Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Khảo sát tình hình hoạt động và đề xuất giải pháp gia tăng tính bền vững của làng nghề cá sấu sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.89 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIA TĂNG TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ
CÁ SẤU SÀI GÒN
PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
ii
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khảo sát tình hình
hoạt động và đề xuất giải pháp gia tăng tính bền vững của Làng Nghề Cá Sấu Sài
Gòn” do Phạm Thị Tuyết Nhung, sinh viên khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn và
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .
TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)
Ngày tháng năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)
Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã nuôi dưỡng, động
viên và tạo điều kiện tốt nhất để con có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân đến
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong suốt thời gian em học tập tại
trường.
Chân thành nhớ ơn
TS. Lê Quang Thông, giảng viên Bộ Môn Phát Triển Nông Thôn và Khuyến
Nông, Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Ông Tôn Thất Hưng_Giám Đốc Điều Hành và các anh chị chuyên viên kỹ thuật
cá sấu cũng là những người đi trước trong trường và toàn thể nhân viên Công Ty
TNHH Cá Sấu Hoa Cà, Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn, đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều
kiện và giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực tập tại Làng nghề.
Chân thành cảm ơn đến
Tập thể lớp DH06PT cùng toàn thể bạn bè thân quen đã động viên, ủng hộ và
chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Sinh viên
Phạm Thị Tuyết Nhung
NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG. Tháng 07 năm 2010. “Khảo sát tình hình hoạt
động và đề xuất giải pháp gia tăng tính bền vững của Làng Nghề Cá Sấu Sài
Gòn”
PHAM THI TUYET NHUNG. July 2010. “Survey situated operation and
propose solutions to increase the sustainability of Saigon Crocodile Village”
Đề tài khảo sát tình hình hoạt động của Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn thông qua
nghiên cứu kết hợp quan sát thực tế hoạt động của các thành phần tham gia Làng nghề

bao gồm Công Ty TNHH CSSHC, Làng CSSG và phỏng vấn các hộ nuôi cá sấu trên
địa bàn Tp. HCM. Kết quả khảo sát cho thấy Làng nghề có ý nghĩa trong việc phát
triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trên địa bàn Thành Phố và các vùng lân cận, phát triển du lịch làng nghề. Bên
cạnh đó, việc nuôi cá sấu cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân đặc biệt
là mô hình nuôi cá sấu gia công cho làng nghề. LNCSSG cung cấp giống, hỗ trợ kỹ
thuật nuôi, thuốc thú y cho nông dân. Sau khi thu mua lại cá sấu từ người nông dân,
Làng nghề tiến hành giết mổ, phân phối thịt (Fit-Meat) đến người tiêu dùng thông qua
hệ thống Metro, Lotte, da cá sấu được chế biến thành các loại sản phẩm thời trang
mang thương hiệu Hoaca’s Fashion hướng tới phục vụ tầng lớp trung lưu và thượng
lưu trong nước và xuất khẩu.
Trong quá trình hoạt động, Làng nghề cũng gặp phải những nguy cơ phát triển
không bền vững như thiếu vốn, thiếu liên kết giữa các hộ nông dân, sự cạnh tranh thị
trường, nguy cơ ô nhiễm môi trường.v.v Trước những cơ hội phát triển như hiện nay,
dựa trên các điểm mạnh của Làng nghề, khắc phục các điểm yếu còn tồn tại, đề tài đề
xuất các nhóm giải pháp về mở rộng quy mô đàn nuôi, tăng sự liên kết giữa các hộ
nông dân với nhau và với Làng nghề, xây dựng và quảng bá thương hiệu và nhóm giải
pháp về bảo vệ môi trường. Để các đề xuất giải pháp mang lại hiệu quả cao, trong quá
trình thực hiện cần phải có sự hợp tác đồng bộ của LNCSSG, Nhà Nước và nông dân.
ii
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH i
LỜI CẢM TẠ i
NỘI DUNG TÓM TẮT i
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC xvii
CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3
1.1.1.Phạm vi không gian 3
1.1.2.Phạm vi thời gian 3
1.6. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về Làng nghề cá sấu Sài Gòn 4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công Ty CSHC 5
2.1.2. Khái quát sự ra đời của làng nghề 6
2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự 9
2.2. Giới thiệu về cá sấu 13
2.2.1. Quy trình nuôi cá sấu 16
2.2.2. Giá trị kinh tế của cá sấu 18
2.2.3. Các tiêu chuẩn chọn da cá sấu 20
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá sấu trên thế giới 21
2.2.5. Tình hình nuôi cá sấu tại thành phố Hồ Chí Minh 22
CHƯƠNG 3 26
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Cơ sở lí luận về Làng nghề 26
3.1.1.Khái niệm về Làng nghề 26
3.1.2.Vai trò của Làng nghề 27
3.1.2.1.Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo 28
3.1.2.2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thành thị, đa dạng hóa
kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa 28

