Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Pháp luật bảo tồn di sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.86 KB, 68 trang )

Lời mở đầu
Di sản văn hóa việt nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc việt
nam là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa vật thể là
một bộ phận của môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các
giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng việt
nam và tạo cảnh quan môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Những giá
trị về nghệ thuật và vẻ đẹp của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
tạo nên sự đa dạng về cảnh quan môi trường, gớp phần đáp ứng những nhu
cầu khác nhau của con người đặc biệt là nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ
ngơi, du lịch. Tuy nhiên qua thời gian các di sản văn hoá đang ngày càng bị
mất hoặc giảm dần giá trị vốn có một phần do sự bào mòn của thời gian
nhưng phần lớn do sự tác động của con người như hoạt động du lịch không có
sự quản lý chặt chẽ, những hành vi lấn chiếm bất hợp pháp, việc trùng tu tôn
tạo không đúng phương pháp từ đó làm mất đi ý nghĩa lịch sử, giá trị nguyên
gốc của di tích, phá vỡ các giá trị cảnh quan gây nên nhiều những bức xúc
trong dư luận.
Song song với những vấn đề trong việc bảo tồn di sản văn hóa là tình
trạng ngày càng gia tăng những xung đột và tranh chấp trong các vấn đề môi
trường, trong đó cũng có sự tranh chấp về di sản văn hóa. Trên phạm vi toàn
cầu cũng như tại việt nam, trong khi chất lượng môi trường đang có những
biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống con người thì sự gia tăng
các nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác nguồn
tài nguyên mặc dù là xu thế tất yếu của cuộc sống như lại vi phạm nguyên tắc
hữu hạn của các nguồn tài ngyên nên tình trạng xung đột, tranh chấp môi
trường là khó tránh khỏi gây nên tình trạng bất ổn về vấn đề môi truờng nói
riêng và về nhiều vấn đề xã hội nói chung.
1
Từ những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy những vấn đề về bảo tồn di
sản và tranh chấp môi trường nếu không có những biện pháp có tính chất
pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể thì có thể gây nên nhiều những tác động tiêu
cực mà khó có thể kiểm soát. Do đó nhóm em xin được nghiên cứu 2 chương:


Chương XI : Pháp luật về bảo tồn di sản
Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường
2
Mục lục
A. Pháp luật bảo tồn di sản
I. Di sản văn hóa
1. Khái niệm
2. Tiêu chí đánh giá di sản
3. Xếp hạng di sản
4. Quy định xếp hạng
5. Thực trạng di sản ở Việt Nam
II. Pháp luật bảo tồn di sản
1. Hệ thống văn bản Pháp luật
2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể
3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích.
4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm luật bảo tồn di sản.
5. Thực trạng áp dụng luật bảo tồn di sản
III. Giải pháp kiến nghị
B. Giải quyết tranh chấp môi trường
I. Lý luận chung
1. Khái niệm
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
3. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên
thế giới.
4. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
II. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường.
1. Hệ thống văn bản pháp luật
2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường
3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại
Việt Nam

III. Kiến nghị giải pháp
Tài liệu tham khảo
3
A. PHÁP LUẬT BẢO TỒN DI SẢN
I. Di sản văn hóa
1. Khái niệm.
1.1. Di sản văn hóa:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang
đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình
xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do
tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ
khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học.
(Wikipedia – Công ước di sản thế giới – 1972)
1.2. Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu
truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian
khác.
1.3. Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
4
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự
kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử,
văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt
quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
(Điều 4 - Luật di sản văn hóa 2001)
1.4. Các khu vực bảo vệ di tích.
- Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc
cấu thành di tích.
- Khu vực bảo vệ II: là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích.
(trích Khoản 1 Điều 32 Luật di sản văn hóa)
2. Tiêu chí đánh giá di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau
đây được gọi chung là di tích)
2.1. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
2.2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
5
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
(Điều 28 – Luật di sản văn hóa 2001)
2.3. Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện
bằng các tiêu chí sau đây:
- Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
- Hình thức độc đáo;
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học thể hiện:
o Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự
nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất;
o Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị
thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong
cách, một thời đại;
- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn
cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
o Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến
thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.
(Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP)
3. Xếp hạng di sản
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia.

