Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Báo cáo thức tập nguyên vật liệu cty xây dựng thủy lợi Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.48 KB, 77 trang )

 Báo cáo tổng hợp -1- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 4
Phần I : Giới thiệu khái quát chung về công ty
1.1 Khái quát chung 6
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 8
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 9
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty14
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty 19
Phần II : Thực hành về ghi sổ kế toán
2.1 Khái quát chung về tình hình nguyên vật liệu ở công ty 25
2.2 Hình thức chứng từ ghi sổ 27
2.3 Các hình thức ghi sổ khác 50
Phần III : Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại
công ty và các hình thức khác
3.1 Những nhận xét khái quát về công tác kế toán tại công ty 56
3.2 Một số nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và các hình
thức khác 57
Kết luận 61
Phụ lục 62
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -2- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
CT Công trường
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Giá trị gia tăng
GT Giá trị
KT Kỹ thuật
KH-KT Kế hoạch-kỹ thuật


NT Ngày tháng
NTGS Ngày tháng ghi sổ
SPS Số phát sinh
SC Sổ cái
TK Tài khoản
TKĐƯ Tài khoản đối ứng
VT Vật tư
DANH MỤC SƠ ĐỒ CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007- 2009 7
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -3- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Bảng 1.2 Doanh thu của công ty ở các thị trường 11
Bảng 1.3 Danh sách cổ đông sáng lập công ty 12
Bảng 1.4 Tình hình tài sản cố định năm 2009 13
Sơ đồ 1.1 Quy trình công việc từ đấu thầu đến xây lắp 14
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty 16
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 17
Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán công ty 20
Sơ đồ 1.5 Quy trình ghi sổ theo chứng từ ghi sổ 22
Sơ đồ 1.6 Kế toán trên máy vi tính 23
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ luân chuyển vật tư 29
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phương pháp thẻ song song 34
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 50
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái 53
Hòa chung với không khí phát triển mạnh mẽ và năng động của các
ngành nghề trên mọi lĩnh vực. Ngành xây dựng là một trong những ngành đã
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -4- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
và đang phát triển rất tích cực và đạt được nhiều kết quả nhất định, vươn lên

chiếm một vị trí khá quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Khác với các ngành khác, ngành xây dựng có một đặc thù riêng của nó,
đó là xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền sản xuất xã hội. Do vậy sản phẩm xây
dựng vừa mang tính thẩm mỹ, vừa mang tính khoa học cao. Không một sản
phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế, mỹ
thuật, kết cấu hình thức, đặc điểm xây dựng khác nhau. Sản phẩm xây dựng
mang nhiều hình thái phong phú, đa dạng và ngày càng được hoàn thiện hơn.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay nước ta đã gia nhập vào
WTO thì cạnh tranh vẫn luôn là một vấn đề sống còn của các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp và của các loại sản phẩm. Và không riêng cho bất cứ một loại
sản phẩm nào thì sản phẩm xây dựng cũng không là một trường hợp ngoại lệ.
Nguyên vật liệu là một nhân tố quan trọng, quyết định cấu thành nên thực thể
chính của sản phẩm và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành. Vì
vậy, nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất.
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi phải hạch toán chính xác chi phí
nguyên vật liệu điều này sẽ góp phần hạ thấp chi phí giá thành,tăng cường
khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tế như vậy em đã chọn đề tài “hạch toán
nguyên vật liệu” để viết báo cáo.
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu khái quát chung về công ty
Phần II : Thực hành về ghi sổ kế toán
Phần III : Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công
ty và các hình thức khác.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -5- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