3.1.2.3.Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc: 29
3.1.2.4.Làng nghề là nơi gắn liền với các giá trị về du lịch, học tập và nghiên cứu:
29
v
3.1.2.5.Khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp – nông thôn: 29
3.1.2.6.Tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu: 30
3.1.3.Phân loại Làng nghề 30
3.1.4.Các loại hình Làng nghề 30
3.1.5.Các tiêu chí đánh giá Làng nghề 31
3.2. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi 31
3.2.1.Hiệu quả kinh tế 31
3.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 31
3.3. Phát triển bền vững 32
3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 34
3.4.2.Phương pháp thống kê mô tả 34
3.4.3.Phương pháp phân tích SWOT 34
CHƯƠNG 4 36
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Tình hình hoạt động của Làng nghề 36
4.1.1.Hoạt động nuôi và thu mua cá sấu của Làng nghề 36
4.1.1.1.Tình hình nuôi cá sấu tại Làng nghề 36
4.1.1.2.Hoạt động thu mua cá sấu của Làng nghề 38
4.1.2.Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 39
4.1.2.1.Đánh giá về mẫu mã và chất lượng sản phẩm 39
4.1.2.2.Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 41
4.1.2.3.Kênh phân phối sản phẩm 44
4.1.3.Hoạt động khai thác du lịch của làng nghề 45
4.2. Đánh giá tính bền vững của Làng nghề 45
4.2.1.Về mặt kinh tế 46

4.2.1.1.Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá sấu 46
4.2.1.1.1.Đặc điểm hộ nuôi 46
4.2.1.1.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá sấu 49
4.2.1.1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá sấu của người nông dân 52
4.2.1.2.Hiệu quả kinh tế của việc chế biến và sản xuất sản phẩm từ cá sấu 58
4.2.1.3.Đóng góp về mặt kinh tế của làng nghề 59
4.2.2.Đóng góp về mặt xã hội của làng nghề 59
4.2.3.Về mặt môi trường 60
4.3. Các chính sách phát triển Làng nghề 61
4.3.1. Các chính sách của Nhà Nước trong phát triển Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn 61
4.3.2.Các chính sách phát triển của Làng nghề 62
4.5. Các giải pháp phát triển làng nghề 67
CHƯƠNG 5 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Kiến nghị 75
5.2.1.Đối với chính quyền các cấp 75
5.2.2.Đối với Ban Quản Lý làng nghề 76
5.2.3.Đối với hộ nuôi cá sấu 76
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora) Công ước về buôn bán quốc tế những loài
động thực vật hoang dã nguy cấp.
CSHC Cá Sấu Hoa Cà
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐH Đại học
ĐVT Đơn vị tính
GĐĐH Giám đốc điều hành
HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System) hệ thống
quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các
điểm kiểm soát trọng yếu
LN Lợi nhuận
LNCSSG Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thông
SP Sản phẩm
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCP Tổng chi phí
TN Thu nhập
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
WCED (World Commission on Environment and Development) Ủy Ban
Thế Giới Về Môi Trường Và Phát Triển.
WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới.
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH i
LỜI CẢM TẠ i
NỘI DUNG TÓM TẮT i
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC xvii
CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3
1.1.1.Phạm vi không gian 3
1.1.2.Phạm vi thời gian 3
1.6. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về Làng nghề cá sấu Sài Gòn 4
Hình 2.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Hợp Tác Hóa giữa “Bốn Nhà” Trong Làng Nghề 4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công Ty CSHC 5
2.1.2. Khái quát sự ra đời của làng nghề 6
2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự 9
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Làng Cá Sấu Sài Gòn 11
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự tại LNCSSG 13
2.2. Giới thiệu về cá sấu 13
2.2.1. Quy trình nuôi cá sấu 16
2.2.2. Giá trị kinh tế của cá sấu 18
Bảng 2.2. Các Axít Amin Cơ Thể Con Người Không Thể Tự Tổng Hợp 19
Bảng 2.3. Thành Phần Dinh Dưỡng của Thịt Cá Sấu và Các Loại Thịt Khác 20
2.2.3. Các tiêu chuẩn chọn da cá sấu 20
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá sấu trên thế giới 21
2.2.5. Tình hình nuôi cá sấu tại thành phố Hồ Chí Minh 22
Bảng 2.4. Tình Hình Nuôi Cá Sấu tại TPHCM Qua các Năm 23
Hình 2.1. Biều Đồ So Sánh Số Lượng Các Loại Cá Sấu Nuôi Trên Địa Bàn TPHCM Qua Các Năm 23
ix
CHƯƠNG 3 26