(Điều 29 – Luật di sản văn hóa 2001)
4. Quy định xếp hạng di tích.
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa (Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 54, Điều
55), các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm kê, phân loại và
xếp hạng di tích.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác
định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì
6
người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định
hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó. (Khoản 2 Điều 30 Luật di sản văn hóa)
5. Thực trạng di sản văn hóa ở Việt Nam
5.1. Những vi phạm điển hình
Những vấn đề "nóng"như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu
một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm
nay những nhà quản lý văn hóa vẫn chưa tìm được lời giải.
- Theo những thống kê từ Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
tình trạng vi phạm lấn chiếm di tích đang diễn ra rất nghiêm trọng. Các vi
phạm trên kéo dài hàng chục năm, phức tạp, khó giải quyết...
Năm 2003, Hà Nội có hơn 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm
phạm vào khu vực I và II trong số 385 di tích được xếp hạng cấp quốc gia thì
có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực I và II.
Có những di tích bị xâm hại ở mức độ trầm trọng như Chùa Quang Minh
(phường Văn Miếu) với 24 hộ dân sinh sống; chùa Đồng Quang (phường
Quang Trung) có 42 hộ dân; chùa Kim Cổ (Hoàn Kiếm) có 1 hộ dân sinh
sống nhưng chiếm 45/115m2, đình Trương Thị (Hoàn Kiếm) có 30 hộ dân
không có hợp đồng thuê nhà…
Bên cạnh việc dân cư ngụ, chiếm dụng còn có một số cơ quan, đơn vị,
trường học, HTX và cả UBND phường đóng ngay trên đất di tích, tiêu biểu
như ở chùa Hàm Long, gò Đống Thây, Miếu ông Trạng (quận Thanh Xuân).
Quận Hoàn Kiếm có tới 5 di tích hiện đang bị UBND phường hoặc ban ngành

thuộc phường đóng trụ sở.
Đáng tiếc tất cả những trường hợp dân cơi nới, xây dựng trái phép, lấn
chiếm đều không được chính quyền các cấp giải quyết kịp thời dứt điểm ngay
từ đầu, để sự việc kéo dài ngày một nghiêm trọng. Thậm chí một số hộ dân
trong di tích còn được cấp cả... sổ đỏ.
7
- Mất cắp cổ vật vẫn tăng: Thiếu sự quản lý đồng bộ đó là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cắp cổ vật gia tăng ở các
tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Tại Hà Tây (cũ), từ năm 2000 đến 2004 đã mất 298 cổ vật tại 40 di tích.
Tại Phú Thọ, từ tháng 5-2004 đến tháng 9-2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích.
Ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó cục trưởng Cục Di sản văn hoá) cho biết
có những ngôi chùa, Cục Di sản văn hoá đã cho lắp đặt hẳn một hệ thống báo
động đề phòng kẻ gian, ấy thế nhưng khi trộm vào lấy cắp tượng, nhà chùa
biết, có hô hào đuổi bắt, nhưng chỉ trong phạm vi chùa thôi, ra khỏi chùa là
không dám đuổi theo nữa. Như thế để thấy sự phối hợp giữa nhà chùa và
chính quyền địa phương gần như không có.
(theo An ninh Thủ đô – anninhthudo.vn)
- Tình trạng tu bổ di tích đáng báo động: Người làm công tác tu bổ nắm
rất hời hợt về quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, thậm chí không biết
cả đọc bản vẽ và chủ yếu dựa vào ý kiến của người tư vấn. Trong khi đó, đội
ngũ tư vấn cũng chẳng hơn là mấy, bản lĩnh nghề nghiệp non kém, và đến
lượt họ, lại phụ thuộc vào ý kiến chủ đầu tư. Tiến trình tu bổ thường chậm
chạp, thiếu người phụ trách thi công thực sự đáp ứng yêu cầu.
Ví dụ, khi sửa đình Tây Đằng (Hà Tây (cũ)), đình chợ Vân (Bắc
Giang)..., các chân tảng bằng đá ong đặc trưng của các kiến trúc sớm lại bị
thay thế bằng các cột gỗ mít, làm hỏng giá trị di tích. Lại có khi kiến trúc của
miền Nam bị "bệ" ra miền Bắc, như trong tu bổ đền thờ Ngô Quyền ở Đường
Lâm (Hà Tây (cũ))... Nhiều di tích khi chưa tu bổ còn nghiên cứu được, sau
khi tu bổ xong thì không còn gì để nghiên cứu nữa, như đình Yên Phụ (Hà

