Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kỹ năng quản lý cảm xúc liệu pháp rebt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.7 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC


BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC

TÊN ĐỀ TÀI
Liệu pháp REBT và vận dụng bản thân.

SINH VIÊN THỰC HIỆN :
MSSV:
LỚP:
TÊN GIẢNG VIÊN:
.

TP.HCM THÁNG 6 NĂM 2022



Trong đời sống thường ngày con người tiếp nhận muôn vàn thơng tin và kiến thức,
trong những nhận thức đó có đúng có sai và chúng đem lại những tác động nhất định
đến với đời sống của con người, bởi lẽ “Niềm tin là sự lựa chọn. Đầu tiên, bạn chọn điều
mình tin tưởng. Sau đó, niềm tin sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn” (Roy T.
Bennett). Liệu pháp REBT (Rational Emotive Behavioral Therapy) sử dụng mơ hình
ABC với nguyên lý là tìm và phát hiện ra nguyên nhân, nềm tin phi lý trí đồng thời đưa
ra biện pháp hoạt động thực tiễn để khắc phục vừa hay lại là nơi cung cấp một quy trình
đầy đủ để phản bác và thiết lập lại những niềm tin đó trở nên những niềm tin hợp lý,
phù hợp với quá trình sống hơn. Hiểu được ứng dụng và khả năng của REBT liệu pháp
REBT và vận dụng bản thân được lựa chọn để thực hiện ứng dụng làm đề tài tiểu luận.
I.


Quản Lý cảm xúc bằng biện pháp REBT
1. Giới thiệu về liệu pháp REBT
REBT là viết tắt của Rational Emotive Behavioral Therapy có nghĩa là “Liệu Pháp
Hành Vi Cảm Xúc Hợp lý”. “Liệu Pháp Hành Vi Cảm Xúc Hợp lý” được phát triển bởi
nhà tâm lý học lâm sàng Albert Ellis, có nền tảng là mơ hình ABCDE, mơ hình giúp
phát hiện ra những niềm tin phi lý của một người và cung cấp một quy trình để phản bác
chúng và thiết lập những niềm tin hợp lý hơn.
Trong đó gồm:
A - Kích hoạt sự kiện: một sự kiện bất lợi hoặc không mong muốn xảy ra và một cá nhân
trải qua.
B - Niềm tin: niềm tin phi lý trí xuất hiện do sự kiện kích hoạt.
C - Hệ quả: hậu quả về hành vi, cảm xúc, nhận thức và niềm tin của người đó về sự kiện
kích hoạt. Chính niềm tin phi lý trí sẽ dẫn đến hậu quả rối loạn chức năng tâm lý. Mơ
hình trên tập trung vào sự hình thành và kết quả của những niềm tin phi lý trí rồi đưa ra
phương hướng khắc phục. REBT nhận thấy rằng người ta sẽ thường đổ lỗi cho sự kiện
kích hoạt (A) là nguồn cơn gây ra những hậu quả tiêu cực (C) mà họ đã trải qua, nhưng
thực chất chính niềm tin (B) mà chủ thể hình thành về sự kiện kích hoạt (A) mới thực
sự dẫn đến hậu quả (C). Bởi lẽ đó, phát hiện ra những niềm tin mà con người hình thành
do sự kiện kích hoạt là chìa khóa để thay đổi các hậu quả, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực
về cảm xúc, hành vi và nhận thức.
Cụ thể, khi một cá nhân khơng đạt được thành tích như ý trong kỳ thi (sự kiện kích
hoạt (A)). Vì là hiện tượng thực tế nên cá nhân đó có thể chọn những trường hợp với
một niềm tin khác nhau, nhưng trong trường hợp trên, khi khơng đạt được thành tích
như ý cá nhân đó sẽ cho rằng : “cố học cũng không thể thi tốt được, bản thân không phù
hợp với việc học” (niềm tin phi lý trí (B)). Từ đó dẫn đến việc cá nhân đó khơng muốn
và khơng nỗ lực, dành chủ tâm cho việc học nữa, hiệu quả học tập dần giảm sút, bị hổng
khiến thức nhiều (hậu quả (C)).


D - Tranh chấp: để có thể tái cấu trúc chúng thành những niềm tin lành mạnh hơn người