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Cơ sở lí luận về Làng nghề 26
3.1.1.Khái niệm về Làng nghề 26
3.1.2.Vai trò của Làng nghề 27
3.1.2.1.Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo 28
3.1.2.2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thành thị, đa dạng hóa
kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa 28
3.1.2.3.Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc: 29
3.1.2.4.Làng nghề là nơi gắn liền với các giá trị về du lịch, học tập và nghiên cứu:
29
3.1.2.5.Khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp – nông thôn: 29
3.1.2.6.Tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu: 30
3.1.3.Phân loại Làng nghề 30
3.1.4.Các loại hình Làng nghề 30
3.1.5.Các tiêu chí đánh giá Làng nghề 31
3.2. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi 31
3.2.1.Hiệu quả kinh tế 31
3.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 31
3.3. Phát triển bền vững 32
Hình 3.1. Sơ Đồ Phát Triển Bền Vững 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 34
3.4.2.Phương pháp thống kê mô tả 34
3.4.3.Phương pháp phân tích SWOT 34
CHƯƠNG 4 36
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Tình hình hoạt động của Làng nghề 36
4.1.1.Hoạt động nuôi và thu mua cá sấu của Làng nghề 36
4.1.1.1.Tình hình nuôi cá sấu tại Làng nghề 36

Bảng 4.1. Tình Hình Nuôi Cá Sấu tại LCSSG 37
Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Số Lượng Các Loại Cá Sấu Nuôi Tại LNCSSG Qua Các Năm 37
4.1.1.2.Hoạt động thu mua cá sấu của Làng nghề 38
4.1.2.Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 39
4.1.2.1.Đánh giá về mẫu mã và chất lượng sản phẩm 39
Hình 4.1. Sơ Đồ Các Sản Phẩm từ Cá Sấu của LNCSSG 39
4.1.2.2.Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 41
Hình 4.2. Sơ đồ Chuỗi Cung Ứng Sản Phẩm Kinh Doanh Cá Sấu 41
Bảng 4.2. Số Lượng Cá Sấu Tiêu Thụ Qua Các Năm của Làng Nghề (tính đến ngày 10/11/2009) 42
4.1.2.3.Kênh phân phối sản phẩm 44
Hình 4.2. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Các Sản Phẩm Từ Cá Sấu của LNCSSG 44
x
4.1.3.Hoạt động khai thác du lịch của làng nghề 45
4.2. Đánh giá tính bền vững của Làng nghề 45
4.2.1.Về mặt kinh tế 46
4.2.1.1.Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá sấu 46
4.2.1.1.1.Đặc điểm hộ nuôi 46
Bảng 4.3. Một Số Đặc Điểm Chung của Hộ Nuôi Cá Sấu 46
Bảng 4.3. Kinh Nghiệm của Hộ Nuôi Cá Sấu 46
Bảng 4.4. Quy Mô Nuôi Cá Sấu của Hộ 48
4.2.1.1.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá sấu 49
Bảng 4.5. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 – 2
Tháng Tuổi đến 1 Năm Tuổi giữa Các Nhóm Hộ 50
Bảng 4.6. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 Năm
Tuổi đến 2 Năm Tuổi giữa Các Nhóm Hộ 51
4.2.1.1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá sấu của người nông dân 52
Bảng 4.7. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 – 2
Tháng Tuổi đến 1 Năm Tuổi Tính Theo Quy Mô 53
Bảng 4.8. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 Năm
Tuổi đến Năm Tuổi Theo Quy Mô 54