Nội), đình Tường Phiêu (Hà Tây (cũ))...
(theo VTC News – vtc.vn)
5.2. Nguyên nhân
- Sự tác động của thiên nhiên: các di sản được tạo ra bởi sự vận động
của tự nhiên và công sức của nhiều thế hệ khác nhau. Theo thời gian, các di
8
sản sẽ chịu sự tác động của thiên nhiên, làm cho di sản mất hoặc giảm dần giá
trị vốn có. Mưa gió, lũ lụt, hạn hán, và khí hậu nhiệt đới đã làm ảnh hưởng
đến rất nhiều di tích.
- Sự tác động của những hoạt động của con người.
- Hoạt động du lịch: Môi trường ở một số khu điểm du lịch, đồng thời
là di tích bị ô nhiễm do hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch gây ra. Những
hành động thiếu ý thức như kẻ vẽ, viết bừa bãi lên di tích, xả rác bừa bãi…
làm ảnh hưởng tới cảnh quan cũng như giá trị của di sản.
- Nguyên nhân của những hành vi lấn chiếm đã nêu ở trên bắt nguồn từ
những biến động lịch sử và quản lý chưa tốt. Ở các thành phố lớn, hầu hết các
hộ dân sống trong di tích đều do lịch sử để lại từ những thập kỷ 60, 75 trở về
trước như sơ tán do chiến tranh, thiên tai bão lụt... Theo thời gian, nhân khẩu
của các hộ này ngày một tăng, bức bách về nhà ở dẫn đến tình trạng cơi nới,
sửa chữa, lấn chiếm và tách hộ chuyển nhượng đất thuộc khu di tích.
- Để xảy ra tình trạng trộm cắp cổ vật nguyên nhân chính là do công tác
quản lý di tích ở cơ sở đã bị buông lỏng trong một thời gian dài, nhiều nơi
chính quyền địa phương giao di tích cho không người cao tuổi hoặc cho các
nhà sư trụ trì mà không tổ chức lực lượng trông nom di tích chu đáo. Bên
cạnh việc quản lý lỏng lẻo, còn có thực tế là việc truy tìm kẻ gian, thu hồi cổ
vật bị trộm cắp chưa thu được kết quả cao, những kẻ trộm cắp chưa bị xử lý
nghiêm.
- Việc trùng tu, tôn tạo không đúng phương pháp khoa học, không tôn
trọng những yếu tố nguyên gốc của di tích, một số công trình bị rơi vào tình
trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia"là do sự thiếu kiến thức của nhiều cán bộ tu

bổ, sự thiếu hiểu biết về kiến trúc nghệ thuật truyền thống, do không nắm
được đặc trưng của di tích mỗi thời kì…
5.3. Biện pháp bảo vệ di sản.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ di sản
o Thông qua các nội dung trong chương trình giáo dục.
o Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
o Tuyên truyền tại các khu di tích, tại các bảo tàng.
9
- Biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm bảo quản, tu bổ và phục hồi di
sản: phòng ngừa, hạn chế những nguy cơ làm hỏng, tu sửa, gia cố, tôn tạo và
phục dựng lại những yếu tố nguyên gốc vốn có của di sản trên cơ sở những cứ
liệu khoa học về di sản.
- Biện pháp pháp lý: tính giáo dục cũng như tính cưỡng chế nghiêm
khắc của pháp luật sẽ tác động mạnh đến hàng vi, cách xử sự của con người
trước những di sản văn hóa.
II. Pháp luật di sản văn hóa vật thể.
1. Hệ thống văn bản pháp luật.
1.1. Quốc tế
- Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 1972
- Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Dân
gian năm 1989
- Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn hóa năm 2001
- Tuyên bố Istanbul được Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần
thứ 3 thông qua năm 2002
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Thông qua Công ước
này vào ngày 17 tháng 10, năm 2003
1.2. Việt Nam
- Luật di sản văn hóa 2001
- Luật đất đai 2003; Điều 98
- Nghị định Số: 92/2002/NĐ-CP của chính phủ ra ngày 11/11/2002 về

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa
- Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 8-7-2005 về quản lý và bảo vệ di
sản văn hoá dưới nước
- Nghị định của Chính phủ số 71/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động
của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch.
- Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
đến năm 2010.
- Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23-11 hằng năm là
ngày Di sản văn hoá Việt Nam.
10
- Quyết định của Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch Số: 27/2008/QĐ-
BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cục di sản văn hóa.
2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể.
2.1. Các hình thức sở hữu di sản
- Sở hữu toàn dân: những di sản tồn tại dưới lòng đất thuộc lãnh thổ
Việt Nam, những di sản phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu;
- Sở hữu tập thể
- Sở hữu chung của cộng đồng
- Sở hữu tư nhân
- Các hình thức khác.
(Điều 5, 6, 7, 9 Luật di sản văn hóa)
Trên thực tế, những biện pháp trực tiếp nhằm bảo vệ di sản, đăc biệt là
các di tích, đều do chủ sở hữu thực hiện. việc xác định đối tượng bảo vệ cụ
thể đối với các di tích được quy định trong Quyết định công nhận di tích.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích được quy định tại Điều 17 Nghị định số 92/CP ngày
11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa:
• Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (Chủ tịch)

• Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ trưởng)
• Chính phủ (Thủ tướng)
Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng
ảnh hưởng xấu đến di tích được quy định tại Điều 18 Nghị định số 92/CP
ngày 11/11/2002:
• Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng
các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh mà có khả năng
ảnh hưởng xấu đến di tích.
• Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng
các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc
gia đặc biệt mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.
2.2. Trách nhiệm của xã hội
a. Chủ sở hữu
- Có quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
11
- Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hoá. (Khoản 2 Điều 9 Luật di sản văn hóa)
- Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa. Khi thực hiện những biện pháp bảo vệ, tu bổ và phục hồi di tích,
chủ sở hữu phải lập dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và
phải thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. (Điều 15, 34, 35 Luật di
sản văn hóa)
- Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có
nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ
quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về
- văn hoá - thông tin nơi gần nhất (Điều 33 Luật di sản văn hóa)
b. Nhà nước
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đầu
tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng

khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
(Điều 9 Luật di sản văn hóa)
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành lập dự án và thực hiện dự
án đầu tư nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh
phí cho các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Điều 40, 41 Nghị
định 92/CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
di sản văn hóa).
c. Các tổ chức cá nhân
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di sản, giao nộp cho cơ quan
nhà nước di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn,
xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản
văn hóa…
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện trách nhiệm bảo
vệ di sản được Nhà nước khen thưởng về vật chất và tinh thần. (Điều 10, 24,
12
15 Luật di sản văn hóa và điều 52, 53, 54 Nghị định số 92/CP ngày
11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa).
- Tại các điểm du lịch là các di tích, khách du lịch phải tôn trọng và giữ
gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, môi trường, di tích lịch sử,
di tích cách mạng, di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc và trật tự,
an toàn xã hội ở nơi đến du lịch (Khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh du lịch ngày
8/2/1999)
3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích.
3.1.1.1. Quy định khu vực bảo vệ di tích.
- Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp
hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt.
- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử

- văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
(Điều 98 Luật đất đai 2003)
- Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 1 Điều
32 của Luật Di sản văn hoá được thực hiện theo nguyên tắc sau:
o Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện
lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I
phải bảo đảm phản ánh những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những
công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;
o Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải
bảo đảm giữ nguyên trạng toàn bộ phạm vi khu vực đã phát hiện các di vật,
địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ
thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;
o Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc
công trình kiến trúc đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải bảo đảm
giữ nguyên trạng các công trình vốn có của di tích bao gồm sân, vườn, ao, hồ
và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích;
13
o Đối với danh lam thắng cảnh thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải
bảo đảm tính toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các
yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù hoặc
các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
- Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực
bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái của di tích và là khu
vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, khai thác và
phát huy giá trị của di tích.
Việc xác định di tích chỉ có khu vực bảo vệ I được áp dụng trong trường
hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng
mà không thể di dời. Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm
phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công

trình xây dựng, địa điểm.
- Các khu vực bảo vệ được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo
biên bản khoanh vùng bảo vệ và phải được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận trong hồ sơ di tích. (Khoản 3 Điều 32 Luật di sản văn hóa)
3.1.1.2. Quy định nhằm bảo vệ di tích trước những hoạt động của con
người.
- Các hành vi làm ảnh hưởng đến di tích bị pháp luật nghiêm cấm:
o Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;
o Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
o Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất
đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
o Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
o Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện
những hành vi trái pháp luật.
o (Điều 13 Luật di sản văn hóa)
o Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
(Khoản 12 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường)
14
- Các hoạt động được thực hiện tại khu vực I không được làm ảnh
hưởng đến tính nguyên trạng của di tích. (Khoản 1 điều 32 Luật di sản văn
hóa)
- Tại khu vực II, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc
phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan
thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích. Việc xây dựng các công trình
này đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý
bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, đối với di tích cấp tỉnh
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
(Khoản 2 Điều 32 Luật di sản văn hóa)

- Dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ
di tích có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường -
sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thẩm định. (Khoản 1 Điều 36 Luật di sản văn hóa)
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố
văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Do vậy thực hiện
các hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa điểm này góp phần quan trọng
trong việc giữ gìn tôn tạo, phát triển các di tích.
- Các dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu
đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá,
di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường. (Mục b Khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường
2005)
4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo tồn di
sản
4.1. Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật di
sản văn hóa chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng trách
15
nhiệm hành chính cần căn cứ vào nguyên tắc chung của pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính 2002 và những quy định cụ thể của Nghị định 56 /2006/NĐ-
CP ra ngày 06-06-2006 do Chính phủ ban hành về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
• Điều 56. Vi phạm các quy định về bảo vệ công trình văn hoá, nghệ
thuật, bảo vệ di sản văn hoá.
• Điều 57. Vi phạm các quy định về khai quật khảo cổ, trùng tu, tôn tạo
di tích lịch sử, văn hoá.
• Điều 58. Vi phạm các quy định về phát hiện, bảo vệ, khai báo và giao

