Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Báo cáo thực tập vốn bằng tiền công ty cổ phần thực phẩm XNK Lam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.92 KB, 81 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nền kinh tế của
nước ta trong những năm qua có những chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế
kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước với
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Để hòa nhập nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta đang từng bước
hoàn thiện mình, đối với ta dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa, ngành kế toán
không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh doanh trong và ngoài nước.
Nước ta đang hòa nhập với thị trường thế giới nên sự cạnh tranh giữa
các công ty ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra trong phạm vi trong nước mà
còn khó khăn hơn khi có sự tham gia của các công ty nước ngoài, các tập
đoàn kinh tế đa quốc gia, vì vậy đòi hỏi các công ty phải phấn đấu và hoàn
thiện mình hơn nữa trong công tác quản lý và tài chính của doanh nghiệp.
Muốn làm được điều đó đỏi kế toán phải thực hiện các chỉ tiêu là phải ghi
nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách trung thực, chính xác và rõ
ràng nên vai trò của kế toán ngày càng quan trọng đối với công ty.
Một trong những yếu tố gốp phần quan trọng vào sự phát triển chung
của công ty chính là việc bộ máy kế toán của công ty được kiện toàn và điều
chỉnh phù hợp với cơ chế mới.
Với mỗi sinh viên ngành kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành
kế toán nói riêng, thì vấn đề ngoài những kiến thức đã được học trong giảng
đường, để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác học tập thì cần phải tiếp xúc với
thực tiễn, để có thể vận dụng những điều đã học một cách nhuần nhuyễn,
năng động và sáng tạo.
Được sự cho phép của các anh chị trong ban lãnh đạo của Công ty Cổ
phần Thực phẩm XNK Lam Sơn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn là thầy Nguyễn Ngọc Tiến đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt kiến
- 1 -
tập này, nhằm chuẩn bị cho công tác thực tập sắp tới. Sau một quá trình thăm
quan, quan sát tại Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn và cùng với sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực


tập này.
Bài báo cáo thực tập này gồm 3 phần cơ bản:
Phần 1: Giới thiệu khát quát chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm
XNK Lam Sơn.
Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán.
Phần 3: Một số ý kiến góp phần thực hiện công tác hạch toán kế toán tại
công ty.
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
đọc nhằm giúp em cỏ thể hoàn thành tốt hơn nữa trong những thời gian sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
- 2 -
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XNK LAM SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1. Tên, địa chỉ công ty:
• Tên công ty: Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn
• Tên viết tắt: LamSon Fimexco
• Tên giao dịch: LamSon import _ Export foodstuff Company Limited
• Trụ sở chính: Đường Tây Sơn, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định
• Mã số thuế: 4100259626
• Điện thoại: 0563 847 428 – Fax: 0563 846 747
• Email:
• Website:
• Đơn vị chủ quản: Văn phòng tỉnh ủy Bình Định
• Đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp khai thác chế biến nông – lâm – khoáng
sản xuất khẩu tại huyện An Nhơn
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc thời gian quan trọng:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn là nhà máy

súc sản được xây dựng năm 1989 tại khu vực 4, phường Quang Trung, thành
phố Quy Nhơn với sự đồng ý của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Nhà
máy được đầu tư xây dựng thông qua việc tiến hành kí kết liên doanh giữ hai
đơn vị là Liên Hiệp Xuất Nhập Khẩu Bình Định và Ngân Hàng Ngoại
Thương Quy Nhơn.
Đầu năm 1990, theo quyết định số 475/QĐ–UB ngày 7/5/1990 của
UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập xí nghiệp Liên Doanh chế biến Súc
Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu Bình Định.
- 3 -
Năm 1991, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm chế biến đông lạnh ( thịt lợn, thịt bò, …) để
xuất bán sang thị trường các nước Đông Âu (chủ yếu là thị trường Liên Bang
Nga).
Đến 1992, những biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hôi,…ở
Liên Xô nói riêng và các nước Đông Âu nói chung đã làm cho thị trường biến
động dẫn đến việc tiêu thụ các mặt hàng súc sản đông lạnh của công ty bị bế
tắc. Mặt khác, lúc này Liên Hiệp Xuất Nhập Khẩu Bình Định đang chuẩn bị
giải thể, còn Ngân Hàng Ngoại Thương xin rút vốn liên doanh. Công ty đứng
trước nguy cơ bị giải thể, do đó ban tài chính quản trị tỉnh ủy Bình Định đã
đứng ra tiếp nhận cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp.
Ngày 7/12/1993, UBND tỉnh Bình Định đã kí quyết định số 413/QĐ-
UB về việc thành lập doanh nghiệp của Đảng-Xí nghiệp liên doanh chế biến
súc sản đông lạnh xuất nhập khẩu Bình Định và được đở tên thành Công ty
Thực phẩm XNK Lam Sơn (gọi tắt là Lam Sơn Fimexco).
Ngày 28/09/2006, UBND tỉnh đã kí quyết định số 688/QĐ- UBND về
việc chuyển đổi Công ty Thực phẩm Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn thành Công
ty TNHH thực phẩm - XNK Lam Sơn trực thuộc văn phòng tỉnh ủy. Hoạt
động về: chế biến nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng để xuất khẩu và
nhập khẩu: máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, hàng tiêu dùng,…