Bảng 4.9. Mức Biến Động của Giá Trị Lợi Nhuận Khi Tổng Chi Phí Đầu Vào và Giá Đầu Ra Thay Đổi ở
Nhóm Hộ Nuôi Cá Sấu đến 1 Năm Tuổi 56
Bảng 4.10. Mức Biến Động của Giá Trị Lợi Nhuận Khi Tổng Chi Phí Đầu Vào và Giá Đầu Ra Thay Đổi ở
Nhóm Hộ Nuôi Cá Sấu từ 1 Năm đến 2 Năm Tuổi 57
4.2.1.2.Hiệu quả kinh tế của việc chế biến và sản xuất sản phẩm từ cá sấu 58
Bảng 4.11. Giá Trị Một Con Cá Sấu 30 Kg Theo Phương Thức Khai Thác (Tính đến tháng 5/2010) 58
4.2.1.3.Đóng góp về mặt kinh tế của làng nghề 59
4.2.2.Đóng góp về mặt xã hội của làng nghề 59
4.2.3.Về mặt môi trường 60
4.3. Các chính sách phát triển Làng nghề 61
4.3.1. Các chính sách của Nhà Nước trong phát triển Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn 61
4.3.2.Các chính sách phát triển của Làng nghề 62
4.5. Các giải pháp phát triển làng nghề 67
CHƯƠNG 5 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Kiến nghị 75
5.2.1.Đối với chính quyền các cấp 75
xi
5.2.2.Đối với Ban Quản Lý làng nghề 76
5.2.3.Đối với hộ nuôi cá sấu 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH i
LỜI CẢM TẠ i
NỘI DUNG TÓM TẮT i
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC xvii
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3
1.1.1.Phạm vi không gian 3
1.1.2.Phạm vi thời gian 3
1.6. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về Làng nghề cá sấu Sài Gòn 4
Hình 2.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Hợp Tác Hóa giữa “Bốn Nhà” Trong Làng Nghề 4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công Ty CSHC 5
2.1.2. Khái quát sự ra đời của làng nghề 6
2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự 9
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Làng Cá Sấu Sài Gòn 11
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự tại LNCSSG 13
2.2. Giới thiệu về cá sấu 13
2.2.1. Quy trình nuôi cá sấu 16
2.2.2. Giá trị kinh tế của cá sấu 18
Bảng 2.2. Các Axít Amin Cơ Thể Con Người Không Thể Tự Tổng Hợp 19
Bảng 2.3. Thành Phần Dinh Dưỡng của Thịt Cá Sấu và Các Loại Thịt Khác 20
2.2.3. Các tiêu chuẩn chọn da cá sấu 20
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá sấu trên thế giới 21
2.2.5. Tình hình nuôi cá sấu tại thành phố Hồ Chí Minh 22