quản lý cảm xúc cần phải rèn luyện để tích cực tranh chấp những niềm tin phi lý của
chính họ.
E - Hiệu ứng: khi chủ thể thay đổi niềm tin của mình về một tình huống để thích nghi
và hợp lý hơn sẽ giúp cải thiện cảm xúc, hành vi và nhận thức của họ.
2. Định hướng ứng dụng liệu pháp REBT
2.1. Sự tồn tại của các niềm tin tiêu cực.
Khi xem xét vấn đề Ellis đã đưa ra 12 ví dụ điển hình của những niềm tin sai lệch.
Ơng cho rằng 12 ý tưởng không hợp lý đã gây ra những phản ứng loạn tâm thần ức chế,
để khi có cơ hội sẽ bùng lên hoặc đã bùng lên và trở thành một bộ phận tư duy của một
số người.
Ý tưởng đầu tiên là cho rằng một người phải luôn được yêu thương và quan tâm
bởi những người thân yêu của mình, bất luận trong những hồn cảnh nào. Tại đây, thay
vì cần phải chú ý đến lịng tự trọng của mình và nhận ra cảm xúc thực tế của mình, của
đối phương, thì người mang ý tưởng trên sẽ chỉ nhắm đến bản thân mình, muốn được
người khác quan tâm và yêu thương một cách thái quá.
Ý tưởng thứ hai là cho rằng cuộc sống có quá nhiều người ác độc và đáng ghét, và
những con người ấy đáng phải được nghiêm trị đích đáng. Những người mang ý tưởng
này thường có nhiều hành vi mang tính tự hủy hoại, chống lại xã hội, bất cần, thường
có bệnh lý biến thái. Trên thực tế họ là những cá nhân cần và đáng được giúp đỡ để thay
đổi.
Ý tưởng thứ ba là có cảm giác bức xúc khó chịu khi các sự việc không diễn ra theo
ý chúng ta muốn. Thay vì chỉ chăm chăm lo lắng về điều tiêu cực đã xảy và hậu quả của
nó, thì chúng ta cần nhìn vào vấn đề, tìm cách nhận ra giá trị của sự kiện, nhờ có như
vậy thì mới có thể dễ dàng thể kiểm soát hoặc biến hậu quả của sự việc trở thành có lợi
hơn, phát triển theo hướng tích cực, giảm thiểu tổ thất hơn. Trên phương diện nào đó ít
nhất chủ thể có thể tạm thời chấp nhận, hoặc tạm quên những vấn đề ngoài khả năng xử
lý, tránh ngồi nhìn và than vãn về những điều tiêu cực và bất lực trước biến cố đã xảy
đến.
Ý tưởng thứ tư là cho rằng những đau khổ của nhân loại là không tránh được.
Những người này tin rằng nguồn gốc của đau khổ đến từ môi trường, từ người khác và

các sự kiện họ gặp trong cuộc sống. Nhưng thực chất phần lớn nguồn gốc của sự đau
khổ đến là đến từ bên trong, bởi cách nhìn, tư duy nội tại tiêu cực bản thân chủ thể. Điều
này thể hiện qua việc chúng ta có thói quen lẩn quẩn với những kỷ niệm cũ, không vui,
thiếu may mắn.
Ý tưởng thứ năm là cho rằng những sự kiện nguy hiểm và có hại cần được con người
nổi giận và chống lại chúng. Khi đối diện với một sự kiện kích hoạt mang tính bất ngờ,
con người thường có xu hướng đem cái nhìn chủ quan để đánh giá tổng quan sự việc.
Vì lẽ đó, trước những sự kiện mang tính nguy hiểm theo bản năng con người sẽ cho rằng
sự kiện đó có hại cần phải chống đối hoặc chạy trốn. Đáng lẽ ra, trong trường hợp này,
chủ thể cần nhìn vào những hành vi, sự kiện này một cách thật khách quan, đối diện với
chúng một cách thật bình tĩnh, có sự suy tính cẩn trọng, rõ ràng. Ellis còn khuyên rằng


khơng nên ln ln coi sự kiện kích hoạt là đại diện của sự đe dọa. Nếu không tránh
được, hãy đối diện với những thử thách. Khó khăn thử thách sẽ chẳng bao giờ giết chết
chúng ta được.
Ý tưởng thứ sáu là cho rằng né tránh đối diện với những vấn đề trong cuộc sống và
những trách nhiệm với bản thân là cách tiếp cận ít nhất. Tiếp cận với vấn đề ít nhất là
cách để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân. Chính ý tưởng này đã mơ hình
chung khiến phần đa con người có tư tưởng trên trở nên biếng nhác, trốn tránh vấn đề
và không thực sự hoạt động hết công suất để giải quyết vấn đề của mình. Việc né tránh
đối diện kiến chúng ta gặp nhiều bất lợi hơn trong tương lai, như mất khả năng giải quyết
vấn đề, nhút nhát khi phải đối diện với khó khăn,… việc tránh né chỉ có tác dụng nhất
thời, hơn nữa chúng ta không thể tránh né cả đời được. Bởi lẽ đó, trước những khó khăn
trắc trở cách tốt nhất là dũng cảm đối diện với nó, xem nó như là một phương thức luyện
tập của cuộc sống để giúp bản thân chúng ta được gọt dũa trở nên nhạt bén hơn.
Ý tưởng thứ bảy là tin rằng chúng ta nhất định phải có những điều gì đó mạnh hơn
và lớn hơn chúng ta để dựa vào. Theo Ellis, ta cần can đảm đối diện với mạo hiểm, khi
đó áp dụng vào tư duy và hành động một cách độc lập, nhờ vậy mà tiềm năng nơi chủ
thể được khai thác triệt để, trên thực thế tiềm năng trên mỗi người là rất lớn và nhiều