Ngày 16/07/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt
phương án cổ phần hóa Công ty TNHH Thực phẩm - XNK Lam Sơn. Trong
đó, tổng giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hơn 43,6 tỉ đồng. Vốn điều lệ
của công ty tại thời điểm cổ phần hóa là 16 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 11,6 tỉ đồng và giá trị phát hành
thêm là gần 4,4 tỉ đồng. Sẽ có 1,6 triệu cổ phần phát hành lần đầu, mệnh giá
mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó cổ phần nhà nước còn nắm giữ chiếm
- 4 -
35% (5,6 tỉ đồng), cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 6,74%
(1,079 tỉ đồng), cổ phần bán đấu giá bên ngoài chiếm 58,26% (9,321 tỉ đồng).
Như vậy, bắt đầu từ tháng 1/2010 Công ty TNHH Thực phẩm - XNK
Lam Sơn đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn.
Mọi sự khởi đầu của thành công hầu hết đều bắt đầu từ khó khăn và thử
thách. Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu 7 tỷ đồng, thời gian đầu
công ty không mấy thuận lợi nhất là khâu thu mua nguyên liệu, chế biến sản
phẩm, thị trường tiêu thụ còn hẹp,… nhưng dần dần dưới sự chỉ đạo, quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi của UBND, của các ban ngành, ban giám đốc công
ty và toàn thể công nhân viên, công ty đã nổ lực không ngừng vượt qua khó
khăn. Ban đầu, ngành kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, chế biến
hàng hải sản, súc sản, nông sản,… để xuất khẩu và kinh doanh hàng nhập
khẩu như: thiết bị, nguyên liệu và vật tư phục vụ sản xuất, phương tiện giao
thông vận tải (ô tô, xe gắn máy và các loại phụ tùng khác), vật liệu xây dựng
trang trí nội thất, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu,… để tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty chủ yếu là chế biến hải sán
đông lạnh xuất khẩu: tôm sú vỏ lặt đầu rút gân, tôm sú thịt, tôm sắt thịt, tôm
sú nguyên con, tôm thẻ đông IQF,…
Sau gần 10 năm hoạt động, trải qua nhiều biến động thăng trầm, công
ty đã thực sự đứng vững trên thị trường, kinh doanh hiệu qua với số vốn hiện
tại khoảng hơn 11.5 tỉ đồng, trên 600 lao động, giải quyết vấn đề việc làm, cải
thiện đời sống cho người dân trong tỉnh nói riêng và ngoài tỉnh nói chung,