Bảng 2.4. Tình Hình Nuôi Cá Sấu tại TPHCM Qua các Năm 23
Hình 2.1. Biều Đồ So Sánh Số Lượng Các Loại Cá Sấu Nuôi Trên Địa Bàn TPHCM Qua Các Năm 23
xiii
CHƯƠNG 3 26
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Cơ sở lí luận về Làng nghề 26
3.1.1.Khái niệm về Làng nghề 26
3.1.2.Vai trò của Làng nghề 27
3.1.2.1.Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo 28
3.1.2.2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thành thị, đa dạng hóa
kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa 28
3.1.2.3.Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc: 29
3.1.2.4.Làng nghề là nơi gắn liền với các giá trị về du lịch, học tập và nghiên cứu:
29
3.1.2.5.Khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp – nông thôn: 29
3.1.2.6.Tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu: 30
3.1.3.Phân loại Làng nghề 30
3.1.4.Các loại hình Làng nghề 30
3.1.5.Các tiêu chí đánh giá Làng nghề 31
3.2. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi 31
3.2.1.Hiệu quả kinh tế 31
3.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 31
3.3. Phát triển bền vững 32
Hình 3.1. Sơ Đồ Phát Triển Bền Vững 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 34
3.4.2.Phương pháp thống kê mô tả 34
3.4.3.Phương pháp phân tích SWOT 34
CHƯƠNG 4 36

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Tình hình hoạt động của Làng nghề 36
4.1.1.Hoạt động nuôi và thu mua cá sấu của Làng nghề 36
4.1.1.1.Tình hình nuôi cá sấu tại Làng nghề 36
Bảng 4.1. Tình Hình Nuôi Cá Sấu tại LCSSG 37
Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Số Lượng Các Loại Cá Sấu Nuôi Tại LNCSSG Qua Các Năm 37
4.1.1.2.Hoạt động thu mua cá sấu của Làng nghề 38
4.1.2.Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 39
4.1.2.1.Đánh giá về mẫu mã và chất lượng sản phẩm 39
Hình 4.1. Sơ Đồ Các Sản Phẩm từ Cá Sấu của LNCSSG 39
4.1.2.2.Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề 41
Hình 4.2. Sơ đồ Chuỗi Cung Ứng Sản Phẩm Kinh Doanh Cá Sấu 41
Bảng 4.2. Số Lượng Cá Sấu Tiêu Thụ Qua Các Năm của Làng Nghề (tính đến ngày 10/11/2009) 42
4.1.2.3.Kênh phân phối sản phẩm 44
Hình 4.2. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Các Sản Phẩm Từ Cá Sấu của LNCSSG 44
xiv
4.1.3.Hoạt động khai thác du lịch của làng nghề 45
4.2. Đánh giá tính bền vững của Làng nghề 45
4.2.1.Về mặt kinh tế 46
4.2.1.1.Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá sấu 46
4.2.1.1.1.Đặc điểm hộ nuôi 46
Bảng 4.3. Một Số Đặc Điểm Chung của Hộ Nuôi Cá Sấu 46
Bảng 4.3. Kinh Nghiệm của Hộ Nuôi Cá Sấu 46
Bảng 4.4. Quy Mô Nuôi Cá Sấu của Hộ 48
4.2.1.1.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá sấu 49
Bảng 4.5. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 – 2
Tháng Tuổi đến 1 Năm Tuổi giữa Các Nhóm Hộ 50
Bảng 4.6. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 Năm
Tuổi đến 2 Năm Tuổi giữa Các Nhóm Hộ 51
4.2.1.1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá sấu của người nông dân 52

Bảng 4.7. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 – 2
Tháng Tuổi đến 1 Năm Tuổi Tính Theo Quy Mô 53
Bảng 4.8. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Hộ Nuôi Cá Sấu Tính Trên Một Con Cá Sấu Nuôi từ 1 Năm
Tuổi đến Năm Tuổi Theo Quy Mô 54
Bảng 4.9. Mức Biến Động của Giá Trị Lợi Nhuận Khi Tổng Chi Phí Đầu Vào và Giá Đầu Ra Thay Đổi ở
Nhóm Hộ Nuôi Cá Sấu đến 1 Năm Tuổi 56
Bảng 4.10. Mức Biến Động của Giá Trị Lợi Nhuận Khi Tổng Chi Phí Đầu Vào và Giá Đầu Ra Thay Đổi ở
Nhóm Hộ Nuôi Cá Sấu từ 1 Năm đến 2 Năm Tuổi 57
4.2.1.2.Hiệu quả kinh tế của việc chế biến và sản xuất sản phẩm từ cá sấu 58
Bảng 4.11. Giá Trị Một Con Cá Sấu 30 Kg Theo Phương Thức Khai Thác (Tính đến tháng 5/2010) 58
4.2.1.3.Đóng góp về mặt kinh tế của làng nghề 59
4.2.2.Đóng góp về mặt xã hội của làng nghề 59
4.2.3.Về mặt môi trường 60
4.3. Các chính sách phát triển Làng nghề 61
4.3.1. Các chính sách của Nhà Nước trong phát triển Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn 61
4.3.2.Các chính sách phát triển của Làng nghề 62
4.5. Các giải pháp phát triển làng nghề 67
CHƯƠNG 5 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Kiến nghị 75
5.2.1.Đối với chính quyền các cấp 75
xv
5.2.2.Đối với Ban Quản Lý làng nghề 76
5.2.3.Đối với hộ nuôi cá sấu 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
xvi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hợp đồng hợp tác chăn nuôi cá sấu với hộ nông dân.