nộp di sản văn hóa (di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia).
• Khoản 4 Điều 62: Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối
với văn hoá phẩm.
4.2. Trách nhiệm kỷ luật
- Là biện pháp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cán
bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt
động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của
pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc
thôi việc (Điều 72 Luật di sản văn hóa)
4.3. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự xuất hiện khi tổ chức cá nhân chiếm giữ, sử dụng bất
hợp pháp di sản hoặc gây thiệt hại làm ảnh hưởng tới giá trị của di sản văn
hóa. Chủ sở hữu hợp pháp di sản văn hóa có quyền yêu cầu người có hành vi
vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Trường hợp nếu người vi
phạm không tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, người sở hữu hợp pháp có
quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó
chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Nếu gây thiệt hại tới di sản, chủ sở
hữu có quyền yêu cầu khôi phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ
luật dân sự.
16
4.4. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng
với các cá nhân có hành vi vi phạm luật di sản văn hóa. Trách nhiệm này
được quy định rải rác trong các chương khác nhau của Bộ luật hình sự năm
1999.
• Điều 272 BLHS quy định: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử
dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ luật hình sự nhìn nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật
phẩm thuộc di tích lịch sử như là tài sản có giá trị vật chất, không có những
quy định riêng nhằm bảo vệ những giá trị phi vật chất. Vì vậy khi xuất hiện vi
phạm buộc phải căn cứ vào loại hình vi phạm để xác định tội danh cụ thể
được quy định trong Bộ luật hình sự.
• Điều 153 – Tội buôn lậu áp dụng cho hành vi buôn lậu cổ vật, di vật,
bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử.
• Điều 154 – Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
áp dụng cho hành vi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và
các vật phẩm thuộc di tích lịch sử.
• Chương XIV: các tội xâm hại quyền sở hữu.
5. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (2002-2008)
(Các số liệu dưới đây được trích dẫn trong Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện
Luật di sản văn hóa của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch)
5.1. Bảo tồn di sản văn hóa vật thể
a. Việc xếp hạng di tích: Đã được thực hiện chặt chẽ, khoa học hơn, quy
trình xếp hạng và hồ sơ di tích được thực hiện theo hai bước, lập hồ sơ trích
ngang để có sự thỏa thuận bước đầu trước khi lập hồ sơ khoa học và pháp lý,
nhằm giảm bớt sự lãng phí và tránh phiền hà cho địa phương trong việc lập hồ
sơ. Việc xác định giá trị di tích và các khu vực bảo vệ di tích được làm kỹ
càng hơn. Số lượng di tích đựợc xếp hạng cấp quốc gia giảm so với thời kỳ
trước, nhưng số lượng di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố tăng lên, đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân. Đến nay chúng ta đã có:
17
- 5 di tích và danh thắng được công nhận là Di sản văn hóa và Thiên
nhiên thế giới là: Di sản văn hóa Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Tháp Chăm Mỹ
Sơn; Di sản Thiên nhiên Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng. Hiện nay chúng ta đã gửi tới UNESCO Hồ sơ di tích Khu trung tâm
Hoàng thành Thăng Long và Vườn quốc gia Cát Tiên, năm 2009 UNESCO sẽ
cử chuyên gia vào thẩm định hai hồ sơ này;

- 3006 di tích được xếp hạng di tích quốc gia (tính đến hết tháng
02/2009);
b. Việc đầu tư tu bổ di tích: Được thực hiện chủ yếu thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia, ngân sách nhà nước đầu tư cho mục tiêu chống xuống
cấp và tôn tạo di tích ổn định và tăng dần theo từng năm. Nhiều di tích đã được
tu bổ tôn tạo và đang trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, có sức hấp
dẫn khách tham quan ở trong và ngoài nước, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho
ngân sách nhà nước, đồng thời tạo thêm việc làm cho nhân dân địa phương như:
Vịnh Hạ Long, quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Chăm
Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, địa đạo Củ Chi, Thắng cảnh
Hương Sơn, Yên Tử, núi Bà Đen (Tây Ninh), Đền Bà chúa Xứ (An Giang)...
Bên cạnh kinh phí đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở
trong và ngoài nước cho việc tu bổ tôn tạo di tích cũng ngày một tăng lên, do đó
nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên được hồi sinh, nhiều họat động sinh họat văn
hóa truyền thống được phục hồi và tổ chức tại di tích, góp phần thúc đẩy phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Hoạt động tu bổ di tích từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ chặt chẽ hơn
các quy định của pháp luật. Việc thẩm định về chuyên môn đối với các dự án
đầu tư được làm khá chặt chẽ, đã góp phần nâng cao chất lượng tu bổ di tích.
c. Bảo vệ di vật, cổ vật: Luật Di sản văn hóa đã mở ra những cánh cửa
mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di vật, cổ vật. Nhiều sưu tập cổ
vật tư nhân đã được huy động để trưng bày ở các bảo tàng trong cả nước.
18
Nhiều hội cổ vật đã ra đời, hoạt động khá sôi nổi, phục vụ các hoạt động lớn
của ngành và của đất nước như tham gia triển lãm chuyên đề tại bảo tàng,
triển lãm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, triển lãm hình ảnh APEC và di sản
văn hóa Việt Nam... Các địa phương ngày càng chú ý tới việc bảo vệ cổ vật
trong các di tích và di chỉ khảo cổ học.
d. Nghiên cứu khảo cổ học phục vụ phát triển: Luật Di sản văn hóa tạo
điều kiện cho việc thực hiện nghiên cứu khảo cổ học đi trước một bước giải