người vì ý tướng trên đã khơng cho mình một cơ hội để khai thác, khám phá ra những
tiềm năng nội tại trong mình.
Ý tưởng thứ tám là cho rằng chúng ta cần phải hồn tồn có năng lực, phải thật
thông minh, và phải đạt được nhiều thành quả trong đời sống và được mọi người tơn
trọng. Nói cách khác, ý tưởng trên cho rằng, chỉ những người thành công hoặc vượt trội
hơn người mới có được sự tơn trọng của người khác. Thực tế, chẳng có ai là hồn hảo
cả và chúng ta đều là con người, có sai, phạm sai và rút ra những kinh nghiệm, khắc
phục, giảm thiểu và hạn chế hồn tồn được cái sai đó. Ý thức được điều đó bản thân
chúng ta cần phải nhìn nhận kỹ hơn, chấp nhận bản thân mình với những hạn chế cố hữu
gồm những giới hạn và những điểm yếu cá nhân, từ đó có cái nhìn thiện cảm hơn với sự
thiếu sót của mình, nhận ra đấy là bàn đạp để mình tiếp tục nỗ lực chứ khơng phải là
khoảng cách để chúng ta nản chí.
Ý tưởng thứ chín là cho rằng một kinh nghiệm một khi có tác động tiêu cực ảnh
hưởng lên đời sống chúng ta sẽ mãi mãi có tác động tiêu cực lên chúng ta trong mọi
hồn cảnh sau này. Qua q trính sống và trải nghiệm con người đúc rút thành những
kinh nghiệm cá nhân và ứng dụng vào hiện tại, hay nói cách khác là “học hỏi trong quá
khứ để xử lý ở hiện tại”. Ý tưởng này cũng góp phần củng cố cho hiện tượng “bất lực
tập nhiễm”, vì lẽ đó ta cần gạn đục khơi trong, lưu lại điều cần giữ và gạt bỏ những điều
không nên giữ lại.
Ý tưởng thứ mười là cho rằng chúng ta phải có những kiểm sốt tuyệt đối với mọi
khía cạnh diễn ra trong đời sống. Ở đây, chúng ta cần nhận thức được cuộc đời ln có
những sự kiện bất ngờ, ngồi dự tính, tương tự như một chuỗi những biến thiên phong
phú. Mà chúng ta khơng thể dễ dàng tính tốn được tất cả nhưng trường hợp có thể xảy
ra được, mặt khác ln có nhưng trường hợp mới xuất hiện ngồi dự liệu trước. Vì lẽ


đó, chúng ta cần tận hưởng cuộc sống của mình dẫu cho có nhiều điều chúng ta khơng
thể nào chế ngự, tiên liệu một cách hoàn toàn được.
Ý tưởng thứ mười một là cho rằng hạnh phúc con người có thể đạt được qua sự thụ
động đóng cửa lịng và co cụm vào thế giới tĩnh lặng của riêng mình. Thay vì bản thân

chỉ đạt được sự hạnh phúc khi đắm chìm trong thế giới cơ quạnh của riêng mình thì cần
nhận ra con người có thể tìm được hạnh phúc thực sự qua quá trình sống, sinh hoạt,
trong việc đeo đuổi những đam mê sáng tạo, sống một cuộc đời trong ý nghĩa phục vụ
với những người khác. Tại đây, Ellis khuyên ta nên tham gia vào những chương trình
có ích cho đời sống cộng đồng xã hội.
Ý tưởng thứ mười hai là cho rằng chúng ta chẳng có bất cứ một kiểm soát nào về
hệ thống cảm xúc của mình. Và vì thế chúng ta đã khơng thể kiểm soát và chế ngự được
những xung động bức bối của mình. Trên thực tế việc cảm xúc được bộc lộ trước những
sự kiện kích hoạt có liên quan mật thiết tới kinh nghiệm và nhận thức của một chủ thể
nào đó, qua q trình luyện tập, cải thiện và rút kinh nghiệm, con người có khả năng
kiểm sốt, làm giảm sự ảnh hưởng và hậu quả của của cảm xúc khi chúng bộc lộ chưa
thích hợp. Vì thế, chúng ta cần phải phải nhận ra được rằng mình có khả năng kiểm soát
trên những cảm xúc phá hoại ấy. Điều chỉnh kết quả trở nên khả quan hơn.
Ellis gộp thành 3 nhóm niềm tin khơng chuẩn là:
1. Tơi phải hồn hảo xuất sắc, nếu khơng tơi sẽ là người vô dụng.
2. Mọi người phải đối xử tốt với tôi, nếu khơng họ hồn tồn là người xấu.
3. Cuộc đời phải luôn đem đến cho tôi hạnh phúc, nếu không thì tơi sẽ chết.
2.2. Biện pháp chun sâu quản lý cảm xúc bằng liệu pháp REBT.
Cần thực hiện theo những bước cụ thể để có thể xác định niềm tin và áp dụng mơ
hình ABC. Nói cách khác là xác định sự kiện kích hoạt, tìm ra niềm tin dẫn đến cảm
xúc tiêu cực của bản thân và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Bước đầu tiên: là xác định niềm tin và áp dụng mơ hình ABC. Đặt trong ví dụ cụ
thể, khi gặp vấn đề cảm nhận được sự chán nản, xung đột trong mối quan hệ của mình
với một người thân. Điều trước nhất cần làm là xác định sự kiện kích hoạt cho vấn đề,
sau đó mới tìm ra niềm tin nào dẫn đến cảm giác tiêu cực của bản thân, tìm ra niềm tin
sai lệch của mình và cuối cùng là phản ứng cảm xúc của bản thân đối với xung đột. Điều
cốt lõi trong quá trình này là cần nhận ra được đâu là những niềm tin tiềm ẩn dẫn đến
tâm lý đau khổ. Trong nhiều trường hợp, những niềm tin tiềm ẩn dẫn đến tâm lý đau
khổ được phản ánh dưới dạng tuyệt đối như “Tôi phải”, “Tôi nên”, “Tôi không thể”.
Một số niềm tin phi lý trí phổ biến nhất bao gồm:

 Cảm thấy vơ cùng khó chịu về những sai lầm hoặc hành vi sai trái của người khác.
 Tin rằng bản thân phải hoàn toàn đủ năng lực và thành công trong mọi việc để được
đánh giá cao và xứng đáng.
 Tin rằng bản thân sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tránh được những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống.
 Cảm thấy rằng bản thân khơng kiểm sốt được hạnh phúc của chính mình; cho rằng
hài lịng và niềm vui của bạn phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài.




Giữ niềm tin kiên định như thế này khiến bản thân gần như khơng thể phản ứng với
các tình huống kích hoạt một cách lành mạnh về mặt tâm lý. Sở hữu những kỳ vọng
cứng nhắc về bản thân và những người khác chỉ dẫn đến thất vọng, suy xét lại, hối
tiếc và lo lắng.
Bước thứ hai: là từ chối, từ chối có nghĩa là dạy cho chính mình các kỹ năng lâu dài
để giúp kiểm soát phản ứng cảm xúc và sức khỏe tâm thần tổng thể của cá nhân chủ thể.
Bằng cách thay đổi niềm tin bởi quá trình mang tên “tranh chấp”. Tại đây, con người
cần xem xét lại cách suy nghĩ quan điểm của mình, có thể là một góc nhìn khác, một
quan điểm khác mà chủ thể chưa từng xem xét, nhìn nhận trước đây.
Bước thứ ba: là có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Sau khi đã nhận thức
được những niềm tin phi lý trí thiếu lành mạnh, con người cần phải học cách thay thế
những niềm tin phi lý trí đó bằng những niềm tin lành mạnh hơn. Đây cũng chính là một
phần quan trọng trong khi thực hiện quy trình REBT, đó có thể là một q trình khó
khăn, khiến người áp dụng cảm thấy lo lắng, khó chịu. Dù vậy, REBT cũng mang lại
những cải thiện lợi ích cụ thể là giúp cho mọi người phản ứng hợp lý với các tình huống
thường gây ra căng thẳng, trầm cảm, hay các cảm giác tiêu cực khác. Dùng REBT, khi
đối mặt với loại tình huống tương tự trong tương lai, con người sẽ dễ dàng phản ứng
lành mạnh về mặt cảm xúc hơn, đồng thời nhận ra rằng việc “mong đợi thành công trong
mọi nỗ lực” là không thực tế. Bởi lẽ đó ta cần là học hỏi từ tình huống và tiếp tục.

Tóm lại ba hiểu biết chính mà REBT đề cập là: Thứ nhất, mỗi cá nhân đều thực sự
cần chấp nhận bản thân cho dù thế nào đi nữa. Ngay cả khi bản thân mình mắc sai lầm,
đồng thời không cần phải tự thấy xấu hổ hay cảm thấy tội lỗi. Thứ hai, ngoài bản thân
mình những người khác cũng đáng được chấp nhận, dẫu cho hành vi của họ liên quan
đến điều gì đó mà bản thân khơng thích. Thứ ba, những điều tiêu cực đôi khi vẫn xảy ra
trong cuộc sống. Khi điều đó xảy đến khơng đồng nghĩa với việc mọi thứ đang diễn ra
theo cách mà chúng không nên tồn tại. Do vậy, cuộc sống không của chúng ta không
phải lúc nào cũng tích cực, thuận theo những ý tưởng, vấn đến mà bản thân đã tiên liệu
từ trước và cũng chẳng có lý do hợp lý nào để mong đợi điều đó xảy ra.
II. Vận dụng bản thân.
1. Trong học tập.
1.1. Vận dụng quản lý cảm xúc trong trường hợp cụ thể.
Áp dụng cụ thể trong việc học tập, trong q trình học bản thân có sự xuất hiện cảm
giác muốn đạt được thành tựu, do đó có sự nỗ lực, tính tốn, thực hiện theo từng giai
đoạn, tiến độ cụ thể để đạt được mục tiêu học sinh giỏi. Vì vậy, nên khi nhận được kết
quả điểm thi khơng như ý muốn, bản thân có sự xuất hiện ý tưởng “cho rằng chúng ta
cần phải hồn tồn có năng lực, phải thật thông minh, và phải đạt được nhiều thành
quả trong đời sống và được mọi người tôn trọng” và “có cảm giác bức xúc khó chịu khi
các sự việc không diễn ra theo ý chúng ta muốn”
Tại đây áp dụng biện pháp REBT với bước đầu tiên: là xác định niềm tin và áp
dụng mơ hình ABC. Trong trường hợp này sự kiện kích hoạt (A) là việc nhận được kết
quả điểm thi không như ý muốn; từ đó dẫn đến niềm tin phi lý trí (B) là “tin rằng bản
thân phải hoàn toàn đủ năng lực và thành công trong mọi việc để được đánh giá cao và


