Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.61 KB, 6 trang )

Đề thi Luật Hành chính
Đề thi Học kỳ Luật Hành chính
Đề 38:
Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức xã hội trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành
chính NN?
( Câu này phải nêu khái niệm tổ chức XH là gì, đặc điểm, các loại TC-XH xong mới nêu
vai trò)
Câu 2: Các văn bản là nguồn của Luật Hành chính?
( câu này phải nêu khái niệm Nguồn LHC là gì, điều kiện để trở thành nguồn của LHC,
xong nêu ra 5 loại)
Đề 25:
Câu 1: định nghĩa quản lý nhà nước
Câu 2: nêu những nguyên tắc của chế độ công vụ
Đề 5:
Câu 1: Phân tích chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính
Câu 2: Phân tích mặt chủ quan trong vi phạm hành chính
Đề ... hành chính
Câu 1: Chủ thể của quản lý HC
Câu 2: Mặt khách quan của vi phạm HC
Đề ... hành chính
Câu 1: Vai trò của tòa án trong việc đảm bảo pháp chế quản lý hành chính NN
Câu 2: Đặc điểm quy chế pháp lý HC của công dân
Đề ... hành chính
Câu 1: Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật HC
Câu 2: Quy chế pháp lý của người nước ngoài, người ko quốc tịch
Đề 4:
Câu 1: Nêu căn cứ xử lý vi phạm Hành Chính
Câu 2: Mối quan hệ giữa Chấp hành và Áp dụng các quy phạm PL Hành Chính
Đề ... hành chính
Câu 1: Phân tích nguyên tắc :" Vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần"
Câu 2: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.


Đề ... hành chính
Câu 1: Xử lí vi phạm Hành chính là gì? Trình bày hình thức phạt tiền
Câu 2: Phân biệt thanh tra NN và Thanh Tra NHân dân?
Câu 3: Điều kiện để trở thành chủ thể của Quan hệ PL Hành chính, của quản lý HC NN
Câu 4: Phân biệt thời hạn, thời hiệu xử lý Vi phạm HC.
Đề thi tốt nghiệp K28 (Hệ chính quy)
Môn thi: Luật hành chính (thời gian làm bài 180 phút)
Câu 1. Các khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?
A. Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm HC
B. Các văn bản PL do cơ quan HC NN có thẩm quyền ban hành đều là nguồn của Luật HC
C. Năng lực hành vi HC của cá nhân chỉ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khẻo của
người đó
D. Đối với các vi phạm HC trong lĩnh vực tài chính, nếu quá 2 năm kể từ ngày vi phạm HC
được thực hiện, người vi phạm sẽ không bị xử phạt nữa
E. Quyết định tuyển dụng cán bộ, công chức không phải là nguồn của Luật HC
G. Tranh chấp HC luôn được giải quyết theo thủ tục HC và bởi cơ quan HC NN
H. Luật HC điều chỉnh 1 số quan hệ về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
I. Cán bộ, công chức có quyền từ chối chấp hành quyết định của cấp trên, nếu có căn cứ
cho rằng quyết định đó là trái luật
Câu 2. Phân tích tính quyền lực NN của hoạt động ban hành văn bản qui phạm PL trong
quản lý HC NN
Câu 3. Nguyễn Văn H thực hiện hành vi trốn thuế (số lượng 30 triệu VNĐ). Ngày
06/11/2006 Cục trưởng Cục thuế Hà Nội đã ra quyết định xử phạt H với nội dung: Phạt H
30 triệu VNĐ và buộc H phải nộp 30 triệu VNĐ tiền thuế đã trốn)
Hỏi:
A. Xác định các loại biện pháp cưỡng chế mà Cục trưởng cục thuế Hà Nội đã áp dụng đối
với H
B. Ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với H? nêu căn cứ PL
C. Sau khi H khiếu nại lần đầu, Cục trưởng cục thuế Hà Nội phải xử lý như thế nào trong
trường hợp hành vi vi phạm của H có dấu hiệu tội phạm? Nêu căn cứ PL

Ghi chú: Thí sinh được dử dụng Luật Khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh xử lý vi phạm HC và
Pháp lệnh cán bộ công chức
đề hành chính
câu 1-mặt chủ quan cuả vi phạm hành chính
câu 2-vai trò của tòa án nhân dân trong việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính
nhà nước
Đề số 19:
1, địa vị pháp lí của chính phủ trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
2. Các câu khẳng định sau đúng hay sai? tại sao?
a. Chỉ có các chủ thể quản lí hành chính nn mới có quyền ban hành văn bản qppl hc.
b. hành vi thực hiện trong tình thế cấp thiết ko có tính trái pháp luật
Những khẳng định sau đúng hay sai, giải thích:
1. Cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ PL Hành chính khi đạt độ tuổi nhất định.
2.Cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính NN là CQHCNN
3. Quan hệ PL Hành chính chỉ đc bảo đảm thực hiện bởi QPPLHC
4.QPPLHC đc ban hành bởi chủ thể quản lý hành chính NN.
Kt30 AB:
Hãy cho và phân tích một ví dụ về thủ tục hành chính và qua đó phân tích các giai đoạn
của thủ tục hành chính.
KT 30AB
Chứng minh cơ quan hành chính NN là chủ thể quan trọng, chủ yếu của quan hệ
Pháp Luật Hành chính
Hành chính 30C,D: Hãy phân tích các trường hợp làm chấm dứt công vụ của cán bộ công
chức. Cho ví dụ mình hoạ
Đề thi Luật Hành chính
Một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hành chính
1. Khái niệm ngành LHC; đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành LHC.
2. Trình bày đối tượng điều chỉnh của ngành LHC. Tại sao nhóm QHXH phát sinh
trong quá trình quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước là nhóm
đối tượng điều chỉnh chủ yếu của ngành Luật này?