máy móc thiết bị hiện đại theo dây chuyền công nghệ NIPON của Nhật, đây
là tiền đề đảm bảo sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn quốc tế được phép xuất
sang thị trường các nước EU, mở rộng thị trường,…Ngoài ra công ty còn có
một đơn vị trực thuộc là xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Nông Lâm Khoáng
Sản tại Nhơn Hòa – An Nhơn – Bình Định, khai thác kinh doanh đá Granit.
- 5 -
Nhìn chung quy mô công ty đang được mở rộng, tăng sức cạnh tranh cả thị
trường trong nước và quốc tế, kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả.
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty:
Doanh nghiệp hạng 2. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cổ phần là
16 tỉ đồng, tổng lao động đến thời điểm này là hơn 300 công nhân.
1.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty :
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 2008-2009
(Đvt: 1.000đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Tổng doanh thu 90.520.279 89.683.262 - 837.017
Tổng chi phí 89.720.010 88.733.010 - 987.000
Tổng lợi nhuận 800.269 950.252 + 149.983
Nộp vào NSNN 650.000 850.000 + 200.000
(Nguồn phòng KT-TC)
Phân tích một cách khái quát bảng trên ta thấy năm 2009 so với 2008 thì:
tổng doanh thu giảm 837.017.000đ chỉ đạt 99,08%; tuy nhiên chi phí giảm
987.000.000đ đạt 98,9%. Điều này cho thấy, mặc dù tổng doanh thu của năm
2009 giảm so với 2008, nhưng Công ty đã tiết kiệm được chi phí và làm cho
lợi nhuận năm 2009 tăng 149.983.000đ đạt 118,74%. Với kết quả như vậy, có
thể kết luận tình hình SXKD của Công ty khá khả quan. Đồng thời với sự gia
tăng KQKD, đóng góp vào NSNN cũng tăng 200.000.000 đạt 130,77%.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.2.1. Chức năng:
- Chế biến các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu để nâng cao kim ngạch sản xuất.

- Khai thác và sử dụng triệt để thế mạnh của địa phương, đặc biệt là nguồn
nguyên liệu và lao động.
- Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh,
mô hình sản xuất kiểu mẫu của ngành chế biến, nhất là chế biến thủy sản
đông lạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh và phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý
hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- 6 -
- Hướng dẫn kĩ thuật cho những người nuôi trồng thủy sản, giải quyết việc
làm.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, giao thông vận tải, nông cụ.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Xác định đúng đắn nhu cầu mặt hàng đông lạnh xuất khẩu trên thị trường.
- Tìm mọi biện pháp để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm bán ra để
tăng doanh thu của công ty.
- Lập kế hoạch nguồn vốn, mở rộng nguồn nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà
công ty đang kinh doanh:
- Loại hình kinh doanh: Sản xuất thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu máy móc
thiết bị xây dựng, giao thông vận tải, máy nông cụ, hàng tiêu dùng thiết yếu…
- Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu: Hàng đông lạnh (tôm, cá, mực…)
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:
 Thị trường đầu vào: các đại lý ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Sông
Cầu (tỉnh Phú Yên), Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi).
 Thị trưòng xuất khẩu chính: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp,
Úc, Bỉ…
1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty:
Tổng giá trị để cổ phần hoá hơn 43,6 tỉ đồng. Vốn điều lệ của Công ty tại
thời điểm cổ phần hoá là 16 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà

nước là hơn 11,6 tỉ đồng và giá trị phát hành thêm là gần 4,4 tỉ đồng. Sẽ có
1,6 triệu cổ phần phát hành lần đầu, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng,
trong đó cổ phần nhà nước còn nắm giữ chiếm 35% (5,6 tỉ đồng), cổ phần bán
ưu đãi cho người lao động chiếm 6,74%(1,079 tỉ đồng), cổ phần bán đấu giá
bên ngoài chiếm 58,26% (9,321 tỉ đồng).
- 7 -
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty:
1.3.4.1. Đặc điểm của lao động: Công ty hiện đang có đội ngũ lao động với
hơn 300 công nhân lành nghề, trong đó:
Công nhân sản xuất : 250 người
Công nhân kĩ thuật : 55 người
Cán bộ quản lý : 17 người
Cán bộ quản lý có trình độ đại học và sau đại học khoảng 12 người
(chiếm 70,59%).
( Nguồn: phòng TC)
1.3.4.2. Đặc điểm của tài sản cố định: hệ thống tài sản cố định theo số liệu
năm 2009 của công ty bao gồm đất sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…
trong đó:
Nhà xưởng trị giá: 5,1 tỷ đồng.
Máy móc thiết bị: 18,3 tỷ đồng.
Thiết bị dụng cụ quản lý: 216 triệu đồng.
Phương tiện vận tải: 1,9 tỷ đồng.
Đất: 2,6 tỷ đồng.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty:
1.4.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty:
Công ty chế biến và xuất khẩu hàng thủy, hải sản các loại:
- Tôm sú HLSO, HOSO, PD, PTO, Easy Peel, Nobashi, SushiEbi; cấp
đông dạng: IQF, Block.
- Tôm sắt HLSO, PD, PTO; cấp đông dạng: IQF, Block.
- Tôm thẻ HLSO, PD, PTO; cấp đông dạng: IQF, Block.