xứng đáng” mà ở đây chủ thể không đạt được nội hàm trong mục tiêu của mình nên dẫn
tới hệ quả (C) là cảm thấy khó chịu, bực tức khi mọi việc khơng diễn ra như ý muốn và
có sự phản ánh tâm lý đau khổ dưới dạng “tôi không thể để kết quả điểm thi của mình
thấp như thế”, “tơi phải đạt điểm cao thì tơi mới hạnh phúc”,…
Đến với bước thứ hai: thực hiện từ chối, tiến hành thay đổi niềm tin bởi quá trình

mang tên “tranh chấp”. Trong giai đoạn này, bản thân xem xét lại cách suy nghĩ quan
điểm của mình. Ở một góc nhìn khác, sự việc xảy ra là một lời bài học đáng nhớ để bản
thân có thể rút kinh nghiệm, tự cải thiện được bản thân, hướng đến hoàn thiện một cách
tốt hơn trong tương lai. Hay nói cách khác, sự kiện xảy đến là một điểm cố để bản thân
ghi nhớ kỹ hơn phần kiến thức đó, giúp mình phát hiện được lỗ hổng phần còn trống để
cải thiện, bù lại đạt được thành tích tốt hơn trong bài thi sắp tới. Tại một lăng kính khác,
sự kiện xảy ra cũng là một bài luyện tập cả về tinh thần và kinh nghiệm ứng biến, thái
độ ứng xử cho bản thân trước những vấn đề bất ngờ không lường trước được của cuộc
sống.
Sau cùng là bước thứ ba: có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Sau khi đã
nhận thức được những niềm tin phi lý trí thiếu lành mạnh và thay thế chúng bằng những
niềm tin lành mạnh hơn. Bản thân có cách nhìn nhận và phản ứng cảm xúc trước biến
cố “sự việc xảy ra không như ý mình muốn” một cách thống hơn, dễ dàng chấp nhận
bản thân và lỗi sai, khiếm khuyết của mình hơn. Để rồi nhận ra rằng: “Việc mọi chuyện
xảy ra bất ngờ cũng khơng hề đáng sợ như mình nghĩ, bình tĩnh giải quyết, đón nhận nó,
ta sẽ có thể lướt qua khó khăn đó một cách nhẹ nhàng hơn”, “con người khơng thể hồn
hảo hồn tồn về mọi mặt, ta cần tôn trọng và chấp nhận sự khuyết thiếu đó trong tinh
thần tích cực cải thiện phát triển”.
1.2. Vận dụng quản lý cảm xúc trong suốt quá trình học tập.
Trong q trình học bản thân vì ít chú ý nghe giảng trong tiết hóa nên có sự xuất
hiện cảm giác khó khăn khi phải tiếp nhận các kí hiệu, cơng thức, nhận thức rằng mơn
hóa khó học, khó tiếp thu. Vì vậy, mỗi khi cần làm bài tập hay các vấn đề liên quan đến
kiến thức mơn hóa, bản thân khơng có hứng thú và tồn tại ý tưởng “cho rằng né tránh
đối diện với mơn hóa chính là cách tiếp cận ít nhất, giảm thiểu sự đau khổ cho bản thân
nhất có thể”.
Khi áp dụng biện pháp REBT và trường hợp này. Bước đầu tiên: xác định niềm tin
và áp dụng mơ hình ABC. Trong trường hợp này sự kiện kích hoạt (A) là việc khơng
chú ý nghe giảng trong tiết học mơn hóa; từ đó dẫn đến niềm tin phi lý trí (B) là “ bản
thân khó tiếp nhận cơng thức kí hiệu, mơn hóa là khó học, khó tiếp thu, để khỏi đau khổ
thì tốt nhất nên hạn chế suy nghĩ về kiến thức mơn hóa” do vậy trược tiếp dẫn đến hậu

quả (C) là có ác cảm với mơn hóa, kết quả thi khơng khả quan, khơng hiểu, biết cách
làm bài tập của mơn hóa, thành tích xuống dốc,…
Thực hiện bước thứ hai: từ chối, tiến hành thay đổi niềm tin bằng quá trình “tranh
chấp”. Ở đây, bản thân xem xét lại quan điểm, cách nhìn nhận của mình. Việc né tránh
tiếp xúc với mơn hóa khơng thực sự giải quyết được nỗi đau khi phải đổi diện với nó
mà thực chất cịn gia tăng thêm khoảng cách, sự khó khăn khi muốn khắc phục lỗ hổng


