Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài giảng chuyên đề thi đùa, khen thưởng trong quản lí nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.97 KB, 19 trang )

Nguyễn Hữu Thanh
BÀI GIẢNG
TẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TĐKT NĂM 2009
Chuyên đề: Thi đua, Khen thưởng trong quản lý nhà nước.
Phần thứ nhất
CẤU TRÚC NỘI DUNG
(Gồm 6 nội dung cơ bản trong công tác khen thưởng đối với các đơn vị
quản lý nhà nước, các quy định TĐKT của các ngành dọc khác và các đoàn
thể thực hiện theo quy định của ngành dọc và đoàn thể)
1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý nhà nước đối với công
tác TĐKT ở địa phương:
2. Người tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng và đề nghị khen
thưởng;
3. Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổng hợp và quan trọng để xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên; Thi đua, khen thưởng là
công cụ của lãnh đạo và quản lý;
4. Phong trào thi đua trong các cơ quan nhà nước;
5. Khen thưởng trong cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước;
6. Sáng kiến trong quản lý nhà nước.
Nguyễn Hữu Thanh
Phần thứ hai
CHI TIẾT CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
I/ Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý nhà nước đối với
công tác TĐKT ở địa phương:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2- Hiến pháp
năm 1992).
2. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác TĐKT (Điều 90 Luật
TĐKT).


2.1- Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2.2- Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng.
2.3- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2.4- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác TĐKT.
2.5- Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; Đánh giá
hiệu quả công tác thi đua khen thưởng.
2.6- Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
2.7- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
2.8- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TĐKT.
Nguyễn Hữu Thanh
3. Nguyên tắc thi đua:
3.1- Tự nguyện, tự giác, công khai.
3.2- Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển
4. Nguyên tắc khen thưởng:
4.1- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
4.2- Trong một năm Chủ tịch UBND huyện chỉ công nhận một danh
hiệu Thi đua hoặc trao tặng một hình thức khen thưởng trong Phong
trào thi đua toàn diện hoặc các phong trào thi đua chuyên đề hay tổng
kết công tác (trừ trường hợp lập được thành tích xuất sắc hoặc đột
xuất) đối với các cá nhân là Lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban, ngành,
đoàn thể huyện, Lãnh đạo các xã, thị trấn (các đối tượng thuộc diện Ban
Thường vụ Huyện uỷ quản lý). Đối với Cán bộ công chức đang làm việc tại
các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn có đủ điều kiện theo quy định của từng
Phong trào thi đua thì hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND
huyện công nhận các Danh hiệu Thi đua hoặc tặng Giấy khen theo quy định.
Chủ tịch UBND huyện chỉ công nhận một danh hiệu Thi đua, hình
thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc diện quản lý của
huyện về biên chế, tổ chức và quỹ lương (trừ một số đối tượng khác

đã được quy định trong các phong trào thi đua chuyên đề của huyện)
áp dụng đối với các trường hợp là Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể huyện, Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn. Các đối tượng không
thuộc diện quản lý về biên chế, tổ chức và quỹ lương của huyện, Chủ
tịch UBND huyện chỉ tặng Giấy khen đột xuất hoặc khen thưởng
chuyên đề.
Nguyễn Hữu Thanh
4.3- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen
thưởng.
4.4- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích
vật chất.
5. Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác TĐKT ( thực hiện
trong 4 cấp):
5.1- Cấp Trung ương (Bộ, ngành Trung ương, Chính Phủ, Chủ tịch
nước).
5.2- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm).
5.3- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( Chủ tịch
UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm).
5.4- UBND phường, xã, thị trấn trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành
phố (Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn trực thuộc quận, huyện, thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm).
6. Quỹ TĐKT (Điều 31- QĐ số 29/2006/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 của
UBND tỉnh): Quỹ thi đua của cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường thị trấn,
ban, ngành cấp tỉnh được trích từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm với
mức tối đa bằng 1,5 % chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân
sách và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và
các nguồn thu hợp pháp khác.
- Sử dụng quỹ TĐKT: Chỉ được sử dụng chi cho việc khen thưởng
(khung, phối, khung kính kèm theo mức tiền thưởng theo quy định).

