BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VỤ BƯU CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁC
LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH
TẠI VIỆT NAM
Mã số: 112-11- KHKT - QL
Hà Nội – Tháng 11/2011
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VỤ BƯU CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁC
LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH
TẠI VIỆT NAM
Mã số: 112-11- KHKT - QL
Chủ trì đề tài: Lê Văn Chung
Cộng tác viên: - Hoàng Thị Hằng – Vụ Bưu chính
- Thạch Thị Chinh – Vụ Bưu chính
- Đỗ Hoàng Thọ - Vụ Bưu chính
- Tăng Văn Tuấn – Vụ Bưu chính
- Nguyễn Thanh Dung – Vụ Pháp chế
Hà Nội – Tháng 11/2010
2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH
THƯƠNG MẠI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM”
Mã số: 112-11-KHKT-QL
1. Mục tiêu và yêu cầu
- Đánh giá các căn cứ pháp lý, thực trạng hiện diện của các loại hình thương
mại nêu trên tại Việt Nam và đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với
nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, đại diện cho doanh
nghiệp bưu chính nước ngoài, đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam...Qua đó một mặt vẫn đảm bảo vai trò quản lý nhà nước, góp phần tạo sự
thông thoáng trong thực hiện thủ tục hành chính về bưu chính. Mặt khác, đảm bảo
quyền lợi, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bưu chính và phù hợp với
các quy định của pháp luật.
- Các đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, dễ thực hiện và thể hiện được nội
dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bưu chính như nhận nhượng quyền
thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp bưu chính
nước ngoài, đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam...
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu
Do điều kiện nhân lực, vật lực còn hạn chế nên trong phạm vi đề tài này,
nhóm nghiên cứu chỉ tập trung đi vào phân tích, đánh giá và đề xuất đưa ra nội
dung quản lý mới cho các loại hình hiện diện thương mại mới như nhận nhượng
quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp bưu
chính nước ngoài, làm đại lý cho doanh nghiệp bưu chính nước ngoài tại Việt Nam.
Đề xuất tập trung vào phương thức quản lý nhà nước theo hướng đổi mới nội
dung quản lý của cơ quan nhà nước đối với các hoạt động bưu chính nêu trên, phù
hợp với thực tiễn thị trường bưu chính, với xu thế mở cửa, hội nhập, đảm bảo
quyền lợi, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bưu chính và phù hợp
với các quy định của pháp luật.
3. Nội dung đề tài
3
Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ
quy định quản lý đối với đại lý cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài bởi ở thời
điểm này hình thức đại lý là hình thức phổ biến trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, khi Luật Thương mại 2005 ra đời thì ngoài loại hình đại lý như
quy định ở Nghị định số 128/2007/NĐ-CP và Thông tư số 01/2005/BBCVT còn có
thêm các loại hình hoạt động thương mại khác như nhượng quyền thương mại, đại
diện thương nhân, đại lý...
Luật bưu chính và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số nội dung của Luật bưu chính đã kịp thời hoàn thiện một bước. Theo đó đã
bổ sung một số loại hình hiện diện thương mại mới trong hoạt động bưu chính, như
nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, làm đại diện, đại lý
cho doanh nghiệp bưu chính nước ngoài, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp
bưu chính nước ngoài tham gia thị trường bưu chính Việt Nam trước thời điểm
11/1/2012, đồng thời tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật thương mại và pháp
luật về bưu chính.
Với chức năng tham mưu về cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nước về
bưu chính, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện thêm để các quy định của
pháp luật đã ban hành ngày càng khả thi hơn, có sức sống hơn trong thực tiễn áp
dụng pháp luật là điều hết sức cần thiết.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích, đánh giá các quy
định của pháp luật, nhận xét, đánh giá thực trạng hiện diện của một số loại hình
thương mại nêu trên tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất đổi mới một bước công tác quản
lý theo hướng: Khi nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
hoặc làm đại diện, đại lý cho doanh nghiệp bưu chính nước ngoài, thay vì doanh
nghiệp bưu chính trong nước phải làm bộ hồ sơ đề nghị xác nhận thông báo hoạt
động bưu chính với đầy đủ các nội dung như: Văn bản thông báo hoạt động bưu
chính, bản sao văn bản chấp thuận đăng ký nhượng quyền thương mại, bảng giá
cước, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, các biện pháp bảo đảm an toàn an ninh...) và
Bộ Thông tin và Truyền thông phải tiến hành thẩm tra bộ hồ sơ đó để có văn bản
xác nhận thông báo hoạt động như hiện nay, thì doanh nghiệp bưu chính trong nước
chỉ cần có văn bản thông báo hoạt động bưu chính (kèm theo thông tin về việc nhận
4
nhượng quyền thương mại, làm đại diện, đại lý cho doanh nghiệp bưu chính nước
ngoài).
Khi tiếp nhận được nội dung thông báo nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước
là Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ghi nhận thông tin và lưu vào hồ sơ theo dõi,
quản lý các hoạt động bưu chính.
Việc đổi mới phương thức quản lý như trên một mặt cho thấy sự “thông
thoáng” hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính đối với các hoạt động
bưu chính có yếu tố nước ngoài, qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp trong giới đầu tư quốc
tế. Mặt khác thực hiện mạnh mẽ tinh thần của Đề án 30 của Chính phủ về cải cách
thủ tục hành chính; đó là: giảm nhẹ thủ tục hành chính về phía doanh nghiệp tham
gia hoạt động bưu chính (chỉ có văn bản thông báo thay vì bộ hồ sơ thông báo với
nhiều nội dung kèm theo) và bớt đi một thủ tục hành chính tốn nhiều công sức về
phía Bộ Thông tin và Truyền thông; đó là thủ tục thẩm tra hồ sơ thông báo với
nhiều đầu mục nội dung, và ban hành văn bản xác nhận thông báo cho hoạt động
bưu chính. Việc đổi mới nêu trong công tác quản lý nêu trên còn phù hợp với xu
hướng nâng cao trách nhiệm và tạo sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh; tăng cường công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà
nước.
Báo cáo “Nghiên cứu, đề xuất nội dung quản lý các loại hình thương mại
mới trong hoạt động bưu chính tại Việt Nam” gồm các nội dung sau:
Chương I: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về hiện diện các loại hình thương
mại mới hoạt động trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam.
Chương II: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Chương III: Đề xuất các nội dung quản lý các loại hình thương mại mới
trong hoạt động bưu chính.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Hội đồng nghiệm thu và các quý vị
đại biểu tham dự buổi họp nghiệm thu đề tài./.
Chủ trì đề tài
5