1.1 Khái quát chung
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -6- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt về công ty
• Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Bình Định.
• Trụ sở chính: 49 – 51 Lê Lợi – TP Quy Nhơn – Bình Định.
• Điện thoại: 056.3822.755 Fax: 056.3827.055
• Số đăng ký kinh doanh: 059309 đăng ký lần đầu ngày 01/10/1999,
đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 29/07/2008.
• Tài khoản giao dịch: 5810000000120 tại ngân hàng Đầu tư và phát
triển tỉnh Bình Định chi nhánh Phú Tài.
• Mã số thuế: 4100259250
• Lãnh đạo công ty: giám đốc công ty: Trần Ngọc Kim
Kế toán trưởng: Bùi Thiện Khiêm
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi Bình Định là công ty
cơ giới thủy lợi được thành lập theo quyết định số 475 QĐ/UB ngày
21/07/1976 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình.
Đến tháng 08/1989 tỉnh Nghĩa Bình được chia thành hai tỉnh là Bình
Định và Quảng Ngãi, công ty đổi tên thành công ty Xây dựng thủy lợi Bình
Định.
Năm 1992 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định số 1681
QĐ/UB ngày 04/02/1992 hợp nhất công ty Xây dựng thủy lợi Bình Định với
công ty Dịch vụ thủy lợi Bình Định trên cơ sở sau khi có thông báo chính
thức của Bộ thủy lợi đồng ý thành lập Doanh nghiệp nhà nước. Ngày
28/02/1992 tại quyết định số 2642 QĐ/UB tỉnh Bình Định quyết định thành
lập công ty Xây dựng thủy lợi Bình Định.
Năm 1997, thực hiện chủ trương sắp xếp lại Doanh nghiệp nhà nước,
Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định số 2841 QĐ/UB ngày 09/01/1997 sáp
nhập công ty Cơ giới nông – lâm nghiệp Bình Định với công ty Xây dựng

 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -7- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
thủy lợi Bình Định thành công ty Xây dựng thủy lợi Bình Định trực thuộc sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định.
Với chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước,
công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định quyết định chuyển thành
công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi Bình Định theo quyết định số 127 QĐ/UB
ngày 01/10/1999.
Qua nhiều lần thay đổi về tên gọi cũng như hình thức sở hữu vốn, hiện
nay công ty đang hoạt động ổn định với số vốn điều lệ là 3,704 tỷ đồng và số
lượng lao động chính thức 110 người (cả trực tiếp và gián tiếp). Với hai điều
kiện trên thì công ty được xếp vào nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Qua nhiều năm hoạt động công ty đã đạt được những kết quả như sau:
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến 2009
ĐVT:đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu thuần
24.406.783.145
26.136.255.14
8
32.723.923.437
Tổng giá vốn hàng bán
21.409.132.160
23.130.094.65
0
34.289.812.547
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.053.012.350 1.065.040.695 -2.669.419.689
Tổng lợi nhuận sau thuế
806.048.892 865.109.300 -2.669.419.689

(Nguồn: phòng kế toán)
Dựa vào bảng trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm có
sự biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.729.472.000 đồng hay
đạt 107,09%, doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 6.587.668.290 đồng
hay đạt 125,2%.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -8- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.720.962.490 đồng hay đạt
108,04%, chí phí năm 2009 tăng so với năm 2008 là 11.159.717.897 đồng
hay đạt 148,25%.
Lợi nhuận của công ty sau thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 là
59.060.408 đồng hay đạt 106,83%, năm 2009 giảm so với năm 2008 là
3.534.528.989 đồng tương đương giảm 132%.
Như vậy, trong năm 2009 công ty đã gặp nhiều khó khăn, công ty cần
có những biện pháp khắc phục để thoát khỏi tình hình này trong năm nay.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
đúng ngành nghề đã đăng ký và đúng mục đích thành lập công ty.
1.2.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhiệm vụ đối với nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh, đảm bảo có lãi và tái sản xuất mở rộng.
- Giải quyết thỏa đáng, hài hòa lợi ích của người lao động ở đơn vị theo
quy định của pháp luật.
- Phải có chính sách nhân sự thích hợp, tổ chức tốt công tác tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
trong công ty.
- Thực hiện an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của công ty
1.3.1.1 Ngành nghề kinh doanh
• Xây dựng các công trình thủy lợi, cầu đường và cấp thoát nước.
• Tư vấn giám sát công trình thủy lợi.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -9- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
• Gia công cơ khí các vật liệu phục vụ thi công các công trình thi
công.
• Sữa chữa xe máy và bán phụ tùng xe máy.
• Sản xuất vật liệu xây dựng.
• Cho thuê kho, nhà xưởng.
Trong đó, xây dựng các công trình thủy lợi, cầu đường và cấp thoát nước là
hoạt động chính tạo ra thu nhập chính của công ty.
1.3.1.2 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chính công ty là các công trình thủy lợi, cầu đường và cấp
thoát nước, vì vậy các sản phẩm này có đặc thù như sau:
 Sản phẩm là những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang
tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài…Do đó, việc tổ chức quản lý và
hạch toán sản phẩm phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá
trình xây dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời
phải giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình.
 Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hay giá thỏa thuận với chủ đầu
tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ.
 Sản phẩm cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy,
thiết bị…) phải di chuyển theo điểm đặt sản phẩm. Điểm này làm cho công
tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng.
 Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn

giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức
tạp về kĩ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều
giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công
việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -10- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
trường như nắng, mưa…Điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt
chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty
1.3.2.1 Thị trường đầu vào
Do đặc thù của ngành xây dựng công trình thủy lợi, các công trình
không chỉ đặt tại Bình Định mà còn ở nhiều địa phương khác, vì vậy các yếu
tố đầu vào như nguyên vật liệu hay lao động phổ thông thường được mua,
thuê mướn tại đó.
1.3.2.2 Thị trường đầu ra
Cùng với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực
cạnh tranh, công ty còn không ngừng mở rộng thị trường nhằm gia tăng lợi
nhuận. Trong những năm qua, các công trình công ty trúng thầu hoặc nhận
khoán không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng khắp cả nước, trong đó các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên chiếm đa số.
Việc mở rộng thị trường là tất yếu để công ty phát triển nhưng điều
quan trọng công ty mong muốn và đang phấn đấu đạt được một cách tốt nhất
chính là sản xuất vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình vừa đảm bảo lợi
nhuận đạt được là cao nhất.
Bảng 1.2 Doanh thu của công ty ở các thị trường năm 2009
ĐVT: đồng
Thị trường
Doanh thu Tỷ lệ (%)
Bình Định 10.001.317.680 30.56
Quảng Ngãi 3.964.432.790 12.11

 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -11- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Đồng Nai 4.443.883.727 13.58
Ninh Thuận 1.261.906.360 3.86
Tây Ninh 6.165.582.291 18.84
Các tỉnh khác 7.886.800.589 21.05
Tổng cộng 32.723.923.437 100
(Nguồn: phòng kế toán)
1.3.3 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Từ khi được cổ phần hóa, nhà nước không giữ 100% vốn mà chuyển
sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của nhiều
nhà đầu tư để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của công ty. Thực hiện công khai, minh
bạch theo nguyên tắc thị trường, không có tình trạng cổ phần hóa khép kín
trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với nguồn vốn phát triển kinh doanh.
Bảng 1.3 Danh sách cổ đông sáng lập công ty
STT Tên cổ đông sáng lập Địa chỉ Số cổ phần
1
Công ty TNHH khai thác công
trình thủy lợi
Xã Nhơn Hòa – An Nhơn
– Bình Định
2.000 cổ phần
(GT: 200.000.000d)
2 Lâm trường Sông Kôn
Xã Nhơn Hòa – An Nhơn
– Bình Định
5.000 cổ phần
(GT: 500.000.000d)
 SVTH: Phạm Thị Hạnh

 Báo cáo tổng hợp -12- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
3 Lâm trường Hà Thanh
Thi trấn Vân Canh – Vân
Canh – Bình Định
3.500 cổ phần
(GT: 350.000.000d)
4 Lâm trường An Sơn
Thị trấn Bồng Sơn – Hoài
Nhơn – Bình Định
5.000 cổ phần
(GT: 500.000.000d)
5 Lâm trường Quy Nhơn
Phường Nhơn Phú – Quy
Nhơn – Bình Định
4.000 cổ phần
(GT: 400.000.000d)
6
Công ty vật tư KT nông
nghiệp
173 Trần Hưng Đạo – Quy
Nhơn – Bình Định
3.050 cổ phần
(GT: 305.000.000d)
7 Trần Ngọc Kim
Phường Trần Quang Diệu
– Quy Nhơn – Bình Định
270 cổ phần
( GT: 27.000.000d)
8 Nguyễn Minh Nhân
Thị trấn Tuy Phước – Tuy