phóng mặt bằng phục vụ cho việc triển khai các công trình xây dựng mới.
Nhiều địa điểm dự kiến xây dựng các công trình mới đã được nghiên cứu khai
quật khảo cổ học như Khu vực số 18 Hoàng Diệu, khu vực số nhà 62-64 Trần
Phú (dự án của Tổng Công ty Bưu chính, Viễn thông trước đây), thủy điện
Plei Krông, thủy điện Tuyên Quang và thủy điện Sơn La. Đây cũng là một
giải pháp phù hợp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và
phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh việc khai quật khảo cổ học trên đất liền, việc ban hành Nghị
định của Chính phủ về việc Quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước cũng
đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khai quật khảo cổ học dưới nước được
thuận tiện và chặt chẽ hơn.
e. Ngăn chặn vi phạm di tích: Luật Di sản văn hóa là một công cụ pháp
lý có hiệu quả thực tiễn giúp cho việc ngăn ngừa và đấu tranh chống vi phạm
di tích. Trên địa bàn cả nước còn khá nhiều di tích đang bị vi phạm, đặc biệt
là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê của ngành văn hóa -
thông tin địa phương, tại Hà Nội (trước đây) hiện có 119 trên tổng số 385 di
tích được xếp hạng quốc gia bị vi phạm, nhưng cũng là địa phương đã giải tỏa
được nhiều vi phạm ở các di tích; thành phố Hồ Chí Minh có 18 di tích bị vi
phạm trên tổng số 55 di tích đã xếp hạng. Từ khi có Luật, nhiều vụ vi phạm di
tích đã được đấu tranh mạnh mẽ hơn, triệt để hơn, có vụ vi phạm di tích đã
19
được đưa ra bàn trước Hội đồng nhân dân một số tỉnh, như việc xây dựng
khách sạn trong khu vực đồi Vọng Cảnh (Thừa Thiên Huế).
f. Về phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể: Trong những năm qua, các
di tích được xếp hạng (cả cấp quốc gia và xếp hạng cấp tỉnh) đã được phát
huy giá trị một cách tích cực dưới nhiều mức độ khác nhau. Các chương trình
festival ở di tích Cố đô Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về
nguồn (các di tích cách mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm
nhiều khách tham quan, dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của các
vùng miền và cả nước.

Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch
hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc tăng nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và
những sản phẩm dịch vụ khác của từng địa phương, tạo việc làm cho nhiều
người lao động. Nhiều di tích có nguồn thu lớn (di tích Cố đô Huế thu từ bán
vé mỗi năm trên 70 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu
được 5 đến 10 tỷ đồng năm...), nguồn thu ở di tích Cố đô Huế, di tích Côn
Sơn - Kiếp Bạc, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội đã có những quy
định cụ thể của UBND tỉnh, về việc sử dụng nguồn thu này (trả lương cho
nhân viên trông nom, bảo vệ di tích, tái đầu tư tu bổ di tích...), còn ở nhiều di
tích khác việc quản lý và sử dụng nguồn thu vẫn tồn tại rất nhiều bất cập,
không được tái đầu tư để tu bổ di tích mà để sử dụng vào các mục đích khác.
5.2. Hoạt động bảo tàng
a. Công tác triển khai Quy hoạch hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm
2020: Việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các Bộ, ngành triển khai Quy
hoạch hệ thống bảo tàng Việt Nam (Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
TP. Hồ Chí Minh...) được chú trọng. Một địa bàn được quan tâm tập trung
20
triển khai công việc này là thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều bảo tàng
đang hoạt động.
Trong 7 năm qua, đã có:
- 22 bảo tàng được đầu tư xây dựng mới (trong đó có 08 bảo tàng thuộc
Bộ Quốc phòng).
- 12 bảo tàng được xếp hạng: Bảo tàng Hải dương học (Hạng 2), Bảo
tàng Binh chủng Hóa học và Bảo tàng Công binh (Hạng 3), Bảo tàng Địa chất
Việt Nam (Hạng 1); Bảo tàng Cần Thơ (hạng 2); Bảo tàng Thái Bình (hạng
2); Bảo tàng Bắc Ninh (hạng 2); Bảo tàng Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Cổ
vật Cung đình Huế (hạng 2); Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Quang Trung