Phụ lục 2. Quy định của pháp luật đối với việc nuôi và tiêu thụ cá sấu.
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ.
Phụ lục 4. Danh sách các hộ điều tra.
xvii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nước ta có hơn 2.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính
như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, trải dài từ
Bắc vào Nam. Các làng nghề này thể hiện rõ bản sắc cũng như đặc trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô
thị Việt Nam. Trong những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của Việt Nam có tốc độ
phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2008,
đạt xấp xỉ 1 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể
hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD. Ước tính các làng
nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 -
5 triệu lao động thời vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực
tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn. Các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển
văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn.
Dù có những bước tiến đáng kể, song nhìn tổng thể, sự phát triển của các làng
nghề Việt Nam vẫn thiếu một định hướng ổn định, bền vững dẫn tới tình trạng manh
mún, tự phát. Những khó khăn do phương tiện sản xuất còn thô sơ, mẫu mã đơn giản,
chất lượng thấp, sản phẩm chưa có nhãn hiệu hàng hóa nên khó tiêu thụ, ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề, hợp tác sản xuất – tiêu thụ giữa các hộ trong làng nghề chưa
thật sự gắn bó.v.v tất cả đều dẫn đến nguy cơ tàn lụi và biến mất của các làng nghề
truyền thống.
Nằm trong xu hướng phát triển chung của sự phát triển các làng nghề hiện nay,
Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn cũng đang gặp nhiều khó khăn về vốn, sự cạnh tranh thị
1
trường của các sản phẩm trong nước và thế giới, hộ nuôi gia công không thực hiện

đúng theo hợp đồng, vấn đề nước thải trong chăn nuôi cá sấu.v.v đặt ra cho làng nghề
những thách thức cho việc phát triển làng nghề một cách bền vững.
Với những tồn tại và xu hướng phát triển như trên, Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn
cần phải làm gì để đi đến phát triển ổn định và gia tăng các giá trị về kinh tế - xã hội.
Để phân tích rõ những vấn đề hiện nay từ đó có thể đề xuất một số giải pháp giúp
LNCSSG duy trì và phát triển bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo
sát tình hình hoạt động và đề xuất giải pháp gia tăng tính bền vững của Làng
Nghề Cá Sấu Sài Gòn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động và giải pháp cho việc phát triển làng nghề theo
hướng bền vững
 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Đánh giá tính bền vững của làng nghề qua 3 chỉ tiêu kinh tế, xã hội và
môi trường
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của làng
nghề hiện nay
- Đề ra giải pháp để phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Việc tìm hiểu tình hình hoạt động của làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn, phân tích
SWOT của làng nghề nhằm đưa ra giải pháp để duy trì và phát triển làng nghề, có ý
nghĩa trong việc giúp người nuôi cá sấu tăng thu nhập, giải quyết được vấn đề việc làm
và góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tình hình hoạt động của Làng nghề trên các phương diện:
 Tình hình nuôi cá sấu của Làng nghề
 Tình hình thu mua cá sấu đối với người nuôi
 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề.
2

