Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.35 KB, 2 trang )
Bảo tồn di sản: Khi Nhà nước “lấn sân” cộng đồng...
15 năm trước, chúng ta đã nhắc tới những nhược điểm trong cách bảo tồn di sản văn hóa, khi để Nhà
nước bao cấp và làm thay nhiệm vụ của cộng đồng. Đáng buồn, loay hoay tới giờ, bài toán ấy vẫn
chưa giải xong - PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN, nhận xét tại hội
thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa diễn ra tại Hà Nội ngày 6/3.
Do UNESCO và Bộ VH,TT&DL tổ chức, “xương sống” của hội thảo trên là một dự án nghiên cứu được PGS
Nguyễn Chí Bền và nhiều chuyên gia văn hóa thực hiện với các trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa), Văn hóa cồng chiêng của người
Lạch (Lâm Đồng). Kết quả cho thấy: cách áp dụng chính sách “Bảo tồn có chọn lọc” tại nước ta từ 1954 tới
nay đã tạo ra nhiều rào cản với việc duy trì di sản văn hóa, đặc biệt là trong bối cảnh cơ cấu kinh tế thay
đổi và du lịch phát triển mạnh như hiện nay.
chưa “khớp” với UNESCO
Theo nghiên cứu này, công ước 2003 của UNESCO nói tới việc không thể phân loại cao thấp giữa các di sản
văn hóa. Trong khi đó, chính sách đang áp dụng tại Việt Nam lại là phân loại di sản theo 3 cấp (tỉnh, quốc
gia, đặc biệt) để định hướng quản lý và đầu tư”. Thậm chí, trong cùng một di sản, cách áp dụng này lại
phân ra các giá trị tích cực- tiêu cực, văn minh - lạc hậu trong từng di sản để loại bỏ hoặc duy trì.
“Di sản văn hóa gồm nhiều yếu tố kết nối với nhau và mang đậm tính cộng sinh. Việc xóa bỏ các yếu tố “lạc
hậu” tất yếu sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn các yếu tố được “chọn lọc” và toàn bộ di sản” – PGS Bền nhận
xét – “Ngoài ra, việc xếp hạng di sản cũng tạo ra sự mất cân đối trong đầu tư và tâm lý tự định kiến của
cộng đồng tại các di sản không được xếp hạng, cũng như tâm lý ỷ lại với những nơi được xếp hạng”. Đơn
cử, theo ví dụ mà PGS Bền đưa ra, việc thay đổi người chủ tế trong Ban Khánh tiết bằng đại diện của chính
quyền trong lễ dâng hương, bổ sung các hoạt động văn hóa văn nghệ trong các lễ hội... đang là những điều
làm thay đổi bản chất của các lễ hội địa phương từ cách thực hành cho đến nội dung, ý nghĩa.
Các chuyên gia (từ phải sang: PGS Nguyễn Văn Huy, TS Lê Thị Minh Lý, GS Oscar Salemink- người Đan Mạc) cho rằng tâm lý thích
"hoành tráng" là điều không nên áp dụng trong bảo tồn di sản.
PGS Nguyễn Văn Huy (Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia) tán thành nhận định trên bằng ví dụ về lễ bỏ mả
của một số dân tộc Tây Nguyên. Trước khi được khôi phục lại cách đây vài năm, nghi lễ này đã bị cấm một
thời gian dài vì lý do “mê tín”. Vì thế mà, do thiếu không gian tâm linh để vận hành, cồng chiêng Tây
Nguyên cho tới nay đã bị ảnh hưởng và mai một khá nhiều.
Một trường hợp khác, cũng theo PGS Huy, tại Phú Thọ, dựa trên những “tục hèm” còn lưu giữ được, đã có
nhiều trường hợp nhân dân đứng ra xin phép tự phục dựng một số lễ hội truyền thống của địa phương