- Tôm chì HLSO, PD; cấp đông dạng: IQF, Block.
- Mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh IQF và đông Block.
1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất:
Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block:
- 8 -
Sơ đồ 1.1: Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block.
Diễn giải quy trình:
- NVL: Các nhà cung cấp chuyển NVL đến Công ty sau khi đã kiểm tra
cảm quan.
- Tiếp nhận: NVL được chuyển bằng cầu trượt từ trên xe xuống khu tiếp
nhận, cho vào sọt và dùng nước dội sạch, tiếp nhận theo cơ cấu đã được tỷ lệ
(số con/ ký).
- Xử lý: Sau khi tiếp nhận số lượng, NVL được đưa vào thùng có chứa
clorin để khử trùng và được chuyển vào khu chế biến.
- Lặt đầu: yêu cầu người công nhân phải thao tác nhanh và chính xác vị trí,
để tránh hao hụt (tăng định mức), đặc biệt phần dưới của đầu tôm (gọi là lưỡi
gà) phải còn nguyên vẹn. Trong quá trình thao tác, người công nhân phải
kiểm tra những con tôm không đạt để loại ra làm theo quy trình tôm thịt.
Trong giai đoạn này tôm luôn luôn được trộn đều với đá lạnh để bảo quản.
- Phân loại: đây là khâu đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề cao và
có thời gian làm việc tại bộ phận này ít nhất là 06 tháng để làm quen với kích
cỡ của tôm. Để đảm bảo độ chính xác, đồng thời phân cỡ, người công nhân
- 9 -
Lặt đầuTiếp nhận
Phân loại Cân tịnh Tiền đông
Cấp đông Ra đông Đóng gói
Bảo quản
Vận chuyển Xuất hàng
Xếp khuôn
Xử lý

Nguyên liệu
phân ra thành ba màu cơ bản: màu nâu, màu xanh, màu đen và được bảo quản
ở nhệt độ 5
o
C.
- Cân tịnh: trên cơ sở đã thực hiên ở khâu trước, người công nhân tiến
hành cân tịnh cho mỗi khay (block) là 1,98kg.
- Xếp khuôn: Tuỳ theo cỡ tôm và yêu cầu của bên mua, công nhân xếp
trình tự vào khay, phần đầu của tôm xếp ra ngoài theo chiều dài của khay,
phần đuôi quay về phía trong, cứ xếp như thế đến hết số lượng đã được cân
tịnh vào một khay.
- Tiền đông: Sau khi hoàn thành công đoạn xếp khuôn, khuôn tôm được
chiêm nước đá vào đến mức cho phép và được đưa vào tủ tiền đông, nhiệt độ
ở đây là 5
o
C.
- Cấp đông: tiền đông là khâu bảo quản để đảm bảo chất lượng, khi đã đủ
số lượng thì số khay ở tiền đông được chuyển vào tủ cấp, các khay được đậy
mắp cẩn thận để tiếp xúc với các bên làm lạnh và giữ được mặt phẳng của
block hàng. Thời gian cấp đông từ 2-3 giờ tuỳ vào công suất máy và số lượng
mỗi lần cấp.
- Ra đông: trong thời gian quy định cho mỗi lần cấp đông, cán bộ QLCL
kiểm tra mỗi khay ở vị trí trong tôm đạt từ -30
O
C đến -35
O
C thì tắt máy cho ra
đông.
- Đóng gói: chuyển số lượng hàng đó qua một thiết bị tách khuôn, người
công nhân kiểm tra những block hàng và cho vào túi PE, hàn kín miệng cho