- Nguyên tắc thưởng: Cấp nào khen thì cấp đó thưởng.
Nguyễn Hữu Thanh
7. Tổ chức làm công tác TĐKT:
7.1. Cấp huyện: Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu thực hiện giúp cho
Chủ tịch UBND huyện quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Tại phòng Nội vụ
biên chế 01 PTP Nội vụ là UVTT Hội đồng TĐKT huyện, 01 chuyên viên
chuyên trách làm công tác TĐKT.
*Ngoài ra phân công 11 cơ quan đơn vị thường trực 11 phong trào
thi đua thi đua chuyên đề, cụ thể:
- Ban Chỉ huy quân sự huyện: Thường trực phong trào thi đua xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vung mạnh.
- Phòng Y tế huyện: Thường trực phong trào thi đua vì sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Thườngtrực phong trào thi đua
thu nộp, ngân sách Nhà n-ớc.
- Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đinh huyện: Thường trực phong
trào thi đua thực hiện công tác dân số, gia đnh và trẻ em. Trung tâm Dân số
– Kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm phối hợp với Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện để triển khai thực hiện.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Thường trực phong trào thi đua
phát triển sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo và xây dựng xã hội học tập.
Nguyễn Hữu Thanh

- Công an huyện: Thường trực về phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.

Phòng Kinh tế huyện: Thường trực về phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và xoá đói giảm nghèo.

- Phòng Quản lý đô thị huyện: Thường trực phong trào thi đua kiên cố hoá các công

trình cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Phòng Nội vụ huyện: Thường trực phong trào thi đua thực hiện chương trình cải
cách hành chính.

- Ban tổ chức Huyện ủy: Thường trực phong trào thi đua xây dựng và củng cố hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện: Thường trực về phong trào thi
đua thực hiện công tác Thương binh, Liệt sỹ, người có công và phong trào “ Đên ơn
đáp nghĩa”.

7.2. Cấp xã: Các bộ Văn phòng - Thống kê thường trực tham mưu thực hiện giúp cho
Chủ tịch UBND xã, thị trấn quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Các ngành thường
trực các phong trào thi đua chuyên đề:

* Cán bộ Văn phòng – Thống kê:

- Thường trực chung về các phong trào thi đua ở xã, thị trấn. Là đầu mối tham mưu
cho cấp uỷ, chính quyền trong việc chỉ đạo, triển khai, tổng hợp chung về công tác
TĐKT ở xã, thị trấn.

- Thường trực phong trào thi đua thực hiện chương trình cải cách hành chính.

* Chỉ huy trưởng Quân sự xã: Thường trực phong trào thi đua xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh;

* Trạm Y tế xã: Thường trực phong trào thi đua vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân.


* Cán bộ Tài chính - Kế toán: Thường trực phong trào thi đua thu nộp, ngân sách
NN.
Nguyễn Hữu Thanh

* Cán bộ Dân số - KHHGD : Thường trực phong trào thi đua thực hiện
công tác DS-KHHGD.

* Cán bộ Văn hoá - Xã hội: Thường trực phong trào thi đua phát triển
sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo và xây dựng xã hội học tập.

* Công an xã: Thường trực về phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc.

* Hội nông dân, cán bộ nông, lâm nghiệp: Thường trực về phong trào
thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

* Cán bộ Địa chính – Xây dựng: Thường trực phong trào thi đua kiên
cố hoá các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.

* Thường trực Đảng: Thường trực phong trào thi đua xây dựng và củng
cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

* Cán bộ TBXH: Thường trực về phong trào thi đua thực hiện công tác
Th-ơng binh, Liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

* Đối với các phong trào thi đua khác theo lĩnh vực, theo chuyên môn
ngành dọc do cán bộ chuyên trách, không phụ trách đảm nhiệm.

* Các đơn vị, cá nhân thường trực các phong trào thi đua chuyên đề,
phong trào thi đua theo lĩnh vực ngành dọc nêu trên có nhiệm vụ


- Tham mưu, giúp Đảng uỷ, UBND xã, thị trấn chỉ đạo và triển khai thực
hiện các nội dung, công việc như sau:

×