Phước – Bình Định
251 cổ phần
( GT: 25.100.000d)
9 Phạm Thanh Lâm
Phường Nhơn Phú – Quy
Nhơn – Bình Định
201 cổ phần
( GT: 20.100.000d)
Và 169 cổ đông sáng lập khác
11.728 cổ phần (GT:
1.172.800.000d)
(Nguồn: phòng kế toán)
Trong quá trình hoạt động sản xuất nếu có yêu cầu về vốn mà vốn huy
động từ các cổ đông không đáp ứng đủ thì công ty sẽ tiến hành vay ngân
hàng. Việc vay ngân hàng sẽ giúp đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong khi xây
dựng các công trình về mặt tiến độ cũng như chất lượng, tạo ra lợi ích hiện tại
và lâu dài cho công ty. Tuy nhiên chi phí lãi vay cũng là vấn đề công ty nên
cân nhắc.
1.3.4 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty
1.3.4.1 Lao động
Công ty có lượng lao động chính thức là 110 người cả trực tiếp và gián
tiếp, trong đó có 6 nữ và 104 nam.
Phân loại theo trình độ:
 Đại học : 16 người
 Cao đẳng : 4 người
 Trung cấp : 17 người
 Trung cấp nghề : 73 người trong đó đa số là công nhân bậc 3/7 trở lên
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -13- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Ngoài ra khi thi công các công trình, công ty còn thuê thêm số lao động

phổ thông địa phương nơi có công trình.
1.3.4.2 Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình của công ty phần lớn là các loại máy móc như
máy ũi Komatsu (5 chiếc), máy nén khí (1 cái)…và phương tiện vận tải như
xe tải ben…chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty.
Bảng 1.4 Tình hình tài sản cố định năm 2009
ĐVT: đồng
Tài sản cố định Nguyên giá
Giá trị hao
mòn lũy kế
Giá trị còn lại
Nhà cửa, vật kiến trúc 610.736.065 341.425.158 269.310.907
Máy móc thiết bị 4.434.388.523 2.592.065.271 1.842.323.252
Phương tiện vận tải 2.170.810.995 1.216.180.000 954.630.995
Tài sản cố định khác 0 0 0
Tổng 7.215.935.583 4.149.670.429 3.066.265.154
(Nguồn : phòng kế toán)
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình:
theo giá thực tế nguồn hình thành tài sản.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.4.1.1 Quy trình công việc
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -14- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Sơ đồ 1.1 Quy trình công việc từ đấu thầu đến xây lắp công trình
(1) Sau khi xem xét các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, công ty tiến hành phân
tích năng lực kĩ thuật, tài chính xem công ty có đáp ứng được không. Nếu đáp
ứng được thì tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, tiến hành khảo sát điều

tra hiện trường để quyết định biện pháp thi công và phục vụ công tác xây
dựng gói dự thầu, đồng thời khảo sát kỹ nguồn cung cấp vật liệu. Sau đó xây
dựng đơn giá và thiết minh biện pháp thi công. Nếu trúng thầu công việc tiếp
theo là thành lập ban chỉ huy công trình. Ban chỉ huy công trình bao gồm:
Trưởng, phó ban chỉ huy, kĩ thuật trưởng, kĩ thuật thi công, bộ phận cung ứng
vật tư…
(2) Ban chỉ huy sẽ cùng phòng kế hoạch kĩ thuật lập hồ sơ, thủ tục chuẩn bị
thi công công trình. Hồ sơ, thủ tục này bao gồm: biện pháp thi công, tiến độ
thi công, vật tư, máy móc thiết bị cung cấp cho công trình theo tiến độ đã lập.
(3) Khi mọi thủ tục đều được chuẩn bị đầy đủ để khởi công công trình, phía
công ty sẽ cùng với chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, xây
dựng kho tàng, lán trại để phục vụ cho việc xây dựng công trình.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Chuẩn bị
hồ sơ đấu
thầu
Ban chi
huy
công
trình
Hồ sơ,
thủ tục
chuẩn bị
thi công
Giải phóng
mặt bằng,
xây dựng
kho tàng
bãi tập kết
Tổng

nghiệm
thu, bàn
giao công
trình
Nghiệm thu
thanh toán
theo từng
phần, từng
hạn mục
Tiến
hành thi
công
công
trình
Chuẩn bị
nguyên vật
liệu, máy
móc thiết
bị, nhân
công
 Báo cáo tổng hợp -15- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
(4) Tiếp đến sẽ tiến hành thuê mướn nhân công, tập trung vật tư, máy móc
thiết bị phục vụ cho công trình.
(5) Tiến hành thi công theo thiết kế đã được duyệt đảm bảo tiến độ và đúng kĩ
thuật.
(6) Khi công trình bắt đầu được xây dựng thì công tác nghiệm thu cũng được
bắt đầu. Đầu tiên, người phụ trách kĩ thuật thi công trực tiếp của công ty cùng
với người giám sát thi công của chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu vật liệu,
thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình. Sau đó khi
công trình được thi công đến bộ phận, giai đoạn được quy định sẵn sẽ được