vào thùng.
- Bảo quản: các thùng hàng phải được đai nẹp đóng gói và được chuyển
đến kho dự trữ, nhiệt độ cho phép -20
o
C±2
- Vận chuyển: khi có lệnh xuất hàng, số lượng hàng theo yêu cầu của đơn
hàng được chuyển vào xe chyên dùng (xe lạnh), nhiệt độ trong xe cho phép là
-20
o
C±2
- 10 -
- Xuất hàng: xe vận chuyển đến nơi qui định, hàng được đóng gói vào
container hoặc hầm tôm lạnh, nhiệt độ ở đây phải là -20
o
C±2. Trường hợp
hàng đóng gói container, công nhân phải có nhiệm vụ cẩu container này qua
lan can tàu và xếp vào vị trí con tàu đã xác định trước.
Quy trình chế biến tôm sú lặt đầu cấp đông IQF (Cấp đông rời từng con)
Sơ đồ 1.2: Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông IQF
Diễn giải quy trình:
Từ công đoạn NVL đến phân loại giống như quy trình tôm sú vỏ đông
block.
- Cân tịnh: Tuỳ theo màu sác kích cở của tôm, công nhân tiến hành cân
tịnh trọng lượng cho vào mỗi túi PE và có một lượng phụ trội (tăng thêm)
nhất định tuỳ thuộc vào kích cỡ và yêu càu theo đơn đặt hàng để tịnh trọng
lượng cho mỗi túi.
- Tái đông: Tương tự như hệ thống cấp đông, tái đông lần nữa làm cho lớp
nước vừa mạ băng bám chắc vào thân tôm, lúc này nhiệt độ của thân tôm đạt
-25
0

C.
- 11 -
Xuất khẩu
Bảo quản
Đóng gói Cân tịnh
Vận chuyển
Tái đông
Mạ băng
Cấp đông
Phân loại
Lặt đầuTiếp nhận Xử lýNguyên liệu
- Mạ băng: tôm sau khi đã được cấp đông làm cho bề mặt của tôm bị khô
lại nên qua mạ băng sẽ làm cho màu sắc tự nhiên hơn và tạo một lớp đá bên
ngoài để bảo quản chất lượng.
- Cấp đông: từ công đoạn phân loại tôm được chuyển đến hệ thống tủ cấp
đông gió, tôm được sắp xếp theo từng cỡ tôm trên băng tải bằng nhựa, băng
tải này có nhiệm vụ dịch chuyển tôm đã được sắp xếp vào tủ cấp đông trong
một thời gian nhất định, tuỳ theo cỡ tôm lớn nhỏ để điều chỉnh tốc độ băng tải
nhanh hay chậm cho phù hợp với công suất củ máy, lúc này tôm đạt ở nhiệt
độ -25
o
C.
Từ công đoạn đóng gói đến xuất hàng như quy trình tôm sú vỏ đông block.
1.4.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức SXKD của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của sơ đồ trên:
- Tổ tiếp nhận phục vụ: có nhiệm vụ tiếp nhận NVL của khách hàng đem
đến, bảo quản và vận chuyển đến cho công nhân sản xuất để họ chế biến.
- Tổ chế biến: có nhiệm vụ trực tiếp chế biến ra các loại sản phẩm theo

quy trình sản xuất của Công ty theo sự phân công chỉ đạo của quản đốc phân
xưởng.
- 12 -
Tổ phục
vụ
Tổ cấp
đông
Tổ chế
biến 1
Tổ chế
biến 2
Tổ chế
biến 3
Tổ chế
biến 4
Phòng
PXSX
- Tôm cấp đông, ra đông, đóng gói: có nhiệm vụ cấp đông, ra đông và
đóng gói thành phẩm nhập kho. Bảo quản, bốc xếp thành phẩm lên phương
tiện vận chuyển đế bán, giữ gìn vệ sinh chung cho toàn PXSX.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty: Kiểu trực tuyến chức năng
1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty
Ghi chú: Trực tuyến
Chức năng
1.4.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty:
GĐ: Giám đốc là người được nhà nước bổ nhiệm trọng trách, là người
chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của công ty. Giám đốc có
nhiệm vụ trực tiếp theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất
các biện pháp để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra bình thường, ra các

quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình tài chính của công
ty.
- 13 -
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phân
xưởng
sản
xuất
Phòng