- Đánh giá hiệu quả của làng nghề trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường
- Phân tích SWOT của làng nghề trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất các giải pháp để phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu tình hình hoạt động tại Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn
bao gồm Làng Cá Sấu Sài Gòn, Trại Cá Sấu Hoa Cà và các hộ nông dân nuôi cá sấu có
hợp tác với làng nghề. Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tiến hành phỏng
vấn các hộ nuôi cá sấu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
1.1.2. Phạm vi thời gian
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 29/3/2010 đến ngày
5/6/2010.
1.6.Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề: giới thiệu lí do chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung
và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tổng quan: trình bày tổng quan về các đối tượng thuộc làng nghề,
và vài nét sơ lược về cá sấu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày cơ sở lí luận về
làng nghề (khái niệm, vai trò, phân loại và tiêu chí đánh giá làng nghề), các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá sấu, các vấn đề trong phát triển bền vững và
phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: trình bày các kết quả về hoạt
động sản xuất kinh doanh của làng nghề, tính toán hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá sấu,
nhận định các vấn đề và đề xuất giải pháp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: kết luận chung về tình hình hoạt động của
làng nghề và hiệu quả của làng nghề về các mặt, đưa ra một số kiến nghị với chính
quyền địa phương, ban quản lí làng nghề và các hộ thuộc làng nghề.


3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về Làng nghề cá sấu Sài Gòn
Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn là một mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ
khâu sản xuất giống, nuôi dưỡng, giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cá sấu.
Đây là mô hình làng nghề phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp
tác hóa giữa “bốn nhà”: nhà Nông, nhà Khoa học, nhà Doanh nghiệp và Nhà Nước
trong đó, nhà Doanh nghiệp làm trung tâm của làng nghề.
Hình 2.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Hợp Tác Hóa giữa “Bốn Nhà” Trong Làng Nghề
Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 05/2010
NHÀ NƯỚC
UBND TPHCM
(QĐ: 2988/QĐ-UB)
Sở NN&PTNN
UBND Quận 12
(QĐ: 156/QĐ-UB)
NHÀ KHOA HỌC
Trường ĐH Nông
Lâm Tp.HCM; ĐH
PSKT; Viện Y Học
Dân Tộc; Các nhà
khoa học
NHÀ NÔNG
Các hộ vệ tinh
nuôi cá sấu
Với HTX Xuân
Lộc làm đại diện
NHÀ DOANH
NGHIỆP

Cty TNHH
Cá Sấu Hoa Cà
Làng
nghề
Cá sấu
Sài Gòn
4
LNCSSG được hình thành từ doanh nghiệp (Công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà)
với những người có tâm huyết, có lí tưởng về xây dựng thương hiệu cho cá sấu Việt
Nam trong sự hợp tác với người nông dân, các nhà Khoa học và nằm trong sự quản lý
chung của Nhà nước. LNCSSG chuyển giao giống, kỹ thuật nuôi cá sấu cho người
nông dân, tạo ra thu nhập cho người nông dân đồng thời làm ổn định nguồn nguyên
liệu đầu vào cho sự sản xuất của làng nghề; Nhà Nước có những chính sách hỗ trợ cho
làng nghề (vốn, cơ sở hạ tầng.v.v ) để làng nghề phát triển ngày một tốt hơn, ngược
lại, làng nghề giúp giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên địa phương, giảm thiểu tệ
nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế địa phương; Làng nghề liên kết với các nhà
Khoa học nghiên cứu về giống, kỹ thuật nuôi cá sấu đạt hiệu quả cao, nghiên cứu tìm
ra các sản phẩm mới từ cá sấu để nâng cao giá trị của con cá sấu nuôi, .v.v đồng thời
cũng khuyến khích, tạo còn tạo điều kiện cho sinh viên các trường trên địa bàn đến
học tập, nghiên cứu đề tài và học hỏi kinh nghiệm, tham gia các hội thảo quốc gia và
quốc tế về quản lý và gây nuôi cá sấu Việt Nam.v.v
Như trên, có thể thấy trong mô hình Làng Nghề Cá Sấu Sài Gòn, doanh nghiệp
đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó phần tổng quan về làng nghề đề tài chỉ trình
bày sâu hơn phần của nhà Doanh nghiệp gồm công ty Cá Sấu Hoa Cà và Làng Cá Sấu
Sài Gòn.
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công Ty CSHC
Địa chỉ: Phường Thạnh Xuân – Quận 12 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Các hoạt động chính: hợp đồng với nông dân nuôi cá sấu, thu mua cá sấu,
xưởng mổ và xử lý da cá sấu sau khi mổ, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thời
trang từ da cá sấu; Dịch Vụ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi.

