).
Ngoài ra, hơn 50% là trang web tĩnh nên khả năng cập nhật gặp khó khăn. Doanh
nghiệp không quản lý được hết các quảng cáo của mình, làm quảng cáo trực tuyến (e-
marketing) không có hệ thống mà chỉ làm tùy hứng.
2.2.2 Giới thiệu đôi nét về Vietravel
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 15 Tháng Tám 1992
"Tracodi Tours" Tiếp thị và Trung tâm du lịch đã được thành lập tại 16 bis
Alexandre De Rhodes.
Từ 1993-1995
"Tracodi Tours" Du lịch quốc tế đã được cấp Giấy phép 48/LHQT.
Ngày 20 Tháng 12 năm 1995
Phát triển một doanh nghiệp độc lập với tên mới "Vietravel" Tiếp thị và Công ty
Du lịch, trực thuộc Bộ vận tải và Truyền thông.
VIETRAVEL BẢN QUYỀN: 0084 / 2002 / TCDL-GPLHQT
Từ 1996 – 1998
- Khai trương chi nhánh Vietravel tại Hà Nội và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
- Khai trương chi nhánh của Vietravel và Dive Center tại Nha Trang. Vietravel đã tiên
phong trong việc điều hành tour du lịch lặn tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Trang 13
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
- Xây dựng và Sở Du lịch trong nước Tour trong nước Sở.
- Khai trương Vietravel Chợ Lớn tại Quận 5, TP HCM.
- Thành viên của Hoa Kỳ lữ hành Hiệp hội (USTOA), Thái Bình Dương-Hiệp hội Du
lịch châu Á (PATA); Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (Jata).
Năm 1999
- Trụ sở Công ty đã được chuyển đến 190 Pasteur, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
- Khai mạc tại Vietravel Phú Nhuận, Q. Phú Nhuận, TP HCM. (Hôm nay là Trung tâm
Dịch vụ Du lịch thế giới - WTSC).
- Thiết lập chi nhánh của Vietravel tại Đà Nẵng.
Năm 2000
- Khai trương Sở Thương mại điện tử và các trang web công ty thiết kế để thúc đẩy sự
phát triển của đặt phòng trực tuyến bán hàng.
Năm 2001
- Thiết lập văn phòng đại diện của Vietravel tại Tokyo (Nhật Bản) và Paris (Pháp)
Năm 2002
- Khai trương chi nhánh Vietravel tại thành phố Cần Thơ.
Năm 2005
- Khai trương văn phòng đại diện Vietravel tại thành phố Huế.
- Thiết lập văn phòng đặt phòng Vietravel Âu Cơ.
- Khai mạc Tư vấn du học Việt (VOSC).
- Thành viên của Việt Nam, Phòng Thương mại & Công nghiệp (VCCI)
- Thành viên của thành phố Hồ Chí Minh 'kinh doanh của Hiệp hội.
Năm 2006
- Khai trương chi nhánh Vietravel tại Siem Reap, Campuchia.
- Thiết lập xanh lá Tour, tại Trung tâm Sân bay Tân Sơn Nhất.
- Vinh dự được chỉ định của Chính phủ là ủy ban chính thức hoạt động xe cho Hội nghị
APEC 2006 tại Việt Nam.
Năm 2007
- Vietravel là một tiên phong trong việc điều hành mạng e-tour du lịch tại Việt Nam.
Trang 14
Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel
- Khai trương chi nhánh mới tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Năm 2008
- Khai trương Chi nhánh của Vietravel tại thành phố Hải Phòng.
- Khai mạc Tour thông tin & trung tâm dịch vụ tại Trung tâm mua sắm tại thành phố Hồ
Chí Minh.
- Khai trương VIMAC "lao động xuất khẩu trung tâm".
Năm 2009
- Khai trương Chi nhánh của Vietravel tại Phú Quốc
CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
Phân loại theo hoạt động
- Du lịch trong nước
- Tour trong nước & Tour Nước Ngoài
Phân loại theo mục đích
- Mice Tour & Teambuilding.
- Caravan Tour.
- Văn hóa Tour (lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng).
- Y khoa Tour.
- Khám phá Tour (lặn biển, leo núi ...)
- Gia đình tham quan Tour.
- Quá cảnh Tour.
HỆ THỐNG DỊCH VỤ KHÁC:
- Dịch vụ hàng không.
- Tiền Exchange Dịch vụ.
- Dịch vụ vận tải cho du lịch (xe, tàu cao tốc, xe lửa ...)
- Dịch vụ tư vấn du học.
- Dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Dịch vụ phiên dịch.
- Dịch vụ cung cấp và tiếp nhận.
Trang 15