kiến thức bản thân. Mặt khác, né tránh không cho ta được kinh nghiệm thực tế, thay đổi
thực trạng hiện tại một cách tốt hơn. Bởi lẽ đó, thay vì tránh né thì bản thân nên trực tiếp
đối mặt, làm bài tập, để bản thân có thể rút kinh nghiệm, học thuộc phương pháp làm,
tự cải thiện thay đổi được niềm tin “mơn hóa khó học” thành “ chỉ cần gặp đủ nhiều,
hóa sẽ thành bạn thân”.
Đến với bước thứ ba: có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Sau khi đã thay
thế niềm tin phi lý trí bằng những niềm tin lành mạnh hơn. Bản thân bắt có cách nhìn
nhận và hành động thay đổi hành vi. Thay vì né tránh mỗi khi có người hỏi câu hỏi liên
quan đến hóa học, thì chủ động đàm đạo, trị truyện, tìm ra phương án giải quyết, luyện
tập làm bài tập tìm hiểu. Nhờ vậy mà sự ác cảm với mơn hóa có sự giảm đi rõ rệt, lỗ
hổng trong kiến thức được thu nhỏ lại. Khi nhìn nhận lại vấn đề qua điều kiện lịch sử cụ
thể bản thân rút ra được rằng: “việc né tránh chỉ là giải pháp nhất thời, khơng triệt để
hiệu quả, cịn có khả năng làm nặng thêm vấn đề, trực tiếp đối mặt bình tĩnh, tìm ra cách
giải quyết mới là cách tốt nhất để giảm thiểu sự đau khổ cho bản thân nhất có thể về
phương diện lâu dài”.
cho rằng né tránh đối diện với những vấn đề trong cuộc sống và những trách nhiệm với
bản thân là cách tiếp cận ít nhất. Tiếp cận với vấn đề ít nhất là cách để giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực đến bản thân. Chính ý tưởng này đã mơ hình chung khiến phần đa con
người có tư tưởng trên trở nên biếng nhác, trốn tránh vấn đề và không thực sự hoạt động
hết cơng suất để giải quyết vấn đề của mình. Việc né tránh đối diện kiến chúng ta gặp
nhiều bất lợi hơn trong tương lai, như mất khả năng giải quyết vấn đề, nhút nhát khi phải
đối diện với khó khăn,… việc tránh né chỉ có tác dụng nhất thời, hơn nữa chúng ta không

thể tránh né cả đời được. Bởi lẽ đó, trước những khó khăn trắc trở cách tốt nhất là dũng
cảm đối diện với nó, xem nó như là một phương thức luyện tập của cuộc sống để giúp
bản thân chúng ta được gọt dũa trở nên nhạy bén hơn.
2. Trong đời sống tình cảm.
2.1. Đối với chính bản thân mình.
Trong q trình sống, có xuất hiện những sự kiện xảy ra bất ngờ mà bản thân khơng
lường trước, khi điều đó xảy đến bản thân xuất hiện sự xúc động. Cụ thể, trong buổi
biểu diễn văn nghệ ở trường, sự chủ ý của đám đông hướng về bản thân, khiến cho chính
mình cảm thấy lo lắng, bất an hồi hộp và lo sợ, dù cho cố giữ suy nghĩ trấn an nhưng sự
hồi hộp, lo lắng vẫn khơng thun giảm, do đó bản thân chấp nhận niềm tin rằng “bản
thân chẳng có bất cứ một kiểm sốt nào về hệ thống cảm xúc của mình.” Dẫn đến việc
khơng thể tự kiểm sốt được cảm xúc của mình và mà biểu diễn đó khơng đạt được sự
thành công như mong đợi.
Vận dụng biện pháp REBT trong trường hợp này. Bước đầu tiên: xác định niềm tin
và áp dụng mơ hình ABC; sự kiện kích hoạt (A) là việc nhìn thấy đám đơng hướng sự
chú ý về mình và cố gắng tự điều chỉnh cảm xúc của mình nhưng chưa thành cơng; dẫn
đến niềm tin phi lý trí (B) là “bản thân chẳng có bất cứ một kiểm sốt nào về hệ thống
cảm xúc của mình”, sau đó trực tiếp dẫn tới hệ quả (C) là sự bộc lộ tâm lý lo lắng, hồi


hộp, lo sợ đến mức khơng thể điều hịa, sự phản ánh tâm lý đau khổ dưới dạng tự khẳng
định rằng “tơi khơng thể và hồn tồn khơng có khả năng điều khiển cảm xúc của mình”,
màn biểu diễn khơng được thành công như mong đợi.
Đến với bước thứ hai: thực hiện từ chối, tiến hành thay đổi niềm tin bởi quá trình
mang tên “tranh chấp”. Trong giai đoạn này, bản thân nhìn nhận lại cách suy nghĩ quan
điểm của mình. Bằng cách trả lời các câu hỏi tự vấn để tìm ra các quan điểm, góc nhìn
của mìn như : “Điều khiến bản thân thực sự sợ hãi khi tham gia biểu diễn là gì?”, “vì
sao bản thân lại hồi hộp lo lắng, cảm thấy bất an?”, “Điều bản kiến bản thâm lo lắng bất
an đó có thực sự đáng sợ như mình nghĩ khơng?”, “bản thân có muốn thay đổi nỗi sợ đó
hay khơng? Mình cần phải làm gì và có thể làm gì để thay đổi”,….