3. Nêu các phương pháp điều chỉnh của ngành LHC. Phân tích nội dung biểu hiện của
phương pháp mệnh lệnh - đơn phương.
4. Trình bày khái niệm, đặc điểm nguồn của LHC. Các loại văn bản là nguồn của
ngành Luật này.
5. Phân biệt nguồn của LHC và văn bản áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính
nhà nước.
6. Trình bày các hình thức hệ thống hoá nguồn của ngành LHC.
7. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm LHC. Khi áp dụng QPPL hành chính cần phải
bảo đảm những yêu cầu gì?
8. Nội dung, cơ cấu của QPPLHC. Phân biệt chế tài hành chính và nghĩa vụ hành
chính.
9. Phân biệt chế tài hành chính và trách nhiệm hành chính.
10. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính cần phải bảo đảm những yêu cầu
gì?
11. Khi xử phạt VPHC cần phải bảo đảm những yêu cầu gì?
12. Khi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác cần phải đảm bảo những yêu cầu
gì?
13. Trình bày đặc điểm của QHPL hành chính. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt QHPL hành chính. Cho ví dụ minh hoạ.
14. Phân biệt chủ thể của ngành LHC và chủ thể của QHPL hành chính.
15. Phân biệt chủ thể của QHPL hành chính và chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
16. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước.
17. Nêu các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính của nhà nước ta. Phân tích
nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước.
18. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.
19. Phân tích nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý hành chính nhà nước.
20. Trình bày nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính
nhà nước.
21. Trình bày nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà
nước.

22. Nêu các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật trong quản lý hành chính nhà nước. Trình bày
1 trong những nguyên tắc đó.
23. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Tại sao cơ quan hành chính nhà nước
là chủ thể quan trọng nhất trong các QHPL hành chính?
24. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Phương hướng cải cách bộ máy hành
chính nhà nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.
25. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Những vấn đề được nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về bộ máy hành chính nhà nước.
26. Phân loại thủ tục hành chính. Để đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính ở
nước ta hiện nay cần phải chú ý những vấn đề gì?
27. Các loại tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay. Sự khác nhau giữa cơ quan hành chính
nhà nước và tổ chức xã hội.
28. Vai trò của tổ chức xã hội trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
29. Trình bày khái niệm cán bộ, công chức. Phân loại cán bộ, công chức.
30. Trình bày quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức.
31. Nêu những việc cán bộ, công chức; cán bộ, chiến sĩ CAND không được làm.
32. Trình bày việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức theo quy định của PL Cán
bộ, công chức.
33. Trình bày địa vị pháp lý hành chính của công dân VN.
34. Nêu các trường hợp công dân tham gia QHPL hành chính với cơ quan nhà nước.
Điều kiện để công dân trở thành chủ thể trong QHPL đó.
35. Trình bày quy chế pháp lý hành chính của nhà nước ta đối với người nước ngoài,
người không quốc tịch ở Việt Nam.
36. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước. Tai sao hoạt động ban hành văn bản
QPPL và văn bản ADPL là những hình thức quản lý hành chính chủ yếu của nhà
nước.
37. Trình bày phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước. Tại sao
trong quá trình quản lý đó, trước hết và chủ yếu Nhà nước cần phải sử dụng phương
pháp này?
38. Trình bày phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. Tại sao trong

quá trình quản lý đó, Nhà nước ta vẫn cần phải sử dụng phương pháp này?
39. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính. Phân biệt TNHC với các TNPL khác.
40. Đặc điểm của TNHC. Phân biệt TNHC với dạng trách nhiệm do tổ chức xã hội quy
định.
41. Đặc điểm của TNHC. Phân biệt TNHC và nghĩa vụ hành chính.
42. Trình bày cơ sở của TNHC.
43. Trình bày các nguyên tắc xử lý VPHC.
44. Đối tượng bị xử lý VPHC và việc xử lý người chưa thành niên VPHC theo quy định
của PL XLVPHC năm 2002.
45. Trình bày các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả vi
phạm.
46. Các hình thức xử phạt VPHC. Những quy định mới về vấn đề này trong Pháp lệnh
xử lý VPHC năm 2002.
47. Kể tên những chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC theo quy định của PL Xử lý
VPHC năm 2002.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×