Từ năm 1987, khi con cá sấu cuối cùng bị triệt hạ trên sông Đồng Nai, Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã công bố cá sấu bị tuyệt chủng ngoài
thiên nhiên. Tuy nhiên, nhờ các nhà khoa học, những người yêu nghề chăn nuôi cá sấu
tại địa phương đã thành công đầu tiên trong việc nghiên cứu ấp nở nhân tạo trứng cá
sấu trong đó có ông Tôn Thất Hưng, góp phần vào việc bảo tồn loài động vật quí hiếm
này đồng thời mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi cá sấu tại Việt Nam: ngành
nuôi và chế biến các sản phẩm từ cá sấu.
5
Năm 1997, từ những cặp cá sấu bố mẹ đầu tiên, ông Tôn Thất Hưng_người
sáng lập ra công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà đã có hơn 600 con. Đến nay, tổng đàn
khoảng hàng ngàn con cá sấu bố mẹ, hơn 20.000 con cá sấu thương phẩm được đặt tại
Làng Cá Sấu Sài Gòn với khoảng 100 hộ vệ tinh.
Từ năm 2000 trở đi, do thấy được hiệu quả của chăn nuôi cá sấu công với đặc
tính dễ nuôi, điều kiện khí hậu và môi trường phù hợp, nên số hộ nuôi cá sấu ở Tp.
HCM và các tỉnh Miền Tây tăng lên với số lượng đáng kể như Bạc Liêu 50.000 con
vào năm 2005… tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất.
Nhưng do các tác động từ nền kinh tế như qui luật cung – cầu, sự cạnh tranh
không lành mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh cá sấu, khó khăn ở các thị trường
đầu ra đã khiến cho giá cá sấu sụt giảm, người nông dân gặp phải không ít những khó
khăn. Trước tình hình đó, để hỗ trợ người dân nuôi cá sấu, khảo sát thị trường đầu ra,
năm 2003, công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà, vốn trước đó đang họat động kinh doanh tại
Bình Triệu, quận Thủ Đức, đã quyết định tập trung hợp tác với HTX NN Xuân Lộc để
tìm hướng đi mới cho nghề nuôi cá sấu.
2.1.2. Khái quát sự ra đời của làng nghề
Địa chỉ: Phường Thạnh Lộc – Quận 12 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Các hoạt động chính: là một mô hình du lịch làng nghề mới bao gồm: trường
đào tạo nghề chế biến các sản phẩm từ da cá sấu, nhà hàng Hoa Cà, Phòng giới thiệu
các sản phẩm từ da cá sấu (Hoaca’s fashion), khu ấp trứng nhân tạo, khu dưỡng cá sấu,
khu nuôi cá sấu nở, khu vực nuôi cá sấu đẻ, khu câu cá giải trí, phòng Trưng Bày cá
sấu Xưa và Nay. Hiện tại đang xây dựng phòng thông tin, khu nhà thể thao phục vụ

cho nhân viên.
Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực mua
bán, chế biến các sản phẩm từ cá sấu, vào thời điểm năm 2003, tình hình kinh doanh
cá sấu có nhiều khó khăn như trên đã nói, nhận thấy bên cạnh khó khăn là những cơ
hội lớn: (1) Tiềm năng của lực lượng sản xuất cá sấu, là nông dân, còn rất lớn, rất quan
trọng để khuyến đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu cá sấu; (2) Khả năng phát huy
năng khiếu khéo léo trong sản xuất thủ công của người dân Việt để tạo ra giá trị gia
tăng cho các sản phẩm cá sấu; (3) Cơ hội tận dụng tối đa sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của
6

×