(Bình Định, hạng 2); Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu (hạng 2).
b. Công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật: Trong 7 năm qua, các
bảo tàng trong hệ thống đã có bước chuyển biến rõ rệt trong việc quan tâm đầu
tư sưu tầm hiện vật bổ sung cho các bảo tàng. Một số bảo tàng đã được đầu tư
kinh phí mua các bộ sưu tập hiện vật quý hiếm (Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam,
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nhiều bảo
tàng tỉnh, thành phố...). Nhờ đó, tổng số hiện vật của các bảo tàng đã tăng lên
đáng kể - từ 1.997.701 hiện vật (năm 2000) lên 2.373.040 (năm 2006).
Các bảo tàng đã quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác
kiểm kê hiện vật, nhất là việc ứng dụng tin học vào hoạt động của ngành,
thông qua việc xây dựng, tập huấn sử dụng phần mềm Quản lý thông tin hiện
vật tại các bảo tàng và di tích được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Công tác bảo quản hiện vật cũng có những chuyển biến tích cực: Trung
tâm bảo quản các tác phẩm nghệ thuật đã được thành lập tại Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam; một số bảo tàng (Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam,
Mỹ thuật Việt Nam, Nghệ thuật điêu khắc Chămpa...) đã tranh thủ các nguồn
kinh phí đầu tư và hỗ trợ để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ
21
thuật vào việc bảo quản hiện vật. Đặc biệt, từ năm 2001 đến đầu năm 2004,
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng
Pháp thực hiện dự án về bảo quản và phục chế hiện vật bảo tàng; từ 4/2006,
Bảo tàng đã phối hợp Cục Di sản văn hóa và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
ký kết với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp thực hiện giai đoạn 2 của dự án
- nội dung về đào tạo cán bộ bảo quản hiện vật bảo tàng.
c. Hoạt động trưng bày, tuyên truyền: Nhìn chung, các bảo tàng tỉnh,
thành phố được xây dựng mới hoặc được chỉnh lý, nâng cấp đều tập trung vào
việc trưng bày - giới thiệu các sưu tập hiện vật gốc phản ánh những nét đặc
trưng của lịch sử, văn hóa địa phương; tăng cường nội dung trưng bày về đời
sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Chú trọng việc khai thác, giới thiệu những giá trị di sản văn hóa phi
vật thể tại các bảo tàng - thông qua trưng bày và tổ chức trình diễn di sản
văn hóa phi vật thể tại bảo tàng (tiêu biểu là các cuộc trình diễn về nghề
thủ công truyền thống, văn nghệ - trò chơi dân gian... do Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam tổ chức; việc đúc trống đồng ở Bảo tàng Văn hóa các dân tộc
Việt Nam...).
Các bảo tàng đã chú ý kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng
tuyên truyền về hoạt động bảo tàng; quan tâm hướng các hoạt động bảo tàng
vào việc phục vụ các đối tượng cụ thể, đặc biệt là tuổi trẻ học đường và khách
du lịch, để tăng tính hấp dẫn và hiệu quả.
d. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp tổ chức các trưng bày ở trong nước và
quốc tế: Các bảo tàng đã tăng cường tổ chức đưa các bộ triển lãm lưu động tới
các địa phương phục vụ cho đông đảo công chúng ở cơ sở không có điều kiện
về tỉnh lỵ hoặc Thủ đô Hà Nội (tiêu biểu là các Bảo tàng: Hồ Chí Minh, Văn
hóa các dân tộc Việt Nam, Cách mạng Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Mỹ thuật
Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Chứng tích chiến tranh và nhiều bảo tàng tỉnh,
thành phố khác).
22
Nhân những dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn, nhiều bảo tàng đã tích cực
và chủ động phối hợp tổ chức các cuộc trưng bày nhằm tập trung giới thiệu
những chủ đề lịch sử, văn hóa lớn, hấp dẫn - mà trong phạm vi một bảo tàng
sẽ không đủ hiện vật và điều kiện tổ chức.
e. Thành lập bảo tàng tư nhân: Sau khi Quy chế tổ chức và hoạt động
của các bảo tàng tư nhân được ban hành, một số nhà sưu tập tư nhân đã chủ
động xúc tiến xây dựng bảo tàng. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương,
đã có 07 bảo tàng tư nhân được thành lập, gồm: Bảo tàng Mỹ thuật của họa sĩ
Sĩ Tốt và gia đình, Bảo tàng Mỹ thuật của họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo
tàng về Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (ở tỉnh Hà Tây); Bảo tàng Cổ
vật Hoàng Long (ở tỉnh Thanh Hóa); Bảo tàng Gốm sứ Chămpa (của ông
Nguyễn Vĩnh Hảo, ở tỉnh Bình Định); Bảo tàng Không gian văn hóa Mường