Sau cùng là bước thứ ba: có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Sau khi đã
trả lời các câu hỏi và tìm ra những hướng nhìn nhận khác, góc nhìn của bản thân có hơi
hướng khách quan hơn, Đồng thời nhận thức được rằng: “ khơng phải mình khơng thể
kiểm sốt được cảm xúc bản thân mà là chưa có sự chủ động luyện tập, hồn thiện kỹ
năng, khả năng quản lý cảm xúc của mình”. Khi đó, niềm tin lành mạnh hơn đã thực sự
thay thế niềm tin phi lý trí, do vậy bản thân cũng có cách nhìn nhận và phản ứng cảm
xúc trước biến cố “sự việc xảy bất ngờ” một cách thoáng hơn, thả lỏng mình, chấp nhận
nỗi sợ của bản thân và tìm thêm cơ hội để luyện thành kỹ năng. Nhờ vậy, mà sự bộc lộ
tâm lý một cách quá mức được hạn chế dần, hơn thế cũng có sự cải thiện trong kết quả
của các buổi diễn sau.
2.2. Đối với người xung quanh.
Trong đời sống tình cảm với gia đình, xã hội, sự giao thiệp, tiếp xúc với nhiều người
tạo nên nhiều huống cảnh, điều kiện sự kiện để ta nhìn nhận thế giới khách quan, và khái
qt hóa tính cách, phẩm chất, nghĩa vụ của một con người, tính chất sự vật hiện tượng
nào đó. Cụ thể như người cơng dân Việt Nam ta có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật,
nghĩa vụ đóng thuế, hay người nam đến độ tuổi nhất định cần phải tham gia nghĩa vụ
quân sự,… Trong q trình nhìn nhận đánh giá đó bản thân nhận được sự yêu thương từ
cha mẹ, bằng cách mua những vật dụng học tập mà con cần (cụ thể là laptop), nỗ lực
đáp ứng mọi điều kiện liên quan đến học tập của con dù cho gia đình đang trong hồn
cảnh khó khăn. Do đó có xuất hiện ý tưởng cho rằng một người phải luôn được yêu
thương và quan tâm bởi những người thân yêu của mình, bất luận trong những hồn
cảnh nào hay nói cách khác việc quan tâm và u mình chính là nghĩa vụ phải làm trong
mọi hồn cảnh của bản thân. Nên khi khơng để đạt được sự nuông chiều, mua đồ dùng
học tập bằng bạn bè thì bản thân có sự tức giận, khó chịu. Tại trường hợp ví dụ cụ thể
này áp dụng ba bước để thay đổi niềm tin phi lý trí thành niềm tin tích cực như sau:
Bước đầu tiên: xác định niềm tin và áp dụng mơ hình ABC; sự kiện kích hoạt (A) là
việc mua những vật dụng học tập mà con cần, nỗ lực đáp ứng mọi điều kiện liên quan
đến học tập của con dù cho gia đình đang trong hồn cảnh khó khăn. Niềm tin phi lý trí
(B) là “bản thân cần phải được ba mẹ u thương nng chiều dù trong bất cứ hồn cảnh
nào”, dẫn tới hệ quả (C) là sự bộc lộ tâm tức giận, khó chịu.

Bước thứ hai: thực hiện từ chối, tiến hành thay đổi niềm tin bởi quá trình mang tên
“tranh chấp”. Trong giai đoạn này, bản thân nhìn nhận lại cách suy nghĩ quan điểm của


mình rằng: “giá trị sử dụng của món đồ ấy có thực sự cao bằng giá cả của nó?” và “có
món đồ dụng đó rồi có thật sự giúp cho việc học tập của bản thân trở nên tốt hơn hay
khơng?”, “món đồ đó có thể thay thế bằng điều khác không?”… Bằng cách trả lời các
câu hỏi tự vấn để tìm ra các quan điểm, góc nhìn của mình. Hoặc đứng từ phía phụ
huynh để nhìn nhận, món đồ mà bản thân muốn mua khơng thực sự thích hợp để cho
bản thân sử dụng trong độ tuổi này.
Sau cùng là bước thứ ba: có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Khi đã trả
lời các câu hỏi và tìm ra góc nhìn khách quan đa chiều hơn, bản thân có những sự thay
đổi cụ thể là suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng trước khi đề nghị vấn đề mua đồ dùng học
tập gì, đồng thời cũng học tập thói quen tiết kiệm trong tiêu dùng hàng ngày, sử dụng
nhiều phương thức học tập khác để thay thế bổ sung cho việc thiếu sót về thiết bị. Nhờ
vậy, mà có sự chủ động trong học tập, cảm giác tức tối, khó chịu cũng khơng cịn vì
nhận thức được rằng “q trình tiếp thu kiến thức khơng cịn bị phụ thuộc q nhiều vào
phương tiện của mình có mà phụ thuộc vào phần chính là ở sự nổ lực tìm kiếm kiến
thức, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế của bản thân”.
3. Trong giao tiếp đời sống thường ngày.
Quá trình sống của con người là một chuỗi những sự kiện xảy ra và qua những sự
kiện, biến cố đó con người đúc rút, nhìn nhận, thiếp thu cho mình những kiến thức, kinh
nghiệm sống. Dù vậy, những kinh nghiệm đó chỉ có thể mang tính chất tham khảo, vì
trên thực tế hồn cảnh hiện tại đang diễn ra có thể phát triển theo hướng khác hẳn hoàn
toàn so với trong quá khứ.
Con người đặc biệt có ghi nhớ ấn tượng đầu khi gặp một người nào đó. Tại đây khi
gặp một người mới với những cử chỉ mạnh bạo, thiếu hịa nhã, bản thân có cái nhìn tiêu
cực thiếu cảm tình với cá nhân trên, xuất hiện niềm tin phi lý trí rằng: “cá thể trên là
chưa tốt, bản thân không thể ở cạnh cá thể trên, mãi mãi là như vậy”, sau khi gặp lại đối
tượng bản thân vẫn tiếp tục có cảm giác thiếu thoải mái, gượng gạo trong giao tiếp.