nghiệm thu riêng cho bộ phận đó, công việc nghiệm thu này có thể tiến hành
lấy mẫu kiểm tra hay tiến hành thử nghiệm đối tượng nghiệm thu. Ở thời
điểm này có thể chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán trước một phần giá trị của
công trình.
(7) Sau khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành tổng nghiệm thu, tất cả các
công việc xây dựng, các bộ phận công trình, các giai đoạn thi công đều được
kiểm tra lại. Lúc này công trình sẽ được nghiệm thu, chạy thử và đưa vào sử
dụng.
1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -16- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Bộ phận sản xuất của công ty bao gồm bộ phận sản xuất chính và bộ
phận sản xuất phụ trợ, trong mỗi bộ phận được chia thành nhiều tổ, đội khác
nhau, có công việc khác nhau. Công việc được phân công chặt chẽ nên chất
lượng công việc được đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau nhằm nâng
cao năng suất lao động.
Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm
chính của công ty, bao gồm các đội xây lắp và các đội cơ giới. Nhiệm vụ của
các đội là tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch của công ty đưa ra. Là bộ
phận trực tiếp quản lý, sử dụng lao động, xe máy, thiết bị, phương tiện, vận
tải, vật tư của công ty quyết định kết quả của sản xuất kinh doanh của công ty.
Đội trưởng của các đội là người trực tiếp chịu trách nhiệm với lãnh đạo công
ty về những gì được giao quản lý. Số lượng các đội và số người trong đội
luôn thay đổi tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu công việc mà lãnh đạo công
ty sẽ điều động.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ
Các

đội
xây
lắp
Các
đội

giới
Phân
xưởng
cơ khí
 Báo cáo tổng hợp -17- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ sửa chữa
nhỏ hoặc đại tu các xe máy hư hỏng, gia công các sản phẩm cơ khí như: cửa
ống, cửa van, khớp nối…theo yêu cầu của các công trình.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến-
chức năng, mô hình này đảm bảo chất lượng công việc được giao của từng bộ
phận vì có được sự phân công và quy trách nhiệm rõ ràng, thuận lợi cho công
tác quản lý, kiểm tra của cấp trên. Mặt khác, các bộ phận cũng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau giúp cho công việc được thực hiện thuận lợi, giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí và gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Chú thích :
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc

Phòng
kế toán
thống

Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
quản lý
xe máy
Phòng
kỹ thuật
kế
hoạch
Phân
xưởng
cơ khí
sữa
chữa
Đội xây lắp Đội cơ giới I Đội cơgiới II
 Báo cáo tổng hợp -18- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
 Hội đồng quản trị: Tháng 09/1999 Đại hội đồng cổ đông bầu Hội
đồng quản trị nhiệm kỳ I gồm 11 người. Hội đồng quản trị đại diện cho toàn
thể cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến lợi ích của công ty như: bầu và bãi miễn Ban giám đốc, phân phối
lợi nhuận, mua sắm đầu tư, thanh lý tài sản, máy móc thiết bị, xác lập cơ chớ
quản lý điều hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất đầu tư và phát triển.
 Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông
giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban

giám đốc theo đúng các quy định trong điều lệ công ty, các quyết định của
Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách
quan, trung thực vì lợi ích của cổ đông và vì lợi ích của người lao động.
 Giám đốc: là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trên cơ sở
thống nhất của các thành viên Hội đồng quản trị, là người đứng đầu bộ máy
quản lý công ty, là chủ tài khoản trực tiếp, Giám đốc có trách nhiệm điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Đại hội đồng
cổ đông và trước pháp luật.
 Phó giám đốc: Do cấp trên ủy nhiệm theo thỏa thuận đề nghị của
Giám đốc, là người cùng với giám đốc điều hành một số công việc cụ thể
được Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc
do mình phụ trách, được ủy quyền giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng,
trực tiếp quản lý kĩ thuật thi công và phòng quản lý xe máy.
 Phòng kế hoạch kĩ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, cung ứng vật tư, điều động sản xuất, lập kế hoạch tháng, quý,
năm về giá trị sản lượng, kế hoạch doanh thu, tiền lương. Đồng thời Phòng kế
hoạch kĩ thuật sẽ phối hợp với các phòng chức năng để lập biện pháp thi
công, thuyết minh, tính khối lượng, lập tiến độ các công trình tham gia đấu
thầu và thi công, lập dự toán, quản lý quy trình và phạm vi thi công.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -19- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
 Phòng kế toán thống kê: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán chi tiết
và tổng hợp, quản lý và xây dựng các nguồn vốn theo nguyên tắc, chế độ hạch
toán kế toán, phân tích tình hình hoạt động của Công ty, thực hiện tổ chức
quản lý theo đúng quy định.
 Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng, đào
tạo, bố trí cho công nhân viên theo đúng quy định. Phụ trách về công tác đề
bạc, khen thưởng, kỷ luật, công tác hành chính, bảo vệ, tổ chức phục vụ đời
sống cán bộ công nhân viên.

 Phòng quản lý xe máy: Phòng này có trách nhiệm quản lý sử
dụng xe máy, kiểm tra xe máy, lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng định mức về
tiêu hao nhiên liệu.
 Các đội sản xuất và phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng kĩ thuật và mỹ thuật. Đội trưởng các đội sản xuất chịu
trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về việc theo dõi, kiểm tra, xử lý
công việc, lao động thuộc quyền quản lý, có quyền đề xuất ý kiến nhằm hoạt
lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đưa ra những sáng kiến kĩ
thuật phục vụ cho sản xuất.
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty
1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán
Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực
hiện tất cả các giai đoạn hạch toán của mọi phần hành kế toán, mọi chứng từ
kế toán đều được tập hợp về phòng kế toán trung tâm để xử lý. Việc này giúp
Kế toán trưởng và Ban giám đốc dễ nắm bắt, điều hành hoạt động của công
ty. Nhưng do đặc thù của một doanh nghiệp xây dựng công trình thủy lợi nên
các công trình thường ở xa khu dân cư, thường hay nằm trong rừng, núi…vì
vậy ở mỗi công trình đều có kế toán công trường để thực hiện công tác hạch
toán ban đầu. Cuối tháng, cuối quý kế toán công trường mới tập hợp và gửi
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -20- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
chứng từ, sổ sách về công ty vì vậy phần nào ảnh hưởng đến thời gian của
công việc hạch toán và sự chậm trễ trong việc triển khai những quyết định,
chính sách của Ban lãnh đạo.
1.5.2 Bộ máy kế toán
Chú thích :
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán công ty

 Kế toán trưởng: kế toán trưởng cũng là trưởng phòng kế toán thống kê,
là người điều hành chung công tác kế toán của phòng, kiểm tra, giám sát công
việc của các nhân viên kế toán và thực hiện các hợp đồng đã kí kết, tham mưu
cho ban giám đốc về công tác tài chính và chịu trách nhiệm về các báo cáo tài
chính của công ty.
 Kế toán tổng hợp, tài sản cố định: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các
bộ phận chi tiết, lập chứng từ, ghi sổ vào các sổ sách có liên quan, theo dõi
tình hình biến động tài sản cố định, tiến hành trích lập khấu hao theo quy
định,theo dõi tổng hợp, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thu,
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán tiền
lương, bảo
hiểm xã hội,
thanh toán
Kế toán
vật tư,
thuế
Thủ
quỹ
Kế toán các đội sản xuất
 Báo cáo tổng hợp -21- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
tính toán giá thành sản phẩm, lập các báo cáo quyết toán, lập các báo cáo kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
 Kế toán vật tư, thuế: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
nguyên vật liệu, lập các bảng biểu đáp ứng yêu cầu hạch toán của công ty và
lập báo cáo vật tư hàng tháng, quý, năm. Kê khai và quyết toán thuế theo chế