thuật

điện
lạnh
Phòng
quản
lý chất
lượng
sản
phẩm
Phòng
tài
chính
kế

toán
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
PGĐ: Phó giám đốc phụ trách công tác cung ứng vật tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, liên lạc với khách hàng để kí kết hợp đồng và thường
xuyên thông báo cho giám đốc biết về tình hình máy móc thiết bị trong công
ty.
P.TCHC: Phòng TCHC phụ trách quản lý tiền lương, lưu trữ tài liệu và
theo dõi các văn bản có liên quan tới người lao động.
P.TCKT: Phòng TCKT thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, hạch
toán tiền lương, tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình tài chính, thế chấp
tài sản cố định, quản lý thu chi, thanh toán.
P.KDXNK: Phòng có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu có liên quan
đến tiêu thụ sản phẩm (bao bì, hộp giấy đựng sản phẩm,…), xây dựng phương
án kinh doanh, xây dựng kế hoạch giá thành cho mặt hàng sản xuất và đề xuất
giá bán với phòng KTTC, tính toán hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và báo cáo với GĐ, làm thủ tục XNK hàng hóa.
P.QLCL: Kiểm tra chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến
khâu chế biến thành phẩm, giám sát bảo quản và giữ gìn vệ sinh an toàn thành
phẩm, tham mưu cho GĐ về việc tổ chức quản lý chất lượng để tiết kiệm chi
phí bảo quản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PXSX: Phụ trách sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, đúng tiến độ và an toàn
kĩ thuật.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty:
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán của công ty:
Mô hình tổ chức kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập

trung vừa phân tán.
1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty:
- 14 -
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Ghi chú: trực tuyến
Chức năng
 Chức năng, nhiệm vụ:
KT trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề tài chính
trước giám đốc công ty, hướng dẫn, điều hành, kí quyết định thu - chi và quản
lý chung toàn bộ các phần hành KT khác đảm bảo công tác kế toán được
thông suốt và bảo mật.
KT công nợ - tiền mặt: có nhiệm vụ quản lý tình hình công nợ với
khách hàng và đồng thời theo dõi sự tăng giảm của tiền mặt VND, USD tại
quỹ và tham mưu cho kế toán trưởng.
KT thanh toán – tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán nợ
với ngân hàng, khách hàng, lập hóa đơn GTGT bán hàng và cung cấp dịch vụ.
KT kho – TSCĐ: quản lý tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và tính
khấu hao. Ngoài ra, theo dõi lượng hàng hóa ra vào kho, lập phiếu nhập - xuất
kho, tính toán mức tồn kho hợp lý và báo cáo với kế toán trưởng.
- 15 -
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế
toán
công
nợ
tiền
mặt
Kế
toán
thanh

toán
tiêu
thụ
Kế
toán
kho
kiêm
TSCĐ
Kế
toán
ngân
hàng
Thủ
quỹ
KT ngân hàng: phụ trách giao dịch với NH và quản lý các khoản vay
nợ NH.
Thủ quỹ: thu chi tiền mặt theo lệnh của GĐ và KT trưởng.
1.5.3. Hình thức kế toán công ty đang áp dụng:
Phòng kế toán của công ty hạch toán sổ sách theo hình thức chứng từ
ghi sổ và áp dụng phương thức kê khai thường xuyên. Phần lớn công việc
được thực hiện trên máy vi tính đã nối mạng với chương trình cài đặt sẵn.
Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn áp dụng bảng hệ thống tài khoản
do nhà nước ban hành mới nhất. Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán
được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán mở ra từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày
31/12. Đặc trưng của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc thực hiện
trên chương trình phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy
đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng in đầy đủ sổ sách kế toán và BCTC. Phần
mềm kế toán cũng được thiết kế không bắt buột như sổ ghi bằng tay.
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ ghi sổ kế toán

- 16 -
Chứng từ kế
toán
Phần mềm
kế toán
Báo cáo tài
chính
Sổ kế toán:
sổ tổng hợp
sổ chi tiết
Máy vi tính
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, năm
Đối chiếu, kiểm tra
PHẦN 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
2.1.1. Giới thiệu phần hành NVL, CCDC và những công việc của kế toán:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất, kinh doanh tham gia thường xuyên trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
được sản xuất. Đặc biệt đối với NVL chế biến xuất khẩu có yêu cầu rất khắc
khe về chế độ tươi sống, mùi vị, vì vậy sau khi đánh bắt mau chóng bảo quản
bằng nước đá và hoá chất để đảm bảo độ tươi sống của NVL, thời gian bảo
quản từ khi đánh bắt đến khi chế biến không tới 4 ngày, do đó cần có những
biện pháp xử lý kịp thời.
Công cụ dụng cụ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nên không
đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ. Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ thời