Áp dụng liệu pháp REBT vào vấn đề trên bước đầu tiên: xác định niềm tin và áp
dụng mơ hình ABC; sự kiện kích hoạt (A) là ấn tượng tiêu cực thiếu cảm tình trước
những hành động thiếu hịa nhã của đối tượng giao tiếp. Kéo theo niềm tin phi lý trí (B)
là “ cá thể trên là chưa tốt, bản thân không thể ở cạnh cá thể trên, mãi mãi là như vậy”,
dẫn tới hệ quả (C) là có cảm giác thiếu thoải mái, gượng gạo trong giao tiếp.
Bước thứ hai: thực hiện từ chối, tiến hành thay đổi niềm tin bởi quá trình mang tên
“tranh chấp”. Rõ hơn, bản thân nhìn lật lại vấn đề so sánh về sự thay đổi theo hướng tích
cực ra đối tượng với tinh thần “gạn đục khơi trong”, tìm hiểu lý do mà đối lý do mà đối
tượng có cử chỉ thiếu hịa nhã đó, có thể là co một hành động vơ ý của bản thân đã gây
kích động đến đối tượng, hay do sự q khích, kích thích q độ từ mơi trường tác động
vào đối tượng,…
Sau cùng là bước thứ ba: có được cái nhìn sâu sắc và thay đổi hành vi. Thực hiện
sự thay đổi về hành vi ứng xử giao tiếp với đối tượng như giao tiếp với tinh thần vui vẻ,
sự thấu hiểu, cẩn thận trong sử dụng ngôn từ, cử chỉ,… nói với sự chân thành, phù hợp
với môi trường giao tiếp. Nhờ vậy, mà mối quan hệ giữa cá nhân bản thân và đối tượng
giao tiếp có những cải thiện rõ rệt.


III. Kết Luận
Liệu pháp REBT là liệu pháp điều chỉnh hành vi cảm xúc hợp lý giúp con người
diều chỉnh lại hành vi và lựa chọn cách hứng xử phản ứng phù hợp, đi song song với đó,
để sử dụng được liệu pháp này một cách tốt nhất, con người cũng cần phải luyện tập để
có được sự linh hoạt, kinh nghiệm trong nhìn nhận, tìm ra vấn đề, sự kiện kích hoạt,
phát hiện ra niềm tin phi lý trí để kịp thời điều chỉnh lại hành vi của mình cho đúng
chuẩn mực.
Quá trình sử dụng REBT trong khoảng thời gian đầu có sự khó khăn do chưa thể
nhận định được rõ niềm tin phi lý trí và điều chỉnh kịp thời, song đối chiếu trên quá trình
dài, REBT đã thực sự giúp cho bản thân có những cải thiện nhất định về lối suy nghĩ,
cách ứng xử và hành xử trước những tình huống, vấn đề bất ngờ trong cuộc sống, cùng
với đó là sự văn minh hơn trong lối hành ăn nói, cử chỉ, (Turner, 2016)…

IV. Tài liệu tham khảo.
Tài liệu tiếng Việt.
1. Daniel Rutley (2018), Thoát khỏi bẫy cảm xúc, NXB Lao động, Hà Nội
2. Daniel Goleman (2010), Trí tuệ cảm xúc, NXB Lao động, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh.
1. Turner, M. J. (2016). Rational emotive behavior therapy (REBT), irrational and
rational beliefs, and the mental health of athletes. Frontiers in psychology.
2. Ellis, A. (1995). Changing rational-emotive therapy (RET) to rational emotive
behavior therapy (REBT). Journal of Rational-Emotive & Cognitive-Behavior
Therapy.
3. Turner, M. J. (2016). Rational emotive behavior therapy (REBT), irrational and
rational beliefs, and the mental health of athletes. Frontiers in psychology, 7, 1423.
4. David, D., Szentagotai, A., Eva, K., & Macavei, B. (2005). A synopsis of rationalemotive behavior therapy (REBT); fundamental and applied research. Journal of
rational-emotive and cognitive-behavior therapy, 23(3), 175-221.



×