(của Vũ Đức Hiếu, ở Hòa Bình); Bảo tàng kỷ vật chiến tranh (của ông Vũ
Đình Lưu, ở Nam Định). Nhìn chung, các bảo tàng này tuy mới ra đời, nhưng
đã có tác dụng tích cực trong việc hạn chế, khắc phục tình trạng thất thoát cổ
vật ra nước ngoài và tạo cơ hội để công chúng được tiếp cận với một bộ phận
di sản văn hóa quý giá của đất nước.
5.3. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Hiện nay, Việt Nam đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Âm nhạc Cung đình Việt
Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên. Kết quả này ghi nhận những nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể. Hồ sơ Dân ca Quan Họ Bắc Ninh đã được gửi tới
UNESCO để xem xét công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Hồ
sơ Hát Ca Trù của người Việt đang được hoàn tất những khâu cuối cùng.
Năm 2005, nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của Công ước về
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO, được sự cho phép
của Chính phủ, chúng ta đã trở thành một trong 30 nước đầu tiên ký văn bản
23
gia nhập Công ước để Công ước có hiệu lực. Đây cũng là một trong những
yếu tố quan trọng giúp Việt Nam được bầu vào Ủy ban liên chính phủ về
Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2010).
Từ tháng 4/2006, Công ước này đã trở thành văn bản pháp lý để thực thi hoạt
động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
Di sản văn hóa phi vật thể đang lưu giữ trong đời sống 54 dân tộc cư trú
ở khắp mọi miền đất nước, nhiều tư liệu quý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể như những điệu múa, bài hát, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền... đã được các viện nghiên cứu, cơ
quan, tổ chức và cá nhân tiến hành điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và
lưu truyền. Ngoài ra, một danh mục thống kê di sản văn hóa phi vật thể tiêu
biểu như: Sử thi của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Múa rối nước đồng
bằng Bắc Bộ, … cũng đã được lập để trình UNESCO trong kế hoạch 10 năm

tới.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án điều tra, sưu tầm, nghiên cứu
và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2001 đến năm 2005
bằng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là 51,35 tỷ đồng (trong đó
ngân sách sự nghiệp là 29,05 tỷ và ngân sách cho đầu tư phát triển là 22,30 tỷ
đồng), đã căn bản hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi
vật thể tại Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa, Nghệ thuật Việt
Nam) với tổng mức đầu tư là 22,3 tỷ đồng và việc tổng điều tra về di sản văn
hóa phi vật thể ở các địa phương trong các năm từ 2001 - 2004.
- Về công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, bảo tồn, truyền dạy và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể: Trên thực tế, hoạt động này đã được các
cơ quan nghiên cứu nhà nước và các nhà khoa học thực hiện trong nhiều năm
qua, nhưng vẫn mang tính đơn lẻ, không liên tục. Vì thế, không có sự chia sẻ
thông tin hay kế thừa kết quả của nhau, đôi khi dẫn đến chồng chéo, lãng phí.
Từ khi có Luật Di sản văn hóa, công tác này được quan tâm đẩy lên một
bước. Với nguồn kinh phí gần 30 tỷ đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia
24
về văn hóa, 405 dự án nghiên cứu, điều tra, tư liệu hóa và khôi phục nghệ
thuật biểu diễn, ngành nghề truyền thống, lễ hội đã được thực hiện, trong đó
có: 30 dự án dành cho công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của các dân
tộc ít người; 29 dự án điều tra tổng quan di sản văn hóa phi vật thể ở các địa
phương; 39 dự án về bảo vệ làng nghề, 06 dự án về bảo tồn ngôn ngữ của các
dân tộc ít người và 62 dự án về nghệ thuật trình diễn... đã được triển khai.
Nhờ đó, nhiều tư liệu về một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy
cơ mai một đã kịp thời được sưu tầm, tư liệu hóa.
- Về việc tôn vinh nghệ nhân: Hơn ai hết, nghệ nhân và những người
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là những chủ thể văn hóa, là người hiểu biết
rõ nhất và cũng là những người bảo vệ và phát huy tốt nhất di sản văn hóa phi
vật thể mà họ là chủ sở hữu. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải sớm có được những
chính sách tôn vinh và đãi ngộ đối với nghệ nhân. Năm 2003, được sự đồng ý

của Bộ Văn hóa - Thông tin và hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội, Cục
Di sản văn hóa đã cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh triển khai dự án
nghiên cứu xây dựng danh sách nghệ nhân Quan họ tỉnh Bắc Ninh nhằm tôn
vinh và chuẩn bị cho việc xây dựng quy chế phong tặng Nghệ nhân cấp Nhà
nước. Kết quả là, đã lựa chọn được một danh sách gồm 06 nghệ nhân đại diện
cho Quan họ theo lối cổ của tỉnh Bắc Ninh, đem lại niềm phấn khởi và vinh
dự cho những chủ thể văn hóa Quan họ đáng kính này. Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam đã tổ chức việc phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 120
cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước.
5.4. Hợp tác quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa
Luật Di sản văn hóa là một đảm bảo về mặt pháp lý giúp cho họat
động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã
cam kết và đầu tư, đồng thời tham gia và việc bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa ở nước ta.
- Về bảo tồn di tích: Chương trình hợp tác với Nhật Bản về điều tra nhà
ở dân gian truyền thống đã giúp chúng ta điều tra trên 4.000 ngôi nhà ở các
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×