gian sử dụng ngắn nên giá trị xuất dùng được tính 1 lần vào chi phí hoặc phân
bổ nhiều lần vào chi phí.
Do nhu cầu kế hoạch sản xuất rất linh động nên sự biến động của NVL
diễn ra thường xuyên, liên tục.Vì vậy để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cần
thiết phải tiến hành phân loại NVL. Căn cứ vào vai trò tác dụng của NVL
trong sản xuất, NVL sử dụng tại Công ty được phân thành các loại sau:
-NVL chính gồm: tôm sú, tôm sắt, tôm chì, tôm thẻ.
-Vật liệu phụ: Thùng carton, thuốc ngâm tôm, bao PP…
-Nhiên liệu: Ga cấp máy, dầu lạnh, dầu diezen…
-Phụ tùng thay thế: Dây biến thế, máy hút chân không…
-Phế liệu thu hồi: đầu tôm, vỏ tôm
-Vật liệu khác: dây thun, sơn, bút chi…
- 17 -
2.1.2. Các chứng từ kế toán sử dụng:
Để hạch toán nhập, xuất kho NVL kế toán sử dụng các chứng từ chủ
yếu:
+Hoá đơn thuế GTGT
+Biên bản kiểm nghiệm NVL
+Phiếu nhập kho NVL
+Phiếu xuất kho NVL
2.1.3. Tài khoản sử dụng tại công ty:
Để phản ánh giá trị NVL tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên. Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
-TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết theo từng đối tượng)
-TK 621:Chi phí NVL trực tiếp, mở chi tiết
+TK 621a: Sản xuất tôm sú
+TK 621b: Sản xuất tôm thẻ
Hạch toán chi tiết vật liệu là hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL
theo từng loại về mặt số lượng với giá trị. Việc hạch toán chi tiết NVL được
tiến hành đồng thời ở kho, phòng kế toán vật tư theo phương pháp thẻ song

song.
2.1.4. Sổ sách kế toán áp dụng tại công ty:
Sổ chi tiết: gồm các sổ sau:
+Thẻ kho
+Sổ chi tiết NVL
+Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL
+Bảng kê nhập, xuất NVL
Sổ kế toán tổng hợp: gồm các sổ sau:
+Chứng từ ghi sổ
+Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+Sổ Cái NVL
- 18 -
2.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Sau khi có đầy đủ các chữ ký
của thủ trưởng đơn vị, người giao hàng, thủ kho thì 3 liên sẽ được phân chia
và luân chuyển như sau:
- Liên 1: Lưu tại phòng vật tư
- Liên 2: Do thủ kho giữ để ghi thẻ kho
- Liên 3: Giao cho kế toán vật tư
Phiếu xuất kho dùng để phản ánh số lượng vật tư xuất kho cho các bộ
phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để kế toán chi phí sản xuất và
kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư. Phiếu xuất kho
được lập thành 3 liên:
- Liên 1: Lưu tại phòng vật tư
- Liên 2: Giao người vận chuyển vật tư (Lái xe)
- Liên 3: Giao tài vụ lên chứng từ kế toán
Tại phòng vật tư: Có kế hoạch mua NVL dựa trên kế hoạch sản xuất đảm
bảo cung ứng vật liệu kịp thời cho quá trình sản xuất được liên tục.
Tại kho: Thủ kho có nhiệm vụ quản lý vật liệu tại kho và luôn sẵn sàng cấp
phát vật liệu kịp thời cho phân xưởng sản xuất theo yêu cầu sản xuất kinh

doanh.Với nhiệm vụ đó, công việc hạch toán tại kho được tiến hành như sau:
Hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho phát sinh, thủ kho tiến
hành kiểm tra, ghi số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Định
kỳ hàng tháng thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất kho đến phòng
kế toán để kế toán NVL ghi vào sổ chi tiết NVL.
- 19 -
Tại phòng kế toán: Hàng ngày kế toán kiểm tra về số lượng và chất lượng
NVL chính mua về. Căn cứ hoá đơn, hợp đồng vận chuyển lập phiếu nhập
kho và ghi vào sổ theo dõi chi tiết vật liệu cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Kế toán NVL sau khi đã nhận được phiếu nhập kho do thủ kho chuyển
đến, ghi chỉ tiêu số lượng vào sổ chi tiết vật liệu đối chiếu với thẻ kho của thủ
kho, đồng thời tính ra giá thực tế vật liệu xuất kho để ghi tiếp vào các phiếu
xuất kho và sổ chi tiết vật liệu. Lập bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn vật liệu.
Cuối kỳ kế toán tiên hành lập chứng từ ghi sổ chuyển cho kế toán tổng
hợp đồng thời tính toán tổng hợp số lượng và giá trị nhập-xuất-tồn kho. Lập
báo cáo tổng hợp số lượng và giá trị nhập-xuất-tồn vật liệu để đối chiếu với
báo cáo tổng hợp nhập-xuất-tồn kho của thủ kho.
2.1.6. Qúa trình ghi sổ kế toán:
- 20 -
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho

Sơ đồ 1.7. Sơ đồ ghi sổ kế toán NVL, CCDC
Chú thích:
: Ghi đầu kỳ
: Ghi hằng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối kỳ
2.1.7. Khái quát sơ đồ hạch toán kế toán:
111,141,… 152 111,131

Trị giá NVL nhập kho Khoản CKTM, GGHB
(bao gồm giá mua và chi phí) giảm giá nhập
- 21 -
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
ơ
Chứng từ ghi sổ TK
152, 153
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152, 153
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh TK 152, 153
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ chi tiết
TK 152, 153
333 621,627,641
Thuế nhập khẩu phải nộp Xuất VL dùng cho SX
bộ phận BH và QLDN
154 128,222
Vật liệu tự SX hoặc gia công Trị giá xuất VL góp vốn
811
151
VL đi đường về nhập kho 711

3381 1381
Trị giá VL thừa nhập kho VL thiếu trong kho
chưa rõ nguyên nhân

3388,711 1388,632
Mượn VL, VL được Hoặc bắt bồi thường
biếu tặng hoặc tính vào chi phí
Sơ đồ 1.8. Kế toán hàng nguyên vật liệu
2.2. Kế toán tài sản cố định:
2.2.1. Giới thiệu phần hành tài sản cố định và những công việc của kế
toán:
TSCĐ là những hình thức vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại
dưới hình thái giá trị chúng được sử dụng để thực hiện 1 hoặc 1 số chức năng
nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có giá trị lớn và được
sử dụng trong thời gian lâu dài.
TSCĐ phải thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
 Chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai
- 22 -
 Xác định được nguyên giá đáng tin cậy
 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
 Có đủ điều kiện theo quy định hiện hành
Những tài sản không thỏa mãn 4 điều kiện trên thì không được ghi
nhận là TSCĐ.
TSCĐ phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của tài
sản trong doanh nghiệp.
2.2.2. Các chứng từ kế toán sử dụng:
Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu:
+Phiếu nhập kho
+Hoá đơn GTGT
+Biên bản giao nhận TSCĐ
+Biên bản thanh lý TSCĐ
+Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+Biên bản kiểm kê TSCĐ
Khi có một nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, kế toán tiến hành lập phiếu nhập

kho nếu tài sản đó dùng cho phân xưởng sản xuất với đầy đủ nội dung kinh tế
và kí vào phiếu nhập kho, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và xét
duyệt.
2.2.3. Về tài khoản sử dụng tại công ty:
-TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
-TK 213 - Tài sản cố định vô hình
-TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
2.2.4. Sổ sách kế toán áp dụng tại công ty:
Sổ chi tiết: gồm các sổ sau:
+Sổ chi tiết máy móc thiết bị 2112
+ Sổ chi tiết phương tiện vận tải 2113…
Sổ kế toán tổng hợp: gồm các sổ sau:
- 23 -
+Chứng từ ghi sổ
+Sổ đăng ký CTGS
+Sổ Cái TK 211, 213, 214
2.2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Khi kết thúc hợp đồng mua TSCĐ, công ty tiến hành lập hóa đơn
GTGT để thanh toán tiền về TSCĐ đã mua. Đồng thời, công ty cũng phải lập
biên bản nghiệm thu và thanh lý TSCĐ để làm chứng từ gốc cho việc ghi vào
sổ TSCĐ.
2.2.6. Qúa trình ghi sổ kế toán:
- 24 -
Hợp đồng mua
Hóa đơn GTGT Biên bản kiểm nghiệm và thanh lý
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ ghi sổ kế toán TSCĐ
Chú thích:
: Ghi hằng ngày

: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối kỳ
: Ghi đầu kỳ
2.2.7. Khái quát sơ đồ hạch toán kế toán:
Sơ đồ 1.10. Kế toán TSCĐ đem về sử dụng ngay
- 25 -
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
TK 211,213,214
ơc
Chứng từ ghi sổ
TK 211, 213, 214
Sổ đăng ký
CTGS TK
211, 213, 214
Sổ cái TK 211,213,214
Bảng cân đối số phát
sinh TK 211,213,214
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi
tiết TK 211

×