độ, quy định của cơ quan thuế.
 Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán: có nhiệm vụ tính
lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, kiểm tra chứng từ, lập phiếu thu-chi hàng
ngày và theo dõi các khoản tạm ứng, theo dõi các khoản thanh toán hằng
ngày.
 Kế toán công trường: kế toán ở các công trường có trách nhiệm theo
dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tiền vốn từ công ty cho tạm ứng, theo dõi ngày
công lao động, tính lương, thanh toán lương với phòng kế toán thống kê để
hoàn ứng đồng thời ghi sổ kế toán.
 Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, xuất quỹ, nhập quỹ khi có
phiếu thu, phiếu chi hợp lệ, hợp pháp, theo dõi tình hình tăng giảm quỹ tiền
mặt. Định kỳ tiến hành kiểm quỹ, lập báo cáo tình hình quỹ tiền mặt và
thường xuyên đối chiếu với kế hoạch thanh toán.
1.5.3 Hình thức kế toán công ty áp dụng
Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là “chứng từ ghi sổ”, hình thức
này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm quy
mô của công ty nhưng việc trùng lặp trong ghi chép cũng có ảnh hưởng đến
công tác kế toán.
Hình thức này có các loại sổ: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ
cái.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -22- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
 Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Ghi chú :
Ghi hằng ngày
Ghi cuối quý
Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 1.5 Quy trình ghi sổ theo “ chứng từ - ghi sổ”
 Trình tự ghi sổ
 Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi) kế

toán lập chứng từ ghi sổ vào bảng kê chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có thể là
một hay nhiều chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng kê
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết
( thẻ kho)
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Sổ cái Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
 Báo cáo tổng hợp -23- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
 Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên bảng kê tổng hợp, lập chứng từ
ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thì chi tiết chứng từ ghi sổ kế toán
phản ánh vào sổ cái tài khoản tổng hợp.
 Cuối quý, cộng sổ cái tính ra số phát sinh Nợ, Có và số dư tài
khoản trên sổ cái. Kế toán lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản
tổng hợp, tài khoản phát sinh Nợ, bên Có của tất cả các tài khoản đều bằng
nhau, sau đó đối chiếu đúng khớp.
 Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết
kế toán lập báo cáo tài chính.
Ngoài ra công việc kế toán còn được thực hiện trên chương trình phần
mềm kế toán “ AC soft 2006” với nhiều tính năng ưu việt như: thông tin kế
toán chi tiết và đa dạng, tính mở và linh hoạt, tính quản tri, đơn giản, dễ triển

khai, dễ sử dụng, tiết kiệm về thao tác và thời gian, an toàn và bảo mật.
Chú thích: nhập số liệu hằng ngày
in số, báo cáo cuối tháng, cuối năm
đối chiếu , kiểm tra
Sơ đồ 1.6 Kế toán trên máy vi tính
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
Chứng từ kế toán Sổ kế toán
sổ tổng hợp
sổ chi tiết
Phần mềm kế
toán
AC soft 2006
Máy tính
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Báo cáo tài
chính
 Báo cáo tổng hợp -24- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu chi tiết với số liệu tổng hợp được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Nhân viên kế toán
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi

đã ra giấy in.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về
sổ kế toán theo hình thức “chứng từ kế toán”.
 SVTH: Phạm Thị Hạnh
 Báo cáo tổng hợp -25- GVHD: TS.Văn Thị Thái Thu
PHẦN II
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1 Khái quát chung về tình hình nguyên vật liệu ở công ty
2.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu
Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất chỉ tham gia một lần vào quá trình sản
xuất và dưới tác động của lao động vật liệu tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi
hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty
Là công ty xây dựng nên vật liệu của công ty gồm có: xi măng, đá, sắt,
thép…
Những vật liệu này có đặc điểm:
- Sau mỗi chu kì sản xuất vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến
dạng đi trong quá trình sản xuất và cấu thành nên sản phẩm mới.
-Giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào
giá trị sản phẩm.
-Đối với doanh nghiệp sản xuất, vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn
trong chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vật liệu có nhiều loại nên
việc bảo quản rất phức tạp. Hơn nữa, vật liệu thường được nhập, xuất hằng
ngày. Vì vậy phải tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán vật liệu để tránh
sự lãng phí, mất mát…
2.1.3 Cách phân loại nguyên vật liệu
Để có thể tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu thì

phải phân loại chúng một cách hợp lý. Có nhiều cách để phân loại nguyên vật
liệu, trong đó phân loại theo tác dụng của nó đối với quá trình sản xuất là phổ
biến nhất. Theo cách phân loại này, vật liệu được chia làm các loại sau:
 SVTH: Phạm Thị Hạnh

×